II. ĐỌC - HIỂU.
1. Đoạn 1: Tình yêu thiết tha với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ.
a. Khát vọng của nhà thơ.
Niềm ước muốn kì lạ, vô lí:
+ tắt nắng
+ buộc gió
- Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương.
- Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống. Bất tử hóa cái đẹp.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng.
+ Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 77: Vội vàng - Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn. VỘI VÀNG
Tiết 77. Xuân Diệu.
Tuần 21. Ngày soạn: 18.01.2011
I. Mục tiêu bài học. Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh cảm nhận nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ và một quan niệm sống yêu đời, khao khát giao cảm, cống hiến của Xuân Diệu.
- Hoàn thiện chân dung một nhà thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo.
2. Kĩ năng.
3. Thái độ.
Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, SGV, sách TL tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh, phim tư liệu (nếu có)...
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
2. Chuẩn bị của HS: Vội vàng – Xuân Diệu
+ Tìm hiểu tác giả - tác phẩm (Nhóm 1 – Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, thuyết trình giới thiệu về Xuân Diệu)
+ Đọc tác phẩm
+ Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
III. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu (Nếu có)
- Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan.
IV. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng, kết hợp nêu vấn đề và so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
-Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.
V. Tiến trình giờ học.
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn thơ (tối thiểu 8 câu) gây ấn tượng mạnh đối với em trong bài thơ Hầu trời ( Tản Đà), nói rõ ấn tượng đó?
3. Bài mới.
Giữa cao trào thơ Mới, cuối những năm 30, Xuân Diệu mang “Thơ thơ” bỡ ngỡ bước vào hội Tao Đàn. Thế mà sau đó đã được Hoài Thanh đánh giá : “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ Mới” Con người ấy bước đi những bước lặng êm mà vụt đến với trời thơ như cánh chim xôn xao hàm non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết (Hoài Thanh).
“Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
TT1: GV yêu cầu nhóm HS trình bày thuyết trình đã chuẩn bị.
- Xuất thân – đóng góp?
- Vị trí trong nền văn học dân tộc?
- Những tác phẩm chính?
TT2: GV phát vấn HS:
- Xuất xứ bài thơ?
- Thể loại?
- Có thể chia bài thơ theo mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
Chia 4 đoạn:
+ Đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu thiết tha với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ.
+ Đoạn 2 (17 câu tiếp theo): Lý lẽ về tình yêu, tuổi trẻ, mùa xuân, hạnh phúc.
+ Đoạn 3 (còn lại): Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ.
TT3: GV hướng dẫn 1-2 HS đọc diễn cảm. Sau đó GV nhận xét và đọc lại.
TT4: HS đọc lại 4 câu đầu và trả lời câu hỏi:
Muốn tắt nắng, buộc gió tức là muốn can dự vào những qui luật muôn đời của tạo hóa. Liệu đó có phải là ước muốn ngông cuồng, hồ đồ nhất thời do cao trào cảm xúc xui khiến!
- Mục đích và thực chất trong cách nói bộc lộ niềm ước muốn ấy là gì?
- Nhận biết các giá trị nghệ thuật có trong 4 câu thơ đầu?
Đây không phải là ước muốn của người khổng lồ trong thần thoại có thể ghé vai vào gánh đỡ cả bầu trời, không phải là những nông nổi ngông cuồng của tuổi trẻ mà là khát vọng cháy bỏng của thi nhân. Yêu đời lắm lắm, muốn bất tử hóa cái đẹp.
TT5: HS đọc 9 câu tiếp theo. Trao đổi thảo luận nhóm. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung.
- Cảm nhận chung của em khi đọc đoạn thơ? Nhận xét hình thức, kết cấu so với đoạn 1?
- Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có đặc điểm gì?
- Tìm các giá trị nghệ thuật có trong đoạn thơ? Câu thơ nào theo em là mới mẻ và hiện đại nhất? Vì sao?
- Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó? Hiểu 2 câu cuối đoạn như thế nào?
Từ xưa, con người mãi tưởng tượng cho mình một thiên đường ở chốn bồng lai, niết bàn, cựa lạc chốn hão huyền nào đấy.
“Xuân Diệu đốt cảnh bồng lại, xua ai nấy về hạ giới để yêu thương tận hưởng cuộc đời” (Hoài Thanh)
Với Xuân Diệu, ông phát hiện thiên đường ngay trên mặt đất này, hơn nữa ngay trong tầm tay của mỗi con người chúng ta, bày ra chào mời chúng ta Bởi hạnh phúc là cái đang hiện hữu quanh ta, hãy tận hưởng ngay đi
Nhưng đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất vẫn là con người. Con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
Trong thơ ca cổ, các nhà thơ luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (N.Du)
Chính cái nhìn trẻ, “cặp mắt xanh non, biếc rờn”, Xuân Diệu không thế, ông xem con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trên thế gian này, là tác phẩm kì diệu của tạo hóa. Câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là sự sáng táo bạo Một năm đẹp nhất là mùa xuân, mùa xuân đẹp nhất là tháng giêng, mọi vật bừng sức sống tươi mới trẻ trung. Đặc biệt, thiên nhên ấy lại được so sánh với chuẩn mực của tình yêu
TT6: Thảo luận nhóm. GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1. Tìm hệ thống tương phản thể hiện tâm trạng tiếc nuối của tác giả về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu?
Nhận thức về thời gian trôi chảy, lấy tuổi trẻ, khoảng ngắn ngủi nhất của cuộc đời, để đo thời gian. Điều ấy dẫn đến cách cảm nhận về thời gian tinh tế trong đoạn thơ.
- Nhóm 2. Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? có gì khác với cảm nhận trong khổ thơ trên?
Có triết gia nói: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông. Để nói đến sự trôi chảy của thời gian. Vì vậy mà trước hiện tượng đó, thiên nhiên cũng mang một tâm trạng như con người. Tâm trạng đau buồn của cỏ cây vạn vật cũng thở than, ngậm ngùi đưa tiễn phần đời của chính nó.
- Nhóm 3. Giải thích ý nghĩa của những điệp từ và những quan hệ từ có trong đoạn thơ?
TT2: HS đọc đoạn cuối. Trao đổi cặp - GV chuẩn xác kiến thức.
- Thi sĩ đã làm gì để chiến thắng thời gian? Khát vọng sống và cảm xúc mãnh liệt đã hóa thân ntn vào ngôn từ và biện pháp nghệ thuật?
- Đoạn thơ là lời giải đáp cho những băn khoăn, trả lời câu hỏi: sống vội vàng là sống ntn?
Mau lên chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi, tình non sắp già rồi.
...
Mau lên chứ, thời gian không đứng đợi,
Như đôi ngày tình mới đã thành quen.
- Phân tích ý nghĩa của các động từ ? từ chỉ mức độ tình cảm ?
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.
Đã hôn rồi hôn lại
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em”
Hoạt động 3.
TT3: HS đọc ghi nhớ SGK.
Nhóm 1 – Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, thuyết trình giới thiệu về Xuân Diệu
HS trình bày cá nhân. HS khác bổ sung.
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- HS đọc – phát hiện, phân tích – trình bày.
- HS đọc.
- Trao đổi thảo luận nhóm – trình bày.
- Trao đổi thảo luận nhóm – đại diện trình bày.
- HS trao đổi phát hiện, phân tích - trình bày.
HS đọc.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác gia: Xuân Diệu (1916 -1985)
- Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định.
- Sau khi đỗ tú tài: XD đi dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho, rồi ra HN sống bằng nghề viết văn.
- Ông hăng hái tham gia các hoạt động XH với tư cách 1 nhà văn chuyên nghiệp.
- 1996: được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT.
* Vị trí.
- Nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn.
+ Ngay khi bước chân vào làng thơ, đã được nhìn nhận: nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới (HT).
+ Nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ & TY với một hồn thơ khát khao giao cảm với đời (NĐM).
- Luôn duy trì nguồn cảm xúc tươi mới, cặp mắt xanh non để nhìn vạn vật -> dòng thơ cho đến cuối đời không hề vơi cạn.
-> Sự đam mê sáng tạo của ông như một cuộc chạy đua với thời gian, tìm đến sự bất tử trong văn chương.
* Tác phẩm chính.
- Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió(1945), Riêng chung (1960)
- Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939)
- Các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu: Các nhà thơ cổ điển VN
2. Bài thơ : Vội vàng.
a. Xuất xứ:
Trích trong tập thơ đầu tay : Thơ thơ ( 1938 ), một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
b. Thể loại.
Thơ trữ tình, tự do.
II. ĐỌC - HIỂU.
1. Đoạn 1: Tình yêu thiết tha với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ.
a. Khát vọng của nhà thơ.
Niềm ước muốn kì lạ, vô lí:
+ tắt nắng
+ buộc gió
- Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương.
- Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống. Bất tử hóa cái đẹp.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng.
+ Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết.
b. Cảm nhận thiên đường trên mặt đất.
- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta.
- Điệp từ: Này đây
-> Tất cả như được bày sẵn, mời gọi chúng ta thưởng thức một bữa tiệc trần gian.
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung:
+ Ong bướm tuần tháng mật
+ Hoa của đồng nội xanh rì
+ Lá của cành tơ phơ phất
+ Khúc tình si của yến anh
+ Ánh sáng chớp hàng mi
-> Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
- Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp tim, nhịp thở phật phồng.
- So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
-> So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo. Gợi cảm giác liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất:
Sung sướng >< vội vàng
-> Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
=> Thiên đường đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ. Yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt bởi cảm nhận được cuộc sống trần thế cái gì cũng đẹp, cũng mê say, đầy sức sống. Lí do muốn níu kéo sự trôi chảy của thời gian.
3. Đoạn 3: Lý lẽ về tình yêu, tuổi trẻ, mùa xuân, hạnh phúc.
- Xuân Diệu đưa tiêu chuẩn: Con người là vẻ đẹp chuẩn mực trên thế gian. Nhưng đời người có hạn, thời gian một đi không trở lại, thế giới luôn luôn vận động:
+ Xuân tới - xuân qua
+ Xuân non - xuân già
+ Xuân hết - tôi mất.
+ lòng tôi rộng - đời chật
+ xuân tuần hoàn – tuổi trẻ không thắm
lại
+ còn đất trời – chẳng còn tôi.
-> Một hệ thống tương phản để khẳng định một chân lý: tuổi xuân không bao giờ trở lại, phải biết qúi trọng tuổi xuân.
- Người buồn - cảnh buồn :
+ Năm tháng .chia phôi
+ Sông núitiễn bịêt.
+ Gióhờn
+ Chimsợ
-> Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người: tâm trạng lo lắng, buồn bã, tiếc nuối khi xuân qua.
- Điệp từ : Nghĩa là: Định nghĩa, giải thích, mang tính khẳng định tính tất yếu qui luật của thiên nhiên
- Kết cấu: Nói làm chinếu..cònnhưng chẳng cònnên; điệp ngữ: phải chăng: Sự lí lẽ, biện minh về chân lí mà nhà thơ đã phát hiện ra.
-> Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi xuân.
4. Đoạn 3: Lời giúc giã sống vội vàng, cuống quýt của thi sĩ.
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.
-> Lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đắm say, cuồng nhiệt, hết mình.
-> Bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Điệp từ: và cho..: cảm xúc ào ạt, dâng trào.
- Điệp ngữ: Ta muốn: bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Tôi - Ta : Sự hòa nhập đồng điệu trong tâm hồn nhà thơ, mang tính phổ quát.
- Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ và: Sự mê vồ vập trước cảnh đẹp, tình đẹp.
- Động từ:
ômriếtsaythâuhôn...cắn
-> Mức độ tăng dần – càng mạnh càng mê đắm, cuồng nhiệt.
- Từ chỉ mức độ: Chếnh choángđã đầyno nê
-> Sự hòa nhập của một sức sống nồng nàn, mê say.
=> Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ.
5. Kết luận.
- Một quan niệm sống nhân văn cao đẹp. Một trái tim sôi nổi, trẻ trung, khát vọng hưởng thụ và cống hiến cho đời. Xuân Diệu đã khẳng định được cái tôi trong quan bệ gắn bó với đời.
III. GHI NHỚ.
4. Củng cố - Hướng dẫn HS tự học.
- Đọc lại bài thơ: Đọc diễn cảm. Diễn xuôi.
- Thuộc lòng bài thơ.
- Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài: NGHĨA CỦA CÂU (Tiếp theo)
V. Bổ sung – Rút kinh nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 21 Voi vang_12517670.doc