THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỘT SỐ KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm vững các bước lập khẩu phần.
- Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
133 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 8 cả năm - Trường THCS Kỳ Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hơi thổi ngạt được tiến hành như thế nào?
- Sau đó nhóm tiến hành thực hành.
-HS nghiên cứu các bước tiến hành SGK trang 76.
- Phương pháp ấn lồng ngực được tiến hành như thế nào?
- HS trả lời -> HS khác bổ sung.
- HS thực hành theo nhóm và thay phiên nhau trong nhóm.
Giáo viên gọi 1 vài nhóm tiến hành để kiểm tra.
I. Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp:
- Khi bị chết đuối -> nước vào phổi -> cần loại bỏ nước.
- Khi bị điện giật -> ngắt dòng điện.
- Khi bị nhiễm khí hay có nhiều khí độc -> khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực.
II. Tiến hành hô hấp nhân tạo.
a) Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Yêu cầu:
- Các bước tiến hành như SGK trang 76.
- Chú ý: Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi.
- Nếu tim ngừng đập thì vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim.
b) Phương pháp ấn lồng ngực:
Yêu cầu:
- Các bước tiến hành như SGK trang 76.
- Chú ý có thể đặt nạn nhân nằm sấp, đầu hơi nghiêng sang một bên.
Dùng 2 tay và sức nặng cơ thể ấn vừa phần ngực dưới phía lưng, nạn nhân theo từng nhịp.
4. củng cố:
- Giáo viên nhận xét chung về:
+ Phần chuẩn bị.
+ ý thức học tập, kỷ luật.
+ Kết quả giờ học thực hành.
- Cho điểm 1 - 3 nhóm làm tốt.
- Rút kinh nghiệm.
- Học sinh dọn dẹp vệ sinh.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK trang 77.
- Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để cấp cứu người khi cần thiết.
- Soạn bài "Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá"
====================================
Tiết 25: Ngày dạy: 18 / 11 / 2010
Chương V : Tiêu hoá
BàI 24: Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh trình bày được:
+ Các nhóm chất trong thức ăn.
+ Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá.
+ Vai trò tiêu hoá đối với cơ thể người
- Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hoá.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị:
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.
- Mô hình các cơ quan tiêu hoá trên nửa cơ thể người.
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra:
3. Bài mới :
Đặt vấn đề: Trong cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? Em đã được học những hệ cơ quan nào? Hôm nay chúng ta cùng học sang bài mới...
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung chính:
- Hãy kể tên những loại thức ăn mà em biết.
- Các loại thức ăn đó được chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
- Các chất hữu cơ là những chất nào?
- Các chất vô cơ là những chất nào ?
- GV cho HS quan sát H24-1, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
- Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
- Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
- Cho HS các nhóm nêu ý kiến , các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chiếu bảng ghi nội dung H24.2
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào?
- Cho HS khai thác và đưa ra được các hoạt động của quá trình tiêu hoá .
*Lưu ý hoạt động đẩy các chất trong ống tiêu hoá diễn ra trong suốt cả ống tiêu hoá. - Hoạt động này nhờ nhu động ruột kết hợp với co thắt của cơ thành ruột.
- Vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể là gì ?
- Giáo viên đánh giá kết quả của nhóm và giáo viên bổ sung: thức ăn -> những chất dễ hấp thụ cho cơ thể.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận.
- Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào?
- Cho HS độc lập phát biểu .
- Sau đó GV treo tranh H24.3 , phát nội dung đã ghi sẵn tên các cơ quan và HS dán chú thích
- Các nhóm cử đại diện lên tham gia
- Cho cả lớp theo dõi kết quả và nhận xét
- Giáo viên bổ sung .
I. Thức ăn và sự tiêu hoá:
* Thức ăn gồm:
+ Các chất vô cơ
+ Các chất hữu cơ.
*Quá trình tiêu hoá gồm: ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hoá , tiêu hoá thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng và thải phân.
*Vai trò của tiêu hoá : Nhờ quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu qua thành ruột được và thải cặn bã.
II. Các cơ quan tiêu hoá :
Gồm : + ống tiêu hoá
+ Tuyến tiêu hoá
* ống tiêu hoá gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
* Tuyến tiêu hoá: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ và tuyến ruột.
4. Củng cố:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập trắc nghiệm:
Bài tập:
A: Chọn câu trả lời đúng nhất :
1. Các chất trong thức ăn gồm:
o a) Chất vô cơ, chất hữu cơ, muối khoáng.
o b) Chất hữu cơ, vitamin, prôtêin,lipit.
o c) Chất vô cơ, chất hữu cơ.
2. Hoạt động tiêu hoá gồm:
o a)Tiêu hoá thức ăn và thải phân.
o b)Ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng .
o c)Ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hoá,tiêu hoá thức ăn , hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
3. Vai trò của tiêu hoá là:
o a) Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được .
o b)Biến đổi về mặt lí học và hoá học.
o c) Thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
o d) Hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
o e) Cả a,b,c,d.
o g) Chỉ a và c.
B: Em hãy xác định vị trí các cơ quan tiêu hoá trên mô hình?
- Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hoá có ý nghĩa như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Soạn bài mới:" Tiêu hoá ở khoang miệng".
- Đọc mục “Em có biết” .
===============================
Tiết 26: Ngày dạy:23 / 11 / 2010
Tiêu hoá ở khoang miệng và dạ dày
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng.
- Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
- Nắm đựoc cấu tạo của dạ dày , quá trình tiêu hoá ở dạ dày , sự biến đổi các loại thức ăn ở dạ dày.
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của dạ dày thích nghi với chức năng của nó.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
-Rèn luyện kỉ năng quan sát , nghiên cứu , phân tích thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thứ tự giác, ý thức vệ sinh bảo vệ dạ dày.
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị:
- Tranh hình 25 phóng to, học sinh kẻ bảng 25 vào vở.
- Tranh vẽ : Hình 27-1:Cấu tạo dạ dày và lớp niêm mạc của nó.
Hình 27-2 : Thí nghiệm bữa ăn ở chó.
Hình 27-3 : Biến đỗi hoá học ở dạ dày.
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ:
- Vai trò của tiêu hoá trong đời sống con người ?
3. Bài mới :
Hoạt động của GVvà HS:
Nội dung chính:
- GV Cho HS đọc phần TT ở SGK và hỏi:
+ Khi thức ăn vào miệng sẽ có hoạt động nào xẩy ra?
+ Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng cảm thấy ngọt. Vì sao?
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 25 SGK trang 82.
- GV cho HS chữa bài trên bảng và thảo luận.
- Học sinh tự rút ra kết luận
- Học sinh đọc SGK và quan sát hình vẽ.
+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động chủ yếu của cơ quan nào và có tác dụng gì?
+ Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày được tạo ra như thế nào?
+ Thức ăn qua thực quản có được biến đổi về mặt lí học và hoá học không?
- Giáo viên nhận xét bổ sung kiến thức.
- Học sinh nêu kết luận chung.
- Giáo viên đọc một số câu hỏi.
- Khi uống nước quá trình nuốt có giống nuốt thức ăn không?
- Tại sao khi ăn uống không được cười đùa.
- Học sinh đọc kết luận chung
- Gv treo tranh vẻ hình 27-1 lên bảng.
- Gv yêu cầu học sinh quan sát hình vẻ 27-1 kết hợp nghiên cứu thông tin có trong mục I SGK để trả lời câu hỏi:
- Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày ?
- Căn cứ vào đắc điểm cấu tạo ,dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào ?
-Gv treo tranh vẽ hình 27-2 và 27-3 rồi cho một học sinh đọc thí nghiệm của Paplôp .
- Nghiên cứu thông tin bổ sung trong mục II rồi thảo luận hoàn thành bảng 27
I.Tiêu hoá ở khoang miệng:
- Tiêu hoá ở khoang miệng gồm:
+ Biến đổi lí học.
Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn -> làm thức ăn mềm, nhuyển, thấm nước bọt.
+ Biến đổi hoá học:
Hoạt động Enzim trong nước bọt -> tác dụng biến đổi một phần tinh bột chứa trong thức ăn thành đường Mantôzơ
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản:
+ Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản.
+ Thức ăn qua thực quản-> dạ dày, nhờ hoạt động của các cơ thực quản.
Iii. Tiêu hoá ở dạ dày
1. Cấu tạo dạ dày:
-Hình dạng: Dạng túi thắt 2 đầu, dung tích tối đa là 3 lít.
- Cấu tạo:
+Gồm 4 lớp(Màng cơ dưới niêm mạc niêm mạc)
+Lớp cơ dày(Gồm 3 lớp là cơ dọc – vòng - chéo)
+Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị.
2. Tiêu hoá ở dạ dày:
Quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ dày kéo dài từ 3- 6giờ và diễn ra theo 2 quá trình:
+Biến đổi lí học:Thức ăn được làm nhuyễn, đảo trộn cho thấm đều dịch vị.
+Biến đỗi hoá học: Prôtêin dạng chuỗi dài được phân cắt thành các chuỗi ngắn (3-10 Axít amin)
4. Củng cố:
+Cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
+ Trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Giáo viên cho học sinh làm câu hỏi trắc nghiệm sách thiết kế bài dạy .
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài thực hành - SGK.
- áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
-Soạn bài " Tiêu hoá ở ruột non".
========================================
Tiết 27 : ngày dạy: 25 / 11 / 2010
Tiêu hoá ở ruột non.
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Nắm được cấu tạo của ruột non, các hoạt động tiêu hoá diễn ra tại ruột non.Giải thích đước cấu tạo thích nghi với chức năng của ruột non.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
- Rèn kỉ năng quan sát , tổng hợp thông tin.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
- Giáo dục ý thức tự bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân và gia đình.
II. chuẩn bị:
Tranh vẽ : Hình 28-1 Tá tràng với gan và tuỵ.
Hình 28-2 : ảnh chụp tiêu bản lớp niêm mạc ruột.
Hình28- 3 :Biến đỗi hoá học của thức ăn ở ruột.
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày như thế nào?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung chính:
- Gv treo tranh vẻ hình 28-1 và hình 28-2 lên bảng.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, kết hợp nghiên cứu thông tin mục I SGK để trả lời câu hỏi:
- Cấu tạo của ruột non có gì giống và khác so với câu tạo của dạ dày?
- Với câu tạo đó em có dự đoán gì về các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở ruột non?
- Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nừu có thì biểu hiện thế nào?
- Sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
- Vai trò của lớip cơ trong thành ruột non là gì?
-Một số họ sinh tra lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Gv chốt lại nội dung đúng
i. Cấu tạo của ruột non:
- Cấu tạo gồm 4 lớp như ở dạ dày nhưng lớp cơ mỏng hơn và chi có cơ dọc và cơ vòng.
- Tá tràng dài 25 cm ,là nơi tiếp nhận dịch mật và dịch tuỵ.
- Lớp niêm mạc có nhiều tuyến ruột và tế bào tiết chất nhầy.
ii. Tiêu hoá ở ruột non:
- Taị ruột non thức ăn chủ yếu được biến đỗi về mặt hóa học.
- Nhờ các tuyến ruột,gan tuỵ mà ở ruột non có đủ các loại enzim tiêu hoá .
+ PrôtêinàPeptitàAxitamin
+Tinh bột và đường đôiàĐường đôiàĐường đơn.
+LipitàGiọt lipit nhỏàAxít béo và glixêrin.
4. Củng cố:
- GV sử dụng các câu hỏi cuối bài .
-Cho 1 em HS đọc phần ghi nhớ .
- GV đánh giá nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
-Học bài , trả lời các câu hỏi SGK.
-Đọc mục”Em có biết”
-Soạn bài mới "Hấp thụ dinh dưỡng và thải phân"
=================================================
Tiết 28: Ngày dạy: 30 / 11 / 2010
Hấp thụ dinh dưỡng và thải phân
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.
- Vai trò ruột già trong quá trình tiêu hoá.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị:
- Tranh phóng to hình 29.1, 29.2, 29.3, -> SGK.
- Bảng 29 SGK.
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ:
+ Trình bày cấu tạo ruột non phù hợp chức năng hấp thu của nó?
+ Sự tiêu hoá ở ruột non diễn ra như thế nào?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung chính:
- Học sinh đọc thông tin và quan sát hình 29-1,-2 SGK.,trả lời các câu hỏi:
- Ruột non cấu tạo như thế nào để thích nghi với tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng?
- Ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nào?
- Các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi và các nhóm khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát H 29-3, nghiên cứu thông tin SGK và hoàn thành bảng 29.
- Một số học sinh đại diện trình bày kết quả của bảng 29 -> học sinh khác bổ sung . - Giáo viên đưa đáp án cho học sinh so sánh kết quả của mình với yêu cầu sau đó học sinh bổ sung.
- Gan giữ vai trò gì ?
- Cho HS nêu và nhận xét lẫn nhau .
- GV đưa ra câu trả lời đúng.
- Ruột già giữ vai trò gì?
- sinh đọc thông tin ÿ ở phần III.
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - học sinh khác bổ sung. -> rút ra kết luận.
I. Hấp thụ chất dinh dưỡng:
+ Dung tích tăng -> hiệu quả hấp thụ tăng.
( Nếp gấp, ruột, hệ thống mao mạch).
+ Ruột hấp thụ được chất đường đơn, axit amin, glixêrin , axít béo, vitamin hoà tan, nước và các muối khoáng
II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan:
- Có 2 con đường vận chuyển các chất:
+ Đường máu
+ Đường bạch huyết
- Vai trò của gan:
+ Tham gia điều hoà nồng độ các chất d2 trong máu.
+ Khử các chất độc có hại dối với cơ thể.
III. Thải phân:
- già tham gia vào quá trình thải phân và hấp thụ lại nước
4. Củng cố:
- Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
-Gho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
5. Hướng dẫn về nhà:
-Học và làm bài tập SGK.
-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để giúp sự tiêu hoá tốt hơn đảm bảo có sức khoẻ tốt hơn.
- Soạn bài vệ sinh hệ tiêu hoá.
-Tìm hiểu các bệnh về đường tiêu hoá.
==============================================
Tiết 29: Ngày dạy: 02 / 12 / 2010
Vệ sinh hệ tiêu hoá
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ có hại của nó.
- Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị:
- Tranh ảnh các bệnh về răng, dạ dày, ruột.
- Tranh ảnh các loại giun sán ký sinh ở ruột.
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ:
- Đặc điểm cấu tạo của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó.
- Nêu các con đường vận chuyển, hấp thụ các chất.
3. Bài mới:
Hoạt động của GVvà HS:
Nội dung chính:
- Kể một số tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá mà em biết trong đời sống hàng ngày.
- Cơ quan nào hoặc hoạt động bị ảnh hưởng?
- Nêu độ ảnh hưởng của các tác nhân đến cơ thể như thế nào?
- Học sinh đọc thông tin ÿ mục I để hoàn thành bảng 30 SGK.
- Một số học sinh đọc kết quả của bảng 30.1 (sau khi đã hoàn thành) -> học sinh khác bổ sung nhân xét.
- Giáo viên ghi kết quả yêu cầu vào bảng phụ đưa cho học sinh để so sánh với kết quả của học sinh.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II cùng với kiến thức thực tế hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Để tránh các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá, các em cần có biện pháp gì?
- Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
- Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
- Tại sao ăn uống đúng cách giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả?
- Học sinh đọc thông tin ÿ mục II, thảo luận và trả lời.
- Một số học sinh đại diện đọc kết quả trả lời câu hỏi của mình -> học sinh khác bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại nội dung đúng.
I. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá:
+ Các vi sinh vật gây bệnh.
+ Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống.
+ ăn không đúng cách.
II. các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
+ Hình thành các thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lí.
+ Ăn uống đúng cách và và vệ sinh răng miệng sau khi ăn .
4. Củng cố:
- Học sinh đọc kết luận chung
- Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học và làm bài tập SGK.
==========================================
Tiết 30 : Ngày dạy: 06 / 12 / 2010
Thực hành
tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Học sinh biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động.
- Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
- Rèn kỷ năng thao tác thí nghiệm , hợp tác nhóm nhỏ.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
- Giáo dục ý thức kỉ luật trong công việc.
II. chuẩn bị:
1.Dụng cụ.
- ống nghiệm nhỏ 32
- Giá để ống nghiệm 4.
- Đèn cồn và giá đun 4.
- ống đong chia độ 4.
- Phểu 4 và bông lọc.
- Bình thuỷ tinh (4 – 5 lít) 1 ; đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, may so đun nước.
2.Vật liệu.
- Nước bọt pha loãng(25%) lọc qua bông lọc.
- Hồ tinh bột(1%).
- Dung dịch HCl (2%)
- Dung dịch I ốt (1%)
- Thuốc thử Strôme(3 mlNaOH 10% + 3ml CuSO4 2%)
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
*Nội dung và cách tiến hành.
Bước 1.
+Cho vào 4 ống nghiệm mỗi ống 2 ml hồ tinh bột.
+ Cho tiếp vào ống thứ nhất 2ml nước lã.
+ Cho vào ống thứ 2: 2ml nước bọt.
+Cho vào ống thứ 3: 2ml nước bọt đã đun sôi.
+Cho vào ống thứ 4: 2ml nước bọt và vài giọt HCl 2%.
Bước 2.
- Đo độ pH trong các ống nghiệm – ghi lại kết quả.
- Đặt thí nghiệm như hình 26 Tr 85 SGK.
- Quan sát kết quả rồi ghi vào bảng 26-1.
Các ống nghiệm
Hiện tượng(độ trong)
Giải thích
ống A
ống B
ống C
ống D
Bước 3:
- Chia đôi dung dịch trong 4 ống nghiệm trên.
- Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả trong các ống nghiệm như sau:
+ Cho vào 4 ống thứ nhất vài giọt dung dịch I ốt (1%)
+ Cho vào 4 ống nghiệm còn lại vài giọt dung dịch Strôme rồi đem đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát kết quả rồi ghi vào bảng 26-2.
Các ống nghiệm
Hiện tượng (màu sắc)
Giải thích
ống A 1
ống A2
ống B1
ống B2
ống C1
ống C2
ống D1
ống D2
4. Thu hoạch.
- Gv hướng dẫn học sinh làm thu hoạch theo sự gợi ý của SGK.
- Một vài nhóm đọc bảng thu hoạch cho cả lớp nghe.
- Gv nhận xét đánh giá giờ học.
- Gv giải đáp những thắc mắc của học sinh.
- Học sinh thu dọn vệ sinh phòng học.
===========================================
Chương V Trao đổi chất và trao đổi năng lượng
Tiết32 Ngày dạy: 14 / 12 / 2010
Trao đổi chất
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi chất ở tế bào.
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị:
- Tranh phóng to hình 31.1 SGK
- Phiếu học tập (mẫu sách thiết kế bài giảng dạy).
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động của GVvà HS:
Nội dung chính:
- Học sinh đọc thông tin ÿ phần I, trả lời các câu hỏi ẹ SGK.
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường thực hiện như thế nào?
- Hệ tiêu hoá đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất.
- Hệ hô hấp có vai trò gì?
- Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất.
- Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất.
- Học sinh đọc kết quả các câu hỏi - học sinh khác bổ sung, nhận xét.
(chú ý quan sát hình 31.1 SGK để trả lời)
- Học sinh đọc thông tin ÿ phần II.
- Học sinh trả lời các câu hỏi ẹ
- Máu nước mô cung cấp những gì cho tế bào.
- Hoạt động sống tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
- Sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu được đưa tới đâu?
- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
- Học sinh quan sát sơ đồ hình 31.2 trả lời câu hỏi.
- Hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa TB và môi trường trong?
I. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài:
- Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và O2 qua hệ tiêu hoá, hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bả phân huỷ khí CO2 từ cơ thể thải ra.
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong:
ở tế bào các chất dinh dưỡng và Ôxy tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết, CO2 -> phổi -> ra ngoài.
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ có thể với Trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể có liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơthể tồn tại và phát triển.
4. Củng cố:
+ Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Đọc phần ghi nhớ SGK.
+ Làm thêm một số bài tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học và làm bài tập SGK.
+ Đọc phần "Em có biết ".
+ Soạn bài "Chuyển hoá"
=============================================
Tiết 33 Ngày dạy: 16 / 12 / 2010
chuyển hoá
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá là hoạt động cơ bản của sự sống.
- Phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất với chủng hoá vật chất và năng lượng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị:
Tranh phóng to hình 32.1
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
- Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất ở tế bào.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung chính:
- Học sinh đọc thông tin ÿ phần I và trả lời các câu hỏi ẹ.
- Chủng hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chủng hoá vật chất năng lượng?
- Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
- Lập bảng so sánh đồng hoá và dị hoá?
- Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá?
- Học sinh đọc thông tin ÿ phần II và trả lời câu hỏi.
- Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? tại sao?
- Thế nào gọi là chuyển hoá cơ bản? cho Ví dụ?
- ý nghĩa của việc xác định chuyển hoá cơ bản?
- Học sinh đọc thông tin ÿ phần III và trả lời câu hỏi:
- Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? Ví dụ?
- Giáo viên cho học sinh đọc tổng kết.
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng:
- Đồng hoá
+ Tổng hợp chất.
+ Tích luỹ năng lượng
- Dị hoá
+ Phân giải chất.
+ Giải phóng năng lượng.
- Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình đối lập, mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau tiến hành song song với nhau, nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại.
II. Chuyển hoá cơ bản:
- Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu thụ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
Đon vị:KJ/h/1kg
- ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ, trạng thái bệnh lí.
III. Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng:
- Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc: Sự điều khiển của hệ thần kinh và do các hoóc môn tuyến nội tiết.
- Cơ chế thần kinh:
+ ở nảo có các trung khu TK điều khiển sự TĐC
+ Thông qua hệ tim mạch.
- Cơ chế thể dịch: do các hoocmôn đổ vào máu.
4. Củng cố:
+ Giáo viên hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Đọc kỷ kết luận chung, trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Học và làm bài tập SGK.
+ Ôn tập tốt toàn bộ các kiến thức Sinh 8 đã học .
=============================================
Tiết 34 Ngày dạy: 21 / 12 / 2010
Thân nhiệt
I. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống và biện pháp chống nóng lạnh đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Phát triển tư duy lí luận.
3. Thái độ:
- Phát triển ý thức học tập tự giác của học sinh, lòng yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị:
- Tư liệu về trao đổi chất thân nhiệt, tranh môi trường.
III. tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt giữa đồng hoá với tiêu hoá? dị hoá với bài tiết?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Thân nhiệt là gì?
- ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào? khi trời nóng hay trời lạnh?
- Thân nhiệt như thế nào thì gọi người bị bệnh lý?
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an sinh hoc 8_12494813.doc