Ổn đinh:
- Cho lớp hát bài hát” Kìa con cá vàng”
- Các em vừa hát bài hát gì?
- Các em thấy con cá vàng trong bài hát như thế nào?
III/ Bài mới:
Giới thiệu bài.
Con các vàng trong bài hát là một chú các cảnh, trông chú rất vui nhộn và đáng yêu. Và trong thế giới các loài cá thì còn có rất nhiều loài cá khác nhau. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu.
- Gv ghi bảng bài học.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cá qua quan sát vật thật :
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát .
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Bài: Cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơn Hải, ngày 18 tháng 3 năm 2016
BÀI SOẠN DẠY THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NẶN BỘT”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng. Giáo viên trường tiểu học Sơn Hải
Tên bài dạy: CÁ
A/ Mục tiêu:
-Nêu được ích lợi của các đối với đời sống con người.
-Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, vây.
- GDHS yêu quý các loài động vật và biết bảo vệ môi trường.
B/ Chuẩn bị:
* GV: Một số loài cá thật, dụng cụ mổ cá. Tranh, ảnh về các loài cá.
* HS : Phiếu học tập, bút màu, giấy vẽ..
C/ Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I.Ổn đinh:
- Cho lớp hát bài hát” Kìa con cá vàng”
- Các em vừa hát bài hát gì?
- Các em thấy con cá vàng trong bài hát như thế nào?
III/ Bài mới:
Giới thiệu bài.
Con các vàng trong bài hát là một chú các cảnh, trông chú rất vui nhộn và đáng yêu. Và trong thế giới các loài cá thì còn có rất nhiều loài cá khác nhau. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu.
- Gv ghi bảng bài học.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cá qua quan sát vật thật :
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát .
GV đưa ra câu hỏi gợi mở :
-Theo em biết cá có những bộ phận nào ?
-Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng những bộ phận nào ?
-Cá sống ở đâu và chúng được dùng để làm gì?
Bước 2 :Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ các loài cá .
-Em đã biết được những gì từ loài cá rồi.
Bước 3:Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi.
- Những điều đó các em được biết qua những thông tin nào?
-GV cho HS làm việc theo nhóm 6- Thời gian 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi thảo luận:
Cơ thể cá gồm những bộ phận nào ?
2. Cá thở bằng gì và di chuyển bằng những bộ phận nào?
3. Cá sống ở đâu ? Chúng được dùng để làm gì ?
Bước 4 :Thực hiện phương án tìm tòi khám phá .
-GV phát cho mỗi nhóm một con cá đang sống, phiếu học tập. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi trên
GV hướng dẫn gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.
Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức bài học .
-GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết` luận sau khi quan sát , thảo luận.
- GV nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm và chốt lại : Cá có rất nhiều loài khác nhau, chúng đa dạng về hình dáng và màu sắc. Cơ thể nó bao gồm: Đầu, mình, vây và đuôi. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ. Cá sống ở dưới nước ( có loài sống ở nước ngọt, có loài sống ở nước mặn). Chúng thở bằng mang và di chuyển bằng vây và đuôi.
- Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài cá.
* Hoạt động 2: Quan sát các bộ phận bên trong của cá:
Bước 1: -GV cho HS làm việc theo nhóm 6- Thời gian 5 phút.
-GV phát cho mỗi nhóm một con cá đã chín, dụng cụ để tách các bộ phận của cá ( nĩa), phiếu học tập. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu.
+ Nội dung câu hỏi thảo luận:
Khi tách con cá, em thấy bên trong cơ thể cá có những gì?
Cá được dùng để làm gì?
- Yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi trên.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Bước 2:. GV nhận xét, chốt lại:
Bao bọc bên ngoài cá là một lớp vảy, tiếp đến là lớp thịt, xung quanh là các xương phụ, nhỏ và trong cùng là xương sống. Nên ta nói cá là động vật có xương sống.
Giảng : bộ xương sống của cá có vai trò nâng đỡ cơ thể và chứa tủy sống. Con người chúng ta cũng vậy vai trò của xương cột sống cũng giúp nâng đỡ cơ thể. Chính vì vậy khi ngồi học các em phải ngồi đúng tư thế, khi viết bài không tì ngực vào bàn, khi đi học không mang cặp quá nặng để khỏi bị cong vẹo cột sống.
=> Phần lớn các loại cá đựơc sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể người.
Liên hệ: Ở nhà mẹ em thường chế biến cá thành những món ăn nào?
Giảng: Nhắc mẹ khi đi chợ không mua các loại cá ươn; khi ăn không ăn cá ôi, thiu, cá độc.
- Mẹ em thường bảo quản cá bằng cách nào?
Giảng thêm: Ngoài làm thức ăn, cá còn được dùng để chế biến thuốc chữa bệnh( sụn vi cá mập, làm dầu gan cá...), làm cảnh....
* Hoạt động 3: Vẽ tranh về cá.
-GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy vẽ, bút màu.
- Yêu cầu các nhóm vẽ tranh về cá và điền các bộ phận của cá.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ đẹp nhất có đầy đủ các bộ phận nhất.
IV/ Củng cố – dặn dò.
-Đọc lại nội dung bài.
- Hôm nay ta học bài gì?
- Nhắc lại các bộ phận của cá?
- Nhận xét tiết học và nhắc HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Chim.
-Cả lớp hát.
-2 HS trả lời.
HS lắng nghe.
-HS nêu ý kiến ban đầu của mình .
- HS nêu: Em quan sát vật thật, đọc sách báo, hỏi người thân, tra trên mạng....
- HS thảo luận theo nhóm. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư kí.
- HS làm việc theo nhóm.
- Lớp trưởng điều hành. Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, chia sẻ thêm.
- HS nêu: Giữ gìn môi trường sống, không xả rác xuống sông, hồ, không dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá...
- HS nhận dụng cu, thực hành tách cá.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả đồng thì dùng dụng cụ để tách lại cho lớp quan sát.
- HS nghe giảng.
- HS nêu.
-HS thực hành vẽ tranh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 52 Ca_12507813.docx