Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm học 2017 - 2018 - Tuần 14

LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I/ Mục tiêu

- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung biên bản (ND Ghi nhớ).

- Xác định trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).

- KNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản); Tư duy phê phán.

II/ Các PP và PTDH

- Phương pháp: Nhóm; Phân tích mẫu; Đóng vai; Trình bày 1 phút.

- Phương tiện: Bảng nhóm ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học; 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.

+ Bảng nhóm ghi BT2.

 

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm học 2017 - 2018 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phá: Tiết KC hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé... 2. Kết nối: GV kể câu chuyện: - Y/c HS quan sát tranh ở SGK. - GV kể chuyện lần 1. + Yêu cầu HS nêu tên các nhân vật? + Bác sĩ Lu-I pa-xtơ. + Cậu bé Giô-dep. + Người mẹ. - GV kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh họa. - Y/c HS nêu ND chính của mỗi tranh + Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn... + Tranh 2: Pa-xtơ trăn trở,... + Tranh 3: Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc -xin cho Giô-dép. + Tranh 4: Pa-xtơ thức suốt đêm ròng để... + Tranh 5: Ssau 7 ngày chờ đợi,... + Tranh 6: Tượng đài Lu-i Pa-xtơ... 3. Thực hành: Hướng dẫn HS kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - GV chia nhóm và y/c HS kể nối tiếp theo từng tranh, trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện. - Gọi HS thi kể nối tiếp trước lớp. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - GV theo dõi, kết hợp nêu câu hỏi: + Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt trước khi tiêm văc-xin cho em bé? + Câu chuyện muốn nói lên điều gì? - GV khen HS kể chuyện hay và chốt lại ý nghĩa câu chuyện. C. Kết luận - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về KC cho người thân nghe. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Hãy kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - Quan sát. - HS lắng nghe. - Thảo luận nhóm đôi và nêu. - HS dựa vào lời kể cuả GV và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên kể chuyện (mỗi em một đoạn nối tiếp nhau) - 2 em kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Ngày soạn: 26/11 Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017 Tiết 1. Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu - Biết chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - BT cần làm: bài 1, bài 3, bài 4. II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Luyện tập thực hành, thảo luận nhóm,... - Phương tiện: Bảng nhóm. III/ Tiến trình dạy - học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 2' 9' 9' 10' 2' A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét B. Các hoạt động dạy học 1. Khám phá: Giờ toán hôm nay các em cùng làm BT củng cố về chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. 2. Thực hành Bài 1. HS nêu y/c của bài. - Gọi 4 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và chữa bài. - Nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính. Bài 3. HS đọc đề bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? - Y/c HS thảo luận nhóm đôi, nêu cách làm và làm bài vào vở rồi chữa bài. - Chấm một số bài của HS. - Nhận xét và khen HS. Bài 4. - Gọi HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Cho HS làm bài rồi chữa bài. C. Kết luận - Nhận xét giờ học. - Giao BT về nhà. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Mời 1 bạn lên làm bài 2. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - 1 HS nêu y/c. - 4 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. a) 5,9:2+13,06=2,95+13,06=16,01 b) 35,04:4 -6,87= 8,76- 6,87 = 1,89 c) ; d) .. - 2 - 3 HS nhắc lại. - 2 HS đọc đề bài tập. - 1 HS làm bảng nhóm, dưới lớp làm vào vở. Bài giải: Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là: 24 × = 9,6 (m) Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:(24 + 9,6) × 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vườn là: 24 × 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số:67,2m và 230,4m2 - 2 HS đọc bài toán. - HS làm bài rồi chữa bài. Đáp số: 20,5 km. Tiết 3. Chính tả (Nghe viết) CHUỖI NGỌC LAM I/ Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin yêu cầu của BT3; làm được (BT2). II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Nhóm, cá nhân, luyện tập - thuyết trình. - Phương tiện: Phiếu học tập. III/ Tiến trình dạy - học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 2' 20' 8' 2' A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá: Tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe viết một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam và làm BT chính tả phân biệt âm đầu ch/tr hoặc vần ao/au. 2. Kết nối: H/dẫn HS viết chính tả - GVgọi HS đọc toàn bài chính tả. + Theo em, đoạn văn nói gì? - Hướng dẫn HS luyện viết các từ khó: Pi-e, lúi húi, Gioan, rạng rỡ, chuỗi... - GV đọc từng câu hay từng vế câu. - GV đọc toàn bài. - GV nhận xét, chữa lỗi 5-7 bài. 3. Thực hành: HDHS làm bài tập Bài 2a. HS đọc y/c của BT. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa 2 cặp tiếng: Tranh - chanh; trung – chung. Trúng – chúng; trèo – chèo. - Các nhóm trình bày. - GV khen các nhóm tìm được nhiều từ ngữ. Bài 3. HS đọc y/c của bài. - GV lưu ý: chữ ô số 1 có vần ao hay au; chữ ô số 2 có âm đầu tr hay ch. - GV chốt lại các từ cần điền. C. Kết luận - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các từ đã ôn luyện. Tìm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ ch. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Đọc cho các bạn viết: sương giá, xương xẩu, siêu nhân, liêu xiêu,. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - 2HS đọc bài. - HS trả lời. - HS luyện viết từ ngữ. - HS viết chính tả. - HS rà soát lỗi. - HS đổi vở theo cặp, chữa lỗi. - HS đọc BT 2a. - HS thảo luận theo nhóm. - HS lên bảng viết nhanh các từ ngữ dưới hình thức trò chơi "Tiếp sức". - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc BT3. - HS làm vào vở, 2 em làm ở bảng lớp. + Ô số 1: đảo, háo, dạo, tàu, vào, + Ô số 2: trọng, trước, trường, chở, trả. - Lớp nhận xét. Ngày soạn: 27/11 Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017 Tiết 1. Toán CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I/ Mục tiêu: Biết: - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Vận dụng giải các bài toán có lời văn. II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Nhóm, cá nhân, luyện tập - thực hành. - Phương tiện: Bảng nhóm ghi nội dung bài toán ở VD 1. III/ Tiến trình dạy - học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3' 1' 15' 15' 2' A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét. B. Các hoạt động dạy học 1. Khám phá: Giờ toán hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.Vận dụng giải các bài toán có lời văn. 2. Kết nối a) HD HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân: - GV viêt bảng các phép tính sau y/c HS tính theo nhóm rồi so sánh KQ tính: 25 : 4 và (25 × 5) : (4 × 5) 4,2 : 7 và (4,2 × 10) : (7 × 10) 37,8 : 9 và (37,8 × 100) : (9 × 100) - Gọi HS nêu kết quả tính. + GV kết luận: Giá trị của hai biểu thức là như nhau. b) Ví dụ 1. - GV gọi HS nêu bài toán ở bảng nhóm. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Gọi một số HS nêu miệng các bước thực hiện bài giải. Cần nhấn mạnh chuyển phép chia 57 : 9,5 thành 570 : 95. - Hướng dẫn HS cách chia 570 : 95 sau đó chuyển thành phép chia 57:9,5 c) Ví dụ 2: 99 : 8,25 + Số chia 8,25 có mấy chữ số ở phần thập phân? - GV h/d HS tìm ra 99 : 8,25 = 9900 : 825, thực hiện phép chia như hướng dẫn ở SGK. d) Nêu quy tắc: - Gọi HS tự nêu quy tắc. 3. Thực hành Bài 1. - GV lần lượt viết các phép chia lên bảng và cho HS cả lớp thực hiện từng phép chia trong SGK. Bài 3. - Gọi HS nêu bài toán. - Yêu cầu HS tự tóm tắt bài toán rồi giải vào vở, 1 HS làm bảng nhóm và trình bày. - Nhận xét và chữa bài. C. Kết luận -Y/c nêu lại quy tắc. - Nhận xét giờ học. Giao BT về nhà Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Mời 2 bạn lên làm bài 2 và bài 4. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - Lớp chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm kết quả của 1 phép tính rồi so sánh kết quả tính. - HS trả lời kết quả, so sánh kết quả tính - Rút ra nhận xét như trong SGK. - 2 HS đọc ví dụ 1. - 1 HS nêu. - HS làm vào giấy nháp phép chia 57 : 9,5 + Có 2 chữ số - HS thực hiện phép chia - 2 HS đọc quy tắc. - 1 số HS nêu miệng kết quả sau khi đã giải vào vở. - Kết quả của các phép tính lần lượt là: 2; 97,5; 2; 0,16. - 2 HS nêu nối tiếp. Bài giải 1m thanh sắt có cân nặng là: 16 : 0,8 = 20 (kg) Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng là: 20 × 0,18 = 3,6 (kg) Đáp số: 3,6 kg - 2HS nhắc quy tắc chia. Tiết 3. Tập đọc HẠT GẠO LÀNG TA I/ Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm. - Hiểu nội dung ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ nhiều công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ). II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, trình bày cá nhân,... - Phương tiện: Tranh minh họa. Bảng nhóm ghi khổ thơ1. III/ Tiến trình dạy - học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 2’ 12’ 10’ 8’ 2’ A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá: ...một hạt gạo làm ra là biết bao công sức của nhiều người. Bài Hạt gạo làng ta sẽ giúp các em hiểu rõ hơn cuộc sống lao động và chiến đấu hào hùng của DT ta. 2. Kết nối a) Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bộ bài thơ. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 1. - GV theo dõi, sửa lỗi phát âm, hướng dẫn HS đọc giọng nhẹ nhàng, tha thiết, đọc liền mạch các dòng ở khổ 2 - Luyện đọc các từ: phù sa, tránh, quết đất, tiền tuyến. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho cặp HS thi đọc. - N/xét và tuyên dương cặp đọc tốt. - GV đọc diễn cảm bài thơ. b) Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1. + Hạt gạo làm nên từ những gì? -Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2 và TLCH. + Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo? - GV giảng ND khổ thơ. - Đọc các khổ còn lại và TLCH. + Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo? - Cho HS quan sát tranh minh họa và giảng. + Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? + Qua phần vừa tìm hiểu, em hãy nêu ND chính của bài thơ? - GV ghi ND và gọi HS đọc lại. 3.Thực hành: Đọc diễn cảm và HTL - H/dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ 1 - GV treo bảng nhóm ghi khổ thơ 1 và đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho các cặp thi đọc. - Nhận xét. - T/c cho HS đọc thuộc lòng khổ thơ. - Thi đọc thuộc lòng khổ thơ. - N/xét và bình chọn bạn đọc thuộc lòng. C. Kết luận - Gọi HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ - Nhận xét tiết học -Yêu cầu HS về HTL bài thơ. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Mời 2 bạn lên đọc bài Chuỗi ngọc lam và TLCH. + Cô bé mua chuỗi ngọc lam cho ai? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? + Em có nghĩ gì về nhân vật trong câu chuyện này? - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - 1 HS đọc bài thơ. - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ và luyện đọc từ khó. - 3 - 4 HS. - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và đọc phần chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - 2 cặp thi đọc. - 2 HS đọc to trước lớp. + Từ vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát. - 2 HS đọc to trước lớp. + Bão tháng bảy, mưa tháng ba, giọt mồ hôi sa, trưa tháng sáu trời nắng chết cả cá cờ mà mẹ lại xuống cấy. - HS đọc nối tiếp. + Tát nước, bắt sâu, gánh phân, - HSKG trả lời. + Bài thơ cho biết hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức và tấm lòng của hậu phương... - 2 HS nhắc lại. - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. - HS luyện đọc theo cặp. - 2 cặp thi đọc. - Nhẩm thuộc 2 - 3 khổ thơ. - Thi đọc thuộc lòng và diễn cảm. - HS thi đọc khổ thơ em thích nhất. -1HS. BUỔI CHIỀU Tiết 1. Tập làm văn LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I/ Mục tiêu - Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung biên bản (ND Ghi nhớ). - Xác định trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2). - KNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản); Tư duy phê phán. II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Nhóm; Phân tích mẫu; Đóng vai; Trình bày 1 phút. - Phương tiện: Bảng nhóm ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học; 3 phần chính của biên bản một cuộc họp. + Bảng nhóm ghi BT2. III/ Tiến trình dạy - học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 2' 15' 2' 15' 2' A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá: Trong những năm học ở trường TH, các em đã tổ chức nhiều cuộc họp. Mỗi cuộc họp cần phải có người ghi biên bản. Biên bản là gì? Giờ TLV hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 2. Kết nối a) Nhận xét: Yêu cầu HS đọc biên bản đại hội chi đội. - Gọi HS nêu y/c của BT. - Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm. - Yêu cầu nhóm làm vào bảng nhóm dán lên bảng, nói tiếp nhau TLCH. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. - GV chốt lại các ý chính. b) Biên bản đại hội gốm mấy phần? 3. Thực hành Bài 1.HS đọc y/c và nội dung của BT. - Tổ chức cho HS làm bài theo cặp. - Gọi HS phát biểu ý kiến, GV ghi nhanh lên bảng lí do của thừng trường hợp. - Nhận xét, khen ngợi HS. Bài 2. HS nêu y/c của BT. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét. + Hãy đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1. - GV chốt lại những ý kiến đúng. C. Kết luận - Nhận xét tiết học. - Nhớ lại nội dung một buổi họp của tổ hay lớp để chuẩn bị làm biên bản. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Mời 2 bạn lên đọc đoạn văn tả ngoại hình một người em thường gặp đã viết lại. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - 1HS đọc biên bản đại hội chi đội ở SGK. - 1 HS đọc BT. - 4 HS thành nhóm cùng trao đổi, 1 nhóm viết vào bảng nhóm. - 1 nhóm HS phát biểu ý kiến. a)để lưu lại toàn bộ nội dung của Đại hội chi đội. b)giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm. c)khác: có tên đơn vị, đoàn thể tổ chức cuộc họp - 2,3 HS trả lời. - 1 HS đọc BT1. - HS trao đổi theo cặp. - Đại diện các nhóm phát biểu và giải thích lý do. + Đáp án: ý a, c, e, g cần ghi biên bản. - 1HS đọc y/c của BT. - 4 HS lên đặt tên cho các biên bản cần lập. - HS nêu ý kiến và sửa bài của bạn. Ví dụ: + Biên bản đại hội chi đội. + Biên bản bàn giao tài sản. + Biên bản xử lý vi phạm luật lệ giao thông - HS lắng nghe. Tiết 2. Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI I/ Mục tiêu - Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện yêu cầu của BT4 (a, b, c). II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Nhóm, cá nhân. - Phương tiện: Ba tờ phiếu: 1 tờ viết định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng; 1 tờ viết hoa danh từ riêng; 1 tờ viết đại từ xưng hô. + Bảng nhóm viết đoạn văn ở BT1. + Bốn bảng nhóm, mỗi bảng viết một yêu cầu a hoặc b,c,d của BT4. III/ Tiến trình dạy-học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 2’ 8’ 6’ 7’ 7’ 2’ A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá: Giờ học LTVC hôm nay chúng ta cần ôn tập về danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng và kĩ năng sử dụng chúng. 2. Thực hành: H/dẫn HS làm BT Bài 1. HS nêu y/c của bài tập. + Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? + Thế nào là danh từ riêng? Cho VD? - Yêu cầu HS tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn. - GV nhận xét và khen HS. - GV dán tờ phiếu có ghi nội dung cần ghi nhớ về danh từ chung, danh từ riêng gọi HS đọc. Bài 2. HS đọc y/c của bài. + Hãy nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng? - Treo bảng nhóm có viết sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng. - Đọc cho HS viết các danh từ riêng: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn, An-đéc-xen, La Phông-ten, Vích -to Huy-gô, Hồng Kông,... - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét và kết luận. Bài 3.HS nêu y/c của BT. - GV dán tờ phiếu ghi nội dung cần ghi nhớ về đại từ y/c HS nhắc lại. - Yêu cầu HS làm bài và chữa bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. - Nhận xét và KL lời giải đúng. Bài 4. HS nêu y/c của BT. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn. - GV chốt lại lời giải đúng. C. Kết luận - Nhận xét tiết học. - Giao bài về nhà. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Mời 2 bạn lên đặt câu có cặp quan hệ từ: Vì nên.. Nếu .thì. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - HS đọc yêu cầu BT1. - HS nối tiếp nhau trả lời. - 2 nhóm làm bài trên phiếu, dưới lớp làm vào vở. - Cả lớp nhận xét. - 2 HS nối tiếp nhau đọc lại. -1 HS đọc y/c của BT. - 2 HS nối tiếp nhau phát biểu. - 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở. - Nhận xét đúng /sai. - 1 HS đọc y/c của BT. - 2 HS đọc. - HS trao đổi theo cặp để tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn, 2 cặp làm bảng nhóm. - Nhận xét đúng/sai. - 1HS đọc y/c của BT. - HS tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm phiếu học tập. - Cả lớp nhận xét. Tiết 3. Ôn Tiếng Việt Luyện viết: MÙA HOA BƯỞI LUYỆN VIẾT VĂN (Tả ngoại hình) I/ Mục tiêu - Viết đúng bài Mùa hoa bưởi, biết trình bày đúng bài thơ sáu, tám - Viết đúng các chữ hoa N, P, B. - Viết được đoạn văn tả ngoại hình một người em quen biết. II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Hoạt động nhóm đôi, cá nhân. - Phương tiện: Bảng nhóm viết từ khó, chữ hoa mẫu. III/ Tiến trình dạy- hoc TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 2' 30' 2' A/ Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét B/ Hoạt động dạy- hoc 1. Khám phá: Tiết luyện viết hôm nay các em cùng nghe viết một đoạn trong bài Mùa hoa bưởi và thực hành luyện viết chữ hoa. 2. Kết nối a/ Luyện viết bài: Mùa hoa bưởi - GV đọc bài. - Em hãy tìm những từ ngữ tả về hoa bưởi trên con sông Ngàn Phố? - Cho HS đọc thầm lại bài - GV đọc những từ khó: Ngán phố, chuyến, nẻo,.. - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc. - GV đọc lại toàn bài. - Thu, chữa bài, nhận xét bài - GV nhận xét chung. b/ Luyện viết văn - GV viết đề bài lên bảng - GV theo dõi uốn nắn những hs viết còn lúng túng, - Cùng hs nhận xét chữa bài C/ Kết luận - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra vở học tập của bạn. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - HS theo dõi SGK. + Sáng cả đôi bờ . - HS đọc thầm bài. - HS viết nháp 3 HS viết bảng lớp. - Kết hợp viết chữ hoa. - HS nêu. - HS viết bài. - HS soát lại bài. - HS đổi vở soát lỗi. - 2 hs đọc yêu cầu của đề. - Nêu yêu cầu cần viết trong đề bài mà cô giao. - HS luyện viết bài vào vở. - 2 hs viết vào bảng nhóm. - HS trình bày bài viết. - Lắng nghe để chuẩn bị bài sau Ngày soạn: 18/11 Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017 Tiết 1. Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Biết: - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3. II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Nhóm bàn, cá nhân, thực hành. - Phương tiện: Bảng nhóm. III/ Tiến trình dạy - học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4' 2' 10' 8' 10' 2' A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá: Giờ toán hôm nay các em làm BT củng cố về chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn. 2. Thực hành Bài 1. Tính rồi so sánh kết quả tính. - Gọi HS nêu y/c của bài. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn, mỗi nhóm làm 1 ý. - Gọi 4 HS đại diện của 4 nhóm làm bảng lớp. a) 5 : 0,5 = 10 5 × 2 = 10 Vậy 5 : 0,5 = 5 × 2 52 : 0,5 = 104 52 × 2 = 104 Vậy 52 : 0,5 = 52 × 2 - GV nhận xét và chữa từng bài trên bảng và rút ra quy tắc nhẩm khi chia cho 0,5; 0,2 và 0,25 lần lượt là: + Ta nhân số đó với 2. + Ta nhân số đó với 5. + Ta nhân số đó với 4. - Yêu cầu HS nhắc lại. Bài 2. Tìm x. - Gọi HS nêu y/c của bài. - Yêu cầu HS tự thực hiện phép tính tìm x. - Gọi 2 HS chữa bài trên bảng. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3. - Gọi HS đọc bài toán. - GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng. - GV gọi 1 HS làm bảng nhóm sau đó nhận xét. C. Kết luận - Nhận xét giờ học. Giao BT về nhà. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Mời 1 bạn lên làm bài 3. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - 2 HS nêu. - 4 HS lên bảng và lần lượt thực hiện phép tính. - Cả lớp làm bài vào vở các trường hợp còn lại, kết quả: b) 3 : 0,2 = 1,5 ; 3 × 5 = 15 Vậy 3 : 0,2 = 3 × 5 18 : 0,25 = 72 ; 18 × 4 = 72 Vậy 18 : 0,25 = 18 × 4 - HS nối tiếp nhau nhắc lại. - 2 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài. a) x × 8,6 = 387 x = 387 : 8,6 x = 45 b) 9,5 × x = 399 x = 399 : 9,5 x = 42 - 2 HS đọc đề toán. Bài giải: Số dầu ở cả hai thùng là 21 + 15 = 36 (l) Số chai dầu là: 36 : 0,75 = 48 (chai) Đáp số: 48 chai dầu  Ti ết 2. Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI I/ Mục tiêu - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu củaBT1. - Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu(BT2) II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Nhóm, cá nhân, luyện tập - thực hành. - Phương tiện: Một tờ phiếu khổ to viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ. Một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ. III/ Tiến trình dạy - học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 2' 13' 13' 2' A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá: Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về từ loại: động tư, tính từ, quan hệ từ và thực hành viết đoạn văn có sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ. 2. Thực hành: H/dẫn HS làm bài tập: Bài 1. - Gọi HS nêu y/c của BT. - GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ. - Y/c HS làm bài theo nhóm 4 em, 3 nhóm làm vào bảng nhóm. - Trình bày và nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại các ý đúng. Bài 2. - Gọi HS nêu y/c của BT. - Dựa vào ý khổ thơ 2, viết 1 đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. - GV ghi điểm. C. Kết luận - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về viết đoạn văn vào vở, chuẩn bị bài học sau. Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Mời 1 bạn lên tìm 2 danh từ chung và 2 danh từ riêng trong bài Chuyện một khu vườn nhỏ - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - HS đọc BT1. - HS đọc kỹ đoạn văn để làm BT1 - HS làm bài theo nhóm 4 em. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét. - HS đọc BT2. - 1 HS đọc khổ 2 bài thơ "Hạt gạo làng ta". - HS làm bài cá nhân vào VBT. - 4 HS đọc đoạn văn trước lớp. - Lớp nhận xét, bình bầu chọn người viết hay nhất và chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn. Tiết 4. Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I/ Mục tiêu - Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK. - KNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề; Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp); Tư duy phê phán. II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Trao đổi nhóm, cá nhân. - Phương tiện: Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; bảng nhóm viết dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp. III/ Tiến trình dạy- học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 2' 28' 2' A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá: Tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết biên bản về một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội em. 2. Thực hành: HD HS làm bài tập - GV ghi đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hay chi đội em. - Gọi HS nêu đề bài. - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS. - Ra một số câu hỏi để HS định hướng khi viết biên bản. + Em chọn viết biên bản cuộc họp nào? + Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì? + Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu? + Cuộc họp có những ai tham dự? + Ai điều hành cuộc họp? + Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì? + Kết luận cuộc họp như thế nào? - GV dán bảng nhóm ghi ND gợi ý 3. - Gọi HS đọc gợi ý 3 trên bảng phụ. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - Gọi từng nhóm đọc biên bản của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - N/ xét và tuyên dương từng nhóm. C. Kết luận - Nhận xét tiết học. - Giao bài về nhà Hội đồng tự quản làm việc: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát - Ban học tập kiểm tra bài cũ: + Mời 3 bạn lên nhắc lại các phần của biên bản một cuộc họp. - Nhận xét, báo cáo cô giáo. - Lắng nghe và nắm yêu cầu của tiết học. - 2 HS đọc đề bài và phần gợi ý. - 1 số HS trả lời. - 3 HS nối tiếp nhau đọc. - HS làm việc theo nhóm rồi cử đại diện trình bày biên bản. - Lớp nhận xét. BUỔI CHIỀU Tiết 1. Khoa học XI MĂNG I/ Mục tiêu - Nhận biết một số tính chất của xi măng. - Kể tên được một số cách bảo quản xi măng. - Quan sát, nhận biết xi măng. II/ Các PP và PTDH - Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, trình bày. - Phương tiện: Phiếu học tập. III/ Tiến trình dạy - học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 2’ 15’ 15’ 2’ A. Mở đầu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN14 BICH.doc
Tài liệu liên quan