I. Ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mí của con người.
- Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia thành ba loại
+Ngôn ngữ tự sự
+Ngôn ngữ thơ
+Ngôn ngữ sân khấu
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Tính hình tượng
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo qua đó nhằm lý giải, khái quát về đời sống đồng thời thể hiện quan niệm, tư tưởng cảm xúc của tác giả.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 82: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 82:Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Lan
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Quỳnh Lan
Ngày soạn: 07/ 03/2018
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Hiểu được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Kỹ năng:
- Hình thành và phát triển kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Thái độ:
- Có thái độ trân trọng và yêu quý các tác phẩm thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2 - ban cơ bản.
- Giáo án giảng dạy.
- Máy tính, powerpoint
2. Học sinh.
- Sách giáo khoa, vở soạn, bút, vở ghi
C. Phương pháp, phương tiện dạy học:
1. Phương pháp dạy học: sử dụng kết hợp các phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, gợi tìm, tái tạo
2. Phương tiện dạy học: máy chiếu, bảng đen, phấn
D. Tiến trình bài học.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
GV hỏi: Hãy kể tên các phong cách ngôn ngữ mà em biết?
GV dẫn: Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ tư duy,là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau, với các mục đích khác nhau thì ngôn ngữ lại có những đặc trưng khác nhau. Và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì được sử dụng chủ yếu ở các tác phẩm văn chương. Vậy phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Có những đặc trưng như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc đó. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật
Các em hãy so sánh nội dung của hai văn bản sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Sen là một loại hoa sống ở bùn lầy, lá màu xanh, hoa màu trắng hoặc màu hồng, có nhị màu vàng
GV hỏi: Vậy theo em, ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
GV hỏi: Em hãy chỉ ra các hình tượng trong những văn bản sau:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Tây Tiến – Quang Dũng)
GV hỏi: Để tạo ra tính hình tượng, người viết thường sử dụng điều gì?
Cả lớp sẽ chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có 5 phút để thảo luận và ghi đáp án vào phiếu trả lời câu hỏi:
+Nhóm 1: Tìm các câu thơ có sử dụng phép so sánh để góp phần tạo nên hình tượng?
+ Nhóm 2: Tìm các câu thơ có sử dụng phép nhân hóa để góp phần tạo nên hình tượng?
+ Nhóm 3: Tìm các câu thơ có sử dụng phép nhân hóa để góp phần tạo nên hình tượng?
+ Nhóm 4: Tìm các câu thơ có sử dụng phép hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh để góp phần tạo nên hình tượng?
GV hỏi: Em hãy so sánh hai văn bản (1) và (2), (3) và (4) sau:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác đứng nhìn lên
Chuông ơi chuông nhỏ còn reo nữa
Phòng lạnh rèm buông tắt ánh đèn
(Bác ơi – Tố Hữu)
Bác Hồ mất rồi , nên tôi đau xót lắm!
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Ca dao)
Công lao của cha mẹ thật to lớn.
GV hỏi: Trong truyện cổ tích Thạch Sanh, em thích nhân vật nào và không thích nhân vật nào?
GV hỏi: Vậy thế nào là tính truyền cảm.
GV hỏi: Em hãy so sánh các văn bản sau
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Hương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phu
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu
Lá kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
GV hỏi: Theo em, tính cá thể hóa là gì?
Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mí của con người.
Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia thành ba loại
+Ngôn ngữ tự sự
+Ngôn ngữ thơ
+Ngôn ngữ sân khấu
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính hình tượng
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo qua đó nhằm lý giải, khái quát về đời sống đồng thời thể hiện quan niệm, tư tưởng cảm xúc của tác giả.
Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nói quá, nói giảm nói tránh
Tính hình tượng tạo nên tính hàm súc và đa nghĩa của ngôn ngữ.
Tính truyền cảm
Tính truyền cảm trong ngôn ngư nghệ thuật làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thíchnhư chính người nói (viết).
Tính cá thể hóa
Là nét riêng của mỗi tác giả trong cách dùng từ, đặt câu, trong giọng điệu
Tính cá thể hóa góp phần tạo nên phong cách riêng của từng tác giả
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- GV gọi học sinh dựa vào sơ đồ tư duy để tổng kết bài học.
- Soạn bài đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều)
E. Rút kinh nghiệm:
..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 28 Phong cach ngon ngu nghe thuat_12304765.docx