I.MỤC TIÊU:
Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT (2) a/b
HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn BT 2;
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
54 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y.
- Các phương pháp: Thảo luận/Làm việc nhóm. Động não “chúng em biết
* MT:Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ (bộ phận).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 3 học sinh lên trả lời 3 câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Làm việc với Sách giáo khoa (10 phút)
* Mục tiêu : Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát hình ở trang 32 SGK đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ; việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh
Bước 2 :
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một hình. Các nhóm khác bổ sung góp ý
b. Hoạt động 2 : Đóng vai (12 phút)
* Mục tiêu : Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
* Cách tiến hành :
Bước 1 :
GV chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí :
GV phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí được ghi trong phiếu
Bước 2 :
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Kết thúc việc trình diễn và thảo luận xen kẽ, GV yêu cầu HS rút ra bài học gì qua hoạt động này.
GV yêu cầu HS rút ra bài học gì qua hoạt động này
c. Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (8 phút
* Mục tiêu : Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh
* Cách tiến hành
Bước 1 :
- Hai bạn quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 trang 33 SGK và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống, nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh
- Bước 2: Gọi đại diện một số HS lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung góp ý
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
* MT:Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
Hát
3 em thực hiện
- Làm việc theo nhóm. Các nhóm ghi kết thảo luận vào phiếu học tập do GV phát
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Nghe GV hướng dẫn
Làm việc theo nhóm
Làm việc theo cặp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
------------------------------------------------------------------------
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA G
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), C, Kh (1 dòng); viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng: Khôn ngoan đá đáp ... đá nhau (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
- Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa G, C, Kh. Các chữ Gò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
- Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính :
a. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa, từ và câu ứng dụng (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết được chữ hoa, từ và câu ứng dụng.
* Phương pháp: Quan sát.
* Hình thức tổ chức: Cả lớp.
* Cách tiến hành: Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Luyện viết chữ hoa.
+ Cho HS nêu các chữ hoa có trong bài
+ Cho HS nêu cách viết hoa các chữ trên
+ Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
+ Yêu cầu HS viết chữ “G, C, K” vào bảng con.
- HS luyện viết từ ứng dụng.
+ Gọi HS đọc từ ứng dụng: Gò công
+ Giới thiệu: Gò Công là một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định.
+ Cho HS viết vào bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng.
+ Mời HS đọc câu ứng dụng.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Cho HS giải thích câu tục ngữ
- Chốt lại: Câu tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải yêu thương, đoàn kết.
- Cho HS viết bảng con các chữ: Khôn, Gà
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết được các chữ hoa, từ và câu ứng dụng vào vở Tập viết.
* Phương pháp: Luyện tập thực hành.
* Hình thức tổ chức: Cả lớp.
* Cách tiến hành: Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- Nêu yêu cầu cần viết đúng theo mẫu chữ trong vở Tập viết
- Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Gò Công
G C K
G C K
- Phát biểu
- 2 HS nêu
- Theo dõi
- Cả lớp viết bảng
- 1 HS đọc
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết bảng con Gò Công.
- 1 HS đọc
- 2 HS giải thích
- Viết trên bảng con.
Gò Công Gò Công
Gò Công Gò Công
- Cả lớp viết vào vở.
G C Kh G C Kh
Gò Công Gò Công
Gò Công
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
----------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP:
KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG BẠN TỐT
I.MỤC TIÊU:
-HS biết sưu tầm và kể chuyện tấm gương người bạn tốt
-Giáo dục HS tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm đến bạn bè
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Các mẩu chuyện sưu tầm qua sách,báo,mạng Internet..về gương những người bạn tốt
-Băng hình minh họa(nếu có điều kiện)
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 2 tuần GV phổ biến cho HS nắm được:
+Qua thực tế ở lớp,ở trường qua GV CN hay các nguồn thông tin sách,báo,mạng internet các em hãy sưu tầm tấm gương 1 người bạn tốt để thi đọc(kể) trước lớp
-Tiêu chí chấm thi:
+Giọng kể rõ ràng,truyền cảm,kết hợp cử chỉ,điệu bộ..khi kể :loại A
+Giọng kể chưa rõ ràng, chưa kết hợp cử chỉ,điệu bộ..khi kể :loại B
-Các giải thưởng cho cá nhân kể chuyện hay.
-Trước 1ngày GV nắm danh sách HS xung phong kể chuyện để sắp xếp chương trình
-Chọn (cử) người dẫn chương trình
-Mỗi tổ tập 1-2 tiết mục văn nghệ
Bước 2: HS kể chuyện
-Mở đầu người dẫn chương trình bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài và trình bày 1 số tiết mục văn nghệ khởi động buổi sinh hoạt
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do ,thông qua chương trình
-Tiến hành kể chuyện
+HS lần lượt lên kể chuyện theo thứ tự của chương trình
-Sau mỗi lần kể, người dẫn chương trình(GV) điều khiển cả lớp đánh giá xếp loại cho người vừa kể, người dẫn chương trình viết kết quả lên bảng
+GV đặt câu hỏi cho cả lớp cùng trao đổi về nội dung câu chuyện
Bước 3: Nhận xét-Đánh giá
- Người dẫn chương trình đọc kết quả do cả lớp bình chọn mời GV lên phát biểu trao quà (Nếu có)
- GV phát biểu khen HS bằng giọng kể rõ ràng, truyền cảm,kết hợp cử chỉ,điệu bộ đã cho cả lớp được nghe những câu chuyện xúc động về tình bạn.
- Nhắc nhở HS học tập những tấm lòng nhân hậu,giúp đỡ các bạn trong trường trong lớp gặp khó khăn
-------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Luyện thêm một số bài tập về bảng nhân 7; giải toán có lời văn.
- Luyện thêm để củng cố về. từ chỉ hoạt động, trạng thái; so sánh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Tính :
a) 7 x 6 + 58 =
=
b) 7 x 9 - 13 =
=
Bài 2: Tính nhẩm:
7 x 6 = .. 7 x 8 = ..
7 x 1 = .. 7 x 7 = ..
7 x 5 = .. 7 x 0 = ..
7 x10 = .. 7 x 4 = ..
7 x 9 = .. 0 x 7 = ..
7 x 3 = .. 7 x 2 = ..
Bài 3: Nhà Hải trồng 9 hàng rau bắp cải, mỗi hàng có 7 cây. Hỏi nhà Hải trồng bao nhiêu cây rau bắp cải?
Giải
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1: Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn thơ:
“Cô bận / cấy lúa /
Chú bận / đánh thù /
Mẹ bận / hát ru /
Bà bận / thổi nấu. /
Còn con / bận bú /
Bận ngủ / bận chơi
Bận / tập khóc cười
Bận / nhìn ánh sáng.”
Bài 2. Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi câu văn sau:
a. Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông.
b. Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ.
c. Bỗng một đàn bướm trắng tấp tới lẫn trong hoa mai, chúng cùng cánh hoa là là rơi xuống, rồi khi tới mặt nước suối lại vụt bay lên cành tựa như những cánh hoa bị luồng gió lốc vô tình thổi tung lên
Bài 3: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:
Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở.
Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày,
- Các nhận xét,
- Giáo viên sửa bài.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
a) 7 x 6 + 58 = 42 + 58
= 100
b) 7 x 9 - 13 = 63 - 13
= 50
7 x 6 = 4 7 x 8 = 56
7 x 1 = 7 7 x 7 = 49
7 x 5 = 35 7 x 0 = 0
7 x10 = 7 7 x 4 = 28
7 x 9 = 63 0 x 7 = 0
7 x 3 = 21 7 x 2 = 14
Bài 3:
Giải
Số cây rau bắp cải nhà Hải trồng là:
9 x 7 = 63 (cây)
Đáp số: 63 cây
Bài 1:
“Cô bận / cấy lúa /
Chú bận / đánh thù /
Mẹ bận / hát ru /
Bà bận / thổi nấu. /
Còn con / bận bú /
Bận ngủ / bận chơi
Bận / tập khóc cười
Bận / nhìn ánh sáng.”
Bài 2:
a. Quả cỏ mặt trời so sánh với một con nhím xù lông.
b. Mỗi cánh hoa giấy so sánh với một chiếc lá.
c. Một đàn bướm trắng so sánh với những cánh hoa.
Bài 3:
Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở.
Thứ 4 ngày 25 tháng 10 năm 2017
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán .
-Biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số sơ đồ vẽ sẵn như SGK, bảng phụ, phiếu học tập nếu có.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Giảm đi một số lần.
Gọi HS lên bảng làm lại BT2b
GV chấm vở một số em
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
-Nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài- Ghi tựa.
Hoạt động 2: HD làm bài tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Bài tập yêu cầu gì?
-GV HD và giải thích mẫu.
Yêu cầu HS tự làm các bài tập còn lại.
-GV theo dõi, sửa bài – nhận xét.
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
-Muốn tính số lít dầu buổi chiều bán được ta làm phép tình gì?
-Yêu cầu HS giải vào vở
GV chấm 5 bài – nhận xét
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2b
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
-Muốn tìm số quả cam trong rổ còn lại ta làm sao?
Gv nhận xét – tuyên dương
Dành cho HS khá giỏi
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài .
Gv kiểm tra một số em
4/Củng cố:
- Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
5/Dặn dò:
- Về nhà học bài. Xem trước bài : Tìm số chia.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm lại bài tập 2b
Bài giải
Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
30: 5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
-3 HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
-Tự làm các bài tập còn lại theo mẫu.
6 gấp 5 lần được: 6 x 5 = 30
30 giảm 6 lần được: 30 : 6 = 5
7 gấp 6 lần được: 7 x 6 = 42
42 giảm 2 lần được: 42 : 2 = 21
25 giảm 5 lần được: 25 : 5 = 5
5 gấp 4 lần được: 5 x 4 = 20
Dành cho HS khá giỏi
4 gấp 6 lần được: 4 x 6 = 24
24 giảm 3 lần được:24 : 3 = 8
-HS đọc đề bài toán
- Một cửa hàng bán buổi sáng 60 lít dầu, buổi chiều giảm 3 lần so với buổi sáng.
- Tìm số lít dầu bán buổi chiều?
Ta thực hiện phép tính chia.
-1 HS nêu cách giải và 1HS giải vào bảng phụ
Bài giải:
Số lít dầu buổi chiều cửa hàng bán là:
60 : 3 = 20 (lít)
Đáp số : 20 lít dầu
- HS đọc yêu cầu bài tập 2b
+ Trong rổ có 60 quả cam. Đã bán số cam.
+ Trong rổ còn lại bao nhiêu quả cam?
+ Ta lấy số cam trong rổ chia cho 3
2 HS đại diện 2 dãy lên giải cả lớp làm nháp
Bài giải:
Số quả cam còn lại trong rổ là:
60: 3 = 20 (quả cam)
Đáp số: 20 quả cam
-Đo độ dài đoạn thẳng AB được 10 cm.
Bài giải
-Độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần được:
10cm : 5 = 2cm.
-Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 2cm
-2HS nêu – HS khác nhận xét.
---------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC: TIẾNG RU
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- (TL được câu hỏi trong SGK. Thuộc 2 khổ thơ trong bài)
- HS biết yêu quý mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
2.Bài cũ: Các em nhỏ và cụ già”
- Gọi 3HS lên bảng kể lại chuyện
-Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
-GV nhận xét.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: - Ghi tựa
Hoạt động 1: Luyện đọc:
a.GV đọc toàn bài.
-Gv cho HS quan sát tranh SGK hỏi: Tranh vẽ gì?
b. HD luyện đọc
- Đọc từng câu:
-Chia đoạn cho các nhóm đọc đoạn trước lớp.
-GV theo dõi nhắc nhở HS ngắt nghỉ đúng...
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc theo nhóm.
-Lớp đọc đồng thanh.
- GV tuyên dương HS đọc đúng.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc khổ 1.
Câu 1:Con ong, con cá, con chim yêu những gì, vì sao?
* GV chốt lại: Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật
+ Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội và sống được.
+ Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn.
Câu 2: Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2?
NS: 03/10/2010
ND: 06/10/2010
* GV chốt: Vô vàn thân lúa chín mới làm nên mùa vàng, nhiều người mới làm nên nhân loại nếu sống cô đơn một mình con người giống đốm lửa nhỏ không toả sáng sẽ tàn.
-Yêu cầu lớp đọc thầm khổ thơ cuối.
Câu 3: Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?
Câu 4: Câu lục bát nào trong khổ thơ một nói lên ý chính của cả bài thơ?
GV chốt ý : Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em bạn bè đồng chí.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc bài thơ:
-GV đọc diễn cảm cả bài thơ.
-Hướng dẫn HS đọc khổ thơ 1 giọng tình cảm thiết tha nghỉ hơi hợp lý.
-Hướng dẫn HS đọc thuộc từng khổ thơ sau đó thuộc cả bài.
- Thi đọc thuộc từng khổ thơ
GV nhận xét - tuyên dương chọn người chiến thắng.
4. Củng cố
-Bài thơ muốn nói gì?
* Liên hệ thực tế – giáo dục:
5.Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo “Giọng quê hương”.
- Nhận xét tiết học
-3 HS kể lại từng đoạn của câu chuyện,
-Lớp theo dõi nhận xét
- 3 HS nhắc lại
-HS theo dõi SGK.
+ Tranh các bạn nhỏ đang hớn hở đi giữa cánh đồng lúa chín vàng rực có ong bay hoa nở...
- HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-2 nhóm nối tiếp nhau thi đọc .
- 2 nhóm HS thi đọc cả bài.
-HS đọc thầm khổ 1 và TLCH .
+Con ong yêu hoa, con cá yêu nước, con chim yêu trời vì hoa có mật giúp ong làm mật, nước để cá bơi lội, trời cao rộng cho chim tung cánh và hót.
-Lắng nghe.
- HS đọc thầm khổ 2 và TLCH
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng ý nói:
+ Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa vàng.
+ Chỉ một thân lúa chín không thể có mùa vàng
+ Vô vàn lúa chín mới làm nên cả một mùa vàng.
Một người đâu phải nhân gian.
Sống chăng một đốm lửa vàng mà thôi ý nói: Một người không phải là cả loài người Sống một mình cô độc như một đám lửa đang tàn lụi.
Nhiều người mới làm nên nhân loại như nhiều đốm lửa toả sáng.
+ Sống cô độc một mình, con người giống như một đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy ra được, se tàn.
- 1HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối
+ Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao.
-Biển khồng chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.
- HS đọc khổ thơ 1, lớp đọc thầm.
Con người muốn sống, con ơi!
Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
-Lớp lắng nghe
-Mỗi nhóm thi đọc.
-Lớp theo dõi lắng nghe
-HS đọc cá nhân thuộc cả bài.
Bài thơ muốn nói con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương bạn bè, đồng chí.
----------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
I. MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có nhớ); một phần sáu; giải toán có lời văn.
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt về phân biệt uôn/uông; en/oen; r/d/gi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
39 : 3 88 : 4
Bài 2: Tô màu số ô vuông của hình sau:
Hình 1 ;
B. Hình 2 ;
Bài 3: Vườn nhà Hùng có 54 cây ăn quả, số cây đó là cây đu đủ. Hỏi vườn nhà Hùng có bao nhiêu cây đu đủ?
Giải:
..................................................
..................................................
..................................................
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1. Điền vào chỗ trống en hoặc oen
cưa x.... xoẹt ; kh. ngợi ;
nông ch.... choẹt ; ch... chúc
Bài 2. Điền vào chỗ trống d/ r hoặc gi, sau đó viết lời giải câu đố vào chỗ trống:
uột ài từ mũi đến chân
Mũi mòn uột cũng ần ần mòn theo.
Là .........
Bài 3: Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông, sau đó viết lời giải câu đố vào chỗ trống:
Từ trời tôi x...
Tôi cho nước uống
Cho r. dễ cày
Cho t..... mưa x.....
Cho đầy mặt sông
Cho lòng đất mát.
Là: ............
. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
HS đặt tính rồi tính
Bài 2: - HS tiến hành tô
Hình 1
B. Hình 2
Bài 3:
Giải
Số cây đu đủ nhà Hùng có là:
54 : 6 = 9 (cây)
Đáp số: 9 cây
Bài 1.
cưa xoèn xoẹt ; khen ngợi ;
nông choèn choẹt ; chen chúc
Bài 2:
Ruột dài từ mũi đến chân
Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo.
Là Bút chì
Bài 3:
Từ trời tôi xuống
Tôi cho nước uống
Cho ruộng dễ cày
Cho tuôn mưa xuống
Cho đầy mặt sông
Cho lòng đất mát.
Là: Hạt mưa
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài
Thứ 5 ngày 26 tháng 10 năm 2017
TOÁN: TÌM SỐ CHIA
I. MỤC TIÊU:
Biết tên gọi các thành phần trong phép chia .
Biết tìm số chia chưa biết
Ham tìm hiểu về Toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
6 hình vuông bằng nhựa như SGK, bảng phụ,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Luyện tập
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2b.
-Gv chấm vở 1 số em – sửa bài
- Muốn gấp 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1số đi nhiều lần ta làm thế nào?
-GV nhận xét - tuyên dương
3.Bài mới:
-GV giới thiệu bài.
Hoạt động1: HD cách tìm số chia:
-GV gắn tấm bìa có 6 ô vuông lên bảng hỏi:
Trên tấm bìa có mấy ô vuông?
6 ô vuông này được chia làm mấy nhóm ?mỗi nhóm có mấy ô vuông?
-GV ghi như SGK
6 : 2 = 3
Số bị chiaSố chiaThương
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?
-GV vừa nói vừa ghi bảng 2 = 6 : 3
+ Qua ví dụ trên em rút ra kết luận gì?
+ GV nêu: Tìm x biết: 30 : x = 5
+ Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
+ x được gọi là gì?
+ Muốn tìm số chia x ta làm như thế nào?
-Yêu cầu HS lên bảng thực hiện, lớp thực hiện nháp.
-GV nhận xét tuyên dương.
- gọi HS nhắc lại cách tìm số chia.
Hoạt động2: Thực hành
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài tập yêu cầu gì?
Yêu cầu HS tính nhẩm (chọn màu) nêu kết quả.
Gv nhận xét – tuyên – dương
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài tập yêu cầu gì?
Cho HS cả lớp làm bảng con các bài a; b;c. + 1HS làm bảng lớp
GV cho HS làm bài vào vở bài d; e; g
Gv chấm 5 vở nhận xét
Dành cho HS khá giỏi
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
+ Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy để được:
Thương lớn nhất
Thương bé nhất
4.Củng cố :Trò chơi “Ai Nhanh hơn”
GV ghi lên bảng : 35: x = 5
Gv nhận xét – tuyên dương
- Trong phép chia hết muốn tìm số chia ta làm thế nào?
5.Dặn dò:
- Về nhà học bài làm lại bài 2a,b,c và Chuẩn bị bài sau. Luyện tập
-Nhận xét tiết học.
-HS nộp vở.
- 1 HS làm BT 2b
Bài giải:
Số quả cam còn lại trong rổ là:
60: 3 = 20 (quả cam)
Đáp số: 20 quả cam
2 HS nêu
-HS nhận xét .
- HS quan sát
- có 6 ô vuông
- 2 nhóm
- 3 ô vuông
-HS nêu từng tên gọi từng thành phần của phép chia.
Muốn tìm số chia (2) ta lấy số bị chia (6) chia cho thương (3).
-HS nhắc lại nhiều lần 2 = 6 : 3
Trong phép chia hết muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
HS đọc lại.
Bài toán yêu cầu tìm số chia x chưa biết.
- x được gọi là số chia
muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
-1 HS lên bảng làm + Lớp làm nháp.
30: x = 5
x = 30 : 5
x = 6
- HS nhắc lại
HS đọc yêu cầu bài
+ Tính nhẩm
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả tính
35:5 = 7 28:7=4 24: 6=4 21:3 = 7
35:7= 5 28:4 =7 24: 4=6 21:7 = 3
HS đọc yêu cầu bài
HS cả lớp làm bảng con các bài a; b;c. + 1HS làm bảng lớp
a) 12 : x = 2 d) 36 : x = 4
x = 12 : 2 x = 36 : 4
x = 6 x = 9
b) 42 : x = 6 e) x : 5 = 4
x = 42 : 6 x = 4 5
x = 7 x = 20
c) 27 : x = 3 g) x 7 = 70
x = 27 : 3 x = 70 : 7
x = 9 x = 10
- HS đọc yêu cầu bài, nêu kết quả.
Giải
-Trong phép chia hết,
7 chia cho 1 để có thương lớn nhất
7 : 1 = 7.
7 chia cho 7 có thương nhỏ nhất
7 : 7 = 1
2 HS lên bảng thi đua
+ Trong phép chia hết muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
-------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG.ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng( BT1)
Biết tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi Ai ( cái gì, con gì) làm gì ?(BT3)
Biết đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của câu đã xác định( BT4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bốn băng giấy hoặc bảng phụ trình bày bảng phân loại.ở bài tập 1
Bảng lớp viết các câu văn ở BT 3, 4
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
Tìm những hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây?
-GV nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi tựa
Hoạt động 2: HD làm bài tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV ghi bảng các từ trong bài yêu cầu HS nêu nghĩa từng từ.
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-GVHD mẫu lớp theo dõi HS làm việc theo cặp.
-Gợi ý giải nghĩa từ cật trong câu “Chung lưng đấu cật”: lưng là phần lưng ở chổ ngang bụng “bụng đói cật rét”.
-Giúp HS hiểu nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ.
+ Chung lưng đấu cật là đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc.
+ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại chỉ những người ích kỷ, thờ ơ chỉ biết mình không quan tâm dến người khác.
+ Ăn ở như bát nước đầy: Chỉ những người sống có nghĩa có tình thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài tập yêu cầu gì?
Yêu cầu HS làm bài vào vở .
-GV nhận xét tuyên dương chốt lời giải đúng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài tập yêu cầu gì?
- Ba câu văn được nêu trong bài tập, được viết theo mẫu câu nào?
-GV chấm 5 em nhận xét.
4/ Củng cố:
- Cộng đồng có nghĩa là gì?
- Mọi người trong cộng đồng phải như thế nào?
- Liên hệ thực tế - Giáo dục HS:
5/Dặn dò:
- Về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ ở BT2. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.-Tuyên dương những HS học tốt.
Hát
-3 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu, lớp nộp vở một tổ để kiểm tra.
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
-HS nhắc lại
-2 HS đọc yêu cầu - Cả lớp đọc thầm theo HS trao đổi theo cặp trình bày ý kiến - lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Những người trong cộng đồng
Thái độ HĐ trong cộng đồng
Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.
Cộng tác, đồng tâm
-2 HS đọc yêu cầu - lớp đọc thầm..
-HS trao đổi nhóm đôi -Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Tán thành thái độ ứng xử ở câu a, c
+ Không tán thành với thái độ ở câu b.
-Một HS đọc nội dung bài cả lớp đọc thầm theo.
Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? va bộ phận câu tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 8.docx