Giáo án Ngữ văn 10 tiết 100: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

2.1. Luyện tập về phép điệp

Hs thảo luận theo bàn

- Ở VD1 cụm từ nào được lặp lại ? nếu thay bằng cụm từ khác thì câu thơ sẽ như thế nào ? tác dụng của việc lặp như vậy ?

- Ở vd 2 yếu tố nào được lặp lại (từ, vần ), ở đây có giống với lặp từ ở vd1 không ?

- Thế nào là phép điệp ?

Địêp tu từ khác với điệp do lặp ý, không có giá trị tu từ ( không mang sắc thái biểu cảm )

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 100: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 100: Ngày soạn: 27/04/2018 THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ :PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối. - Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác phẩm nghệ thuật. - Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết. - Kiến thức về phép điệp: phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp,...) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật. - Kiến thức về phép đối: phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định. 2. Kĩ năng: - Nhận diện cấu tạo của phép điệp và phép đối. - Cảm thụ, lĩnh hội và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai phép tu từ trên. - Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ từ trên trong ngữ cảnh cần thiết. 3. Thái độ: Nghiêm túc. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS  1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Hoạt động khởi động Cho ngữ liệu :“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, Một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập”. Yêu cầu Hs tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Hs trả lời. Gv hoàn thiện GV dẫn dắt: Phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quen thuộc. Để củng cố kiến thức về hai biện pháp tu từ này, hôm nay cô cùng các em học bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối 2. Hoạt động luyện tập Họat động của gv và hs Nội dung cần đạt 2.1. Luyện tập về phép điệp Hs thảo luận theo bàn - Ở VD1 cụm từ nào được lặp lại ? nếu thay bằng cụm từ khác thì câu thơ sẽ như thế nào ? tác dụng của việc lặp như vậy ? - Ở vd 2 yếu tố nào được lặp lại (từ, vần ), ở đây có giống với lặp từ ở vd1 không ? - Thế nào là phép điệp ? Địêp tu từ khác với điệp do lặp ý, không có giá trị tu từ ( không mang sắc thái biểu cảm ) 2.2. Luyện tập về phép đối Hs thảo luận nhóm - ở vd 1 , cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ? vị trí của các từ lọai như thế nào ? - ở vd 2, 4 cách đối có khác vd 1 không, khác như thế nào ? - phép đối ở vdụ 3 diễn ra như thế nào ? ( Nhóm 1+2) -Bài tập 2 ( Nhóm 3+4) Hs thảo luận Cử đại diện trình bày Các nhóm khác góp ý Gv hoàn thiện -Thế nào là phép đối ? I.Luyện tập về phép điệp 1. Phân tích ngữ liệu a.Ngữ liệu 1 -Cụm từ được lặp lại : nụ tầm xuân , chim vào lồng, cá mắc câu ® có gtrị tu từ : câu thơ uyển chuyển hơn, làm rõ ý được so sánh ( nhấn mạnh hình tượng nụ tầm xuân, diễn tả trạng thái không lối thoát của cảnh chim vào lồng, cá cắn câu ) b. Ngữ liệu 2 -Từ được lặp lại : gần, có, vì - Vần được lặp lại : iên ® nhấn mạnh ý, không có gtrị tu từ 2. Định nghĩa -Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn dạt ( vần, nhịp, từ, cụm từ câu ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật II. Luyện tập về phép đối Phân tích ngữ liệu * Bài tập 1 a.vdụ 1, : hai vế đều cân đối về số tiếng, vị trí của các từ lọai cũng cân xứng với nhau, lặp lại về kết cấu ngữ pháp b.vdụ 2, 4 : phép đối diễn ra giữa 2 dòng, cũng theo qui tắc như vd 1 c.vdụ 3 : phép đối giữa 2 vế của câu bát trong cặp câu lục bát ® tác dụng : tạo ra sự thống nhất , hài hòa về âm thanh, ý nghĩa * Bài tập 2 -Phép đối trong tục ngữ thường nhằm so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xh - Phép đối trong tục ngữ thường có vần, nhịp và điệp từ ngữ, kết câu ngữ pháp ® dễ nhớ, dễ thuộc 2. Định nghĩa - Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ , câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra vẻ đẹp hòan chỉnh và hài hòa trong diễn đạt 3. Hoạt động vận dụng mở rộng (học sinh thực hiện ở nhà) - Xác định phép điệp và phân tích tác dụng của chúng trong những câu sau : Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai Gợi ý: điệp từ : chữ cuối câu trước được láy lại thành chữ đầu câu sau như đợt sóng gợi cảm giác buồn triền miên - Hs tìm thêm ví dụ về phép đối trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững kiến thức đã học. - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị bài: Viết quảng cáo + Lý thuyết + Làm bài tập SGK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 100 thuc hanh cac phep tu tu.doc