Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tuần 19

I. Mục tiêu:

- Biết tính diện tích hình tam giác vuông,hình thang

- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.

- Rèn kỹ năng về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.

- Có ý thức vận dụng vào thực tiễn

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng nhóm (BT1)

III. Hoạt động dạy học:

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có vị mặn như nước muối trong cốc. Vì nó chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành nước. Muối vẫn còn lại trong cốc. + Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận. + Các nhóm khác nhận xét * Kết luận : - Ta có thể tách các chất bằng cách chưng cất. - Trong thực tế....cần nước thật tinh khiết. HS :đọc mục bạn cần biết: - HS trả lời ----------------------------------------------- Ngày soạn: 28/12/2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 02 tháng 01 năm 2018 Tiết 01: Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau. - Vận dụng vào thực tế II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng nhóm III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Bài tập 1: Tính diệntích hình thang - GVHD HS nắm yêu cầu - GVHDHS làm bài tập 2 - GV giao nhiệm vụ - GV chốt kết quả đúng ghi bảng Bài tập 2: - GV chốt lại bài giải đúng Bài tập 3 GV: Yêu cầu HS tự làm bài tập. GV:Chữa bài. GV: nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? -Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.“Luyện tập chung ’’. - GV nhận xét giờ học. - Hát + kiểm tra sĩ số - HS làm bài tập 2 SGK. - Lắng nghe, nhắc lại tên bài HS :nêu yêu cầu của bài tập số 1. - HS cả lớp làm bài 1 vào nháp, HS khá làm tiếp bài tập 2 vào nháp. - HS nêu kết quả bài 1 - HS khá nêu bài giải Bài giải: Độ dài đáy bé là: 120 : 3 x 2 = 80 (m) Chiều cao của thửa ruộng là: 80 – 5 = 75 (m) Diện tích của thửa ruộng đó là: (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2) Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là: 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg) Đáp số: 4837,5 kg thóc. HS :nêu yêu cầu của bài tập 3. HS: Trả lời miệng và giải thích Bài giải Đúng b) Sai - HS trả lời - HS lắng nghe ------------------------------------------------- Tiết 01: Mĩ thuật (Gv chuyên soạn và dạy) ------------------------------------------- Tiết 03: Chính tả( nghe - viết) NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC I. Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả, làm đúng các bài tập. - Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Nghiêm túc trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *) Hướng dẫn nghe - viết GV: đọc bài chính tả CH:Bài chính tả cho em biết điều gì ? GV: đọc bài viết chính tả GV: thu bài chấm c. Luyện tập Bài 2 GV:Gọi HS nêu yêu cầu bài tập GV: nhận xét và kết luận GV : nhận xét và kết luận 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS viết các tiếng khó có chứa âm đầu r, d, gi - HS về nhà và chuẩn bị bài sau. “Nghe viết: Cánh cam lạc mẹ ’’. - GV nhận xét giờ học. Hát - Lắng nghe, nhắc lại tên bài HS: đọc thầm bài viết. - Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam trước lúc hi sinh ông đã có một câu nói khảng khái , lưu danh muôn thuở "Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây " HS :đọc thầm, tìm danh từ riêng cần viết hoa ,chữ hay viết sai? HS: luyện viết chữ khó + Nguyễn Trung Trực, Vàm cỏ - Tân An , Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì , Tây + Chữ dễ sai : chài lưới, nổi dậy, khảng khái HS: viết bài HS: rà soát lỗi - HS nêu HS:trao đổi nhóm và làm Đại diện các nhóm nêú ý kiến Lêi gi¶i: C¸c tõ lÇn lît cÇn ®iÒn lµ: giÊc, trèn, dim, gom, r¬i, giªng, ngät. HS: đọc thầm bài HS: làm việc các nhân HS: nối tiếp nêu ý kiến HS :đọc bài đã điền hoàn thiện - HS viết ra nháp - Lắng nghe -------------------------------------------- Tiết 04: Luyện từ và câu CÂU GHÉP I. Mục tiêu: - Nắm được khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những câu khác (ND ghi nhớ). - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép. - Có ý thức học tập tốt II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng nhóm, bút dạ. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *)Hình thành kiến thức. Bài tập 1. GV:kết luận CH:Thế nào là câu ghép? b. Luyện tập Bài tập 1 GV: Mời 1 HS nêu yêu cầu. GV:cho 1nhóm làm bảng nhóm GV cùng HS nhận xét và kết luận Bµi tËp 2. GV:cho HS tự làm cá nhân GV:gọi HS giải thích (HSG) GV:kết luận Bài tập 3 GV:nhận xét và kết luận 4. Củng cố, dặn dò: - Em hãy nhắc lại khái niệm ghi nhớ? -Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. “Cách nối các vế câu ghép ’’. - GV nhận xét giờ học. Hát - Lắng nghe, nhắc lại tên bài HS :đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi. HS:trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi SGK - Đại diện các nhóm nêu ý kiến Lời giải: * Câu1: Mỗi lần rời con chó to. Câu2: Hễ con chó nó giật giật Câu 3: Con chó chạy người phi ngựa Câu 4: Chó chạy ngúc ngắc. * - Câu đơn: câu 1 - Câu ghép: câu 2,3,4 * Không tách được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau.Tách mỗi vế câu thành một câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa. HS :nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. Ghi nhớ: Câu ghép là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép.....chặt chẽ với ý của những vế câu khác HS :thảo luận nhóm 2. - Đại diện các nhóm trình bày Vế 1 Vế 2 Trời / xanh thẳm biển cũng thẳm xanh, Trời / rải mây trắng nhạt. biển / mơ màng dịu hơi sương Trời / âm u mây biển / xám xịt, nặng nề. Trời / ầm ầm biển / đục ngầu, giận dữ Biển / nhiều khi ai / còng thÊy như thÕ. HS:đọc yêu cầu HS: nối tiếp nhau trình bày miệng Kết luận: Không thể tách mỗi vễ câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện mộtý có quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu khác. HS: đọc yêu cầu của bài HS: tự làm bài HS: phát biểu ý kiến Ví dụ: - Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc. - Mặt trời mọc, sương tan dần. - HS nêu lại ghi nhớ -------------------------------------------------- Ngày soạn: 28/12/2017 Ngày giảng: Thứ tư ngày 03 tháng 01 năm 2018 Tiết 01: Tập đọc NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung:Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. - Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt lời các nhân vật với lời tác giả. - HS yêu quý và kính yêu Bác Hồ II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài Người công dân số Một, nêu nội dung bài.? - GV nhận xét. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *) Luyện đọc: - Gọi HS khá đọc - Chia đoạn - Đọc nối tiếp GV: theo dõi sửa sai, giải nghĩa các từ khó trong bài - GV đọc mẫu. c. Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1: CH: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau? CH: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua lời nói, cử chỉ nào? CH: Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? CH: Nội dung chính của phần hai, của toàn bộ đoạn trích là gì? GV: chốt ý đúng, ghi bảng. d. Hướng dẫn đọc diễn cảm: GV: Mời 4 HS đọc phân vai. GV: Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật. -Từng nhóm HS thi đọc diễn cảm. GV: nhận xét, kết luận nhóm đọc hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu ý nghĩa của đoạn kịch? - HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. “Thái sư Trần Thủ Độ”. - GV nhận xét giờ học. - Hát - Lắng nghe - Lắng nghe, nhắc lại tên bài - HS khá đọc. HS chia đoạn(2đoạn). - Đoạn 1: Từ đầu say sóng nữa - Đoạn 2: Phần còn lại. HS : đọc nối tiếp đoạn (2 lượt) HS: Luyện đọc nhóm . HS: đọc phần chú giải. - Lắng nghe - HS đọc thầm đoạn 1 - Khác nhau: + Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh + Anh Thành: không cam chịu, ngược lại HS :đọc đoạn 2, 3: - Lời nói: Để giành lại non sông, chỉ có. - Cử chỉ: Xoè hai bàn tay ra: “Tiền đây ...” - Người công dân số Một là Nguyễn Tất Thành có thể gọi như vậy là vì ý thức công dân. ND: - Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. HS: đọc. HS: nêu. HS luyện đọc diễn cảm. HS: khác nhận xét. - Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. ------------------------------------------------- Tiết 02: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình tam giác vuông,hình thang - Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. - Rèn kỹ năng về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. - Có ý thức vận dụng vào thực tiễn II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng nhóm (BT1) III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Bài tập 1. Tính S hình tam giác vuông GV: chữa bài (yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện) Bài tập 2 - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu. - GV HD bài tập 2 - GV giao nhiệm vụ GV chốt lại bài giải đúng Bài tập 3:(dành cho HS khá) 4. Củng cố, dặn dò: - Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào? Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. “Hình tròn , đường tròn” .  - GV nhận xét giờ học. Hát - HS nêu công thức tính diện tích hình thang, diện tích hình tam giác ? - Lắng nghe, nhắc lại tên bài HS: nêu yêu cầu HS: tự làm vào vở, 1HS làm bảng nhóm, trình bày bài. Bài làm a, 3 × 4 : 2 = 6 ( cm 2 ) b, 2,5 × 1,6 : 2 = 2 ( m 2 ) c, 2 × 1 : 2 = 1 ( dm 2 ) 5 6 30 HS : nêu yêu cầu. - HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ, HS khá làm xong bài 2 làm tiếp bài 3 vào nháp - HS làm bài vào bảng phụ trình bày bài trên bảng Bài giải: Diện tích của hình thangABED là: (1,6 + 2,5) × 1,2 : 2 = 2,46 (dm2) Diện tích của hình tam giácBEC là: 1,3 × 1,2 : 2 = 0,78(dm2) . Diện tích hình thangABED lớn hơn diện tích của hình tam giácBEC là: 2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2) Đáp số: 1,68 dm2 - HS khá nêu bài giải Bài giải: a) Diện tích mảnh vường hình thang là: (50 + 70) × 40 : 2 = 2400 (m2) Diện tích trồng đu đủ là: 2400 : 100 x 30 = 720 (m2) Số cây đu đủ trồng được là: 720 : 1,5 = 480 (cây) b) Diện tích trồng chuối là: 2400 : 100 × 25 = 600 (m2) Số cây chuối trồng được là: 600 : 1 = 600 (cây) Số cây chuối trồng được nhiều hơn số cây đu đủ là: 600 - 480 = 120 (cây) Đáp số: a) 480 cây b)120 cây - HS nêu - HS lắng nghe ----------------------------------------- Tiết 03: Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn mở bài) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp. - Viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp. - HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: - GV:Bảng nhóm, bút dạ. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp? - GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Bài tập 1 CH: Có mấy kiểu mở bài? đó là những kiểu mở bài nào? GV: nhận xét kết luận. Bài tập 2 - Hãy viết hai đoạn mở bài theo hai cách đã biết cho một trong 4 đề (SGK, trang 12) GV: Mời một HS đọc yêu cầu. GV: hướng dẫn HS làm bài. GV: Mời một số HS đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Có mấy kiểu mở bài? đó là những kiểu mở bài nào? Đó là những kiểu nào? - GV nhận xét giờ học. Hát 1 HS thực hiện - Lắng nghe, nhắc lại tên bài HS : đọc nội dung bài tập 1. - Có hai kiểu mở bài: + Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được tả. + Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện. HS: đọc thầm 2 đoạn văn HS: nối tiếp nhau nêu ý kiến Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Lời giải: a) Kiểu mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay người bà trong gia đình. b) Kiểu mở bài gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu bác nông đân đang cày ruộng. HS : viết đoạn văn vào vở. - HS trả lời -------------------------------------------- Tiết 04: Lịch sử CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. Mục tiêu: - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ. -Trình bày sơ lược ý nghĩa của của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch. - Rèn kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử - Tự hào về tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta. II. Đồ dùng dạy- học: - GV:Bản đồ hành chính VN. Tranh SGK III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. GV: Tóm lược tình hình địch sau thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950 đến năm 1953. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm GV: chia nhóm và giao nhiệm vụ GV: kết luận 4. Củng cố, dặn dò: - Để có được khoảnh khắc thiêng liêng ấy đân tộc ta đã phải trải qua gian khổ hi sinh nào? Trong khoảng thời gian nào? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Ôn tập:Chín năm kháng chiếnbảo vệ độc lập dân tộc(1945-1954)”. - GV nhận xét giờ học. Hát - Lắng nghe, nhắc lại tên bài HS: đọc thông tin SGK HS: đọc thông tin SGK HS: làm việc theo nhóm 4 Nhóm1, 2: Nêu diễn biến sơ lược Nhóm 3, 4: Nêu ý nghĩa lịch sử - Đại diện nhóm nêu ý kiến HS các nhóm theo dõi và bổ sung * Diễn biến: - Ngày 13 – 3 - 1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. - Ngày 30 – 3 – 1954, ta tấn công lần 2. - Ngày 1 – 5 – 1954, ta tấn công lần 3. * Ý nghĩa: Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kết luận : Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ ....lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. - HS trả lời - Lắng nghe ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 28/12/2017 Ngày giảng: Thứ năm ngày 04 tháng 01 năm 2018 Tiết 01: Thể dục (Gv chuyên soạn và dạy) ------------------------------------- Tiết 02: Toán HÌNH TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN I. Mục tiêu: - Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính. -Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn. - HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: - GV- HS: Bộ đồ dùng toán 5 III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2.Kiểm tra bài cũ: - HS nêu công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang. - GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *) Giới thiệu về hình tròn, đường tròn GV: đưa ra một tấm bìa hình tròn. - Đây là hình gì ? GV : Dùng com pa vẽ bảng 1 hình tròn rồi nói : Đầu trì của com pa vạch ra một đường tròn . GV : Giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn (SGK) CH : Em có biết trên đường ta vẽ được bao nhiêu bán kính ? CH : Em có nhận xét gì về đặc điểm của bán kính ? GV :Giới thiệu tiếp cách tạo dựng một đường kính của hình tròn . - Nhiều HS nhắc lại c. Thực hành : Bài tập 1 Vẽ hình tròn có : a) Bán kính 3cm b) Đường kính 5cm - Bước 1: Kẻ bán kính, đường kính . - Bước 2: Vẽ hình tròn theo bán kính, đường kính đã kẻ . GV : quan sát và nhận xét Bài tập 2 Cho đoạn thẳng AB = 4cm.Vẽ hai hình tròn tâm A va B đều có bán kính 2cm. - GV HDHS nắm yêu cầu - GV HD bài tập 3 - GV giao nhiệm vụ - GV nhận xét bài trên bảng Bài tập 3: (dành cho HS khá) Vẽ theo mẫu (SGK) GV : nhận xét và kết luận 4. Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu cấu tạo của hình tròn? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. “Chu vi hình tròn”. - GV nhận xét giờ học. Hát 2 HS nêu - Lắng nghe, nhắc lại tên bài + Đây là hình tròn + Dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn + Cách tạo dựng một bán kính hình tròn : Lấy một điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A đoạn thẳng OA là bán kính đường tròn.. + Trên hình tròn ta vẽ được vô số bán kính + Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau - Trong một hình tròn đường kính gấp 2 lần bán kính . HS : nêu yêu cầu của đề bài HS :thực hành vẽ vào nháp - HS lên bảng vẽ - HS cả lớp vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ, HS khá vẽ xong vẽ tiếp bài 3 vào nháp - HS :quan sát theo mẫu và vẽ theo mẫu - HS nêu ----------------------------------------------------- Tiết 03: Luyện từ và câu CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP I. Mục tiêu: - Nắm được hai cách nối trong câu ghépbằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối. - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, viết được đoạn văn theo yêu cầu. - GDHS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng nhóm, bút dạ. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ? - GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *)Phần nhận xét: Bài tập 1: GV: Mời 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi. GV: Cho cả lớp đọc thầm lại các câu văn, đoạn văn. GV: Yêu cầu HS dùng bút chì gạch chéo để phân tách hai vế câu ghép ; gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. GV: Mời 4 học sinh lên bảng mỗi em phân tích một câu. - Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng. CH: Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? GV: Kết luận c. Luyện tâp Bài tập 1: GV: Mời 1 HS nêu yêu cầu. GV: Cho HS thảo luận nhóm 8. GV: Mời một số học sinh trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: GV: Mời 1 HS đọc yêu cầu. GV: Giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. GV: Cho HS làm bài vào vở. GV: Mời một số HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn người có đoạn văn hay nhất 4. Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu cách nối các vế câu trong câu ghép - Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. “ Mở rộng vốn từ: Công dân”. - GV nhận xét giờ học. - Hát - HS trả lời - Lắng nghe, nhắc lại tên bài - HS thực hiện - Cả lớp đọc thầm - HS thực hiện - HS thực hiện * Lời giải: - Câu 1: Từ thì đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu. - Câu 2: Dấu phẩy đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu. - Câu 3: Dấu hai chấm đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu. - Câu 4: Các dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa 3 vế câu. - Hai cách :Dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để nối trực tiếp. HS: nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. - HS nêu yêu cầu - HS thực hiện - Đại diện nhóm nêu Lời giải: - Đoạn a có một câu ghép, với 4 vế câu: 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. - Đoạn b có một câu ghép, với 3 vế câu: 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. - Đoạn c có một câu ghép, với 3 vế câu: vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa 2 vế câu có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi. - HS thực hiện HS làm bài vào vở. HS trình bày. - HS nêu - Lắng nghe --------------------------------------------- Tiết 04: Kể chuyện CHIẾC ĐỒNG HỒ I.Mục tiêu: - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý. - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện dựa vào tranh minh hoạ - Kể đùng và đầy đủ nội dung câu chuyện - HS yêu yêu quý công việc của mình. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *) Hướng dẫn kể truyện GV: kể chuyện lần 1 GV: kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ. *Tìm hiểu về nội dung câu chuyện. CH: Câu chuyện sảy ra vào thời gian nào? CH: Mọi người dự hôi nghị bàn tán về chuyện gì? CH: Bác Hồ mượn câu chuyện chiếc đồng hồ để làm gì? CH: Chi tiết nào trong truyện khiến em nhớ nhất? b. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * KC theo nhóm: GV:Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại ) * Thi KC trước lớp: GV:nhận xét, đánh giá. - Nêu ý nghĩa của câu chuyện? 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - HS về nhà kể lại chuyện em đã nghe cho người thân nghe và đọc trước yêu cầu của tiết kể chuyện sau. “Kể truyện đã nghe, đã đọc”. Hát - Lắng nghe, nhắc lại tên bài HS: lắng nghe - Vào năm 1954 - Mọi người bàn tán về việc đi học lớpở Thủ đô Hà Nội. - Để nói về công việc của mọi người. - Mọi người đang bàn tán xôn xao thì Bác đến , mọi người ra đón. HS: đọc yêu cầu trong SGK. HS: kể theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện HS: nối tiếp kể HS: kể toàn câu chuyện Ý nghĩa: * Bác hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng: do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ dến việc riêng của mình. - Lắng nghe Tiết 05: Khoa học SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC I. Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học sảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. - Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. - Có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình 78 -81, SGK.-Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là dung dịch, cho ví dụ? - GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Thí nghiệm GV: Cho HS làm việc theo nhóm4 - Nhóm trưởng điều khiển sau đó ghi vào phiếu học tập. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. CH: Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là gì? CH :Sự biến đổi hoá học là gì? GV:giảng và kết luận c. Thảo luận. GV: cho HS quan sát các hình trang 79 SGKvà thảo luận các câu hỏi: - Đại diện các nhóm trả lời CH: Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao em kết luận như vậy? CH: Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao em kết luận như vậy? - GV kết luận: 4. Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu định nghĩa về sự biến đổi hoá học - Về nhà chuẩn bị bài sau. “Sự biến đổi hoá học (tiếp) ’’. - GV nhận xét giờ học. Hát - HS trả lời - Lắng nghe, nhắc lại tên bài - Làm việc nhóm + Được gọi là sự biến đổi hoá học. + Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. * Kết luận: Sự biến đổi hoá là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. * Biến đổi hoá học: + Hình 2: vì vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó + Hình 5 : Xi măng trộn với cát , nước sẽ tạo thành hợp chất. + Hình 6 : Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí chiếc đinh bị gỉ . Tính chất của đinh gỉ khác hẳn với tính chất của đinh mới. * Biến đổi lý học: + Hình 3: Giấy xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên được tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác. + Hình 4: Xi măng trộn với cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát + Hình 7: Dù ở thể rắn hay thể lỏng thủy tinh vẫn không thay đổi. * Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác là sự biến đổi hóa học. - Lắng nghe --------------------------------------------- Ngày soạn: 28/12/2017 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 05 tháng 01 năm 2018 Tiết 01: Toán CHU VI HÌNH TRÒN I. Mục tiêu: - Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. - Vận dụng để tính chu vi hình tròn. - GDHS xay mê học toán II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ( BT 1.a) III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Các bán kính của một hình tròn như thế nào với nhau? Đường kính của một hình tròn gấp mấy lần bán kính của hình tròn đó? - GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng: b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *) Hình thành kiến thức. Bài tập 1 GV: Cho HS vẽ hình tròn bán kính 2 cm trên tấm bìa, sau đó cắt rời hình tròn. GV: Yêu cầu HS đánh dấu điểm A bất kì trên hình tròn sau đó đặt điểm A vào vạch số 0 của thước kẻ và lăn hình tròn cho đến khi lại thấy điểm A trên vạch thước. CH: Đọc điểm vạch thước đó? GV: Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó. GV: Tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm bằng cách: 4 x 3,14 = 12,56 (cm). * Quy tắc: Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào? *Công thức: - C là chu vi, d là đường kính thì - C được tính NTN? và r là bán kính thì C được tính NTN? c. Luyện tập Bài tập 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính d: GV: Mời 1 HS nêu yêu cầu. GV: hướng dẫn HS cách làm. - Ý c dành cho HS khá GV: nhận xét. Bài tập 2: Tính chu vi hình tròn có bán kín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 19.doc