TOÁN
TIẾT 153: ÔN PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- Biết vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán. Làm 4 BT, riêng BT 1 làm cột 1 (trang 161).
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng
- 4 bảng nhóm
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
-HS theo dõi SGK.
- Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân, áo tứ thân được may từ 4 mảnh vảiChiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến
- HS viết bảng con.
- HS tự nêu
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời một HS đọc nội dung bài tập.
- HS nhắc HS : các em cần xếp tên các danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp, viết lại các tên ấy cho đúng.
- HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho một vài HS.
- HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài tập 3:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
*Lời giải:
a) - Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì: Huy chương Bạc
- Giải ba : Huy chương Đồng
b) - Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
c) - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất : Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc : Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc
*Lời giải:
a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/4/2015
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 4 năm 2015
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ : Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
-Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó. Không làm BT 3 trang 129.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy.
2. Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 1 (120):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2 (120):
- Mời 1 HS đọc nội dung BT 2,
- Cả lớp đọc thầm lại các câu thành ngữ, tục ngữ.
- GV cho HS thảo luận nhóm 7.
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (120):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Lời giải:
a) + anh hùng à có tài trí, khí phách, làm nên những việc phi thường.
+ bất khuất à không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ trung hậu à chân thành và tốt bụng với mọi người
+ đảm đang à biết gánh vác, lo toan mọi việc
b) chăm chỉ, nhân hậu, cần cù, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người,
*Lời giải:
a) Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ
b) Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c) Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
*VD về lời giải:
Nói đến nữ anh hùng út Tịch, mọi người nhớ ngay đến câu tục ngữ : Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
TIẾT 152: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán. Làm BT 1; 2 Bài Tập 3 cho về nhà ( trang 160).
- Rèn kĩ năng tính nhanh chính xác.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS làm lại bài tập 3 tiết trước.
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2 Luyện tập
*Bài tập 1 (160): Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (160): Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (161):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
a) 19 8 3
15 21 17
b) 860,47 671,63
*VD về lời giải:
c) 69,78 + 35,97 +30,22
= (69,78 + 30,22) + 35,97
= 100 + 35,97
= 135,97
d) 83,45 – 30,98 – 42,47
= 83,45 – ( 30,98 + 42,47)
= 83,45 – 73,45
= 10
*Bài giải:
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hằng tháng là:
3 1 17
+ = (số tiền lương)
5 4 20
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là:
20/ 20 – 17/ 20 = 3/ 20 (số tiền lương)
3/ 20 = 15/ 100 = 15%
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4 000 000 : 100 x 15 = 600 000 (đồng)
Đáp số: a) 15% số tiền lương
b) 600 000 đồng.
3-Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
BÀI 14: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Chuẩn bị: Máy chiếu, tranh, ảnh, bài báo nói về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây,...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? Trụ sở đóng ở đâu? Nhằm mục đích gì?
- Nêu ghi nhớ? Lớp và GV nhận xét đánh giá.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (Bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước..
Cách tiến hành:
Bước 1: HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biêt?
Bước 2: Cả lớp nhận xét bổ sung.
Bước 3: GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK.
* Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận bài tập.
Bước 2: từng nhóm thảo luận..
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: Các nhóm khác thảo luận bổ sung.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK.
* Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận: tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (điện, nước, giấy viết,).
Bước 2: Từng nhóm thảo luận.
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của mình về một ý kiến.
Bước 4: các nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến.
Bước 5: GV kết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài; tìm hiểu về một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 5/4/2015
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 4 năm 2015
Tập đọc
TIẾT 62: BẦM ƠI (TRÍCH)
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. Trả lời được các CH trong SGK, học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng
- Tranh SGK và bảng phụ viết câu văn dài.
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc khổ thơ 1, 2:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+)Rút ý 1:
- Cho HS đọc khổ thơ 3, 4:
+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
+)Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài thơ.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2 trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn HS về học thuộc lòng bài thơ.
- Mỗi khổ thơ là một đoạn.
1, Tình cảm của mẹ đối với con và tình cảm của con đối với mẹ.
+Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc Anh nhớ h/ả mẹ lội ruộng cấy, mẹ run
+T/C của mẹ đối với con: Mạlòng bầm
+T/C của con đối với mẹ: Mưasáu mươi
+) Tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
2, Cách nói của anh CS để làm yên lòng mẹ.
+Anh đã dùng cách nói so sánh: Con đi sáu mươi cách nói ấy có tác dụng làm
+Người mẹ của anh chiến sĩ là một người phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương, chịu
+Anh là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ
ND: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 153: ÔN PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- Biết vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán. Làm 4 BT, riêng BT 1 làm cột 1 (trang 161).
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng
- 4 bảng nhóm
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2 Kiến thức:
- GV nêu biểu thức: a x b = c
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+Nêu các tính chất của phép nhân?
Viết biểu thức và cho VD?
+ a, b là thừa số; c là tích.
+T/C giao hoán, tính chất kết hợp, nhân một tổng với một số, phép nhân có thừa số bằng 1, phép nhân có thừa số bằng 0
2.3 - Luyện tập:
*Bài tập 1 (162): Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (162): Tính nhẩm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó mời một số HS trình bày miệng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (162): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (162):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
a) 1555848 1254600
b) 8 / 17 5 / 21
c) 240,72 4,608
*Kết quả:
a) 32,5 0,325
b) 41756 4,1756
c) 2850 0,285
*VD về lời giải:
a) 2,5 x 7,8 x 4 = (2,5 x 4) x 7,8
= 10 x 7,8
= 78
b) 0,5 x 9,6 x 2 = (0,5 x 2) x 9,6
= 1 x 9,6
= 9,6
*Bài giải:
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong 1 giờ là:
48,5 + 33,5 = 82 (km)
Thời gian ô tô và xe máy gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ.
Độ dài quãng đường AB là:
82 x 1,5 = 123 (km)
Đáp số: 123km.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại kiến thức.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 61: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của 1 trong những bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, LTVC từ tuần 1 đến tuần 11.
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1
- Mời một HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
+ Lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
+)Yêu cầu 1: Cho HS làm bài theo nhóm . Ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng bằng cách dán tờ phiếu đã chuẩn bị lên bảng.
+)Yêu cầu 2:
- HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS nối tiếp trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 2:
- Mời 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS trình bày bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Lời giải:
+)Yêu cầu 1 : Gồm 13 bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
+)Yêu cầu 2: VD về một dàn ý:
Bài Hoàng hôn trên sông Hương
- Mở bài: Giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn.
- Thân bài: Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn. Thân bài có hai đoạn:
+ Đoạn 1: Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Kết bài: sự thức dậy của Huế sau hoang hôn.
*Lời giải:
+Bài văn miêu tả buổi sáng trên thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
+Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, VD : Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét.
+Hai câu cuối bài : “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
3 - Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
- Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng
- HS chuẩn bị một số câu chuyện
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2 Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- Cho 1 HS đọc đề bài.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp.
- Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV Gợi ý, hướng dẫn HS
- GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện.
- Mời một số em nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình.
Đề bài:
Kể về một việc làm tốt của bạn em.
- HS giới thiệu nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện định kể.
2.3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a) Kể chuyện theo cặp
- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
b) Thi kể chuyện trước lớp
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+ Nội dung câu chuyện có hay không?
+ Cách kể: giọng điệu, cử chỉ,
+ Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp và GV bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện có tiến bộ nhất.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
- Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT (ÔN)
LUYỆN TẬP VIẾT VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
- Luyện tập về viết bài văn tả cảnh.
- HS tả một cảnh đẹp thân thuộc với mình, bài làm phải có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giáo dục y thức HT bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở viết văn của HS
III. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Tìm hiểu đề văn
- Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp của địa phương mà em yêu thích.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Xác định đề bài.
- Bài văn YC ta làm gì? ( Tả một cảnh đẹp của địa phương mà em yêu thích).
- Địa phương em có cảnh gì đẹp? (ngọn núi, dòng sông, đồi sim chín, cánh đồng,...).
2. Lập dàn ý
3.HS viết bài
- GV quan sát nhắc nhở HS giữ trật tự.
4. Thu bài
5.Nhận xét tiết học
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 5/4/2015
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 4 năm 2015
TOÁN
TIẾT 154: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
- Rèn kĩ năng giải toán nhanh. Làm BT 1; 2; 3. BT 4 cho về nhà ( trang 162).
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng
- 3 bảng phụ
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu các tính chất của phép nhân.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1 (162): Chuyển thành phép nhân rồi tính.
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở, 2 em lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (162): Tính
- Mời HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó mời 2 HS lên bảng thực hiện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (162):
- Mời HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (162):
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*VD về lời giải:
a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg
= 6,75 kg x 3
= 20,25 kg
c) 9,26 dm3 x 9 + 9,26 dm3
= 9,26 dm3 x (9 +1)
= 9,26 dm3 x 10 = 92,6 dm3
*Bài giải:
a) 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15
= 7,275
b) (3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2
= 10,4
*Bài giải:
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
77515000 : 100 x 1,3 = 1007695 (người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000 + 1007695 = 78522695 (người)
Đáp số: 78 522 695 người.
*Bài giải:
Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
22,6 +2,2 = 24,8 (km/giờ)
Thuyền máy đi từ bến A đến bến B hết 1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ.
Độ dài quãng sông AB là:
24,8 x 1,25 = 31 (km)
Đáp số: 31 km.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
TIẾT 62: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU PHẨY)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.
- Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi sử dụng dấu phẩy.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
2. Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 1 (133):
- Mời HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ từng câu văn, chú ý các câu văn có dấu phẩy, suy nghĩ làm việc cá nhân.
- Cho HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào VBT.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (133):
- Mời HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu kẻ bảng ND ; mời HS lên bảng thi làm đúng, nhanh
- HS nối tiếp trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 (134):
- Mời 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có dấu phẩy bị đặt sai vị trí các em cần phát hiện và sửa lại cho đúng.
- Cho HS làm bài theo nhóm
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải :
Các câu văn
TD của dấu phẩy
+ Từ những năm 30tân thời.
Ngăn cách TN với CN và VN
+ Chiếc áo tân thời đại, trẻ trung.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Trong tà áo dài thanh thoát hơn.
Ngăn cách TN với CN và VN. Ngăn cách các chức vụ trong câu.
+ Những đợt sóng vòi rồng.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
+ Con tàu chìm các bao lơn.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
*Lời giải:
Lời phê của xã
Bò cày không được thịt.
Anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy sai.
Bò cày không được, thịt.
Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào?
Bò cày, không được thịt.
*Lời giải:
- Sách ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa)
- Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Ma-chi-gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí một dấu phẩy)
- Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí một dấu phẩy).
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm: ....................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 31.doc