Giáo án Tin học 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Hoạt động 4. Tìm hiểu Câu lệnh ghép:

1. Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh ghép ;

2. Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình;

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm.

4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu,

5. Sản phẩm: HS sử dụng được câu lệnh ghép trong bài toán cụ thể.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết dạy: 13 Ngày soạn: 6/11/2018 Tuần: 13 Ngày dạy: 10/11/2018 Bài 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Hiểu nhu cầu của cáu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán. - Học sinh nắm vững ý nghĩa và cú pháp của câu lệnh rẽ nhánh dạng khuyết và dạng đủ, hiểu được cách sử dụng câu lệnh ghép. 2. Kĩ năng: - Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản. - Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng được để thể hiện thuật toán của một số bài toán đơn giản. 3. Về tư duy và thái độ: - Tư duy logic - Thái độ cẩn thận, chính xác. 4. Về định hướng hình thành năng lực - Giải quyết vấn đề dựa trên tin học: - Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trúc rẽ nhánh trong tin học. - Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, bài giảng, SGK, .. - Học sinh: SGK, vở, học bài cũ, III. Phương pháp truyền thụ: Thuyết trình. Vấn đáp Hoạt động nhóm. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Tiến trình bài học: A. KHỞI ĐỘNG: Hoạt động 1. Tìm hiểu sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh: 1. Mục tiêu: Hiểu nhu cầu, ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh; 2. Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề; 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, Chương trình Pascal, 5. Sản phẩm: HS nhìn nhận được hướng giải quyết trong chương trình cần có câu lệnh rẽ nhánh! Nội dung hoạt động GV: - Trình chiếu chạy chương trình Pascal cho bài toán Giải phương trình ax+b=0 chưa sử dụng câu lệnh rẽ nhánh với các bộ dữ liệu đầu vào khác nhau. - Nhập bộ dữ liệu (a, b) như sau: (2,1); (0,2). Yêu cầu học sinh cho biết tại sao chương trình bị lỗi ở bộ số (0, 2). HS: Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả của mình. GV: Nhận xét, bổ sung : Vậy với các kiến thức đã học chưa đủ để giải quyết tình huống trên, để giải quyết được ta cần tìm hiểu một cấu trúc mới đó là: cấu trúc rẽ nhánh. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh: 1. Mục tiêu: Hiểu cấu trúc rẽ nhánh; 2. Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề; 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, 5. Sản phẩm: HS dùng ngôn ngữ tự nhiên diễn tả được cấu trúc rẽ nhánh theo bài toán trong thực tiễn. Nội dung hoạt động GV: - Trình chiếu ví dụ về câu có cấu trúc rẽ nhánh: + Nếu bạn học bài và làm bài tập đầy đủ thì bài thi của bạn sẽ điểm cao. + Nếu bạn học bài và làm bài tập đầy đủ thì bài thi của bạn sẽ điểm cao, nếu không thì bài thi của bạn sẽ điểm thấp. + Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn. + Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn, nếu không thì a là số lẻ. Yêu cầu HS rút ra cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh HS: Các nhóm thảo luậnvà đưa ra kết quả của mình. GV: nhận xét, bổ sung: Cấu trúc rẽ nhánh có dạng : Nếu ...... thì ...... (thiếu) Nếu ..........thì........., nếu không thì.............. (đủ) Cấu trúc rẽ nhánh dùng để lựa chọn công việc thực hiện trong số nhiều công việc tuỳ theo điều kiện nào đó. Hoạt động 3. Tìm hiểu Câu lệnh If-then: 1. Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh IF- THEN ; 2. Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình; 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, 5. Sản phẩm: HS biết và phát biểu được hoạt động của câu lệnh IF- Then. Nội dung hoạt động GV: Yêu cầu HS viết Cấu truc câu lệnh If – Then dạng thiếu và đủ; HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Nhận xét, và điều chỉnh về cấu trúc: Dạng thiếu: If ...... then ...... Dạng đủ: If ..........then ...... else .......... GV: Mô phỏng hoạt động của câu lệnh If – then thông qua sơ đồ khối Yêu cầu HS cho đặt tên cho các sơ đồ khối và nhận xét. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Nhận xét, và điều chỉnh sai sót nếu có. Yêu cầu HS cho biết kết quả của câu lệnh trong các trường hợp sau: TH1: TH2: HS: Trả lời câu; GV: nhận xét và điều chỉnh nếu sai. Hoạt động 4. Tìm hiểu Câu lệnh ghép: 1. Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh ghép ; 2. Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình; 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, 5. Sản phẩm: HS sử dụng được câu lệnh ghép trong bài toán cụ thể. Nội dung hoạt động GV: Chiếu đoạn lệnh Yêu cầu HS cho biết chương trình trên đã đúng chưa? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét và chạy phương trình trên với bộ số (0, 9 ) để kiểm tra để HS phát hiện lỗi ngữ nghĩa, yêu cầu HS đề xuất phương pháp giải quyết. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Nhận xét, và điều chỉnh về chương trình: GV: Yêu cầu HS cho biết cấu trúc câu lệnh ghép, và ý nghĩa câu lệnh ghép. HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Nhận xét và chốt cấu trúc câu lệnh ghép Begin ; end; C. VẬN DỤNG: Hoạt động 5: vận dụng về câu lệnh IF-THEN trong bài toán cụ thể: (1) Mục tiêu: HS vận dụng để viết được câu lệnh IF- THEN trong bài toán cụ thể. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích,tổng hợp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu. (5) Sản phẩm: HS hoàn chỉnh câu lệnh if - then Nội dung hoạt động GV: Yêu cầu các nhóm (viết dạng đầy đủ, dạng thiếu) viết câu lệnh rẽ nhánh cho bài toán giải phương trình ax+b=0 kiểm tra theo đề xuất nếu a ≠ 0 thì tính giá trị x và thông báo x; nếu không thì thông báo a =0, không xử lý. HS: Thảo luận và trình bày; GV: Nhận xét, điều chỉnh sai sót và chạy chương trình mẫu. D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG: Hoạt động 6: Vận dụng lệnh IF ... THEN lồng nhau: (5 phút) (1) Mục tiêu: HS hiểu được câu lệnh IF- THEN lồng nhau ; (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu. (5) Sản phẩm: HS viết được đoạn chương trình sử dụng câu lệnh If – then lồng nhau để giải quyết bài toán đơn giản. Nội dung hoạt động GV: Yêu cầu học sinh viết câu lệnh If – then cho trường hợp Giải phương trình ax+b=0 xét điều kiện a ≠ 0 và a = 0, nếu a=0 xét tiếp điều kiện b để đưa ra kết quả. Gợi ý: . - Nếu a ≠ 0 thì tính giá trị x và thông báo x; - Nếu a= 0 thì: + Nếu b= 0: thông báo phương trình vô số nghiệm + Nếu b≠ 0: thông báo phương trình vô nghiệm HS: Các nhóm thảo thuận và đưa ra kết quả. GV: Nhận xét, đánh giá từng nhóm và đưa ra kết quả. E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (1 phút) - Ôn lại bài học hôm nay. - Làm bài tập : Viết chương trình : Nhập vào một số nguyên bất kỳ, cho biết số đó là số chẵn hay số lẻ? - Chuẩn bị bài trước cho tiết tiếp theo là mục 4: Một số ví dụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 9 Cau truc re nhanh_12490544.docx
Tài liệu liên quan