Giáo án Tin học 12 - Chủ đề 4: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ - §11: Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ (mục 3)

3.2.2. Khai thác cơ sở dữ liệu – b) Truy vấn cơ sở dữ liệu

(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được truy vấn cơ sở dữ liệu.

(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.

(5) Kết quả: Học sinh truy vấn cơ sở dữ liệu với nhiều trường hợp khác nhau trong CSDL quan hệ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 12 - Chủ đề 4: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ - §11: Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ (mục 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 28/01/2018 Tiết 46 Ngày dạy: 04/03 - 10/03/2018 CHỦ ĐỀ 4. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ §11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Mục 3) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết các thao tác khai thác CSDL: Sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. 2. Về kĩ năng Biết cách sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. 3. Về thái độ Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Học sinh ngày càng say mê với cơ sở dữ liệu quan hệ. 4. Năng lực hướng tới Khai thác được CSDL quan hệ trong thực tế cuộc sống hằng ngày. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Có. 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ). (1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác tạo lập và cập nhật với CSDL quan hệ. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học ở tiết một tham gia trò chơi ô chữ. Nội dung hoạt động TRÒ CHƠI ĐOÁN TỪ Thể lệ: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi và gợi ý. Các nhóm có 30s để thảo luận và sau đó giơ tay dành quyền trả lời. Nếu nhóm nào trả lời đúng câu hỏi, một mảnh ghép của bức hình gợi ý mở ra và một số kí tự của từ khóa được lật đồng thời nhóm đó được cộng 1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu đầu tiên được 10 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 2 được +9 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 3 được +8 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 4 được +3 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 5 được cộng +2 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu cuối cùng được cộng +1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Các câu hỏi như sau: Câu 1: Công việc đầu tiên để tạo lập CSDL quan hệ là gì? (Có 7 chữ cái) -> TẠO BẢNG Câu 2: Thông thường các bảng liên kết với nhau thông qua thuộc tính nào? (Có 4 chữ cái) -> KHÓA Câu 3: Đây là một thao tác trong khai báo cấu trúc bảng? (Có 17 chữ cái) -> CHỈ ĐỊNH KIỂU DỮ LIỆU Câu 4: Khi dùng Access tạo lập CSDL, nếu ta không chọn khóa thì ai sẽ chọn? (Có 6 chữ cái) -> ACCESS Câu 5: Trong quá trình khai báo cấu trúc bảng, thao tác nào có thể bỏ qua? (Có 4 chữ cái) -> MÔ TẢ Câu 6: Xem hình ảnh và trả lời câu hỏi (Có 13 chữ cái) -> CẬP NHẬT DỮ LIỆU [Đáp án: TẠO LIÊN KẾT 3.2. Hình thành kiến thức 3.2.1. Khai thác cơ sở dữ liệu – a) Sắp xếp các bản ghi (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được hệ QTCSDL tổ chức hoặc cung cấp phương tiện để sắp xếp các bản ghi trong CSDL quan hệ. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết được hệ QTCSDL tổ chức hoặc cung cấp phương tiện để sắp xếp các bản ghi trong CSDL quan hệ. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Hãy cho biết mục đích của việc tạo lập CSDL quan hệ là gì? - Nhận xét và dẫn dắt vào phần 3. (?) Khai thác cơ sở dữ liệu là làm những công việc gì? - Nhận xét, chốt nội dung và minh họa. (?) Sắp xếp các bản ghi nhằm mục đích gì? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có thiếu sót. - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Ai tổ chức hoặc cung cấp phương tiện để sắp xếp các bản ghi? - Nhận xét, chốt nội dung và minh họa. - Đưa ra tình huống minh họa cho trường hợp sắp xếp theo nhiều trường. - Tóm tắt nội dung phần 3. a) Sắp xếp các bản ghi và dẫn dắt vào phần 3. b) Truy vấn CSDL. - Suy nghĩ và trả lời: Phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của người dùng. - Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ. - Tham khảo SGK và trả lời: Sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. - Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ. - Suy nghĩ và trả lời: Có thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. - Nhận xét và bổ sung. - Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài. - Lắng nghe và ghi nhớ. 3. Khai thác cơ sở dữ liệu a) Sắp xếp các bản ghi - Một hệ QTCSDL phải tổ chức hoặc cung cấp phương tiện để sắp xếp các bản ghi. - Các bản ghi có thể được sắp xếp theo nội dung của một hay nhiều trường. 3.2.2. Khai thác cơ sở dữ liệu – b) Truy vấn cơ sở dữ liệu (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được truy vấn cơ sở dữ liệu. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh truy vấn cơ sở dữ liệu với nhiều trường hợp khác nhau trong CSDL quan hệ. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Truy vấn là gì? - Nhận xét, minh họa và chốt nội dung. - Truy vấn nhằm mục đích gì? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có thiếu sót. - Nhận xét, chốt nội dung và minh họa. - Nhận xét, tóm tắt nội dung phần 3. b) Truy vấn CSDL và dẫn dắt vào phần c) Xem dữ liệu. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời: Định vị bản ghi, thiết lập mối quan hệ giữa các bảng, liệt kê một tập con các bản ghi, thực hiện các phép toán, thực hiện các thao tác quản lý dữ liệu khác. - Nhận xét và bổ sung. - Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ. - Lắng nghe và ghi nhớ. b) Truy vấn cơ sở dữ liệu: là việc khai thác, thu thập thông tin từ nhiều bảng trong CSDL quan hệ đáp ứng yêu cầu của người dùng. Ví dụ: Khi khai thác CSDL BAN_HANG. Người bán hàng có thể tạo ra mẫu hỏi để biết khách hàng có mã A1 mua những mặt hàng gì và với số lượng bao nhiêu. 3.2.3. Khai thác cơ sở dữ liệu – c) Xem dữ liệu (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được cách xem dữ liệu. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh xem dữ liệu với nhiều cách khác nhau trong CSDL quan hệ. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Có mấy cách để xem dữ liệu? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có thiếu sót. - Nhận xét và chốt nội dung, minh họa cụ thể. - Nhận xét, tóm tắt nội dung phần c) Xem dữ liệu và dẫn dắt vào phần d) Kết xuất báo cáo. - Suy nghĩ và trả lời. - Nhận xét và bổ sung. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài. - Lắng nghe và ghi nhớ. c) Xem dữ liệu - Xem toàn bộ bảng - Xem các bản ghi bằng biểu mẫu. - Dùng công cụ lọc để xem một số bản ghi. 3.2.4. Khai thác cơ sở dữ liệu – d) Kết xuất báo cáo. (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được cách kết xuất báo cáo trong CSDL quan hệ. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh kết xuất báo cáo với nhiều tình huống khác nhau trong CSDL quan hệ. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Muốn tạo ra mẫu như hình ta phải sử dụng thao tác khai thác nào? - Nhận xét và chốt nội dung. (?) Thông tin trong báo cáo được thu thập bằng cách nào? - Nhận xét và chốt nội dung. (?) Báo cáo có thể được xây dựng dựa trên đối tượng nào? - Nhận xét, chốt nội dung và minh họa. - Chiếu một số hình ảnh minh họa về việc khai thác CSDL. - Nhận xét, tóm tắt nội dung phần d) Kết xuất báo cáo. - Tham khảo SGK và trả lời: Kết xuất báo cáo. - Lắng nghe và ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời: Truy vấn. - Lắng nghe và ghi bài, quan sát. - Quan sát và ghi nhớ. 4. Kết xuất báo cáo. - Thông tin trong báo cáo được thu thập bằng cách tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí do người sử dụng đặt ra. Báo cáo thường in ra hay hiển thị trên màn hình theo mẫu định sẵn. - Báo cáo có thể xây dựng dựa trên các truy vấn. 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác khai thác CSDL. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập Nắm các thao tác khai thác CSDL quan hệ: Sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. 3.3.2. Hoạt động vận dụng Về nhà trả lời các câu hỏi và làm các bài tập (SGK trang 93). 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà học bài, tìm thêm một số ví dụ về khai thác cơ sở dữ liệu trong thực tế cuộc sống. DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN Lê Thị Lịnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 11 Cac thao tac voi co so du lieu quan he_12304460.doc