Giáo án Sinh học 10 Bài 25+26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

I. Sinh sản của vi sinh vật.

1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ.

- Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng hình thức nhân đôi, nảy chồi, một số sinh sản bằng bào tử.

2. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ.

- Sinh sản vô tính :

+ Bào tử kín

+ Bào tử trần

- Sinh sản hữu tính: Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi.

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 25+26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Phú Yên Trường THPT Nguyễn Trường Tộ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc GVHD : Lê Thị Kim Yến SVTT : Trương Thị Kim Thoa Tiết 26: Bài 25+26 SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Mục tiêu bài học. Học xong bài này HS phải: Kiến thức. Nêu được khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật. Trình bày được 4 pha sinh trưởng của vi sinh vật. Phân biệt được nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. Trình bày được các hình thức sinh sản của vi sinh vật (nhân sơ và nhân thực). Kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức. 3. Thái độ. - GD học sinh say mê, hứng thú với môn học. II. Chuẩn bị. Chuẩn bị của GV. - Bảng thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli. - Hình 25. - Phiếu học tập : « Các pha của nuôi cấy không liên tục » Pha Đồ thị Môi trường Quần thể Vi khuẩn Lag Log Cân bằng Suy vong - Đi lên. - Nằm ngang. - Đi xuống. - Chất dinh dưỡng. - Chất dinh dưỡng < chất độc hại. - Chất dinh dưỡng > chất độc hại. - Chất dinh dưỡng = chất độc hại. - Số lượng tế bào sinh ra < chết đi - Hình thành Enzim cảm ứng - Số lượng tế bào chưa tăng. - Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân. - Số lượng tế bào sinh ra = chết đi - Thích nghi với môi trường nuôi cấy. Hình 26.1 ; 26.2 ; 26.3 SGK Chuẩn bị của HS. Xem trước bài. III. Tiến trình bài học. Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Không Bài mới. Vào bài: Thực vật và động vật đều sinh trưởng tăng lên về kích thước, sinh sản để tạo ra cơ thể mới. Vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản như thế nào? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi. + Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật? + Thế nào là thời gian thế hệ? GV yêu cầu HS quan sát bảng sinh trưởng của E.coli và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi lệnh SGK: + Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào của quần thể biến đổi như thế nào? Nt = N0 x 2n Từ số lượng tế bào GV xây dựng công thức tính số lượng của tế bào: Trong đó: . Nt là số tế bào sinh ra trong khoảng thời gian t. . N0 là số tế bào ban đầu . n là số lần phân chia n = t/g (t là thời gian nuôi cấy). + Nếu số lượng tế bào ban đầu (No) không phải là một tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (N) là bào nhiêu? HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi. + Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. + Thời gian thế hệ(g): là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể đó tăng lên gấp đôi. VD: Trong điều kiện thích hợp: . g (VK E. Coli) = 20 phút . g (nấm men bia) = 120 phút . g (VK lao) = 1000 phút - HS quan sát bảng sinh trưởng của E.coli và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi lệnh SGK: + Tăng lên gấp đôi. HS nghe giảng.  HS áp dụng công thức: Nt = N0 x 2n tính được Nt=64.105 tế bào. Khái niệm sinh trưởng. + Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. + Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào của quần thể tăng lên gấp đôi. Hoạt động 2: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Môi trường cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy như thế nào? GV yêu cầu HS quan sát hình, nghiên cứu trả lời câu hỏi: + Nuôi cấy không liên tục gồm mấy pha? GV trình bày các bước của các pha nuôi cấy. GV chia học sinh làm 4 nhóm và phát phiếu học tập. HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. HS quan sát hình 25 SGK, nghiên cứu trả lời câu hỏi: + Nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: . Pha tiềm phát (pha lag) . Pha lũy thừa (pha log) . Pha cân bằng Pha suy vong HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. 1. Nuôi cấy không liên tục. + Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất + Nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: - Pha tiềm phát (pha lag) - Pha lũy thừa (pha log) - Pha cân bằng - Pha suy vong Pha Đồ thị Môi trường Quần thể Vi khuẩn Lag Nằm ngang Chất dinh dưỡng. - Thích nghi với môi trường nuôi cấy - Hình thành Enzim cảm ứng - Số lượng tế bào chưa tăng Log Đi lên Chất dinh dưỡng > chất độc hại. Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân Cân bằng Nằm ngang Chất dinh dưỡng = chất độc hại Số lượng tế bào sinh ra = chết đi Suy vong Đi xuống Chất dinh dưỡng < chất độc hại Số lượng tế bào sinh ra < chết đi + Vậy, để thu được số lượng VSV tối đa thì nên dừng ở pha nào? Vì sao? + Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì ? +Ý nghĩa của nuôi cấy liên tục ? + Pha cân bằng. Số lượng vi khuẩn lớn nhất. + Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. + Sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, axit min, enzim, kháng sinh, hoocmon, 2. Nuôi cấy liên tục. - Trong nuôi cấy liên tục thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định, quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng liên tục, dịch nuôi cây có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định. Hoạt động 3. Tìm hiểu các hình thức sinh sản của vi sinh học GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin về sinh sản của vi sinh vật nhân sơ SGK, trả lời câu hỏi: + Vi sinh vật nhân sơ có những hình thức sinh sản nào? + Hình thức phân đôi thường gặp ở nhóm đối tượng nào ? + Hãy mô tả diễn biến của sự phân đôi ở vi khuẩn? - GV giảng giải cho HS hình thức tạo thành bào tử, và nảy chồi ở vi sinh vật nhân sơ. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sinh sản của vi sinh vật nhân thực trả lời câu hỏi.. + Vi sinh vật nhân thực có những hình thức sinh sản nào? + Hãy nêu các kiểu sinh sản bằng bào tử ở vsv nhân thực + Hãy cho ví dụ 1 số vsv nhân thực sinh sản bằng bào tử. + Hãy cho ví dụ về vi sinh vật sinh sản bằng cách phân đôi và nảy chồi? + GV lưu ý: Trùng đế giày còn có hình thức sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. + Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử. Giai đoạn Đặc điểm Bước 1 Màng sinh chất gấp nếp tạo thành mêzôxôm. Bước 2 ADN nhân đôi tựa trên mêzôxôm. Bước 3 Hình thành vách ngăn, tạo thành 2 VK mới. + Đối tượng: chủ yếu ở vi khuẩn. + HS mô tả: HS lắng nghe. HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi. + Phân đôi, nảy chồi, bằng bào tử. + Bào tử kín, bào tử trần, giảm phân. + Nấm mốc ( nấm mốc Mucor) sinh sản bào tử kín; Nấm Penicillium sinh sản bằng bào tử trần. + Phân đôi : tảo lục, tảo mắt, trùng đế giày, nấm men,..; Nảy chồi : nấm men rượu, Sinh sản của vi sinh vật. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ. Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng hình thức nhân đôi, nảy chồi, một số sinh sản bằng bào tử. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ. Sinh sản vô tính : + Bào tử kín + Bào tử trần Sinh sản hữu tính: Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi. Củng cố. GV củng cố bài học bằng câu hỏi: Câu 1: Dạ dày và ruột của người là môi trường sống của rất nhiều VSV. Theo em đó là môi trường nuôi cấy liên tục hay không liên tục đối với chúng? Tại sao? Trả lời: Là môi trường nuôi cấy liên tục. Vì: Dạ dày và ruột thường xuyên được cung cấp thức ăn đồng thời cũng liên tục được thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất bao gồm cả VSV. Thứ tự các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục: a. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha suy vong, pha cân bằng. b. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong. c. Pha tiềm phát, pha cân bằng, pha lũy thừa, pha suy vong. d. Pha lũy thừa, pha suy vong, pha cân bằng, pha tiềm phát. 3) Phát biểu nào sau đây sai: a. Trong môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí...) VSV cũng trải qua 4 pha như trong nuôi cấy không liên tục. b. Phương pháp nuôi cấy không liên tục được sử dụng để nghiên cứu sự sinh trưởng của vi sinh vật. c. Nuôi cấy liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho VSV kéo dài pha lũy thừa. d. Làm sữa chua là hình thức nuôi cấy không liên tục. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ. - Chuẩn bị trước bài 27 : “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 25 Sinh truong cua vi sinh vat_12300479.docx
Tài liệu liên quan