1. Khái niệm
- Lấy ví dụ, kết hợp hình 38.1, phân tích, giúp học sinh thấy được khái niệm kích thước quần thể.
- Kích thước quần thể dao động ở những trị số nào ?
- Thế nào là kích thước tối thiểu ?
- Thế nào là kích thước tối đa ?
- Lấy ví dụ ?
- Hậu quả kích thước quần thể quá nhỏ hoặc quá lớn?
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể ?
- Liên hệ việc săn bắn quá mức dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật.
2. Các nhân tố gây ra sự biến động kích thước qthể
- Kể tên các nhân tố trực tiếp gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể ?
- Biểu diễn bằng côngthức tổng quát ?
- Vai trò của từng nhân tố trong việc làm thay đổi kích thước quần thể ?
- Nói thêm về chủ số mức sống sót: Ss = 1 - D
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 Bài 53: Các đặc trưng cơ bản của quần thể (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55 Bài 53: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ (tt)
Ngày soạn:14.03.18
Ngày dạy: 13.03.18
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, khả năng đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường.
3. Thái độ * Tích hợp giáo dục môi trường- ƯPBDKH
-Bảo vệ môi trường sống, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-Giới hạn số lượng cá thể của QTSV phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Môi trường sống thuận lợi, gia tăng số lượng cá thể trong QT.
II. CHUẨN BỊ
-Tranh phóng to các hình 53.1-53.3.
-Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng của quần thể tảo.
II. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định
-Ổn định trật tự.
-Kiểm diện: sổ đầu bài.
2. Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là tuổi của quần thể ? Cho biết tỉ lệ giữa 3 nhóm tuổi sinh thái trong tháp tuổi của quần thể trẻ, ổn định và già ?
3. Bài mới
III. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khái niệm
- Lấy ví dụ, kết hợp hình 38.1, phân tích, giúp học sinh thấy được khái niệm kích thước quần thể.
- Kích thước quần thể dao động ở những trị số nào ?
- Thế nào là kích thước tối thiểu ?
- Thế nào là kích thước tối đa ?
- Lấy ví dụ ?
- Hậu quả kích thước quần thể quá nhỏ hoặc quá lớn?
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể ?
- Liên hệ việc săn bắn quá mức dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật.
2. Các nhân tố gây ra sự biến động kích thước qthể
- Kể tên các nhân tố trực tiếp gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể ?
- Biểu diễn bằng côngthức tổng quát ?
- Vai trò của từng nhân tố trong việc làm thay đổi kích thước quần thể ?
- Nói thêm về chủ số mức sống sót: Ss = 1 - D
3. Sự tăng trưởng kích thước quần thể
- Sự tăng trưởng của quần thể là gì ?
- Sự tăng trưởng của quần thể tuân theo những dạng nào?
- Đọc thông tin SGK và hoàn thành bảng:
Điểm so sánh
Tăng trưởng theo tiềm năng SH
Tăng trưởng thực tế
Điều kiện mt
Đặc điểm sh
→ Tổng hợp, phân tích thêm.
- Nếu gọi b là tốc độ sinh sản riêng tức thời; d: tốc độ tử vong; r: là hệ số thì công thức tăng trưởng riêngtức thời được viết như thế nào ?
- Nhận xét mối quan hệ của các chỉ số trên ?
- Trong điều kiện môi trường lý tuởng, dạng đường cong tăng trưởng ? Biểu thức ?
- Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, dạng đường cong tăng trưởng ? Biểu thức ?
→ Kết luận, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa.
- Tham khảo SGK, nêu được khái niệm.
- Tham khảo SGK, nêu được khái niệm.
- Lấy được ví dụ ngoài SGK.
- Phân tích được hậu quả.
- Phụ thuộc: sức ss, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể của quần thể sinh vật.
- Lắng nghe, liên hệ thực tế tại địa phương.
- Kể tên được 4 nhân tố: mức ss, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư.
- Viết công thức tổng quát về kích thước quần thể.
- Trình bày được vai trò của từng nhân tố.
- Lắng nghe.
- Tham khảo SGK nêu được khái niệm.
- Nêu được các dạng tăng trưởng.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
- Hoàn thiện bảng.
CT: r = b - d
Nếu b > d : qthể tăng số lượng
b = d : qthể ổn định .
b < d : qthể giảm số lượng
- Dạng chữ J, viết được biểu thức.
- Dạng chữ S, viết được biểu thức.
- Lắng nghe.
1. Khái niệm
-Kích thước quần thể : Số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng) của quần thể. Có hai trị số kích thước quần thể :
+ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển.
+ Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
-Mật độ: là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
2. Các nhân tố gây ra sự biến động về kích thước quần thể
-Công thức tổng quát: Nt = No + B - D + I - E
Trong đó : Nt và No là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to ; B là mức sinh sản ; D là mức tử vong ; I là mức nhập cư và E là mức xuất cư.
-Mức sống sót (Ss) : số cá thể sống sót đến một thời điểm nhất định.
Ss = 1 – D
Trong đó : 1 là kích thước quần thể được xem là một đơn vị ; D là mức tử vong.
3. Sự tăng trưởng kích thước quần thể
-Kích thước quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư, nhập cư) của quần thể sinh vật.
-Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi): Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J).
-Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S).
4. Củng cố
-Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?
5. Dặn dò
-Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập 1, 2,3 4 và 5 SGK.
-Hãy tìm hiểu về dân số, sự tăng dân số và sự phát triển xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 53 Cac dac trung co ban cua quan the tiep theo_12305588.doc