Giáo án Mỹ thuật - Tiểu học cơ sở

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh

Tập quan sát nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết được vẻ đẹp của tranh

Thêm gần gũi và yêu thích con vật

II/Chuẩn bị :

Tranh vẽ các con vật của họa sĩ

Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi

III/ Hoạt động dạy và học :

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs xem tranh

Giáo viên giới thiệu tranh vẽ các con vật, tranh ở vơt tập vẽ 1 và gợi ý để hs quan sát, nhận biết

a. Tranh các con vật : sáp màu và bút dạ của Phạm Cẩm Hà

- Gv đặt câu hỏi gợi ý

+ Tranh của bạn Cẩm Hà vẽ những con vật nào ?

+ Những hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ?

- Những con bướm con mèo, con gà trong tranh như thế nào ?

- Trong trah còn hình ảnh nào nữa ?

- Nhận xét về màu sắc trong tranh ?

- Em có thích tranh của bạn Cẩm Hà không? Vì sao ?

b. Tranh đàn gà : Sáp màu và bút dạ của Thanh Hữu

- tranh vẽ những con gì ?

- những con gà ở đây như thế nào ? ( các dáng vẽ của chúng)

+ em cho biết đâu là gà trống, gà mái, gà con ?

- em có thích tranh đàn gà của Thanh Hữu không ?

 

doc10 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật - Tiểu học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 23 Tuần : 23 Tên bài dạy : VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN. Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 12/2/2007 I/ Mục tiêu : -HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn . -HS chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích . -HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh II/Chuẩn bị : -SGK, SGV . -Tranh của họa sĩ và của hs về những đề tài khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài Cho HS xem tranh về những đề tài khác nhau . Đặt câu hỏi để các em tìm hiểu : -Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì ? Trong tranh có những hình ảnh nào ? - Cho HS chọn ra các bức tranh cùng đề tài để các em thấy được sự phong phú về cách chọn nội dung của mỗi đề tài . Ví dụ : Ở đề tài vui chơi trong ngày hè có thể vẽ các hoạt độngnhw nhảy dây, đá cầu , thả diều … Ở đề tài nhà trường có thể vẽ giờ trên lớp , vui chơi trong sân trường, vệ sinh trường lớp , chăm sóc vườn hoa sân trường … Ở đề tài cảnh đẹp quê hương có thể vẽ phong cảnh miềm núi miền biển , nông thôn, thành phố … GV gợi ý một số đề tài cụ thể để hs chọn hình ảnh chính , hình ảnh phụ phù hợp nội dung bức tranh . Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. Gợi ý HS cách vẽ tranh: Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh. -Vẽ hình ảnh phụ sao cho tranh sinh động ,phù hợp với chủ đề đã chọn. Vẽ màu theo cảm nhận riêng của HS Hoạt động 3: Thực hành . HS thực hành vẽ .GV quan sát lớp để góp ý , gợi mở cho những hs chưa chọn được nội dung đề tài . GV nhắc nhỡ HS vẽ hình to rõ ràng.Gợi ý cho từng em về những hình ảnh chính, phụ và những chi tiết phù hợp Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . GV cùng HS nhận xét đánh giá về : Cách chọn nội dung đề tài vàvaf các hình ảnh. Cách thể hiện: Sắp xếp hình ảnh, vẽ hình vẽ màu. GV khen ngợi những hs vẽ tốt bài. Động viên các em chưa hoàn thành cố gắng hơn ở những bài học sau. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 23 Tuần : 23 Tên bài dạy : Tập nặn tạo dáng : TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI . Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 13/2/2007 I/ Mục tiêu : HS nhận biết được các bộ phận và các động tác của con người khi hoạt động . -HS làm quen với hình khối điêu khắc ( tượng tròn) và nặn được dáng người đơn giản theo ý thích . -HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người . II/Chuẩn bị :SGK, SGV . Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh như tò he, con rối , búp bê… -Bài tập nặn của hs các lớp trước . Chuẩn bị đất nặn. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét : -GV giới thiệu một số tượng người , tượng dân gian dể HS quan sát nhận xét : Dáng người (đang làm gì )? -Các bộ phận (đầu, mình, chân, tay). -Chất liệu để nặn , tạc tượng( đất ,gỗ ,..) -Gợi ý HS tìm một ,hai ,ba dáng người đeer nặn như: Hai người đấu vật, ngồi câu cá ,ngồi học ,múa ,đá bóng … Hoạt động 2: Cách nặn dáng người . Có hai cách nặn: -Nặn từng bộ phận: đầu, mình, chân, tay. -Gắn đính các bộ phận thành hình người …Hoặc nặn từ một thỏi đất . -Tạo thêm các chi tiết : mắt ,tóc ,bàn tay,bàn chân,nếp quần áo hoạc các bộ phận liên quan đến nội dung như quả bóng ,con thuyền, cây ,nhà , con vật … GV gợi ý cho hs tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật, ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn … Tạo dáng cho phù hợp với nội dung động tác của nhân vật. Hoạt động 3: Thực hành . GV giúp hs lấy lượng đất cho phù hợp với vói từng bộ phận So sánh hình dáng tỷ lệ để cắt gọt, nắn và sửa hình. Gắn ghép các bộ phận Tạo dáng nhận vật các dáng như chạy nhảy..dùng dây thét hoặc que đẻ làm cốt cho vững. Gợi ý HS sắp xếp hình nặn thành đề tài theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . GV gợi ý HS đánh giá nhận xét các bài tập nặn HS cùng GV lựa chọn và xếp loại bài tập. Dặn dò :Quan sát kiểu chữ nét thanh , nét đậm và nét đều trên sách báo tạp chí… Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 23 Tuần : 23 Tên bài dạy : Vẽ theo mẫu : VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 13/2/2007 I/ Mục tiêu : HS tập quan sát nhận xét hình dáng đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước. Vẽ được cái bình đựng nước . II/Chuẩn bị : Một cái bình đựng nước, tranh ảnh các loại bình đựng nước có hình dáng khác nhau. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . Cho HS quan sát các loại bình đựng nước có hình dáng và kích thước khác nhau. Giới thiệu cái bình nước mà các em vẽ theo mẫu . Cho hs kể các bộ phận của bình đựng nước ( miệng, thân, đáy, quai cầm ) Bình đựng nước có nhiều kiểu dáng khác nhau: kiểu cao, kiểu thấp, kiểu thân thẳng , thân cong. Kiểu miệng rộng hơn đáy , kiểu miệng và đáy gần bằng nhau; Mỗi loại bình có tay cầm có kiểu dáng khác nhau. Bình đựng nước làm bằng chất liệu gì ? (nhựa ,thủy tinh , gốm sứ..) Màu sắc của các loại bình nước ? ( một màu ,nhiều , bình trong suốt… Cách trang trí ? (có loại vẽ các họa tiết trang trí chim, bướm…) Hoạt động 2: Cách vẽ cái bình đựng nước Vẽ khung hình chữ nhật đứng . Ước lượng chiều ngang , chiều caowngs với mẫu Phân tỷ lệ miệng, thân, đáy, tay cầm . -Phác nét theo mẫu và vẽ chi tiết Nhìn mẫu điều chỉnh hình và vẽ đậm nhạt,cho giống mẫu hoặc vẽ màu tùy ý . Hoạt động 3: Thực hành HS làm bài theo hướng dẫn . GV quan sát nhắc nhỡ: Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỷ lệ các bộ phận; Vẽ rõ đặc điểm của mẫu . Gợi ý HS cách trang trí : Vẽ họa tiết ,vẽ màu … Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . Gợi ý HS nhận xét bài vẽ: Hình vẽ cái bình có giống mẫu không? Hình trang trí , màu sắc có đẹp và hài hòa không? Dặn dò : -Sưu tầm tranh vẽ các loại. -Quan sát cảnh thiên nhiên và các con vật. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 23 Tuần : 23 Tên bài dạy : Vẽ tranh : ĐỀ TÀI MẸ VÀ CÔ GIÁO . Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 13/2/2007 I/ Mục tiêu : Hs hiểu đè tài mẹ và cô giáo, biết cách vẽ và vẽ được tranh mẹ và cô giáo Thêm yêu quí mẹ và cô giáo II/Chuẩn bị : sưutaamf tranh ảnh về mạ và cô giáo ( tranh chân dung, tranh sinh hoạt ) hình ảnh minh họa hướng dẫn vẽ tranh Tranh vẽ về mệ và cô giáo cho hs vẽ III/ Hoạt động dạy và học : Giới thiệu : sắp đến ngày quốc tế phụ nữ ngày 8/3 cô muốn các em vẽ tặng mẹ hoặc cô giáo tranh đề tài mẹ hoặc cô giáo Hoạt động 1: Quan sát tìm chọn nội dung đề tài Thường ngày em thấy mẹ làm gì ? ( mẹ nấu cơm, giặt quần áo, chăm sóc em ) Cô giáo của các em làm gì ? ( cô dạy học, dạy hát múa ) Mẹ và cô giáo là những người thân gần gũi nhất với chúng ta. Em hãy nhớ lại hình ảnh mẹ và cô giáo để vẽ bức tranh tặng mẹ và cô nhân ngày 8/3 nhé Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ Yêu cầu hs nhớ lại hình ảnh mẹ, cô với các đặt điểm: khuôn mặt màu da tóc…màu sắc kiểu dáng quần áo.Nhớ lại những công việc thường làm của mẹ và cô giáo để vẽ thêm một bức tranh đẹp Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh GV gợi ý giúp hs thể hiện + vẽ chân dung cần mô tả được những đặt điểm chính ( khuôn mặt, tóc,mắt mũi , miệng ) + Vẽ mặt đáng làm việc đó thì phải chọn hình ảnh chính là mẹ và hình ảnh phụ theo ý của em Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá GV gợi hs nhận xét sản phảm của các bạn GV có nhận xét sau cùng khuyên khích tuyên dương bài vẽ đẹp Động viên hs vẽ chưa đẹp Dặn dò : về nhà quan sát con vật quen thuộc để vẽ con vật Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 23 Tuần : 23 Tên bài dạy : XEM TRANH CÁC CON VẬT Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 13/2/2007 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh Tập quan sát nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết được vẻ đẹp của tranh Thêm gần gũi và yêu thích con vật II/Chuẩn bị : Tranh vẽ các con vật của họa sĩ Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Hướng dẫn hs xem tranh Giáo viên giới thiệu tranh vẽ các con vật, tranh ở vơt tập vẽ 1 và gợi ý để hs quan sát, nhận biết Tranh các con vật : sáp màu và bút dạ của Phạm Cẩm Hà Gv đặt câu hỏi gợi ý + Tranh của bạn Cẩm Hà vẽ những con vật nào ? + Những hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ? Những con bướm con mèo, con gà… trong tranh như thế nào ? Trong trah còn hình ảnh nào nữa ? Nhận xét về màu sắc trong tranh ? Em có thích tranh của bạn Cẩm Hà không? Vì sao ? Tranh đàn gà : Sáp màu và bút dạ của Thanh Hữu tranh vẽ những con gì ? những con gà ở đây như thế nào ? ( các dáng vẽ của chúng) + em cho biết đâu là gà trống, gà mái, gà con ? - em có thích tranh đàn gà của Thanh Hữu không ? Hoạt động 2:GV tóm tắt kết luận Các em vừa xem các bức tranh vẽ các con vật Các em có yêu thích các con vật đó không? Các con vật có ích gì cho chúng ta ? ( mèo bắt chuột , gà đẻ trứng và cho chúng ta thịt ngon và bổ….Các con vật xung quanh chúng ta là một bức tranh đẹp. Hãy quan sát các con vật và vẽ tranh theo ý thích của mình Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá GV nhận xét giờ học Khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài Dặn dò : quan sát hình dáng và màu sắc con vật Vẽ một con vật mag em yêu thích Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 24 Tuần : 24 Tên bài dạy : VẼ CÂY , VẼ NHÀ Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 27/2/2007 I/ Mục tiêu : Giups hs nhận biết hình dáng của cây và nhà Biết cách vẽ cây vẽ nhà Vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây, có nhà avf vẽ màu theo ý thích II/Chuẩn bị : tranh ảnh một số cây và nhà Hình vẽ minh họa một số cây và nhà III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Giới thiệu hình ảnh cây và nhà Giáo viên giới thiệu một số trahh ảnh có cây, có nhà để hs quan sát nhận xét + Cây có đặt điểm gì ? ( thân cây, chành cây màu nâu hay đen, vòm lá,tán lá có màu xanh ,vảng, đỏ ) + Ngôi nhà có đặt điểm gì ? Mái nhà ra sao ? ( Mái nhà hình thàng hay hình tam giác ) Tường nhà ra sao ? ( tường nhà có cửa sổ, cửa ra vào ) Giáo viên giới thiệu thêm một số tranh ảnh và phong cảnh có cây có nhà, đường đi, ao hồ…. ) Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách vẽ cây, vẽ nhà GV giới thiệu hình minh họa hoặc hường dẫn trên bảng cách vẽ cách vẽ cây và nhà Vẽ cây : nên vẽ thân, cảnh trước, vòm lá sau Vẽ nhà nen vẽ mái nhà trước tường và cửa sau Giáo viên yêu cầu hs xem tranh ở vở tập vẽ 1 trước khi vẽ Hoạt động 3:thực hành GV gợi ý cách vẽ.Vẽ cây và nhà theo ý thích theo khuôn khổ đã cho + đối với học sinh TB chỉ cần vẽ một cây và một ngôi nhà là đủ + đối với HS khá có thể vẽ thêm nhà, cây và một và hình ảnhkhacs ( vẽ màu theo ý thích ) GV theo dõi giúp hs + vẽ cây , nhà to vừa phải so với khổ giấy + vẽ thêm các hình ảnh khác như trời , mây, người , các con vật Gợi ý hs chọn màu và vẽ màu Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá Giáo viên hướng dẫn hs nhận xét một số bài vẽ cách vẽ màu dặn dò : về quan sát cảnh xung quanh nơi ở về hình dáng, màu sắc Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 24 Tuần : 24 Tên bài dạy : VẼ CON VẬT Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 27/2/2007 I/ Mục tiêu : HS nhận biết được hình dáng đặt điểm của một số con vật quen thuộc, biết cách vẽ con vật Vẽ được con vật theo ý thích II/Chuẩn bị : ảnh một số con vật quen thuộc ( voi, trâu, mèo, thỏ ..). Tranh vẽ con vật của họa sĩ Bài vẽ con vật của học sinh III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét Giáo viên yêu cầu hs kể tên một số con vật quen thuộc mà em biết ( mèo, chó, trâu, bò, voi, thỏ ) Giáo viên giới thiệu hình ảnh các con vật và gợi ý cho hs nhận biết: tên, các bộ phận chính ( đầu, mình , chân ) của các con vật Hoạt động 2: Cách vẽ con vật GV giới thiệu hình ảnh minh họa để hs nhận ra cách vẽ + Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau + Vẽ chi tiết cho đúng, rõ đặt điểm của con vật GV vẽ phác lên bảng mọt vài hình ảnh con vật cho học sinh quan sát. Hoạt động 3: Thực hành Giáo viên cho hs xem một số bài vẽ các con vật của thiếu nhi hoặc tranh vẽ con trâu, con voi, con lợn… -HS vẽ con vật theo ý thích vào phần giấy của mình trong vở tập vẽ. -GV gợi ý HS : +Chọn con vật định vẽ; + Vẽ hình vừa với giáy ; + Vẽ các bộ phận lớn + Vẽ các bộ phận khác chú ý đặc điểm và dáng các con vật. - GV gợi ý HS vẽ màu theo ý thích . Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá -GV gợi ý HS nhận xét và tìm bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng. -GV chỉ ra bài vẽ đẹp( hình vẽ vừa phải , rõ đặc điểm ,có thêm hình ảnh phụ…) Dặn dò :Quan sát , nhận xét các con vật( hình dáng đặc điểm , màu sắc .; -Sưu tầm tranh ảnh các con vật …………………………………………. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 24 Tuần : 24 Tên bài dạy : Vẽ Tranh : ĐỀ TÀI TỰ DO Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị: Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 27/2/2007 I/ Mục tiêu : HS làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do. Vẽ được bức tranh theo ý thích . Có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh. II/Chuẩn bị : Sưu tầm tranh của họa sĩ và thiếu nhi ( tranh vẽ phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh vẽ các con vật). Một số tranh dân gian có nội dung khác nhau. Một số tranh phong cảnh lễ hội. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài . - Thông qua tranh ảnh GV gợi ý cho HS về đề tài và cách khai thác đề HS lựa chọn: + Cảnh đẹp đất nước ; Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa ; + Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển ; Thiếu nhi vui chơi : + Các trò chơi dân gian ; Lễ hội ; Học tập nội, ngoại khóa ; Sinh hoạt gia đình . - GV yêu cầu HS chọn đề tài mà mình thích, nhằm hướng các em suy nghĩ, tưởng tượng trước khi vẽ. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - Dựa vào tranh mẫu, GV đặt câu hỏi gợi ý HS cách vẽ: +Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ ;Vẽ các hình dáng phù hợp với hoạt động +Vẽ theo các chi tiết để bức tranh sinh động ;Vẽ màu theo ý thích, có đậm, nhạt. + Nên vẽ màu kín tranh hoặc có thể để nền giấy ở những chổ cần thiết. Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho HS xem lại tranh, ảnh ở bộ ĐDDH và tranh của HS. - Khi HS vẽ, GV đến từng bàn để gợi ý HS cách vẽ; + Tùy từng bài, có thể gợi ý cho HS tìm các hình ảnh phù hợp với nội dung; + Nhắc HS không vẽ giống nhau; + Động viên cách nghĩ, cách vẽ ngộ nghĩnh về hình, cách sắp xếp hình ảnh trong tranh của HS. - Khi HS vẽ xong hình, GV gợi ý HS vẽ màu. Chú ý: + Tôn trọng ý thích của HS ( không áp đặt); + Không yêu cầu HS vẽ màu đúng như màu thực của thiên nhiên ( ví dụ: lá cây màu xanh, mái ngói màu đỏ, trời màu xanh,…); + Khuyến khích cách vẽ màu của từng HS ( có thể là mạnh bạo hoặc nhẹ nhàng) Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số tranh đã hoàn thành hoặc gần xong và gợi ý HS nhận xét về: + Cách sắp xếp ( có trọng tâm, rõ nội dung); + Hình vẽ ( sinh động hay lặp lại); + Màu sắc của tranh ( phong phú, có đậm, có nhạt). - HS lựa chọn và xếp loại bài đẹp theo ý thích. - GV nhận xét, đánh giá chung về tiết học, động viên HS có bài vẽ đẹp. Dặn dò - Về nhà vẽ tiếp hoặc vẽ tranh khác vào giấy khổ A4 ( nếu có điều kiện). - Xem lại các bài tập trang trí đường diềm, hình vuông đã thực hành. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 24 Tuần : 24 Tên bài dạy : Vẽ Theo Mẫu: MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị: Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 26/2/2007 I/ Mục tiêu : HS biết quan sát so sánh và nhận xét đúng về tỷ lệ ,độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu. Biết cách bố cục bài vẽ hợp lý, vẽ được hình gần đúng tỷ lệ và có đặc điểm . HS cảm nhận được vẽ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh. II/Chuẩn bị : SGK, SGV. Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu ( ấm tích,, ấm pha trà,cái bát,cái chén …). Hình gợi ý cách vẽ- Một số bài vẽ của HS lớp trước . III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1:Quan sát nhận xét . GV đặt mẫu ở vị trí cho các em đều nhìn thấy .Gợi ý cho các em chọn hướng nhìn đẹp vẽ và nhận xét về: -Vị trí của các vật mẫu – Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của mẫu vẽ và của từng vật mẫu- Hình dáng màu sắc đặc điểm của vật mẫu- Độ đậm nhạt của các vật mẫu . Hoạt động 2: Cách vẽ. GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ, hoặc vẽ trực tiếp trên bảngddeer HS quan sát nhận ra cách vẽ. -Vẽ phác khung hình chung trên tờ giấy -Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu cho cân đối với khổ giấy. -Vẽ đường trục của ấm,lọ -So sánh tìm tỷ lệ của từng bộ phận và đánh dấu các vị trí . -Vẽ phác bằng các nét thẳng để tạo hình dáng chung của mẫu . Vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu . Vẽ đậm nhạt( xác định vị trí và vẽ các mảng đậm , đậm vừa và nhạt. Hoạt động 3: Thực hành . -Cho HS xem tranh vẽ hai , ba vật mẫu của HS lớp trước để các em nhận ra bố cục hình vẽ trên giấy HS nhìn mẫu và vẽ vào vở của mình. GV quan sát và gợi ý giúp HS vẽ tốt hơn Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . GV cùng HS chọn một số bài tốt và chưa tốt,gợi ý nhận xét xếp loại về : Bố cục Cách vẽ hình, Vẽ đậm nhạt… GV nhận xét chung tiết học. khen ngợi HS vẽ bài vẽ tốt .Nhắc nhỡ động viên các em chưa hoàn thành được bài . Dặn dò : Sưu tầm tranh ảnh những câu chuyện bài hát về Bác Hồ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 24 Tuần : 24 Tên bài dạy : VẼ TRANG TRÍ : TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: I/ Mục tiêu : Hs làm quen với kiểu chữ nét đều. Nhận ra đặt điểm và vẻ đẹp của nó Hs biết sơ lượt về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn Hs quan tam đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày II/Chuẩn bị :bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm và chữ nét đều ( để so sánh ) Một bìa cứng có kẻ các ô vuông đều tạo nhau tạo thành hình chữ nhật cạnh là 4-5 ô Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông trong bảng III/ Hoạt động dạy và học : Giới thiệu : giới thiệu vài dòng chưc nét đều để hs thấy được vẻ đẹp và cách sử dụng chữ nét đều Hoạt động 1: Quan sát nhận xét Gv giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh, nét đậm để hs phân biệt 2 kiểu chữ này + Chữ nét thanh, nét đậm có đặc điểm như thế nào ?( chữ có nét to, nét nhỏ ) + chữ nét đều có dặc điểm như thế nào ? ( các nét chữ đều bằng nhau, tạo cho chữ cắc khỏe, rõ ràng ) Dùng chữ nét đều để làm gì ?( thường dùng để kẻ khẩu hiệu, dùng tròn tranh cổ động in ấn sách báo ) + chiều cao của chữ trong dòng kẻ như thế nào ?( bằng nhau ) + chiều rộng của các chữ trong dòng kẻ như thế nào ? ( không băng nhau: rộng phát như chữ S,O,Q, M hẹp là các chữ D, H,X,V,K,N,C,T,Y…) Hình dạng bè ngoài của các chữ khác nhau Hoạt động 2:cách kẻ chữ nét đều, gv yêu càu hs quan sát hình 4 trang 57 sgk để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng Giới thiệuhinhf 5 trang 57 sgk để các em nhận ra cách kẻ chữ có nét cong R,S,B,P ở các chữ nét cong cần xác định tâm rồi dùng compa để vẽ dườnd cong Hoạt động 3:thực hành Yêu cầu hs vẽ màu vào dòng chữ cho sẵn Chú ý ; không vẽ màu lem ra ngoài Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá Cho hs nhận xét bài tô đẹp , đều, màu tô không lem ra ngoài, tuyên dương bài tô đẹp Dặn dò : bài sau em vẽ teanh đề tài trường em

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVẽ tranh đề tài tự chọn.doc
Tài liệu liên quan