c. Lời trữ tình ngoại đề:
+ “ Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự thực cao cả Nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trông đôi mắt xa xăm đầy ngỡ ngàng khi chị đi vào cõi chết ”
->Lời Giăng Van-Giăng cảm động đến mức thấu động cả đến tâm hồn của người chết, thánh nhân, người có trái tim của chúa.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Văn bản: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (tiết 2) “trích: Những người khốn khổ” Vích-to huy-gô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 5
TRƯỜNG: THPT LÊ LỢI
Tổ: NGỮ VĂN
Lớp: 11B5
TIẾT:
NGÀY SOẠN: 26/3/2018
NGÀY DẠY: 31/3/2018
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC HÀ
VĂN BẢN: NGƯỜI CẦM QUYỀN
KHÔI PHỤC UY QUYỀN (tiết 2)
“Trích: Những người khốn khổ”
VÍCH-TO HUY-GÔ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền.
- Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ.
- Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.
3. Thái độ
- Phát huy tính chủ động, óc phê phán qua việc khẳng định tình thương cho các em.
- Hình thành cho các em một lối sống cao đẹp.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực đọc hiểu.
- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học.
- Năng lực tự học
II. Phương pháp giảng dạy
Phân tích, bình giảng, đàm thoại.
Câu hỏi gợi ý, phiếu học tập
III. Chuẩn bị
Chuẩn bị của giáo viên
giáo án/ thiết kế bài giảng
Các slides trình chiếu nếu có
Phiếu học tập.
Chuẩn bị của học sinh
Vở soạn bài trước khi đến lớp
Sách giáo khoa
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
+ Hoạt động 1 (khởi động)
Câu 1: Tác phẩm nào không phải là tiểu thuyết của Huy gô?
A. Những người khốn khổ
B. Nhà thờ đức bà Pari
C. Lão Gô-ri-ô
D. Chín mươi ba
Câu 2: Huy Gô được công nhận Danh nhân văn hóa thế giới vào năm nào?
A. 1985
B. 1885
C. 1980
D. Tất cả đều sai
Câu 3: Ai là người đã cứu vớt Giăng-Van-giăng và đưa anh trở thành con người lương thiện.
A. Gia ve
B. Mi-ri-en
C. Ma-ri-uýt
D. Phăng-tin
Câu 4: Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu sau: Hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt.
Đáp án: So sánh, phóng đại.
Lời dẫn: Bằng thủ pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại thì tác giả đã xây dựng nhân vật Gia-ve hiện lên như một con ác thú, là kẻ đại diện cho xã hội chuyên chế, độc ác lúc bấy giờ. Vậy thì buổi học hôm nay tiếp tục tìm hiểu, bám sát theo thể loại tiểu thuyết theo hệ thống nhân vật, chúng ta sẽ tìm hiểu một nhân vật nữa đó là Giăng Van-giăng. Qua nhân vật này, Huy-gô đã gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về lẽ sống, về tình thương vậy những thông điệp đó biểu hiện như thế nào thì cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học này.
+ HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Nhắc lại kiến thức tiết 1.
-GV: Tóm tắt trích đoạn cho HS nắm nội dung.
- GV: Bài tập dự án, GV chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1 tìm hiểu ngôn ngữ, hành động, cử chỉ của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin và Gia-ve khi Phăng-tin còn sống.
- GV: Cho học sinh trình bày trước lớp và nhận xét, chỉnh sửa, chốt ý.
-GV: Cái cúi đầu trước Gia-ve là thấp hèn, sợ hãi hay cao thương?
-GV: Vì sao Giăng Van-giăng không cố gỡ bàn tay của Gia-ve ra khỏi cổ áo? Có phải Giăng Van-giăng yếu đuối không?
-GV: Nhóm 2 Tìm những chi tiết thể hiện lời nói và hành động, cử chỉ của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin và Gia-ve? Khi Phăng-tin qua đời? Qua đó em nhận xét Giăng Van-giăng là con người như thế nào?
- HS: Trình bày sản phẩm, mời nhận xét và GV chốt ý.
-GV: Sau khi Phăng-tin tắt thở thái đội của Giăng Van-giăng thay đổi ra sao đối với Gia-ve?
GV: Hình ảnh Giăng Van-Giăng hiện lên như thế nào qua thái độ của Phăng-tin và bà xơ Xem-pli-xơ?
- GV: Bà xơ đã trong thấy gì khi Giăng Van-giăng ghé tai và thì thầm với Phăng-tin?
-GV: Liệu rằng một người đã chết có thể cười được không?
- GV: Vậy con người ta cười khi nào?
- GV: Cho HS xem video trong nhà thương “ Trích phim Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
-GV: Theo em, Giăng Van-giăng đã nói điều gì với chị khiến chị cười?
-HS: Trả lời theo cảm nhận và suy nghĩ cá nhân.
-GV: Nhận xét
GV: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Giăng Van-giăng còn được thể hiện qua lời trữ tình ngoại đề của tác giả. Em hãy cho biết đó là những lời trữ tình ngoại đề nào? và cho biết ý nghĩa của chúng?
-GV: Giăng Van-giăng hiện lên là con người như thế nào qua lời kể của bà xơ?
GV giảng thêm: Có lẽ nào tin được như thế được không. Một người đàn ông đã phải nếm trải nhiều đau khổ của cuộc đời, một người đàn ông vừa mới phải thú tội, một người đàn ông nếu phải rời khỏi nơi đây là phải trở về với nhà tù, nơi mà đã trở thành ám ảnh, nơi mà ông không bao giờ muốn trở lại một lần nào nữa. Thế nhưng đối với người chết ông đã làm được những điều tuyệt vời này. Điều đó chỉ có thể được làm bằng tình thương của con người dành cho nhau. Tôn chỉ đó Giăng Van-Giăng đã thực hiện trong suốt cuộc đời của mình: lẽ sống là tình thương.
-GV: Theo em chết là gì? Em hiểu thế nào về lời bình thứ 2: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”
-GV: Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng được tác giả thể hiện như thế nào?
-GV: Quay trở lại với nhan đề
“ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” Theo em, ai là người khôi phục uy quyền quyền? Vì sao em cho là như vậy?
HS có thể trả lời tùy ý.
-GV: Có lẽ các em còn nhớ đến câu nói về sức mạnh của Nhà văn Nam Cao rằng: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên chính đôi vai của mình. Và chính Giăng- Van- giăng đã làm được điều đó. Ông cứu vớt và giúp đỡ những con người nghèo khổ và lương thiện.
*Hoạt động 3: Vận Dụng
* Liên hệ: Qua nhân vật Giăng Van-Giăng tác giả muốn gửi đến thông điệp gì của người đọc.
* Liên hệ: Qua nhân vật Giăng van-giăng em học tập được những gì từ đức tính của ông?
* Liên hệ: Em hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ về tình yêu thương giữ con người và con người?
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc hiểu khái quát
2. Đọc-hiểu chi tiết
b. Nhân vật Giăng Van-giăng
b1. Khi Phăng tin còn sống
Đối với Phăng-tin
Đối với Gia-ve
- Chi tiết:
“ Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”
-> Lời nói nhẹ nhàng, điềm tĩnh, không sợ hãi.
- Nhận xét: Sự yêu thương, trân trọng bảo vệ Phăng-tin trong cơn nguy kịch. Đối với Phăng- tin thì Giăng Van-giăng là niềm tin tưởng tuyệt đối.
- Chi tiết:
“ Tôi biết là anh muốn gì rồi”; “ Chị thấy Gia-ve nắm cổ áo ông thị trưởng, chị thấy ông thị trưởng cúi đầu”; “ Giăng Van-giăng không cố gỡ bàn tay hắn nắm cổ áo ông ra”; “ Thưa ông tôi muốn nói riêng với ông câu này”; “ Tôi cầu xin ông một điều”;” nhưng điều này chỉ một mình ông nghe được thôi”; “ Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi cũng được”
-> Hạ giọng, xưng hô thưa ông, cầu xin để giúp Phăng-tin. Nhún nhường trước Gia-ve. Trì hoãn che giấu sự thật để Phăng-tin qua cơn nguy kịch. Cố dành hi vọng cuối cùng để Phăng-tin có thể sống bằng cách không để cô biết sự thật
- Nhận xét: Vì tình thương Giăng Van-giăng hạ mình để cứu lấy Phăng-tin
b2. Khi Phăng tin tắt thở
Đối với Phăng tin
Đối với Gia ve
- Chi tiết: “Giăng Van-giăng bàn tay đỡ lấy trán Trong nét mặt và dáng điệu của ông cho thấy một nỗi thương xót khôn tảông mới cúi ghé lại gần và thì thầm bên tai Phăng-tin”;
“Giăng Van-giăng nâng đầuĐặt ngay ngắn giữa gốithắt lại dây rút cổ áo chị, vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải . Rồi ông vuốt mắt cho chị?
-> Dịu dàng, nhân từ, cao cả
Nhận xét: Sẵn sàng chịu tội sau khi làm mọi thủ tục đưa Phăng-tin vào cõi vĩnh hằng. Thái độ của Giăng-Van-giăng đối với Phăng-tin xuất phát từ tình thương của những người đồng cảnh ngộ,
- Chi tiết: “ Giăng Van-giăng để tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con”; “ Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó” ; Giăng Van-giăng đi tới, giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng”; “ tôi khuyên anh đừng làm phiền tôi lúc này”
-> Không còn nhượng bộ, phẫn nộ, căm phẫn, khiến cho Gia-ve khiếp sợ.
- Nhận xét: Tinh thần đấu tranh, chống cường quyền, bạo lực, bất khuất trước cường quyền.
c. Lời trữ tình ngoại đề:
+ “ Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự thực cao cảNụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trông đôi mắt xa xăm đầy ngỡ ngàng khi chị đi vào cõi chết”
->Lời Giăng Van-Giăng cảm động đến mức thấu động cả đến tâm hồn của người chết, thánh nhân, người có trái tim của chúa.
“Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”
+Bút pháp lãng mạn đã được phát huy cao độ.
+ Cái chết của Phăng-tin không còn bi lụy.
+ Giăng Van-giăng hiện lên với hình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế trở thành hình tượng phi thường lãng mạn.
=> Hình tượng Giăng Van-Giăng hiện lên rất nhân từ, đôn hậu là một bậc thánh nhân. Qua đó, thể hiện quan điểm tư tưởng về niềm tin và con đường cải tạo xã hội của V.Huy-gô: Con đường hướng đến những người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương và lòng nhân ái vô bờ. Cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
III. Tổng kết
- Nghệ thuật:
+ Khắc họa tính cách nhân vật đối lập
+ giàu xung đột kịch tính
+ Thủ pháp nghệ thuật: Phóng đại, so sánh
- Nội dung:
+ Sự đối lập giữ ác quỷ và thánh nhân
+ Ánh sáng của tình thương có sức mạnh đẩy lùi bóng tối, dẫn dắt người cùng khổ đến với cái mà họ khao khát.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TRẦN THỊ NGỌC HÀ
NGƯỜI THỰC HIỆN
HỒ THỊ THU THẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12351527.docx