Giáo án Sinh học 11 cơ bản học kì 2 – Trường THPT Trưng Vương

B – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Tiết 38 – Bài 37:

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được quan hệ giữa ST và PT qua biến thái và không qua biến thái của ĐV.

- Phân biệt được ST, PT qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.

- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.

3. Thái độ: Có ứng dụng kiến thức về biến thái vào chăn nuôi và trồng trọt: diệt trừ sâu bọ đúng thời điểm

II. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Tranh vẽ phóng to H37.1: Quá trình phát triển phôi thai ở người;

H 37.2: Sơ đồ phát triển không qua biến thái ở người;

H 37.3: Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm;

H 37.4: Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu;

HS: Ôn lại kiến thức về biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn, các giai đoạn phát triển ở cơ thể người.

 

doc49 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 11 cơ bản học kì 2 – Trường THPT Trưng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài gồm: + Gỗ lõi (ròng): gồm các TB gỗ già, làm giá đỡ cây. + Gỗ dác: lớp gỗ trẻ, vận chuyển nước, các ion khoáng. III- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng: 1- Nhân tố bên trong: - Đặc điểm di truyền, thời kì ST. - Hocmon thực vật: + Chất kích thích ST: Auxin, Giberêlin, Xitôkinin. + Chất kìm hãm ST: Axit abxixic, chất phênol. 2- Các nhân tố bên ngoài: - Nước. - Ánh sáng. - Nhiệt độ. - Nồng độ O2. - Dinh dưỡng khoáng. 4. Củng cố(5’): GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ phần tóm tắt sgk. Trả lời câu hỏi: - Phân biệt chức năng của các loại mô phân sinh?( Mô phân sinh đỉnh giúp cây sinh trưởng sơ cấp ; mô phân sinh bên giúp cây sinh trưởng thứ cấp; mô phân sinh lóng giúp lóng sinh trưởng dài ra). - Sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp có ở lớp cây nào? Vì sao? Trả lời: - Sinh trưởng sơ cấp chỉ có ở cây Một lá mầm và Hai lá mầm, vì chỉ chúng đều có mô phân sinh đỉnh. - Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây Hai lá mầm, vì chỉ cây Hai lá mầm mới có mô phân sinh bên. - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: Các chỉ tiêu Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp 1- Khái niệm Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao) của thân, rễ. Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ. 2- Dạng cây Một lá mầm (VD: lúa, ngô, mía, kê, tre nứa, cỏ, sả) và chóp thân Hai lá mầm khi còn non. Hai lá mầm (VD: bạch đàn, mít, phượng, long não, xà cừ,..) . 3- Nơi sinh trưởng Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên (tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch). 4- Đặc điểm bó mạch Xếp lộn xộn Xếp chồng chất 5- Kích thước thân Bé Lớn 6- Dạng sinh trưởng Sinh trưởng chiều cao Sinh trưởng bề ngang 7- Thời gian sống 1 năm Nhiều năm 5. Dặn dò(1’): Học bài và xem trước bài 35: “ Hocmon thực vật” IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung: GV cho học sinh sưu tầm các tranh về sinh trưởng của thực vật. Ngày soạn: 22/01/2019 Tiết 36 – Bài 35: HOCMON THÖÏC VAÄT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được hoocmon TV (phitôhoocmon) là gì, những đặc điểm chung của hoocmon TV. - Trình bày được các chất điều hoà ST (phitôhoocmôn) có vai trò điều tiết sự ST, PT. - Nêu được ứng dụng chất điều hoà ST trong sản xuất nông nghiệp. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan. - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa. 3. Thái độ: - Các chất điều hòa ST nhân tạo do không bị enzim phân hủy sẽ tích tụ nhiều trong nông sản, đất, nước, không khí, gây độc hại cho nông sản, ảnh hưởng sức khỏe của con người. - Vận dụng những hiểu biết về hoocmon vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp để đạt năng suất cao. II. Chuẩn bị của GV và HS: GV: - Tranh hình 35.3: Ảnh hưởng của kinetin đến sự hình thành chồi ở mô callus. - Một số tranh ảnh về ứng dụng của hoocmon thực vật. - Phiếu học tập 36.1: Hoocmon kích thích; 36.2: Hoocmon ức chế. HS: Đọc trước bài 35 SGK. Tìm hiểu về vai trò của hoocmon trong đời sống thực vật. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ (5’): Hãy nêu những đặc điểm ST sơ cấp và ST thứ cấp ở thực vật ? 3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề: Những loại hocmon nào ảnh hưởng đến sự ST và PT của thực vật ? Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5’ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Hocmon - GV vấn đáp: H: Hocmon thực vật là gì? H: Gồm mấy loại ? - GV: Có 5 loại hocmon thực vật và tuỳ vào mức độ kích thích hay ức chế mà phân thành: + Hocmon kích thích. + Hocmon ức chế. - HS đọc thông tin sgk, phân tích trả lời: + khái niệm hocmon. + có 2 loại: kích thích và ức chế. I- Khái niệm hoocmon TV (phitôhoocmon) Là các chất hữu cơ được sản sinh ra với một lượng rất nhỏ, có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây. 15’ Hoạt động 2: Tìm hiểu hocmon kích thích - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II trang 139 + 140 SGK. - Quan sát các hình 35.1; H.35.2; H.35.3. - GV phát PHT, cho HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT. Yêu cầu: hiểu các chất kích thích ST: nơi hình thành và tác dụng. - GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, và chỉnh sửa đáp án. - Cá nhân HS đọc thông tin sgk. - Quan sát hình vẽ. - Thảo luận nhóm hoàn thành PHT, thống nhất ghi vào ô chung. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. II- Hocmon kích thích: - Quá trình ST được điều hòa bởi các hoocmon TV bao gồm hai nhóm: Nhóm kích thích ST (AIA, GA) và nhóm ức chế ST (AAB, etilen). Loại hocmon Nơi hình thành Tác động sinh lí Ứng dụng Auxin (AIA) Có ở mô phân sinh chồi ngọn, lá mầm và rễ; phôi trong hạt. - Kích thích thân, rễ kéo dài. - Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên. - Gây hiện tượng hướng động - Phát triển quả, tạo quả không hạt. - Ức chế sự rụng lá, quả, ra rễ. - Kích thích ra rễ, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô TB. - Auxin tổng hợp nhân tạo: 2,4 D, ANA,. Giberelin (GA) Có ở cơ quan còn non như lá non, quả non, hạt đang nảy mầm, phôi đang ST. - Kích thích thân mọc cao, lóng vươn dài. - Phá trạng thái ngủ, nghỉ của hạt. - Kích thích ra hoa, tạo quả sớm, không hạt. - Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ. Kích thích nảy mầm, tạo quả không hạt, kích thích ST chiều cao, tăng tốc độ phân giải tinh bột. Xitôkinin Các TB đang phân chia ở rễ, lá non, quả non. - Kích thích phân chia tế bào mạnh. - Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sự phát triển chồi bên. - Ngăn sự hóa già. - Kích thích nảy mầm, nở hoa. Phá ngủ ở khoai tây, nuôi cấy mô. - GV nhấn mạnh: auxin và xitôkinin là thành phần bắt buộc trong nuôi cấy mô TB. Xitôkinin chỉ thể hiện tác động phát triển chồi khi có mặt của auxin. H: Khi sử dụng các hocmôn nhân tạo cần chú ý gì? Vì sao? - Người ta sử dụng các hocmôn ST trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thu hoạch, thu hoạch đồng loạt, tạo cây non sớm trong công nghệ TBTV, tạo cây cảnh + Tránh dùng các nông phẩm trực tiếp làm thức ăn. Vì enzim phân giải nên chúng sẽ tích luỹ lại nhiều trong nông phẩm và có thể gây độc hại cho con người. 10‘ Hoạt động 3: Tìm hiểu hocmon ức chế - Yêu cầu HS đọc thông tin. - Phát phiếu học tập số 36.2. - GV cho thảo luận toàn lớp và điều chỉnh thống nhất ý kiến chung. H: Quan sát hình 35.4 và cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì? - HS đọc thông tin. Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. + Quả cà chua chín giải phóng êtilen sẽ kích thích quá trình chín của cà chua xanh được xếp chung. III- Hocmon ức chế: Hoocmon Nơi hình thành Tác động sinh lí Ứng dụng Axit abxixic (AAB) Chủ yếu ở lá, có ở cơ quan đang hóa già. - Ức chế sinh trưởng cành, lóng. - Gây rụng lá, quả. - Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn. - Kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt. Kích thích tạo quả trái vụ ở dứa, thúc quả chín nhanh. Êtilen Có ở quả chín, lá già. - Thúc đẩy quá trình chín của quả - Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân củ. - Làm rụng lá, quả. Kích thích rụng lá. Tương quan AAB/GA: điều tiết hoạt động ngủ của hạt, chồi. Chất làm chậm ST Tổng hợp nhân tạo Ức chế sinh trưởng nhưng không thay đổi đặc tính sinh sản ® làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ... Chất diệt cỏ Tổng hợp nhân tạo. Phá hoại màng TB, ức chế quang hợp, làm chậm quá trình phân bào,....... 5‘ Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tương quan hocmon thực vật - GV: Sự phân chia hocmon thành các nhóm ức chế và kích thích chỉ mang tính tương đối. Auxin là chất kích thích điển hình ở nồng độ thấp nhưng nồng độ cao trở thành chất ức chế. Axit abxixic và êtylen trong một số trường hợp có tác động kích thích. - GV cho HS đọc thông tin. Vấn đáp nhanh: H: Có những mối tương quan nào giữa các hocmon thực vật? Nêu ví dụ. - HS đọc thông tin, tóm tắt: + Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế: VD: GA/ AAB: GA thấp, AAB cao nhất trong hạt khô; trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và AAB giảm mạnh. + Tương quan giữa các hoocmon kích thích. VD: Trong nuôi cấy mô: AIA/xitôkinin: khi ưu thế về AIA ® ra rễ, ngược lại, ưu thế về xitôkinin ® ra chồi. IV- Tương quan hocmon thực vật: - Tương quan hocmôn kích thích và hocmôn ức chế: GA/AAB. - Tương quan giữa hocmôn kích thích: Auxin/xitôkinin. 4. Củng cố(5’): Ghép tên hocmôn với ứng dụng. Hocmôn Ứng dụng Trả lời 1. Auxin A. Ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá 1. D 2. Gibêrin B. Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa 2. E 3. Xitôkinin C. Kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo hạt 3. C 4. Êtilen D. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tính) và kích thích sinh trưởng của chồi non 4. B 5. Axit abxixic E. Phá ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và tạo quả không hạt 5. A H: Các hoocmôn ức chế sẽ ức chế quá trình nào? Có thể kích thích quá trình nào? Trả lời: Các hocmôn ức chế → ức chế quá trình ST. Có thể kích thích quá trình phát triển. Cân bằng chung: Khi các hocmôn kích thích chiếm ưu thế (ở giai đoạn non) → cây ST sinh dưỡng mạnh. Khi hocmôn ức chế chiếm ưu thế → cây ST sinh sản mạnh. 5. Dặn dò(1’): - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân cần phải sử dụng hoocmôn thực vật như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? - Tại sao cây lúa nước sâu (lúa ngoi) có thể luôn ngoi lên trên mặt nước khi nước lũ tràn về (25cm/ngày)? - Xem trước nội dung bài “Phát triển ở thực vật” IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung: GV cho học sinh sưu tầm các tranh về sự sinh trưởng của thực vật. Ngày soạn: 24/01/2019 Tiết 37 – Bài 36: PHAÙT TRIEÅN ÔÛ THÖÏC VAÄT COÙ HOA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm về sự PT của TV. Phân biệt được khái niệm ST, PT và mối liên quan giữa chúng. - Mô tả sự xen kẻ thế hệ trong chu trình sống của thực vật. - Trình bày được khái niệm về hoocmon ra hoa (florigen). - Biết được phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích chu kì quang có tác động đến sự ra hoa. - Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín. - Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày và đêm. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan. - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa. 3. Thái độ: - Ứng dụng kiến thức về chu kì quang vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo mùa vụ). - Biết ứng dụng những kiến thức về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật vào sản xuất trồng trọt để nâng cao năng suất cây trồng. II. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Tranh phóng to H 36: Cây cà chua ra hoa khi đã đạt đến tuổi xác định. HS: Đọc trước bài 36 trang 6 SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’ ):  Hoocmôn TV là gì? Có các nhóm hoocmôn TV nào? Nêu tác động sinh lí đối với cây của auxin, êtilen. Trả lời: - Khái niệm hoocmôn thực vật: - Có 2 nhóm hoocmôn thực vật là hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế. - Tác động sinh lí + Auxin: Kích thích ra rễ, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt + Êtilen: ức chế sinh trưởng nên thúc đẩy quả chín, lá rụng 3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề: Hạt nảy mầm, ra rễ có phải là quá trình sinh trưởng không? Vì sao? Đó là quá trình PT. Phát triển có gì khác với ST, chúng có quan hệ thế nào? Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8’ 20’ 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phát triển ở thực vật - GV yêu cầu HS đọc phần I. - GV kiểm tra kiến thức: H: Phát triển ở thực vật là gì? H: Mối liên quan giữa ST và PT? - GV tiếp tục sử dụng tranh 36 phóng to. Giới thiệu về mối tương tác giữ hai quá trình ST và PT. - Yêu cầu HS đọc kĩ mục III. H: Ở cây cà chua từ có 9 lá đến có 14 lá đã trải qua quá trình nào? H: Hãy phân tích về mối quan hệ trên. GV lưu ý: Sự xen kẻ thế hệ trong chu trình sống của thực vật có hoa. Đó là sự xen kẻ thế hệ lưỡng bội 2n và thế hệ đơn bội 1n. Chuyển ý: ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín: từ g/đoạn ST – PT dinh dưỡng sang ST – PT sinh sản, chịu sự chi phối của các nhân tố nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu những nhân tố chi phối sự ra hoa - GV yêu cầu HS quan sát H.36 trang 143 SGK + đọc thông tin mục II, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi : H: Có những nhân tố nào chi phối sự ra hoa ở TV? H: Tuổi cây liên quan đến sự ra hoa như thế nào? Cho ví dụ? H: Những điều kiện ngoại cảnh nào ảnh hưởng đến sự ST và PT ở TV? Cho VD cụ thể? H: Nêu bản chất và tác dụng của hocmon ra hoa? H: Thế nào là quang chu kì ? - GV: Thực tế, nhiều loài đến tuổi ra hoa (đủ số lá) vẫn không ra hoa nếu điều kiện nhiệt độ hoặc ánh sáng chưa thích hợp. H: Dựa theo quang chu kì, chia TV thành mấy nhóm ? H: Phân tích sự ra hoa của chúng? H: Yếu tố quyết định quang chu kì? H: Xuân hoá là gì? Ứng dụng. H: Phytocrôm có liên quan gì đến sự nở hoa? - GV giới thiệu nhanh: Phytocrôm tồn tại ở hai dạng: + Pđ (hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng 660nm). + Pđx (hấp thụ ánh sáng đỏ xa có bước sóng 730nm). Hai dạng này chuyển hoá thuận nghịch. H: Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp? H: Hoocmôn ra hoa là gì? hình thành ở đâu ? tác dụng thế nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu Ứng dụng của sinh trưởng và phát triển GV cho HS thảo luận, vận dụng kiến thức thực tế, trả lời : H: Nêu các ứng dụng trong thực tiễn trồng trọt bằng các ví dụ cụ thể minh họa ? Trong thực tế nông nghiệp, trồng cây dựa vào yêu cầu ánh sáng cho phép nhập nội, chuyển vùng trồng cây với điều kiện quang hợp nhân tạo. - Cá nhân HS đọc thông tin, trả lời. + Phát triển bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: ST, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. - HS quan sát hình 36. Nắm vững mối tương tác lẫn nhau của hai quá trình này trong chu trình sống của TV. - Đọc thông tin sgk. - 1 – 2 HS phân tích trên tranh, các HS khác bổ sung. + Phát triển bao gồm ba quá trình: Sinh trưởng, phân hoá tế bào, hình thành cơ quan mới. + Cây cà chua 9 lá lớn ® 14 lá với chùm hoa ở đỉnh: Có sự ST (tăng kích thước cao lớn) đồng thời với có sự hình thành các lá mới và hoa do kết quả phân hoá TB và phát sinh hình thái (PT) → ST gắn với PT, PT được thực hiện trên cơ sở của ST. - HS quan sát tranh. Thảo luận nhóm, thực hiện lệnh. + Tuổi của cây một năm được tính theo số lá. + Tuỳ đặc điểm DT của giống, loài cây → đủ điều kiện như: tỉ lệ C/N thích hợp, tương quan hoocmon (giberelin – kích thích hình thành thân mang hoa, hoocmon tạo hoa là antêzin giả thiết) + Ra hoa vào nhiệt độ thấp. Nhiều loài cây chỉ ra hoa kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc xử lí nhiệt độ thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân. + Là sự ra hoa phụ thuộc độ dài ngày và đêm. VD: lúa mì ra hoa trong điều kiện ngày dài. Cà phê, chè ra hoa trong điều kiện ngày ngắn + 3 nhóm chính: Cây trung tính; Cây ngày dài; Cây ngày ngắn. + Là sắc tố tiếp nhận kích thích quang chu kì và ánh sáng, có vai trò với sự đóng mở khí khổng. + Khi ở quang chu kì thích hợp lá cây hình thành hoocmon ra hoa (florigen) ® vận chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành ® kích thích ra hoa. + Hocmôn ra hoa là những chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa. - Các nhóm tập trung thảo luận nội dung: * Ứng dụng kiến thức về phát triển. + Nông nghiệp: dùng giberelin thúc hạt, củ nảy mầm sớm; kích thích cây ra hoa,.. ; dùng ánh sáng nhân tạo → cây ra hoa trái vụ,.Auxin/ Xitokinin: nuôi cấy mô → gây dựng lại 1 số giống lan quý; ngừng tưới nước cho Xoài khi đâm chồi để chồi bung ra thành chồi hoa. + Lâm nghiệp: điều tiết ST cây trong rừng + Trong công nghệ rượu bia: Sử dụng giberelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha. * Ứng dụng kiến thức về phát triển. - Xuân hoá: biến lúa mùa đông thành lúa mùa xuân → tiết kiệm thời gian, tăng năng suất. - Quang kì, phitôcrôm: ra hoa trái vụ. I. Khái niệm phát triển: - Phát triển: quá trình biến đổi về chất lượng cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào, mô, cơ quan làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt. - Mối liên quan giữa ST và PT: + Hai quá trình liên tiếp xen kẽ nhau. + Sự biến đổi về số lượng của ST ở rễ, thân, lá → thay đổi về chất lượng hoa, quả, hạt. - TV có hạt 1 năm chu kì sinh trưởng và sinh sản bắt đầu từ hạt nảy mầm → tạo hạt mới. II. Những nhân tố chi phối sự ra hoa: 1. Tuổi của cây. Sự ra hoa liên quan đến tuổi cây. VD: Cà chua được 14 lá → ra hoa. 2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì: a, Nhiệt độ: - Nhiệt độ, ánh sáng, CO2, chất khoáng → ảnh hưởng sự ra hoa. + Ngày ngắn: + Ngày dài: - Hiện tượng ra hoa ở nhiệt độ thấp gọi là xuân hoá. b, Quang chu kì: - Là thời gian chiếu sáng xen kẽ tác động sự ra hoa, rụng lá, tạo củ. * Có 3 loại cây: + Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng < 12 giờ). + Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ). + Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). c, Phitôcrôm: là sắc tố enzim cảm nhận quang chu kì có ở chồi mầm, chóp lá mầm. - có 2 dạng: P660 (Pđ): hấp thụ ánh sáng đỏ và P730 (Pđx): hấp thụ ánh sáng đỏ xa, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. 3. Hocmon ra hoa (florigen): - Bản chất: Gibêrelin + Antêzin. - Tác động: Lá tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen kích thích ra hoa. * Quá trình tác động diễn ra theo sơ đồ: Nhân tố môi trường → Hocmôn thực vật → bộ máy di truyền → giới tính (đực, cái). III. Ứng dụng sinh trưởng – phát triển: - Nông nghiệp: mùa vụ, luân canh, xen canh, nhập nội - Lâm nghiệp: Điều tiết tán che cho hạt nảy mầm - Công nghiệp: sử dụng hoocmon trong công nghệ thực phẩm 4. Củng cố(5’): HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm: 1. Lúc nào thì cây ra hoa? 2. Loại chất nào của cây có liên quan tới sự ra hoa? A. Gibêrelin B. Xitôkinin C. Xitôcrôm D. Phitôcrôm 3. Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào: A. Độ dài ngày đêm B. Tuổi của cây C. Độ dài ngày D. Độ dài đêm 4. Thời điểm ra hoa ở thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo: A. Chiều cao của thân B. Đường kính gốc C. Theo số lượng lá trên thân D. cả A, B và C 5. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là: A. Diệp lục b B. Carotenoit C. Phitocrom D. diệp lục a, b và phitocrom H: Vì sao thắp đèn vào ban đêm thì cây thanh long ra hoa, ngược lại cây hoa cúc lại chậm ra hoa? → Thắp đèn vào ban đêm là tạo ngày dài làm thanh long ra hoa vì chúng là cây ngày dài, còn cây hoa cúc sẽ không ra hoa vì chúng là cây ngày ngắn. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 3,4 trang 146 SGK. ( Đáp án 3-C, 4-C ). 5. Dặn dò(1’): Học bài và xem trước bài 37: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung: Ánh sáng đỏ (P660 nm): kích thích cây ngày dài ra hoa, kìm hãm cây ngày ngắn ra hoa. Ánh sáng đỏ xa (P730 nm): kích thích cây ngày ngắn ra hoa, kìm hãm cây ngày dài ra hoa. Ngày soạn: 26/01/2019 B – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Tiết 38 – Bài 37: SINH TRÖÔÛNG VAØ PHAÙT TRIEÅN ÔÛ ÑOÄNG VAÄT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được quan hệ giữa ST và PT qua biến thái và không qua biến thái của ĐV. - Phân biệt được ST, PT qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan. - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa. 3. Thái độ: Có ứng dụng kiến thức về biến thái vào chăn nuôi và trồng trọt: diệt trừ sâu bọ đúng thời điểm II. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Tranh vẽ phóng to H37.1: Quá trình phát triển phôi thai ở người; H 37.2: Sơ đồ phát triển không qua biến thái ở người; H 37.3: Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm; H 37.4: Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu; HS: Ôn lại kiến thức về biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn, các giai đoạn phát triển ở cơ thể người. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ (5’):  Sinh trưởng và phát triển ở thực vật là gì? Mối quan hệ giữa ST và PT. Trả lời: - Là quá trình biến đổi về chất lượng (cấu trúc và chức năng sinh lí) các thành phần TB, mô, cơ quan làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt. - Mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống TV. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt. 3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề: ST và PT ở ĐV về bản chất giống như ở TV nhưng có những điểm khác biệt, những điểm khác đó thể hiện như thế nào? Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ 8’ 12’ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk vận dụng kiến thức cũ thảo luận, trả lời: H: Thế nào là ST ở ĐV ? Cho VD. H: Phát triển là gì ? Nêu VD minh họa về phát triển ở ĐV. H: Thế nào là biến thái ? - GV nhận xét, bổ sung → kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu phát triển không qua biến thái GV cho HS thảo luận, vận dụng kiến thức thực tế, trả lời : H: Căn cứ vào đâu để phân biệt PT không qua biến thái ? H: Ví dụ minh họa ? - GV giới thiệu hình 37.1, 37.2, 37.3 và 37.4 → Yêu cầu HS phân biệt : PT ở ĐV thường trải qua 2 giai đoạn: + ĐV đẻ trứng: phôi và hậu phôi. + ĐV đẻ con: phôi thai và sau sinh. Hoạt động 3: Tìm hiểu phát triển qua biến thái GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III + quan sát H 37.3 trang 149 SGK, vận dụng kiến thức thực tế hoàn thành PHT Kiểu biến thái Đặc điểm Ví dụ Hoàn toàn Không hoàn toàn - Trên cơ sở đó HS hình thành khái niệm về: H: Biến thái hoàn toàn ? H: Biến thái không hoàn toàn ? Câu hỏi bổ sung: H: Nêu các đặc điểm chứng minh bướm khác hẳn với sâu bướm? H: Nêu các đặc điểm chứng minh sự khác biệt giữa các lần lột xác ở châu chấu là không lớn? H: ST và PT ở động vật có gì khác ST và PT ở thực vật? → TV và ĐV đều trải qua quá trình ST và PT, nhưng diễn biến và kết quả của ST và PT khác nhau. + Kết quả ST và PT ở TV tạo rễ, thân, lá, hoa quả hạt và hình thái của cây. + Kết quả ST và PT ở ĐV tạo ra các cơ quan, hệ cơ quan và hình thái của cơ thể. - HS tìm hiểu thông tin, phân tích và trả lời: + Khái niệm ST ở ĐV. Cho VD. + Khái niệm PT ở ĐV. Nêu VD. + Biến thái. + Mối quan hệ giữa ST và PT ở ĐV. - HS trả lời, bổ sung. - HS thảo luận, vận dụng kiến thức thực tế, nêu được: + Căn cứ vào quá trình biến đổi con non → con trưởng thành. VD: các loài ĐV có xương sống và 1 số ĐV không xương sống như cá, chim, bò sát, gà,. + Đặc điểm của kiểu biến thái không hoàn toàn. - HS quan sát các tranh hình + thảo luận nhóm hoàn thành PHT, nêu được: + Biến thái hoàn toàn: con non (ấu trùng) cấu tạo khác hoàn toàn con trưởng thành. VD: ếch nhái, sâu, bướm, tằm, ruồi, ong, + Biến thái không hoàn toàn: Giai đoạn ấu trùng # con trưởng thành nhưng trải qua nhiều lần lột xác. VD: tôm, cua, châu chấu, cào cào, gián, - Các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung. - Bướm có cánh, bay được, sống bằng mật hoa nên chỉ có enzim tiêu hóa đường Sâu bướm không cánh, không bay, ăn lá, thân cây nên có nhiều enzim tiêu hóa - Ấu trùng có các bộ phận (cánh, chân, râu, ) giống con trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn; thức ăn và enzim cơ bản giống nhau. I- Khái niệm: 1- ST ở động vật: - Sự tăng thêm về kích thước, khối lượng cơ quan và cơ thể. - Tổng hợp, tích lũy chất → tăng kích thước TB. - Phân bào → tăng số lượng tế bào. VD: Ở người, trẻ sơ sinh nặng 3kg → Trưởng thành: 50 – 60 kg. 2- PT ở động vật - Quá trình biến đổi bao gồm: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. VD: Ở người, hợp tử qua 8 ngày phát triển thành phôi vị làm tổ trong dạ con. 9 tháng 10 ngày → cơ thể. 13 – 14 tuổi dậy thì, có khả năng sinh sản. - ST và PT ở ĐV có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái. - Biến thái: sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của ĐV sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. II- Phát triển không qua biến thái - Kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí giống con trưởng thành. + Giai đoạn phôi thai: hợp tử phân chia → phôi. + Giai đoạn sau sinh: không có biến thái. VD: Gà con # gà trưởng thành. - Các loài ĐV có xương sống và 1 số ĐV không xương sống như cá, chim, bò sát, gà, thú, . III- Phát triển qua biến thái 1- Biến thái hoàn toàn: - Kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. + Giai đoạn phôi: Hợp tử phân chia. + Giai đoạn phát triển hậu phôi con non (ấu trùng) cấu tạo khác hoàn toàn con trưởng thành. VD: Trứng → sâu non → nhộng → bướm. Trứng → nòng nọc → ếch. 2- Biến thái không hoàn toàn: - Kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. + Giai đoạn phôi: Hợp tử phân chia. + Giai đoạn phát triển hậu phôi, con non qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA SINH 11 HK 2 - 18-19 GIANG mới.doc
Tài liệu liên quan