Giáo án Ngữ văn 10 tiết 66: Tiếng Việt Khái quát lịch sử tiếng Việt

I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

a. Nguồn gốc tiếng Việt

- TV có nguồn gốc bản địa.

- TV thuộc họ Nam Á, dòng Môn-Khmer, nhánh Việt Mường.

b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

- Quan hệ họ hàng với tiếng Mường, tiếng Khmer,

- Quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán,

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 66: Tiếng Việt Khái quát lịch sử tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66 : Tiếng Việt Ngày soạn: 20 /01/2018 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nắm được một cách khái quát về nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt. - Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước, của dân tộc. 2.Kĩ năng - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. 3. Thái độ - Bồi dưỡng tình cảm quý trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Các năng lực hướng tới - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Hoạt động khởi động: Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? Yêu cầu: Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi: Trong thời gian 4 phút, HS lên bảng ghi nhanh các từ Hán việt và từ thuần Việt. Đội nào tìm được nhiều từ hơn thì sẽ chiến thắng? Sau đó, GV yêu cầu HS, chọn trong số những từ đã ghi từ nào là từ Hán Việt? GV dẫn dắt vào bài mới: Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt - dân tộc chiếm đại đa số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hằng ngày chúng ta nói và viết tiếng Việt nhưng có bao giờ các em thắc mắc: Tiếng Việt có từ bao giờ, quá trình hình thành và phát triển như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc đó. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt 2. 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Lịch sử phát triển của tiếng Việt - Em hiểu thế nào về nguồn gốc của tiếng Việt? TV có quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc với những ngôn ngữ nào? HS Trả lời. GV Chốt lại ý, treo Sơ đồ hình cây (giải thích) và bảng phụ 2. Với 4 thời kì còn lại, GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận 4 vấn đề trong 5 phút trên tinh thần HS đã chuẩn bị bài ở nhà. (GV treo bảng phụ 1 có 4 câu hỏi). HS: Thảo luận. Nhóm 1: Sự phát triển của TV trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc có đặc điểm gì đáng lưu ý? GV: Gọi HS khác bổ sung và nhận xét. Sau đó GV chốt lại vấn đề. TV đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán à Việt hóa âm đọc, ý nghĩa & phạm vi sử dụng à cách đọc riêng của người Việt à Hán - Việt. -Vay mượn trọn vẹn từ Hán à Việt hóa âm đọc : tâm, tài, đức -Rút gọn : VD : lạc hoa sinh à củ lạc -Đảo, đổi vị trí yếu tố : vd : thích phóng à phóng thích -Đổi nghĩa, mở rộng, thu hẹp : phương phi à hoa cỏ thơm tho à béo tốt -Sao phỏng, dịch nghĩa Nhóm 2: Sự phát triển của TV thời kì phong kiến độc lập tự chủ có điểm gì đặc sắc? GV: Gọi HS khác bổ sung và nhận xét. Sau đó GV chốt lại vấn đề. - Em có thể nêu tên vài tác giả hoặc tác phẩm viết bằng chữ Nôm mà em biết? Nhóm 3: Sự phát triển của TV trong thời kì Pháp thuộc có gì khác trước? GV: Gọi HS khác bổ sung và nhận xét. Sau đó GV chốt lại vấn đề. GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về thuật ngữ vay mượn. Nhóm 4: Các cách xây dựng thuật ngữ trong TV? Vị trí của TV? GV: Gọi HS khác bổ sung và nhận xét. Sau đó GV chốt lại vấn đề. Chốt lại và hướng HS đến việc trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của TV, không được dùng tùy tiện, lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài (bằng cách dẫn ra các ví dụ về ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ học trò). Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 2. 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Chữ viết của tiếng Việt - Theo truyền thuyết và dã sử, người Việt cổ ta đã có chữ viết riêng chưa? - Em hãy trình bày sơ lược các chữ viết của tiếng Việt? HS: Trả lời. GV: Những ý phụ, GV cho HS gạch trong SGK. - Theo em, chữ Quốc ngữ có những ưu và nhược điểm gì? Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. HS đọc và nhấn mạnh ý chính, ghi vào tập. I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt 1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước a. Nguồn gốc tiếng Việt - TV có nguồn gốc bản địa. - TV thuộc họ Nam Á, dòng Môn-Khmer, nhánh Việt Mường. b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt - Quan hệ họ hàng với tiếng Mường, tiếng Khmer, - Quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán, 2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc - Vẫn phát triển trong mối quan hệ với các ngôn ngữ thuộc họ Nam Á. - Chính sách đồng hoá của pk phương Bắc -> TV bị chèn ép nhưng TV vẫn được bảo tồn và phát triển. - Việt hoá nhiều từ ngữ Hán -> TV ngày càng phong phú. 3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ - Nho học được đề cao và giữ vị trí độc tôn. - Dựa vào tiếng Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm, tạo điều kiện cho văn học Nôm phát triển và đạt nhiều thành tựu. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bản dịch Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).. 4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc - Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn, đẩy tiếng Việt và tiếng Hán xuống vị trí thứ yếu. - Chữ quốc ngữ ra đời. - Xuất hiện thuật ngữ khoa học vay mượn của tiếng Hán và tiếng Pháp. Ví dụ: Tiếng Hán: đạo hàm, tích phân, chính trị, kinh tế Tiếng Pháp: a-xít, ba-zơ, các-bo-níc 5. Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay - Hệ thống thuật ngữ dần được chuẩn hoá. - TV giành được vị trí chính thống trên mọi lĩnh vực, đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia. Ghi nhớ: SGK II. Chữ viết của tiếng Việt - Theo truyền thuyết và dã sử, từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết riêng như “đàn nòng nọc đang bơi”. - Chữ Nôm: + Dựa vào chữ Hán người Việt sáng tạo ra chữ Nôm. + Là thành quả lớn của dân tộc. + Còn nhiều nhược điểm. - Chữ Quốc ngữ: + Du nhập vào Việt Nam khoảng nửa đầu thế kỉ XVII do nhu cầu truyền đạo của một số giáo sĩ phương Tây, xây dựng dựa vào bộ chữ cái La-tinh. + Thịnh hành vào cuối XIX đầu XX ngày nay nó đã có một vị trí xứng đáng. + Có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm. Ghi nhớ: SGK 3. Hoạt động luyện tập - Tìm thêm ví dụ để minh họa ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học trong bài? Gợi ý: - Vay mượn từ Hán Việt: môi trường, sinh thái, phi ngã, quốc gia, chân lí.... - Vay mượn ngôn ngữ Á Âu: in-tơ-nét, am-pe, cô-tang, cô-sin... - Dùng thuật ngữ thuần việt: truyện ngắn, cái tôi...... 4. Hoạt động vận dụng mở rộng (học sinh thực hiện ở nhà) - Tìm các ví dụ tương ứng với các thời kì phát triển của chữ viết tiếng Việt. - Kết luận của em về quá trình hình thành và phát triển của chữ viết tiếng Việt? V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững kiến thức đã học. - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Soạn bài: Đọc thêm: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Thái sư Trần Thủ Độ + Tìm hiểu tác giả Ngô Sĩ Liên và tập Đại Việt sử kí toàn thư + Tìm hiểu nội dung tác phẩm theo câu hỏi hướng dẫn sgk: bố cục, nhân vật, nghệ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 66 khái quat ls tv.doc
Tài liệu liên quan