2. Miền Nam
- Nhiệm vụ trọng tâm: Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế, ổn định ở những vùng mới giải phóng.
- Thành tựu:
+ Nhanh chóng thành lập chính quyền cách mạng, các đoàn thể quần chúng ở các cấp.
+ Tổ chức hồi hương, đưa đi xây dựng vùng kinh tế mới cho hàng triệu đồng bào trước đây bị dồn vào các "ấp chiến lược" hoặc chạy vào thành phố không có việc làm
Tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, điều chỉnh ruộng đất trong nông dân; quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.
+ Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp để đảm bảo vấn đề lương thực cho nhân dân. Các cơ sở sản xuất công – nông - thương nghiệp được phục hồi.
+ Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế. được tiến hành từ ngay những ngày đầu mới giải phóng
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8390 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24
VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NĂM 1975
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Khái quát được những tình hình thuận lợi và khó khăn của cách mạng nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu rõ nhiệm vụ cấp thiết của nước ta sau 1975
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và nhiệm vụ cấp bách của đất nước những năm đầu sau chiến tranh khi miền nam vừa được giải phóng.
3. Thái độ, tư tưởng
Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tình cảm Bắc - Nam ruột thịt, tinh thần độc lập thống nhất Tổ quốc, tin tưởng vào tiền đồ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II.Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản
- Hiệp thương: họp bàn các bên để giải quyết những công việc có liên quan tới thỏa thuận chung. Sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, đại diện hai miền tổ chức hiệp thương thống nhất đất nước.
-Quốc hữu hóa: chuyển các hình thức sở hữu tư nhân thành các sở hữu của nhà nước về ruộng đất, xí nghiệp, cơ sở giao thông, bưu điện, ngân hàng.
III. Phương tiện dạy học chủ yếu
- Bản đồ giáo khoa điện tử về đất nước Việt Nam khi bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17 và Việt Nam sau năm 1975.
- Tranh ảnh về Sài Gòn khi mới giải phóng, về đoàn cán bộ cao cấp của nước ta vào thăm Miền nam, ảnh Tổng tuyển cử trong cả nước năm 1976 được thiết kế trên phần mềm PowerPoint hoặc phóng khổ lớn.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu
Ghi chú: Giáo viên có thể khai thác các hình ảnh về nước ta sau năm 1975 từ các Website.
Ghi chú: GV có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hoặc tìm mua cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009).
IV. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
1. Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
2. Hãy nêu khái quát những nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ. Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao?
3. Chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới
GV trình bày dắt dắt vào bài học: Với sự kiện chiến thắng ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đã kết thúc, đất nước hòa bình Bắc – Nam xum họp một nhà. Nhưng sau niềm vui khải hoàn đó là những khó khăn cần phải giải quyết? Vậy Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp gì để đưa đất nước bước vào giai đoạn thống nhất hoàn toàn, cùng nhau xây dựng đất nước. Đó chính là những vấn đề chính mà bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
4. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới
Một số gợi ý:
- Bài này, SGK chia thành 3 mục kiến thức. Trong đó, kiến thức cơ bản tập trung ở mục I, III nên cần dành nhiều thời gian hơn. Nội dung kiến thức ở mục II ít cơ bản, GV có thể dạy lướt qua phần này, không nên khai thác quá sâu vấn đề biên giới Tây Nam lúc đó.
- Dạy học bài này, GV có thể khai thác được nhiều hình ảnh liên quan trong đĩa Encatar, trên các trang Web. Vì vậy, nếu có điều kiện GV nên soạn và tổ chức cho HS học tập trên lớp thông qua bài giảng điện tử.
Chuẩn kiến thức
(Kiến thức cần đạt)
Hoạt động dạy – học của thầy, trò
I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau năm 1975
- Miền Bắc: do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đã làm cho nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, y tế của miền Bắc bị tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài.
- Miền Nam: hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ và bộ máy trung ương ngụy quyền đã bị sụp đổ, nhưng những cơ sở của chính quyền cũ ở các địa phương và di hại của xã hội cũ còn tồn tại:
+ Nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, hàng triệu ha ruộng đất bị bỏ hoang hoặc nhiễm chất độc hóa học,...
+ Hàng triệu người bị thất nghiệp và mù chữ, chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư,… " cả nước phải nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục lại đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh
Hoạt động
GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi:
Sau năm 1975 nước ta có những thuận lợi và gặp phải khó khăn gì? Nhiệm vụ của cách mạng nước ta lúc này.
HS: Nghiên cứu SGK, cùng trao đổi, thảo luận và trả lời
GV: Nhận xét, trình bổ sung và kết luận (kết hợp cho HS quan sát một số hình ảnh về sự tàn phá của chiến tranh để các em thấy rõ những khó khăn của nước ta lúc này và nhiệm vụ cấp thiết phải khôi phục, phát triển kinh tế):
GV cần nhấn mạnh: Ở miền Bắc, gần như toàn bộ các thành phố, thị xã đều bị đánh phá. Tất cả các khu công nghiệp bị đánh phá, nhiều khu vực bị đánh với mức độ hủy diệt. Tất cả các nhà máy điện đều bị đánh hỏng, 5 triệu m2 nhà ở (chưa kể nông thôn) bị phá hủy. Tất cả các tuyến đường sắt, 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, đường biển, đường sông và kho tàng đều bị máy bay Mĩ bắn phá.
II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền đất nước
1. Miền Bắc
- Nhiệm vụ: khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
- Thành tựu: Đến giữa năm 1976, miền Bắc đã căn bản hoàn thành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, đồng thời còn làm nghĩa vụ với Lào và Campuchia.
2. Miền Nam
- Nhiệm vụ trọng tâm: Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế, ổn định ở những vùng mới giải phóng.
- Thành tựu:
+ Nhanh chóng thành lập chính quyền cách mạng, các đoàn thể quần chúng ở các cấp.
+ Tổ chức hồi hương, đưa đi xây dựng vùng kinh tế mới cho hàng triệu đồng bào trước đây bị dồn vào các "ấp chiến lược" hoặc chạy vào thành phố không có việc làm
+ Tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, điều chỉnh ruộng đất trong nông dân; quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.
+ Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp để đảm bảo vấn đề lương thực cho nhân dân. Các cơ sở sản xuất công – nông - thương nghiệp được phục hồi.
+ Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế... được tiến hành từ ngay những ngày đầu mới giải phóng.
Hoạt động
Hoạt động:
GV thông báo tình hình hai miền sau năm 1975 và yêu cầu các định nhiệm vụ của mỗi miền trong công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh. Trong phần này GV nhấn mạnh tới sự khác biệt về chế độ cũng như quan hệ sản xuất kinh tê của hai miền trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, để thấy được những khó khăn và cố gắng mà chính quyền cách mạng thực hiện.
GV có thể đặt câu hỏi gợi ý, tổ chức cho HS trao đổi ở phần này như sau:
- Nhiệm vụ trọng tâm ở miền Bắc sau năm 1975 là gì?
- Những thành tựu của miền Bắc đã đạt được trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của miền Nam là gì?
- Miền Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trao đổi
GV: Nhận xét, phân tích bổ sung và nhấn mạnh một số ý sau:
- Nhiệm vụ ở miền Bắc: khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Còn nhiệm vụ trọng tâm là khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế, ổn định ở những vùng mới giải phóng. Công việc tiếp quản vùng mới giải phóng được tiến hành khẩn trương.
- Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam: nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế, ổn định ở những vùng mới giải phóng.
- Phần thành tựu, GV trình bày như SGK (dựa vào các ý và số liệu), làm rõ hơn sự thay đổi về quan hệ sản xuất kinh tế, các vấn đề xã hội ở miền Nam.
HS: Lắng nghe và ghi ý chính vào vở.
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975-1976)
* Hoàn cảnh:
- Miền Nam đã được giải phóng, nhưng tình hình chính quyền ở hai miền sau năm 1975 có nhiều điểm khác nhau.
- Thống nhất nước nhà là nguyện vọng của dân tộc, chúng ta cần có một chính phủ thống nhất để lãnh đạo đất nước.
* Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước:
- Tháng 9/1975, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
- Từ 15 đến 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Nam Bắc đã được tiến hành.
- Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội chung cho cả nước được thực hiện, hơn 23 triệu cử tri đi bầu (chiếm 98,8%), bầu ra 492 đại biểu.
- Từ 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã họp phiên đầu tiên và đưa ra những quyết định các quan trọng:
+ Đổi tên nước thành nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định Quốc huy, Quốc kì, bài hát Quốc ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.
+ Quốc hội bầu ra các cơ quan và bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
+ Ở địa phương, thành lập chính quyền ba cấp: cấp tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện – quận, cấp xã – phường. Ở mỗi cấp đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
* Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH, tạo khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.
Hoạt động 1:
GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ và dựa vào SGK trả lời:
1. Vì sao chúng ta phải tiến hành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
2. Quá trình trình thống nhất đất nước được thể hiện như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK, suy nghĩ và trả lời theo gợi ý của GV
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. Ở đây, GV cần làm rõ:
- Tình hình chính quyền Nhà nước ở hai miền Nam - Bắc sau thắng lợi kháng chiến chống Mĩ rất khác nhau: miền Bắc, cơ quan có quyền lực cao nhất là Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính quyền các cấp là Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương; miền Nam là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, các cấp là Ủy ban nhân dân cách mạng địa phương.
- Chủ trương về một nước Việt Nam thống nhất: Từ tình hình và do yêu cầu như thế nào mà Đảng đề ra chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Để cụ thể hóa về sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước bằng hình ảnh, GV cho HS quan sát một số kênh hình, đồng thời liên hệ với hiện nay về Quốc huy, Quốc kì và bài hát Quốc ca của nước ta hiện nay.
Cuối cùng, GV khái quát: Như vậy, với kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI, việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành, tiếp đó chúng ta tiếp tục thống nhất về tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội
HS: Lắng nghe và ghi chép
Hoạt động 2:
GV nêu câu hỏi để HS nhận xét:
Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
HS: Trao đổi và trả lời
GV - HS: Nhận xét, tổng kết và kết luận, HS ghi bài.
V. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
GV nêu một số câu hỏi và hướng dẫn HS tự củng cố kiến thức:
- Hãy nêu tình hình hai miền Nam - Bắc sau 1975.
- Nêu những thành tựu khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội của nhân dân hai miền Nam Bắc sau đại thắng mùa xuân 1975.
- Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước đã được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó.
2. Bài tập về nhà
- Ôn lại nội dung bài học dựa theo câu hỏi củng cố kiến thức cuối giờ.
- Lập niên biểu những sự kiện quan trọng của bài học
- Đọc trước bài 24 và tìm hiểu nội dung các kênh hình trong SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Sử 12 bài VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NĂM 1975.docx