2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính.
a)Phương tiện truyền thông (media)
- Phương tiện truyền thông để kết nối các máy tính trong mạng gồm 2 loại có dây và không dây.
*Kết nối có dây
- Các loại cáp:
+ Cáp đồng trục: dùng để truyền tải tín hiệu trong mạng cục bộ và mạng điện thoại đường dài
+ Cáp xoắn đôi: được sử dụng rộng rãi trong mạng điện thoại
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 bài 20: Mạng máy tính (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD- ĐT Hà Nội
TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A
GIÁO ÁN
Giáo viên hướng dẫn: Trịnh Thị Nhẫn
Giáo sinh: Dương Thị Minh Thư
Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2018
Ngày soạn: 02/03/ 2018
Ngày giảng: 06/0 3/ 2018
Chương IV: Mạng máy tính và Internet
BÀI 20: Mạng máy tính (Tiết 1)
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức:
Biết lợi ích của mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính.
Biết được các phương tiện truyền thông của mạng máy tính.
Kỹ năng:
Có thể phân biệt được các mạng máy tính.
Biết được một số thiết bị cần thiết để có một mạng máy tính.
Thái độ , tình cảm:
Tạo niềm say mê, tìm tòi học hỏi, tính kiên nhẫn,tự kiểm tra đánh giá.
Phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo, logic của học sinh.
Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa tin học 10.
Sách giáo viên tin học 10.
Giáo án, bài giảng, bảng phấn.
Máy tính, máy chiếu,tài liệu tham khảo(nếu có).
Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa tin học 10.
Vở ghi
Nội dung bài học
Ổn định, tổ chức lớp:(2 phút)
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thời Gian
1.Mạng máy tính là gì?
- Khái niệm:
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.
-Thành phần:
+ Các máy tính
+ Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau.
+ Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
- Lợi ích của mạng máy tính
+ Chia sẻ tài nguyên thông tin: Phần cứng, phần mềm,..
+ Sao chép và truyền dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn
2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính.
a)Phương tiện truyền thông (media)
- Phương tiện truyền thông để kết nối các máy tính trong mạng gồm 2 loại có dây và không dây.
*Kết nối có dây
- Các loại cáp:
+ Cáp đồng trục: dùng để truyền tải tín hiệu trong mạng cục bộ và mạng điện thoại đường dài
+ Cáp xoắn đôi: được sử dụng rộng rãi trong mạng điện thoại
+ Cáp quang: cáp truyền dẫn trong môi trường ánh sáng, có tốc độ đường truyền cao, thông lượng cao nhưng giá thành đắt hơn so với hai cáp trên.
- Các thiết bị kết nối mạng
+ Hub( bộ tập trung):là thiết bị kết nối trong mạng, được dùng để chuyển tiếp tín hiệu từ một cổng ra cho tất cả các cổng còn lại.
+ Brigde: được dùng để truyền tín hiệu ( nhưng chỉ từ 2 đến 4 cổng)
( ưu điểm: xác định được địa chỉ của máy đích sau đó mới truyền tín hiệu)
+ Switch: giống Brigde nhưng có nhiều cổng ( dùng cho mạng cục bộ, mạng LAN)
+ Router ( bộ định tuyến): bộ định tuyến đường truyền dùng để gửi gói tin.
+ Repeater ( bộ khuếch đại): Bỏ các tín hiệu bị méo, nhiễu, khuếch đại tín hiệu bị tiêu hao do được phát với khoảng cách xa.
- Ngoài ra, máy tính cần có vỉ mạng được nối với các mạng nhờ giắc cắm.
- Kiểu bố trí các máy tính trong mạng
* Kiểu đường thẳng ( Bus)
- Hình dạng:
- Đặc điểm: Đơn giản và phổ biến nhất. Gồm một dây cáp đơn lẻ nối tất cả máy tính trong mạng theo một hàng.
- Nhược điểm: Nếu xảy ra sự cố trên đường truyền, toàn bộ các máy tính không giao tiếp với nhau được nữa.
* Kiểu vòng (Ring):
- Hình dạng:
- Đặc điểm: Các máy được kết nối liên tiếp nhau tạo thành một vòng kín, không có điểm đầu, điểm cuối. Tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chiều duy nhất. Kết nối đơn giản, dễ lắp đặt.
- Nhược điểm: Nếu xảy ra sự cố trên một máy, tất cả các máy tính trong mạng không thể giao tiếp với nhau. Giao thức truy nhập đường truyền phức tạp.
* Kiểu hình sao(Star):
- Hình dạng:
- Đặc điểm: các máy tính được kết nối vào một thiết bị trung tâm – nhận tín hiệu từ một trạm và truyền đến trạm khác. Một trạm bị hỏng thì không ảnh hưởng đến toàn mạng.
-Nhược điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế ( trong vòng 100 m)
GV: Giới thiệu chung
Ở các chương trước chúng ta đã được tìm hiểu về các khái niệm cơ bản của tin học, hệ điều hành và soạn thảo văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ sang một chương mới đó là:
Chương IV: Mạng máy tính và Internet.
GV: Trong lớp chúng ta chắc em nào cũng từng đã sử dụng mạng xã hội như facebook zalo. . . để nhắn tin gọi điện cho bạn bè người thân đúng không? Vậy các em có bao giờ thắc mắc là tại sao, mình ngồi ở nhà mà có thể nói chuyện với một bạn ở nơi xa khác, thậm chí là nói chuyện với bạn ở nước ngoài không? Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay bài 20: Mạng máy tính
-Đặt vấn đề:
GV: Hàng ngày các em vào quán internet để làm gì?
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Hàng ngày chúng ta vào mạng để tiếp nhận thông tin qua các việc mà các em thực hiện. Thì chính lúc đó chúng ta đang sử dụng các tiện ích của mạng.
( Đưa ra cách hiểu đơn giản về mạng máy tính)
GV: Khi sử dụng mạng máy tính rồi thì lợi ích của mạng máy tính là gì?
GV: Nhận xét và đưa ra lợi ích của mạng máy tính.
GV:Chúng ta vừa tìm hiểu xong phần 1 đã hiểu được mạng máy tính là gì? Nhưng chúng ta chưa biết là để tạo thành mạng các máy tính trong mạng phải có khả năng kết nối vật lí với nhau và tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất để giao tiếp được với nhau, vì vậy cô và các em cùng tìm hiểu về phần 2 của bài.
GV: Em thấy có điểm gì khác nhau giữa điện thoại bàn và di động?
->Từ đó các em cho cô biết các kiểu kết nối máy tính mà em biết?
GV: Như vậy chúng ta có 2 loại kết nối đó là: có dây và không dây.
GV:Trong phần kết nối có dây thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu các loại cáp( cho HS xem hình ảnh về các loại cáp mà GV đã chuẩn bị để HS dễ theo dõi).
GV: Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các loại cáp rồi và để các loại cáp này hoạt động được thì chúng ta cùng tìm hiểu về các thiết bị kết nối mạng.
( Cho hình ảnh minh họa để HS dễ theo dõi)
GV: Ngoài ra, máy tính cần có vỉ mạng được nối với các mạng nhờ giắc cắm.
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu về một số thiết bị kết nối mạng. Vậy các máy tính trong mạng được bố trí như thế nào? Để hiểu rõ nội dung này, cô sẽ giới thiệu với các em các kiểu bố trí các máy tính trong mạng.
GV: Cho HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu và trả lời các câu hoạt mà GV đã đưa ra trong phiếu học tập.
* Kiểu đường thẳng
Câu 1: Khi một máy bị hỏng thì các máy còn lại có bị ảnh hưởng không?
Câu 2: Khi các máy cùng chia sẻ dữ liệu thì đường truyền khi đó sẽ như thế nào?
* Kiểu vòng
Câu 1: Khi một máy hỏng thì các máy còn lại sẽ như nào?
Câu 2: Khi chúng ta muốn mở rộng mạng thì việc đó là khó hay dễ?
* Kiểu hình sao
Câu 1: Khi một máy hỏng thì các máy khác sẽ như nào?
Câu 2: Theo em, khi muốn lắp đặt một mạng thì em sẽ chọn kiểu bố trí mạng nào? Vì sao?
HS: Lắng nghe và ghi bài
HS: Trả lời câu hỏi
HS: Vào mạng để đọc báo, chơi game, nghe nhạc, xem phim, chat
HS: Chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.
HS:trả lời: chia sẻ thông tin, sao chép dữ liệu,..
HS: Nghe giảng và ghi chép bài vào vở.
HS: Điện thoại bàn có dây, điện thoại di động không có dây.
HS: Có dây và không dây
HS:Lắng nghe và ghi chép bài.
HS: Nghe giảng và ghi chép bài
.
HS: Lắng nghe và ghi chép
HS: trả lời
5 phút
15 phút
20phút
Củng cố bài học ( 3 phút )
Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
Bài tập về nhà
Dặn dò các em về ôn lại bài hôm nay và đọc trước phần 2b và 3 trong SGK để chuẩn bị cho bài học tuần sau.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh
Dương Thị Minh Thư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an bai 20 Mang may tinh_12307006.docx