Giáo án Ngữ văn 11 tiết 105: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận

2/Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

 a. Văn bản chính luận:

- Mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe bằng những lí lẽ và lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định.

- Thái độ: dứt khoát, rõ ràng, giữ vững quan điểm chính trị.

b. Ngôn ngữ chính luận

- Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở hai dạng: dạng nói và dạng viết.

- Mục đích: Dùng để trình bày, bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị.

- Đối tượng tiếp nhận: Mọi người (đông đảo về số lượng và đa dạng về trình độ).

- Ngôn ngữ: Dễ hiểu, rõ ràng, chính xác, tránh những từ ngữ địa phương, tiếng lóng.

- Phạm vi sử dụng: Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.

=> Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự. nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng. theo một quan điểm chính trị nhất định.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 105: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 105 Ngày soạn: 21/02/2019 Tuần: Ngày dạy: Tiếng việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Kiến thức chủ yếu về một số loại văn bản chính luận thường gặp. - Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích những đặc điểm về ptiện ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. - Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận - Viết văn nghị luận chính trị xã hội: dùng từ đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản... 3. Thái độ: - Sử dụng văn bản theo đúng phong cách chức năng - Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Có quan điểm lập trường chính trị, xã hội đúng đắn. 4. Định hướng góp phần hình thành năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh biết viết văn bản theo phong cách ngôn ngữ chính luận; - Năng lực sáng tạo:qua thực hành, học sinh biết đặt các câu hỏi khác nhau về một vấn đề, xác định và làm rõ thông tin - Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm. - Năng lực giao tiếp:vận dụng những kiến thức tiếng Việt cũng như tri thức về bài học vào thực hành. - Năng lực tự học: thông qua chủ đề, tự chiếm lĩnh tri thức CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Giáo án, sách giáo khoa - Bảng phụ - Dự báo tình huống xảy ra trong giờ học. III.CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH: - Sách giáo khoa, sách bài tập - Thảo luận nhóm - Soạn bài trước khi lên lớp. IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY : HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng câu hỏi khởi động sau: GV hỏi: Em hãy kể tên các phong cách ngôn ngữ đã học? HS: trả lời + Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật + Phong cách ngôn ngữ báo chí Từ đó GV giới thiệu vào bài: Chúng ta đã được học về PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật ở lớp 10 và PCNN báo chí ở lớp 11 học kì. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm một PCNN nữa đó là PCNN chính luận. -Nhận thức nhiệm vụ cần giải quyết của bài học - Có thái độ tích cực, hứng thú HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt *Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I GV hỏi: Văn bản chính luận trung đại được viết theo thể loại nào? Cho ví dụ? HS: - Thể loại: hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu ... chủ yếu bằng chữ Hán. - Ví dụ: Bình Ngô đại cáo, hịch tướng sĩ, thiên đô chiếu... GV hỏi: Văn bản chính luận hiện đại bao gồm những thể loại nào? HS: - Thể loại: cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị ... - Ví dụ: Tuyên ngôn độc lập, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi Để hiểu rõ về văn bản chính luận, GV chia lớp thành 3 nhóm. GV: Yêu cầu HS đọc và thảo luận 3 ngữ liệu trong SGK (3 phút) Nội dung thảo luận: - Thể loại của văn bản? - Những thuật ngữ chính trị được sử dụng trong văn bản.? - Mục đích viết văn bản? - Thái độ,quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến? Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4: Nhóm 1: ngữ liệu 1 Đoạn trích “ Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh. - Thể loại: tuyên ngôn - Thuật ngữ chính trị: bình đẳng, dân quyền, nhân quyền, tự do, quyền lợi ... quyền tự do, quyền bình đẳng... - Mục đích: khẳng định quyền tự do, bình đẳng của một dân tộc. - Thái độ,quan điểm: mạnh mẽ,dứt khoát. Nhóm 2: ngữ liệu 2 Đoạn trích “Cao trào chống Nhật cứu nước” – Trường Chinh. - Thể loại: bình luận thời sự. - Thuật ngữ chính trị: phát xít, thực dân, kháng chiến,... - Mục đích: chỉ rõ kẻ thù lúc này là bọn phát xít Nhật. - Thái độ, quan điểm: mạnh mẽ, khẳng định dứt khoát. *Nhóm 3: ngữ liệu 3 Đoạn trích “Việt Nam đi tới” – báo Quân đội nhân dân. - Thể loại: xã luận - Thuật ngữ chính trị: công bằng, dân chủ, văn minh ... - Mục đích: phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Nhằm khẳng định triển vọng tốt đẹp của cách mạng trong thời gian tới. - Thái độ, quan điểm: hào hứng, sôi nổi, tin tưởng vào tương lai, đất nước. HS nhận xét bổ sung GV chốt ý GV: Qua 3 ngữ liệu được phân tích vừa rồi, em nào có thể rút ra cho cô nhận xét chung về văn bản chính luận? HS: trả lời GV hỏi: Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở mấy dạng? Kể tên? Mục đích của ngôn ngữ chính luận là gì? Đối tượng tiếp nhận là những ai? Yếu tố ngôn ngữ được sử dụng như thế nào? Hãy cho biết phạm vi sử dụng của ngôn ngữ chính luận? HS: Trả lời Sau khi cho học sinh tìm hiểu khái quát về ngôn ngữ chính luận. GV: Gọi HS trình bày khái niệm ngôn ngữ chính luận. HS: Trả lời GV nhắc HS lưu ý: Không phải tất cả các bài phát biểu trong các hội nghị, đại hội đều theo phong cách ngôn ngữ chính luận (tùy theo nội dung khác nhau, có những bài phát biểu lại theo phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học...). Chỉ có những bài phát biểu mà nội dung bàn về chính trị, mang tính chất chính trị thì mới sử dụng ngôn ngữ chính luận. GV hỏi: Hãy trình bày chức năng và phạm vi sử dụng của văn nghị luận? HS: - Chức năng: là thao tác tư duy,là phương tiện biểu đạt,một kiểu bài làm văn trong nhà trường. - Phạm vi sử dụng: Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực. GV hỏi: Hãy trình bày chức năng và phạm vi sử dụng của văn chính luận? HS: - Chức năng: Là khái niệm chỉ một phong cách ngôn ngữ độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác. - Phạm vi sử dụng: Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị. I.Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận 1. Tìm hiểu văn bản chính luận: a.Văn bản chính luận: - Thời xưa: Hịch, cáo, chiếu, biểu... - Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, báo cáo, tham luận... b. Phân tích ngữ liệu: (Sgk/ 96, 97) * Ngữ liệu 1: Tuyên ngôn độc lập Tuyên ngôn, tuyên bố nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia nhân dịp một sự kiện trọng đại. * Ngữ liệu 2: Cao trào chống Nhật cứu nước Trích đoạn mở đầu trong tác phẩm chính luận CMDTDCND Việt Nam, tập I của đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. * Ngữ liệu 3: Việt Nam đi tới Xã luận àtrên báo Quân đội nhân dân, số Tết 2004. 2/Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận: a. Văn bản chính luận: - Mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe bằng những lí lẽ và lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định. - Thái độ: dứt khoát, rõ ràng, giữ vững quan điểm chính trị. b. Ngôn ngữ chính luận - Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở hai dạng: dạng nói và dạng viết. - Mục đích: Dùng để trình bày, bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị. - Đối tượng tiếp nhận: Mọi người (đông đảo về số lượng và đa dạng về trình độ). - Ngôn ngữ: Dễ hiểu, rõ ràng, chính xác, tránh những từ ngữ địa phương, tiếng lóng... - Phạm vi sử dụng: Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị. => Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng... theo một quan điểm chính trị nhất định. c. Phân biệt giữa nghị luận và chính luận: Khái niệm Tiêu chí Nghị luận Chính luận Chức năng Là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt, một kiểu bài làm văn trong nhà trường. Là khái niệm chỉ một phong cách ngôn ngữ độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu. Phạm vi sử dụng Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt GV hướng dẫn HS luyện tập GV: Làm bài tập 2 (SGK/99) (Gợi ý: thuật ngữ chính trị,quan điểm chính trị,mục đích,thái độ,...) HS: Có thể khẳng định đoạn văn trên đây thuộc phong cách chính luận vì: - Dùng nhiều thuật ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, tổ quốc, xâm lăng, tinh thần, lũ cướp nước, lũ bán nước... - Câu văn mạch lạc,chặt chẽ,tuy có thể dùng câu dài (câu thứ 3 trong đoạn văn trên). - Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao về lòng yêu nước của nhân dân ta. - Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chẽ,nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể. Bài tập 2: Chú ý các mặt hiểu hiện của phong cách chính luận trong đoạn văn: HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt GV: giao nhiệm vụ Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) kêu gọi các bạn học sinh trong trường ủng hộ giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt . HS:  Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Báo cáo kết quả: HS thực hiện trả lời các câu hỏi GV:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét kết quả bài làm HS vận dụng đặc trưng phong chách ngôn ngữ chính luận để viết đoạn văn cho phù hợp. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt GV: giao nhiệm vụ Em hãy vẽ bản đồ tư duy bài học HS:  Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Báo cáo kết quả:  GV:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét tuyên dương một vài bài tiêu biểu (Tiết học sau). Vẽ đúng bản đồ tư duy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 30 Phong cach ngon ngu chinh luan_12538438.docx
Tài liệu liên quan