Giáo án Ngữ văn 10 tiết 55: Làm văn Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

I-Khái niệm:

-Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị, của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội , con người.

-Có nhiều loại văn bản thuyết minh:

+Loại chủ yếu trình bày, giới thiệu (thuyết minh một tác phẩm , một di tích lịch sử , một sản vật, một ngành nghề, một phương pháp, ).

+Loại thiên về miêu tả một sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng.

-Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của một văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 55: Làm văn Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55 : Làm văn Ngày soạn: 21/12/2017 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thưyết minh đã học ở THCS yêu cầu, phương pháp thuyết minh. - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; 2. Kĩ năng - lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập. 4. Các năng lực hướng tới - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Hoạt động khởi động: Hãy nhắc lại một số kiến thức về văn bản thuyết minh mà em đã học ở cấp II? GV dẫn dắt:  Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, không biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng, có giá trị,. Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. Ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy văn bản thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 2.1: Khái niệm - Nhắc lại khái niệm và các loại văn bản thuyết minh Hs hồi tưởng lại kiến thức cũ Gv bổ sung -Hiểu thế nào là kết cấu văn bản? Hs trả lời Gv hoàn thiện 2.2 Kết cấu văn bản thuyết minh: -HS đọc 2 văn bản sgk và thực hiện các yêu cầu theo nhóm: a-Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản . b-Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản . c-Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản . Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy. d-Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Đại diện trình bày Các nhóm góp ý Gv hoàn thiện - Trong văn bản thuyết minh thường tổ chức theo những kết cấu nào? -Tìm dẫn chứng minh họa các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Hs trả lời Gv hoàn thiện I-Khái niệm: -Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị, của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội , con người. -Có nhiều loại văn bản thuyết minh: +Loại chủ yếu trình bày, giới thiệu (thuyết minh một tác phẩm , một di tích lịch sử , một sản vật, một ngành nghề, một phương pháp,). +Loại thiên về miêu tả một sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng. -Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của một văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. II-Kết cấu văn bản thuyết minh: 1. Tìm hiểu văn bản: a) Văn bản 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - văn bản thuyết minh về Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân nhằm mục đích giới thiệu với người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của lễ hội thổi cơm thi cũng như ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Các ý chính: + Giới thiệu sơ qua địa điểm làng ĐV. + Thời gian tổ chức lễ hội. + Diễn biến của lễ hội. * Luật lệ và hình thức thi. * Nội dung thi: Nấu cơm Chấm thi. * đánh giá kết quả. + Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân lao động. - Các ý của văn bản được sắp xếp theo: + Trình tự lôgic: Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân. + Trình tự thời gian: Thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi. b) Văn bản 2: - Văn bản thuyết minh về một loại cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh - bưởi Phúc Trạch. - Gồm những ý chính: + Hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch. + Hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch. + Sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch + Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. - Các ý được sắp xếp theo: + Trình tự không gian: Từ ngoài vào trong. + Trình tự lôgic: - Các phương diện khác nhau của bưởi (hình dáng, màu sắc, hương vị, sự bổ dưỡng) - Quan hệ nhân quả: 2. Các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: + Trình tự lôgíc + Trình tự không gian. + Trình tự thời gian. + Kếu cấu hỗn hợp. 3. Hoạt động luyện tập. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK HS thảo luận theo bàn Bài 1 – Cách thuyết minh bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. - Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính - Thuyết minh về giá trị nội dung của bài thơ: + Hào khí, sức mạnh của quân đội thời Trần (Hai câu đầu) + Chí làm trai theo tinh thần Nho giáo (hai câu cuối) - Thuyết minh về giá trị nghệ thuật của bài thơ: + Sự cô đọng, đạt tới độ súc tích cao. + Tính kì vĩ về thời gian, không gian -> Kết cấu theo trình tự lôgic 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng( thực hiện ở nhà) Thuyết minh về một di tích, danh lam thắng cảnh hoặc một tác giả văn học? V. Hướng dẫn HS tự học. 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Nắm vững kiến thức đã học - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài mới: Lập dàn ý bài văn thuyết minh + Lý thuyết + Làm bài tập SGK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 55 cac hinh thức của vbtm - Copy.doc
Tài liệu liên quan