Giáo án Thực hành kĩ năng sống - Bài 7: Kĩ năng tạo cảm hứng học tập

 

- HS đọc: Hãy tìm ra các từ ngữ liên quan đến việc học tập thông qua những hình ảnh gợi ý dưới đây.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách.

- Đại diện nhóm trình bày:

 Hình a: Mục tiêu môn học.

 Hình b: Quản lí thời gian

 Hình c: Hỏi ý kiến thầy cô

 Hình d: Học nhóm với bạn

 Hình e: Góc học tập sạch đẹp

 Hình g: Giữ gìn sức khỏe tốt.

- HS nhận xét.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thực hành kĩ năng sống - Bài 7: Kĩ năng tạo cảm hứng học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành kĩ năng sống Bài 7: Kĩ năng tạo cảm hứng học tập I. Mục tiêu: - HS biết được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tạo cảm hứng học tập, hiểu được một số yêu cầu, biện pháp để tạo cảm hứng học tập. - Vận dụng một số yêu cầu đã biết để tạo cảm hứng học tập. - HS có ý thức hơn trong học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Tranh minh họa. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Em hãy nêu những hành vi bảo vệ gia đình sống lành mạnh. - GV nhận xét 3. Bài mới: a) Khám phá: - Em hãy nêu những cách tạo cảm hứng học tập. - Giới thiệu bài: Các em đã biết được rất nhiều cách để tạo cảm hứng học tập. Ngoài ra còn có những cách nào nữa, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài ngày hôm nay: Kĩ năng tạo cảm hứng học tập. b. Kết nối: Hoạt động 1: Trải nghiệm. KTDH: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: HS tìm được các từ ngữ có liên quan đến việc học tập. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV cho đại diện nhóm trình bày. - GV cho HS nhận xét - GV nhận xét. Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi. KTDH: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS biết trao đổi và kiểm tra kết quả bài đã làm. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS thực hiện theo yêu cầu. - GV cho HS trình bày. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Xử lí tình huống. KTDH: Đóng vai Mục tiêu: Thông qua việc xử lí tình huống HS biết cách tạo cảm hứng đọc tập. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc tình huống. - GV cho HS đóng vai xử lí tình huống. - GV nhận xét Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm. KTDH: Thi đua. Mục tiêu: HS nối được các ý với nhau và hiểu được ý nghĩa của câu đã nối. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS thi đua. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV cho HS trao đổi về ý nghĩa của các câu vừa nối được. - GV nhận xét. - GV cho HS đọc nội dung của phần rút kinh nghiệm. - GV giải thích cho HS hiểu: Ngọc dù có quý nhưng không được dũa, được mài cũng trở nên không có giá trị. Cũng giống như con người nếu không có sự rèn luyện thì sẽ không có sự thành công. Tiết 2 c. Thực hành: Hoạt động 5: Rèn luyện. KTDH: Hỏi-đáp, làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS biết được những môn mình học chưa tốt, tìm ra được lợi ích của các môn học đó mang lại và các biện pháp học tập để tạo nên cảm hứng học tập. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV nêu câu hỏi cho HS trả lời: + Em không thích hoặc học chưa tốt môn học nào? + Em nghĩ rằng môn học đó có ích lợi gì? + Theo em, trò chơi/ hoạt động/ địa điểm nào giúp em có thêm nhiều kiến thức về môn học này? + Để thư giãn sau khi học, em sẽ làm gì? - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét và kết luận: Để tạo được cảm hứng học tập ở tất cả các môn học, em cần xác định được lợi ích mà mỗi môn học mang lại. Đồng thời cần có những biện pháp phù hợp thông qua các trò chơi, hoạt động. - GV cho HS đọc tiếp yêu cầu của bài. - GV cho HS thực hiện. Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng. KTDH: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa câu danh ngôn, kể được vài tấm gương vượt khó trong học tập. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS nêu miệng. - GV cho HS chia sẻ và trao đổi kết quả với bạn. - GV cho HS đọc tiếp yêu cầu của bài. - GV cho HS kể. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét. d. Vận dụng: - GV giao việc cho HS : + Hãy áp dụng các cách ở phần Rèn luyện để tìm cảm hứng học tập cho mình với các môn học còn lại. + Hãy thiết kế một cuốn cẩm nang nhỏ, viết 5 biện pháp tạo cảm hứng học tập. Sau đó, tặng cho người bạn thân của em. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS nêu: Chơi các trò chơi học tập, hát đầu giờ, thi đua học tập, - HS lắng nghe - HS đọc: Hãy tìm ra các từ ngữ liên quan đến việc học tập thông qua những hình ảnh gợi ý dưới đây. - HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách. - Đại diện nhóm trình bày: Hình a: Mục tiêu môn học. Hình b: Quản lí thời gian Hình c: Hỏi ý kiến thầy cô Hình d: Học nhóm với bạn Hình e: Góc học tập sạch đẹp Hình g: Giữ gìn sức khỏe tốt. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu: Hãy trao đổi và kiểm tra đáp án bài tập ở hoạt động Trải nghiệm với một số bạn trong lớpSau đó, kiểm tra đáp án của em và so sánh xem có giống với các từ khóa trong cuốn sách dưới đây không. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS đọc: Tình huống: Tiến là một học sinh chăm chỉ, cậu nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ học tập suốt ngày là có thể học tốt. Vì thế, cậu không có thời gian để chơi cùng bạn bè và cũng chẳng tập thể dục thể thao. Gần đây, Tiến hay mệt mỏi, căng thẳng và chán nản. Cậu ấy học bài lâu nhớ nhưng lại mau quên Tiến than thở với bạn: “Không còn hứng thú học tập nữa rồi! Chán quá !”. Nếu là bạn của Tiến, em sẽ nói gì với bạn ấy? - HS đóng vai xử lí tình huống: Em sẽ nói: “Bạn cần cân đối giữa việc học với giải trí, như thế mới đảm bảo sức khỏe và học tập tốt”. - HS lắng nghe. - HS đọc: Hãy nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp: - HS thi đua: 1-b: Dao có mài mới sắc người có học mới nên. 2-c: Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. 3-a: Luyện mãi thành tài miệt mài tất giỏi. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trao đổi. - HS lắng nghe. - HS đọc: Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. - HS lắng nghe. - HS đọc: Hãy trả lời những câu hỏi sau - HS trả lời: + Môn toán/ môn Tiếng Việt. + Toán giúp ta rèn luyện kĩ năng tính toán, Tiếng Việt giúp ta rèn luyện kĩ năng nói, viết. + Các trò chơi học tập. + Cả lớp sẽ hát một bài hát. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc: Hãy xem lại các câu trả lời của mình. Em có thể trao đổi ý kiến với bạn bè, nhờ thầy cô, bố mẹ tư vấn, góp ý thêm. Hãy phát huy những điều em đã làm tốt/ nghĩ đúng và khắc phục những điều em làm chưa tốt/nghĩ chưa đúng. - HS thực hiện. - HS đọc: Hãy nêu cảm nhận của em về câu danh ngôn sau và chia sẻ với bạn trong lớp. “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc” Mác-xim Go-rơ-ki - HS nêu miệng: Người thành công là người biết yêu quí công việc./ yêu công việc chúng ta sẽ làm được tất cả. - HS thực hiện. - HS đọc yêu cầu: Hãy kể một vài tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết. - HS kể. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKNS Lop 5 Bai 7 Ki nang tao cam hung hoc tap_12483715.doc
Tài liệu liên quan