I/ Khái niệm :
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
- Các sự việc trong văn bản tự sự được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.
- Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện . Mỗi sự việc có nhiều chi tiết ( 1 lời nói, 1 hành động, 1 cử chỉ của nhân vật hoặc 1 sự vật, 1 hình ảnh thiên nhiên, 1 nét chân dung ), chọn sự việc tiêu biểu là khâu quan trọng để câu chuyện hấp dẫn.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 17: Làm văn Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 : Làm văn Ngày soạn: 28 /09 /2017
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự .
- Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn.
- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.
- Nắm được kết cấu của dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý.
- Nắm yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.
- Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.
- Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự
3. Thái độ :
- Nâng cao ý thức lựa chọn sự việc chi tiết tiêu biểu và lập dàn khi viết bài văn tự sự
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động
Các sự việc, chi tiết chính trong truyện cổ tích Tấm Cám?
GV dẫn dắt vào bài mới:
Trong văn tự sự việc lựa chọn các sự việc, chi tiết để kể đóng vai trò quyết định thành công của bài văn.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*.Hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm
Học sinh đọc GSK
( Giáo viên lấy ví dụ cụ thể : ( Văn bản tấm Cám) để chỉ ra thế nào là tự sự, sự việc, chi tiết )
- Thế nào là tự sự ?
- Thế nào là sự việc tiêu biểu ?
- Thế nào là chi tiết tiêu biểu ?
HS thảo luận trình bày
GV nhận xét, chốt lại
*.Hướng dẫn Hs tìm hiểu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
Học sinh đọc văn bản 1
+ Tác giả dân gian kể chuyện gì ?
+ Chi tiết : khi chia tay với Mị Châu, Trọng Thủy than phiền “ ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ” và câu trả lời của Mị Châu : “ thiếp có áo dấu ” : đó có phải là chi tiết tiêu biểu không?
Nhóm 1 thảo luận trình bày
Các nhóm nhận xét
GV hoàn thiện.
- Cho học sinh đọc văn bản 2 : chọn một sự việc rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu.
Nhóm 2 trình bày
Các nhóm nhận xét
GV hoàn thiện.
- Cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu?
- Ý nghĩa của việc lựa chọn?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện
I/ Khái niệm :
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
- Các sự việc trong văn bản tự sự được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.
- Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện . Mỗi sự việc có nhiều chi tiết ( 1 lời nói, 1 hành động, 1 cử chỉ của nhân vật hoặc 1 sự vật, 1 hình ảnh thiên nhiên, 1 nét chân dung ), chọn sự việc tiêu biểu là khâu quan trọng để câu chuyện hấp dẫn.
II/ Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
1. Văn bản 1 :
- Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta ( xây thành, chế nỏ ) .
- Tình vợ chồng ( Mị Châu - Trọng Thủy )
- Tình cha con ( An Dương Vương - Mị Châu ).
=> Đó là các sự việc tiêu biểu.
* Hai chi tiết đều là chi tiết tiêu biểu : mở ra bước ngoặc mới, sự việc mới, tình tiết mới. Thiếu những chi tiết này, câu chuyện sẽ dừng lại và kém phần ý nghĩa.
2. Văn bản 2 :
- Sự việc ( tưởng tượng ) con trai Lão Hạc trở về làng sau cách mạng tháng Tám.
- Các chi tiết tiêu biểu :
+ Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha.
+ Con đường nghĩa địa ngôi mộ thấp bé.
+ Anh thắp hương, cúi đầu, nước mắt rưng rưng, rì rầm như nói với người cha khổ sở cả một đời.
+ Bên cạnh, ông giáo cũng ngấn lệ.
Kết luận: Lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu là lựa chọn những sự việc, chi tiết làm nên ý nghĩa cốt truyện.
- Là công việc quan trọng và cần thiết vì :
+ Giúp người viết diễn tả một cách chính xác, đa dạng những tình cảm và suy nghĩ của mình .
+ Giúp người viết thể hiện được một cách có hiệu quả nhất chủ đề và ý nghĩa của văn bản.
3. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản Hòn đá xù xì và trả lời câu hỏi theo yêu cầu Sgk
- Đoạn văn kể chuyện gì ?
- Cuối đoạn trích, tác giả đã chọn sự việc gì, kể bằng chi tiết tiêu biểu nào ?
- Có thể coi đây là thành công của Hôme trong kể chuyện sử thi không ?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
1. “ Hòn đá xấu xí ” :
- Không được bỏ chi tiết Hòn đá xấu xí được phát hiện và chở đi nơi khác, vì đó là chi tiết quan trọng – tăng thêm ý nghĩa cốt truyện
2. Tâm trạng của U và Pê-nê-lôp
- Sự đấu trí giữa Pê-nê-lôp và Uylit xơ - Liên tưởng trong kể chuyện .
- Sự việc mặt đất dịu hiền là khát khao của những người đi biển - nhất là những người bị đắm thuyền.
-> Từ đó so sánh mong đợi của sự gặp mặt giữa Pê-nê-lôp và Uy lit xơ.
- Cách so sánh trong kể chuyện là một trong những thành công của Hôme.
4. Hoạt động vận dung, mở rộng HS làm ở nhà)
-Tóm tắt các sự việc chính trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ”, từ một sự việc nêu và phân tích ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.
- Luyện tập thêm về nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học bài cũ:
- Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.
- Cách lựa chọn của sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.
- Hướng dẫn tự học: Lập dàn ý bài văn tự sự:
Tìm hiểu các nội dung của bài học (dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý) gắn với các văn bản tự sự được học trong SGK, qua đó nhận ra được:
+ Lập dàn ý bài văn tự sự là xác định những nội dung chính của câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
+ Yêu cầu của lập dàn ý: dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
- Lập dàn ý cho một số đề văn tự sự với các phần: mở bài (giới thiệu câu chuyện sẽ kể); thân bài (những sự việc, chi tiết chính theodiễn biến của câu chuyện); kết bài (kết thúc câu chuyện).
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài: Trả bài viết số 1:
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu
+ Lập dàn ý cho đề làm văn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 17 chọn sự viec chi tiet tieubieu.doc