Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 21

MÔN: TẬP ĐỌC

BÀI: TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. Mục tiêu:

- Biết đọc phân biệt lời kể các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, đã hi sinh thân mình để bảo vệ danh dự, quyền lợi của đất nước trước vua nhà Minh. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK. )

II. Đồ dùng dạy học:

Chuẩn bị bảng phụ chép hai câu đối trong bài.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bi cũ:

 Gọi 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, hỏi về nội dung bài.

 Nhận xét, đánh giá.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng dũng cảm. Ông đã dùng mưu khiến vua mInh bác bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”, ông can đảm ra một vế đối hiểm, hạ nhục đối phương, không sợ cái chết. 3. Hướng dẫn HS đọc phân vai. - Yêu cầu HS luyện đọc phân vai đoạn 1 theo nhóm 3. - Gọi một số nhóm đọc phân vai trước lớp. - Chia nhóm, phân vai; người kể, Giang Văn Minh, vua nhà Minh. - Nhóm khác thepo dõi, nhận xét. 2. Củng cố - Dặn dò: H: Em có suy nghĩ gì về vua Lê dành cho ông Giang Văn Minh? Dặn HS đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Tiếng rao đêm. Ngày soạn: 19/01 Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 01 năm 2015 PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ BÀI: TRÍ DŨNG SONG TOÀN I.MỤC TIÊU: - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bày văn xuôi. - Làm được BT2 a/b, hoặc BT3 a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II.CHUẨN BỊ: + GV: Các tờ phiếu khổ to nội dung bài tập 2, 3, phấn màu, SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: ( 5 ) - Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con Viết các từ có chứa âm đầu r/d/gi: Giữa dòng, rò rỉ, tức giận, giấu giếm. - Nhận xét. 3. Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng em nghe đoạn cuối của câu truyện Trí dũng song toàn và làm bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc thanh hỏi, thanh ngã. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết Giáo viên đọc toàn bài chính tả. Cho HS viết chữ dễ viết sai: hy sinh, liệt sĩ, cứu nước, leo cây, bứt lá. Nhắc nhở chung về nề nếp, cách viết bài. GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết bài vào vở. - Đọc cho HS dò lại bài. - Cho HS đổi vở, chấm lỗi -GV chấm bài của một số hs, nhận xét sửa lỗi sai cơ bản 15 - HS lắng nghe. - Tập viết chữ khó vào nháp và bảng lớp. - HS chuẩn bị viết bài. - HS viết bài vào vở. - HS tự dò bài. - Từng cặp học sinh đổi chéo vở sửa lỗi cho nhau. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. - Cho HS làm bài vào vở, 4 HS làm bài vào phiếu. - Cho HS chữa bài trên phiếu. - GV chốt kết quả đúng: * Ví dụ: + Các từ có âm đầu r, d, gi: dành dụm, để dành, rành mạch, rành rọt. + Các từ chứa tiếng thanh ngã hay thanh hỏi: nghĩa quân, bổn phận, bảo vệ. Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài tập. Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Giáo viên dán 4 phiếu lên bảng mời 4 học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng: * Ví dụ: Thứ tự các từ điền: a) Rầm rì – dạo – dịu – rào- giữ – dáng. b) Tưởng mão – sợ hãi – giải thích – cổng – bảo – đã – phải – nhỡ. 13 -1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm. - Học sinh viết bài vào vở. 4 học sinh lên bảng làm bài trên phiếu rồi đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét. - Học sinh đọc thầm yêu cầu đề bài. - Các em điền vào chỗ trống trong bảng chữ cái r, d, gi hoặc thanh hỏi, thanh ngã thích hợp. 4 học sinh lên bảng làm bài và trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét. - Học sinh sửa bài vào vở. - Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. 4. Củng cố : ( 3 ) - Nhắc HS về nhà xem. Tóm tắt nội dung bài. 5. Dặn dò: ( 2 ) - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Viết lại lỗi sai chính tả. - Nhận xét tiết học. MÔN: TOÁN BÀI: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH ( TT) I.MỤC TIÊU: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: ( 5 ) -Gọi 1 HS làm bài: Biết chu vi hình troàn là 15,7m. Tính diện tích hình tròn. Giải: Bán kính hình tròn là: 15,7 : 3,14 : 2 = 2,5 (m) Diện tích hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (m2) Đáp số: 19,625 m2 - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: ( 2 ) - Giới thiệu bài – ghi đầu bài Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính. -GV hình thành quy trình tính tương tự như ở tiết 101 + Chia hình trên đa giác không đều thành 1 hình tam giác và 1 hình thang . + Đo các khoảng cách trên mặt đất, hoặc thu thập số liệu ở SGK/ 105 + Tính diện tích từng phần nhỏ, từ đó suy ra điện tích của toàn bộ mảnh đất . - Cho HS làm bài, chữa bài. - Nhận xét, chốt bài giải đúng:( như SGK ) 10 -Học sinh tổ chức làm nhóm đôi. Chữa bài. Nhận xét. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: ( Y-TB 18’; K-G 11’ ) - Hướng dẫn HS chia hình thành : + 1 hình chữ nhật và 2 hình tam giác và tính S từng hình. + Tính S toàn bộ mảnh đất. - Cho HS làm bài, chữa bài. - Chốt bài đúng: Giải: Diện tích hình chữ nhật AEGD là: 84 x 63 = 5292 ( m2 ) Độ dài đoạn BG là: 63 + 28 = 91 ( m) Diện tích hình tam giác BGC là: ( m2 ) Diện tích hình tam giác ABE là: ( m2 ) Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1365 + 1176 = 7833 ( m2 ) Đáp số: 7833m2. 18 -Nêu cách chia hình. Tính theo số đo đã cho. - Chữa bài. - Nhận xét. 4. Củng cố : ( 3 ) - Cho HS nhắc lại cách tính diện tích các hình. 5. Dặn dò: ( 2 ) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: “Luyện tập chung”. PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN I.MỤC TIÊU: - Làm được BT1, 2. - Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giấy khỏ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh làm bài tập 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: ( 5 ) - Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. - Gọi 3 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu ghép, phân tích các vế câu và cách nối các vế câu. 3. Bài mới: ( 2 ) H: Hãy nêu nghĩa của từ công dân? GV: Các em đã hiểu từ công dân, tìm được nghĩa của từ công dân. Tiết học hôm nay các em sẽ được mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm này và thực hành viết đoạn văn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Cho học sinh trao đổi theo cặp. - Giáo viên phát giấy khổ to cho 4 học sinh làm bài trên giấy. Giáo viên nhận xét chốt bài đúng: * Ví dụ: Nghĩa vụ công dân Quyền công dân Ý thức công dân Bổn phận công dân Trách nhiệm công dân Công dân gương mẫu. Bài 2: Yêu cầu cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làm bài cá nhân. - GV dán 4 tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 gọi 4 học sinh lên bảng, thi đua làm nhanh và đúng bài tập. Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng: Ví dụ: Cụm từ “Điều mà pháp luật được đòi hỏi” ® quyền công dân. “Sự hiểu biết đối với đất nước” ® ý thức công dân. “Việc mà pháp luật đối với người khác” ® nghĩa vụ công dân. Bài 3: -1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập - Giáo viên giới thiệu: câu văn trên là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác và các chiến sĩ thăm đền Hùng. - Cho HS làm bài nhóm đôi. - Cho HS trình bày kết quả. - Nhận xét, tuyên dương. 28 -1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm. - Học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài. - Học sinh làm bài vào vở, 4 học sinh được phát giấy làm bài xong dán bài trên bảng lớp rồi trình bày kết quả. -Cả lớp nhận xét. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài cá nhân, các em đánh dấu + bằng bút chì vào ô trống tương ứng với nghĩa của từng cụm từ đã cho. - 4 học sinh lên bảng thi đua làm bài tập, em nào làm xong tự trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. -1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Hoạt động nhóm đôi. Tìm hiểu nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân - Học sinh phát biểu - nhận xét 4. Củng cố : ( 3 ) - Tóm tắt nội dung bài 5. Dặn dò: ( 2 ) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: “Nối các vế câu bằng quan hệ từ”. Ngày soạn : 20/1 Ngày dạy: thứ tư ngày 21 tháng 01 năm 2015 PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: TIẾNG RAO ĐÊM I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện đựoc nội dung chuyện. - Hiểu ý nghĩa: ca ngợi hành động dũng cảm cứu ngưòi của anh thương binh. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ) II.CHUẨN BỊ: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) “Trí dũng song toàn” - Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn và trả lời theo câu hỏi trong SGK. - Nhận xét. 3.Bài mới: ( 2 ) - Cho HS quan sát tranh. GV: Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều con người dũng cảm, họ dám xả thân mình vì người khác. Bài tập đọc tiếng rao đêm hôm nay sẽ giới thiệu với các em một tấm gương dũng cảm như vậy. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS Hoạt động 1: Luyện đọc. +Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. Giáo viên chia đoạn bài văn Đoạn 1: “Gần như não ruột”. Đoạn 2: “Rồi một mịt mù”. Đoạn 3: “Rồi từ chân gỗ”. Đoạn 4: Đoạn còn lại. +Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài (2 lượt). -Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh về phát âm tr, r, s. -Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ -Gọi 1 -2 HS đọc cả bài. -GV đọc mẫu cả bài 20 +1em đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. + HS dùng bút chì đánh dấu đoạn + 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài,kết hợp phát âm tiếng khó trong bài. Lớp theo dõi đọc thầm theo. + 1 HS đọc phần chú giải trong SGK. + 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. + Lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn văn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi. H: Nhân vật “tôi” nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào? H: Nghe tiếng rao, nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào? H: Gì bất ngờ xảy ra vào lúc nưả đêm? H: Đám cháy được miêu tả như thế nào? Ý 1+2: Người bán bánh giò nghe tiếng kêu cứu và lao lại đám cháy. H: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? H: Con người và hành động của anh có gì đặc biệt? - Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại. H: Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ? Ý 3+4: Người thương binh có hành động dũng cảm, cao cả, phi thường. H: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân trong cuộc sống? Nội dung: ca ngợi hoạt động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. 10 + 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi. + Nhận xét, bổ sung. Đ: Vào các đêm khuya tĩnh mịch Đ: Buồn não lòng Đ: Ngôi nhà bốc cháy Đ:Ngôi nhà bốc lửa khói bụi mịt mù, tiếng kêu cứu thảm thiết và khung cửa ập xuống. Đ: Người bán bánh giò Đ: Là thương binh nặng........cứu người. Đ: Đầu tiên là tiếng rao đến xuất hiện đám cháy đến người đó phóng ra đường đến người ta cấp cứu cho người đàn ông ... -HS suy nghĩ trả lời Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. -Gọi 4 HS đọc bài Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn, cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn sau: “Một người khiêng người đàn ông ra xa. // Người anh mềm nhũn. // Người ta cấp cứu cho anh. // Ai đó thảng thốt kêu. //” Ô / này” // Rồi cầm cái chân cứng ngắt của nạn nhân giơ lên // thì ra là một cái chân gỗ//. -HS đọc bài theo nhóm, thi đọc diễn cảm 13 -4HS đọc diễn cảm bài, cả lớp theo dõi -HS đọc bài theo nhóm 2 + HS xung phong đọc.Lớp nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay . 4. Củng cố. : ( 3 ) - Nêu lại nội dung bài. - Giáo dục: Có hành động dũng cảm, biết chia sẽ mọi khó khăn đối với người gặp chuyện không may. 5. Dặn dò: ( 2 ) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: “Lập làng giữ biển”. MÔN: TOÁN BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU Biết: - Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học. - vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) - Gọi 1 HS lên làm bài: Chu vi hình vuông là 33,2m. tính diện tích hình vuông đó. Giải: Cạnh hình vuông là: 33,2 : 4 = 8,3 (m) Diện tích hình vuông là: 8,3 x 8,3 = 68,89 (m2) Đáp số: 68,89 m2 - Nhận xét. 3.Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng áp dụng côngthức tính chu vi và diệntích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: ( Y-TB 14’; K-G 10’ ) -GV YC học sinh đọc đề bài, nêu công thức tính đáy tam giác. -Yc hs tự làm bài -1 HS lên làm bài. Cả lớp làm bài vào vở -Lớp nhận xét, sửa bài Bài 3. ( Y-TB 14’; K-G 10’ ) -GV YC học sinh đọc đề bài -YC học sinh làm bài -Gọi 1 HS lên bảng làm bài, Lớp nhận xét, sửa bài. 28 -Học sinh đọc đề bài, nêu công thức tính đáy tam giác ( a= s x 2 :h) -1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở, nhận xét, sửa bài Đáy tam giác là: Đáp số -Học sinh đọc đề bài, làm bài Chu vi bánh xe là: 0,35 x 2 x 3,14 = 1,099(m) Độ dài sợi dây:1,099 + 3,1 x 2 = 7,299(m) Đáp số 7,299m 4.Củng cố : ( 3 ) Nêu lại diện tích của các hình: hình tròn, hình tam giác, hình chũ nhật. 5. Dặn dò: ( 2 ) - GV nhận xét tiết học. - HS về chuẩn bị bài “ Hình hộp CN, hình LP” PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN BÀI: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I.MỤC TIÊU: Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK ( Hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương. ) KNS: - Hợp tác ( ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động ). - Thể hiện sự tự tin. - Đảm nhận trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần cuả một CTHĐ -Tiêu chuẩn đánh giá III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) H: Việc lập CTHĐ có tác dụng gì? H: Em hãy nêu cấu tạo của một CTHĐ. - Nhận xét. 3. Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập chương trình hoạt động a) Tìm hiểu yc của đề bài -GV cho HS đọc đề bài trong sách GK -GV lưu ý hs Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ khác mà trường dự kiến tổ chức.. -GV yc HS đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ lựa chọn hoạt động để lập CTHĐ -GV gọi 1 số HS lần lượt đọc tên các hoạt động mà mình lựa chọn. -GV yc HS đọc lại cấu tạo 3 phần của một CTHĐ b) HS lập chương trình hoạt động -GV yc HS lập CTHĐ vào vở, 2 HS lập vào giấy khổ lớn -Nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu. -YC 2 HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng và trình bày, cả lớp nhận xét cho từng hoạt động. -1 số HS trình bày hoạt động của mình -Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong công việc tổ chức các hoạt động tập thể 43 -1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm. -Theo dõi gợi ý của GV - HS lựa hoạt động để lập CTHĐ -HS nêu tên hoạt động mà mình lựa chọn. - HS đọc lại cấu tạo 3 phần của một CTHĐ -HS lập CTHĐ vào vở, 2 HS lập vào giấy khổ lớn -2 HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng và trình bày, cả lớp nhận xét cho từng hoạt động. -1 số HS trình bày hoạt động của mình -Lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong công việc tổ chức các hoạt động tập thể -HS làm bài 4.Củng cố : ( 3 ) Đọc những bài viết hay lập chương trình hoạt động. 5. Dặn dò: ( 2 ) - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS ve àchuẩn bị cho tiết sau. MÔN : KĨ THUẬT BÀI: VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ I MỤC TIỆU: Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết liện hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương ( nếu có ) II. DỤNG CỤ: Tranh minh hoạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài: ( 5 ) H: Nêu mục đích của việc chọn gà để nuôi? H: Nêu một số đặc điểm của gà được chọn để nuôi..,? H: Nêu bài học 3. Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài – ghi đề. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà GV yc HS đọc thông tin mục 1 SGK trả lời câu hỏi H: Vệ sinh phòng bệnh cho gà nhằm mục dích gì? H: Tại sao vệ sinh chuồng trại và thức ăn cho gà nhằm mục đích gì? KL: Vệ sinh nhằm diệt trùng cho gà, tăng cường sức khoẻ, tránh được sự lây lan bệnh. 10 - HS đọc thông tin mục 1 SGK. Đ: Diệt trùng cho gà. Đ: Giúp gà tăng cường sức khoẻ, tránh được sự lây lan bệnh. -Cả lớp nhận xét bổ sung Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh cho gà -GV cho HS đọc thông tin 2 -quan sát tranh, thảo luận nhóm nội dung sau: H: Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống có tác dụng gì? H: Nhắc lại tác dụng của chuồng trái? H: Cho biết vị trí tiêm và nhỏ thuốc phòng dịch cho gà? -YC đại diện các nhóm lần lượt trình bày, nhận xét và bổ sung -GV nhận xét KL: Vệ sinh dụng cụ ăn uống nhằm tránh bệnh đường tiêu hoá và bệnh giun, sán. Tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà. 18 - HS đọc thông tin 2-quan sát tranh, thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. 4. Củng cố: ( 3 ) Đọc ghi nhớ. Giáo dục: vệ sinh chuồng trại. 5. Dặn dò: ( 2 ) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài “lắp xe cần cẩu” Ngày soạn: 21/01 Ngày dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 01 năm 2015 PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (tt) I. MỤC TIÊU: Không dạy phần nhận xét, không dạy phần ghi nhớ. Chỉ làm bài tập 3, 4 ở phần luyện tập II. CHUẨN BỊ: + GV: Giấy khổ to, phóng to nội dung các bài tập 1, 2, 3, 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) - Gọi 3 HS đọc đoạn văn ngắn viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân - Nhận xét. 3.Bài mới: ( 2 ) “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ” (tt) Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Nhận xét. ( Bỏ không dạy ) Hoạt động 3: luyện tập. Bài 1: ( Bỏ ) Bài 2: ( Bỏ ) Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu bài tập Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân, chọn các quan hệ từ đã cho thích hợp (vì, tại, cho, nhờ) với từng hoàn cảnh và giải thích vì sao em chọn từ ấy. Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét, giúp học sinh phân tích để đi đến kết luận. Nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt ta dùng quan hệ từ “Nhờ hoặc do hay vì”. Nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu ta dùng quan hệ từ “Tại vì”. Bài 4: Yêu cầu học sinh suy nghĩ và hoàn chỉnh câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân kết quả. -Cả lớp và giáo viên kiểm tra phân tích các bài làm của học sinh nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng. 28 - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. - Học sinh làm bài vào vở, các em dùng but chì điền vào quan hệ từ thích hợp. - Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Ví dụ: Nhờ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt. Do thời tiết không thuận nên lúa xấu. Cả lớp nhận xét. -1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. -Học sinh làm bài trên , vài hs lên bảng làm và trình bày kết quả. - Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém. Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao. Nhờ nỗ lực nên Lan có nhiều tiến bô trong học tập. 4. Củng cố : ( 3 ) Nêu lại các cặp từ thông dụng. 5. Dặn dò: ( 2 ) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ” MÔN: TOÁN BÀI: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: - Có iểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. II. CHUẨN BỊ: + GV: Dạng hình hộp – dạng khai triển. + HS: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 2 ) - Gọi HS làm bài 2 Diện tích khăn trải bàn là: 2 x 1,5 = 3( m2) Diện tích hình thoi trang trí là 2 x 1,5 : 2 = 1,5(m2) Đáp số Shcn 3m2, S TG 1,5 m2 -Giáo viên nhận xét. 3.Bài mới: ( 2 ) Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng làm quen với hai hình học mới. Đó là hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Thực hành biểu tượng: HHCN – HLP . Giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật. Yêu cầu học sinh nhận ra các yếu tố của HHCN H: Có mấy mặt? Mấy đỉnh? Mấy cạnh? H: Các mặt của HHCN là hình gì? H: HHCN có mấy kích thước? Giáo viên chốt. Yêu cầu học sinh chỉ ra các mặt dạng khai triển. Tương tự hướng dẫn học sinh quan sát hình lập phương Yêu cầu học sinh tìm các đồ vật có dạng hình lập phương.. H: HLP Có mấy mặt? Mấy đỉnh? Mấy cạnh? H: Các mặt của LP là hình gì? H: HLP có mấy kích thước 10 -HS quan sát mô hình về hhcn, theo dõi nhận ra các yếu tố của hình hộp chữ nhật Đ: Có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh Đ: Là hình chữ nhật Đ: 3 kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao Đ: Có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh Đ: Là hình vuông Đ: 1kích thước Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: ( Y-TB 9’; K-G 6’ ) - GV gọi HS đọc yc bài -HS tự nêu kết quả Bài 3 ( Y-TB 9’; K-G 6’ ) - GV củng cố biểu tượng về HHCN và HLP. YC hs quan sát, nhận xét chỉ ra hình HCN; hình lập phương 18 Học sinh đọc kết quả, cả lớp nhận xét. -Cả lớp nhận xét. hình hộp chữ nhật, hình lập phương. HHCN: A, HLP :C 4. Củng cồ : ( 3 ) Trò chơi : viết các tên đồ vật có dạng HHCN, HLP. 5. Dặn dò: ( 2 ) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: “Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN”. PHÂN MÔN: KỂ CHUYỆN BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I.MỤC TIÊU: Kể được một câu chuyện về việc làm của những công nhân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh, ảnhphản ánh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử- văn hoá; ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: ( 5 ) - 3 HS kể 1 vài đoạn của câu chuyện đã nghe đã đọc nói về những tấm gương sống làm theo pháp luật. - Nhận xét. 3. Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện mà em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức của người công dân. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yc của đề bài GV viết 3 đề bài lên bảng - gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài viết trên bảng. -Kể lại viếc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 21.doc
Tài liệu liên quan