b) Lối sống sinh hoạt:
- Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì.
- Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ trùm chăn kín đầu, cửa sổ đóng kín.
- Thích dạy tiếng Hy Lạp: => Ngợi ca, tôn sùng quá khứ.
- Luôn sống theo những chỉ thị, thông tư.
- Không ý thức được tình trạng bản thân, tự hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình, luôn cho mình là công dân tốt của nhà nước.
- Cách duy trì quan hệ với đồng nghiệp: Kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm gì, 1 giờ sau ra về.
=> Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong vỏ ốc và thấy mãn nguyện về điều đó.
=> Kiểu người trong bao, tính cách trong bao, lối sống trong bao.
=> Nhân vật điển hình
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 96: Người trong bao - A.P.Sê- khốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI TRONG BAO
-A.P.SÊ- KHỐP-
A. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
+ Hiểu được thái độ phê phán sâu sắc của tác giả với lối sống thu mình vào bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX.
+ Thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, xây dựng biểu tượng nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
2.Về kỹ năng:
+ Biết cách tìm hiểu một truyện ngắn.
3.Về thái độ:
+ Rèn luyện lối sống lành mạnh, trong sáng, biết phấn đấu và vươn lên, không vị kỷ thu mình vào bao.
B. Phương tiện thực hiện:
1. Giáo viên:
+Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2.
+ Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn 11.
+ Sách giáo viên.
2. Học sinh:
+ Sách giáo khoa
+ Vở ghi
+ Vở soạn
C. Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
+ Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề.
+Phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Tôi yêu em” – Pu-skin.
+ Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
3.Bài mới: Nhắc đến nước Nga người ta không chỉ nhớ tới những rừng bạch dương ngút ngàn sắc nắng hay những đêm trắng mùa đông Mat-xcơ-va và hơn như thế người ta còn nhớ tới một nền văn học đồ sộ với nhiều tên tuổi vĩ đại. Thế kỷ XIX đánh dấu sự thành công rực rỡ của nền văn học hiện thực Nga. Nếu như
Pu-skin được coi là người mở đường tinh anh và tài hoa, là khởi đầu của mọi khởi đầu thì Sê-khốp là đại biểu ưu tú cuối cùng khép lại chặng đường vinh quang của chủ nghĩa hiện thực Nga. Người ta nhớ đến Sê-khốp bằng những truyện ngắn hiện thực sâu sắc phản ánh hiện thực xã hội Nga cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu là truyện ngắn “Người trong bao”. Để hiểu về phong cách nghệ thuật Sê-khốp cũng như đặc trưng của thể loại truyện ngắn chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm “Người trong bao”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
* Giáo viên: Học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và một em cho cô biết đôi nét về tác giả Sê-khốp?
* Học sinh: Trả lời.
Giáo viên mở rộng đôi nét về tác giả Sê-khốp cho học sinh:
Sê- khốp sinh ngày 29/1/1860 ở thị trấn Ta- gan- rốc miền Nam nước Nga, nơi cha ông làm chủ một hiệu tạp hóa nhỏ.
Năm 1879 ông theo học nghành y trường đại học Mát-xco-va, ở đây ông bắt đầu vẽ biếm họa cho một số tạp chí để hỗ trợ gia đình.
Sau khi tốt nghiệp năm 1884, Sê-khốp hành nghề y nhưng vẫn tiếp tục sáng tác.
Đến năm 1887, văn tài của ông được chấp nhận rộng rãi và việc sáng tác không cho phép ông dành nhiều thì giờ cho y khoa.
Sê-khốp bị bệnh lao, năm 1897 ông dời đến ngụ cư ở vùng ấm áp I-an-ta, nằm kề biển Đen.
Năm 1901,ông kết hôn với một nữ diễn viên. Trong thời gian này sức khỏe của ông đi xuống dần.
Ông qua đời vào ngày 17/3/1904(44 tuổi) ở một khu nghỉ mát tại Đức trong khi đang tìm cách chữa bệnh.
- Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của Sê-khốp giống với một nhà văn mà em đã được học, đó là nhà văn nào?
* Em hãy nêu những tác phẩm chính và đặc điểm sáng tác của nhà văn
Sê-khốp?
Học sinh: trả lời.
Giáo viên: nhận xét và rút ra ý chính.
* Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn“ Người trong bao”?
Học sinh dựa vào SGK để trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và rút ra ý chính.
* Giáo viên: Hướng dẫn giọng đọc, cách đọc:
GV gọi HS đọc bài.
* Có mấy cách tóm tắt truyện? Em hãy tóm tắt thật ngắn gọn nội dung truyện.
HS nêu ý kiến.
GV chốt lại ý chính.
* Hoạt động nhóm: Chia lớp làm 3 nhóm:
-Nhóm 1: + Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình Bê-li-cốp?
+ Khái quát về chân dung của Bê-li-côp?
HS thảo luận trả lời.
GV gọi bất kỳ một em đại diện nhóm lên phát biểu, nhận xét, rút ra ý chính.
-Nhóm 2: + Tìm những chi tiết miêu tả lối sống, sinh hoạt của Bê-li-côp?
+ Khái quát con người và tính cách của Bê-li-cốp bằng những hình ảnh và từ ngữ nào?
+Kiểu tính cách đó có phải chỉ có ở Bê-li-cốp hay nó khái quát tính cách cho một kiểu người nào?
HS suy nghĩ trả lời.
GVgọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, rút ra ý chính.
* Nhóm 3: + Ảnh hưởng của Bê-li-cốp tới những người xung quanh?
HS suy nghĩ cùng thảo luận nhóm trả lời.
GV gọi đại diện nhóm lên phát biểu, nhận xét, rút ra ý chính.
Hết tiết 1.
I. Tiểu dẫn:
1. Cuộc đời:
- An-tôn Páp-lô-vích-Sê- khốp(1860-1904).
- Là nhà văn Nga vĩ đại.
- Bác sỹ, nhà văn.
(Người cũng giống như Lỗ Tấn,
Sê-khốp nhận thấy tầm quan trọng của việc chữa bệnh tinh thần vì thế ông chọn nhà văn).
2. Sự nghiệp văn học:
- Tác phẩm chính hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa.
- Tiêu biểu:
* Truyện ngắn và truyện vừa có:
+ Anh béo và anh gầy.
+ Con kỳ nhông.
+ Phòng số 6.
+ Đảo Xa- kha- lin.
+ Đồng cỏ.
*Kịch nói có:
+ Hải âu.
+ Cậu Va- nhi-a.
+ Ba chị em.
+ Vườn anh đào.
=> Bậc thầy về truyện ngắn.
- Đặc điểm:
+ Cốt truyện giản dị, chú trọng các chi tiết nghệ thuật (Ông thường bắt đầu từ những mảnh nhỏ- nông dân, trí thức, tư thương, trẻ em, phụ nữ,... của cuộc sống đời thường tạo nên những chi tiết nghệ thuật có giá trị).
+ Ông được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỷ XIX.
+ Nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
- Truyện ngắn: “Người trong bao”.
* Bối cảnh hẹp:
+ Viết 1898 trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.
* Bối cảnh rộng:
+ Xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế, u ám, nặng nề của nước Nga cuối thế kỷ XIX.
+ Hoàn cảnh xã hội đẻ ra những con người kỳ quái, điển hình.
II. Đọc-hiểu văn bản:
- Đọc: Giọng chậm, hơi buồn, thoáng chút mỉa mai, châm biếm khi khắc họa chân dung Bê-li-cốp. Chú ý giọng đọc phù hợp với tâm trạng, tính cách của từng nhân vật. Phần cuối tác phẩm, giọng đọc khẩn thiết, sôi nổi, có ý nghĩa thức tỉnh khi các nhân vật nhận ra” không thể sống mãi như thế được”.
- Tóm tắt truyện: Cuộc nghỉ đêm sau chuyến đi săn muộn lại làng Mi-rô-nô-xít-xkoi-ê của bác sĩ I-van I- va-nứt và Bu-rơ- kin kể chuyện về Bê-li-cốp => Chuyện về Bê-li-cốp( chân dung thói quen;”câu chuyện tình yêu” với Va- ren- ca; cuộc nói chuyện với Cô- va-len-cô; cái chết của Bê-li-cốp)=> I-va-nứt kết luận” không thể sống mãi như thế được”.
+ Theo câu chuyện lớn.
+ Theo câu chuyện nhỏ.
=> Truyện lồng trong truyện.
1. Hình tượng nhân vật Bê-li-côp.
a) Ngoại hình:
- Luôn đi dày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông.
- Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì cũng đặt trong bao.
- Giấu mặt sau chiếc áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, kéo mui khi ngồi xe ngựa.
=> Tất cả mọi thứ đều để trong bao, cho vào bao, mang bao: Giày, ủng, kính, ô... => ý nghĩ cũng dấu vào bao.
=> Khát vọng mãnh liệt, thu mình vào bao.
=> Một bức chân dung biếm họa, hài hước, quái dị.
b) Lối sống sinh hoạt:
- Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì.
- Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ trùm chăn kín đầu, cửa sổ đóng kín.
- Thích dạy tiếng Hy Lạp: => Ngợi ca, tôn sùng quá khứ.
- Luôn sống theo những chỉ thị, thông tư.
- Không ý thức được tình trạng bản thân, tự hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình, luôn cho mình là công dân tốt của nhà nước.
- Cách duy trì quan hệ với đồng nghiệp: Kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm gì, 1 giờ sau ra về.
=> Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong vỏ ốc và thấy mãn nguyện về điều đó.
=> Kiểu người trong bao, tính cách trong bao, lối sống trong bao.
=> Nhân vật điển hình.
c) Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-côp tới mọi người:
- Đồng nghiệp, mọi người xung quanh y, cả thành phố nơi y sống đều sợ hãi y, họ xa lánh y, không muốn dây với y.
- Khi Bê-li-cốp chết rồi lối sống đó vẫn ảnh hưởng tới mọi người, cuộc sống vẫn ngột ngạt, bế tắc tù túng.
=> Ảnh hưởng mạnh mẽ, dai giẳng.
è Bêlicốp là một biếm họa, tính cách điển hình, hiện tượng xã hội phổ biến, sản phẩm mang tính quy luật trong lịch sử và là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của thiên tài Sêkhốp.
I. Khởi động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Điều chỉnh, bổ sung
GV: Cho học sinh xem một video về một cách sống của người trẻ Việt Nam hiện nay.
GV: Em có nhận xét gì về lối sống của nhân vật trong video?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Em suy nghĩ gì về cách sống “Người trong bao” và cách sống này có xuất hiện trong giới trẻ Việt Nam không? Tại sao?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nhà văn Sê – khốp và những nét đặc điểm ngoại hình của Bê – li – cốp khi còn sống. Hôm nay chũng ta sẽ tiếp tục phân tích nhân vật Bê – li – cốp để làm rỡ hơn hình tựơng nhân vật người trong bao.
II. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Điều chỉnh, bổ sung
GV: Nhắc lại cho học sinh những nội dung chính của giờ học trước.
GV: Bê-li-cốp sau khi chết được tác giả miêu tả như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Qua lời miêu tả của tác giả em thấy cái chết của Bê – li – cốp đối với chính bản thân y có ý nghĩ gì?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết của Bê – li cốp?
Gợi ý: Nguyên nhân trước mắt, nguyên nhân sâu xa.
GV: Mọi người có thái độ như thế nào trước cái chết của Bê – li – cốp? Tại sao mọi người lại có thái độ như vậy?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Chi tiết cái chết của Bê- li – cốp trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào? Qua cái chết tác giả muốn nhắc nhở điều gì tới bạn đọc?
HS: Suy Nghĩ và trả lời
GV: Hình ảnh cái bao mang ý nghĩa gì?
Gợi ý:
Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa biểu tượng.
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: nhận xét bổ sung
GV: Từ ý nghĩa hình ảnh “cái bao”, em hãy nêu tư tưởng chủ đề của truyện?
HS: Suy nghĩ và trả lời,
GV: Câu nói cuối cùng của bác sĩ I – van I – va – nứt có ý nghĩa như thế nào?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc nghệ thuật nào? (Cách kể chuyện, ngôi kể, giọng kể, xây dựng nhân vật, biểu tượng)
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Ngôi kể thứ 3 tạo nên cái nhìn khách quan cho câu truyện.
- Truyện lồng truyện:
+ Câu truyện lớn: do tác giả kể
+ Câu truyện nhỏ do Bu- rơ – kin kể lại cho bác sĩ I- van nghe về nhân vật Bê-li-cốp.
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết
GV: Qua tìm hiểu tác phẩm em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: chốt ý
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc – Hiểu chi tiết
1.Nhan đề
Nhân vật Bê – li - cốp
a. Bê – li – cốp khi còn sống
b. Bê – li – cốp khi đã chết
* Chân dung
- Vẻ mặt: trông hiền lành, đễ chịu, có vẻ tươi tỉnh hơn có vẻ như vui mừng.
=> Đạt được mục đích của cuộc đời mình.
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân trục tiếp
+ Va trạm với Cô – va – len – cô
+ Bị sốc trước thái độ và tiếng cười diễu cợt của hai chị em nhà Va – ren – ca.
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Đó là cái chết tất yếu của một kiểu người
+ Đó là các giải thoát và thỏa nguyên mong ước của y.
* Thái độ của mọi người
- Bê – li – cốp chết: cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, nhẹ nhàng thoải mái => nặng nề mệt nhọc
- Lí do: Ảnh hưởng dai dẳng và sâu sắc cách sống của Bê – li – cốp. Đã ám ảnh xã hội Nga đương thời.
- Đây là một chi tiết nghệ thuật đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao.
- Đây là một kiểu người, một cách sống nó đã và đang tồn tại là một nguyên nhân làm cho xã hội không thể phát triển.
3. Hình tượng “cái bao”
Nghĩa đen: vật dụng để bao, gói đồ vật , hàng hóa...
- Nghĩa bóng: cuộc đời và số phận của Bê-li-cốp
- Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga. Nước Nga thời ấy phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ vây hãm, ngăn chặn tự do...
3. Hình tượng “cái bao”
Nghĩa đen: vật dụng để bao, gói đồ vật , hàng hóa...
- Nghĩa bóng: cuộc đời và số phận của Bê-li-cốp
- Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga. Nước Nga thời ấy phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ vây hãm, ngăn chặn tự do...
4. Chủ đề tư tưởng của truyện.
- Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với xã hội.
- Lời cảnh báo, kêu gọi mọi người thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể mãi sống hèn nhát, vô vị tự mãn như thế mãi.
5. Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôi kể:Ngôi kể thứ nhất và thứ ba , tạo nên sự khách quan và chân thực .
- Kết cấu: truyện lồng trong truyện.
- Giọng kể : mỉa mai, châm biếm mà bình thản.
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Đối lập giữa các kiểu người.
- Kết thúc truyện có lời bình luận và làm nổi rõ chủ đề cuả truyện.
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung
- Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với “cái bao” chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao”, thức tỉnh “ con người không thể sống mãi thế được
2. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng cho một giai tầng xã hội.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật độc đáo.
.- Giọng điệu kể chuyện một cách châm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay.
*Ghi nhớ( SGK/70)
III. Hoạt động luyện tập.
1. Theo tưởng tượng của anh chị hãy viết một đoạn kết thúc khác cho truyện ngắn người trong bao.
2. Em hãy nhập vai Bê-li-cốp kể lại truyện ngắn người trong bao bằng ngôi kể thứ nhất.
3. Dòng nào sau đây có thể thay thế cho nhan đề của truyện ngắn? Vì sao?
A. Bê - li – cốp
B. Một con người kì quái
C. Không thể sống như thế
D. Câu chuyện nhà kho
E. Người mang vỏ ốc
IV.Hoạt động vận dụng
- Đọc tác phẩm và rút ra bài học cho bản thân mình
V.Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu về ảnh hưởng của xã hội nga cuối thế kỷ XIX ảnh hưởng đến những con người sống trong bao.
- Chuẩn bị bài mới:
1. Ôn lại kiến thức bài tiểu sử tóm tắt.
2. Chuẩn bị các bài tập trong SGK.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 27 Nguoi trong bao_12390582.doc