PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ Hán Việt: Tuyền thóng gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau ) và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt ); làm được các BT1 ,2 , 3.
II.CHUẨN BỊ:
+ GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2 – BT3. Từ điển TV
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra: ( 5 )
-Liên kết các câu trong bài bằng phép thế.
GV kiểm tra 2 – 3 học sinh đọc lại BT3. (Viết 2 – 3 câu nói về ý nghĩa của bài thơ “Cửa sông”. Trong đó có sử dụng phép thế.)
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Tiết luyện từ và câu hôm nay cùng mở rộng và hệ thống vốn từ về Truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
35 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đơn vị cho số chia.
+ Trường hợp có dư ta đổi sang đơn vị nhỏ hơn liền kề.
+ Cộng với số đo có sẵn.
+ chia tiếp tục.
15
-HS theo dõi tìm hiểu, thảo luận nhóm. Nêu cách tính
42 phút 30 giây 3
12 14 phút 10 giây
0 30 giây
0
-Các nhóm khác nhận xét.
-HS đọc đề.đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày cách tính, cả lớp nhận xét.
7 giờ 40 phút 8
3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
220 phút
20
0
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( Yếu )
- GV yc HS đọc bài tập 1.
-Yc hs làm bài vào vở
d) 18, 6 phút 6
0 6 3, 1 phút
0
3, 1 phút = 3 phút 6 giây
b) 35 giờ 40 phút 5
0 0 7 giờ 8 phút
Bài 2: ( Khá, giỏi )
- GV yc HS đọc bài tập2, tìm hiểu bài
H: Muốn biết trung bình làm 1 dụng cụ hết bao nhiêu thời gian ta phải biết được điều gì?
* t làm việc = t/g kết thúc – t/g bắt đầu.
H: Muốn biết trung bình làm 1 dụng cụ hết bao nhiêu thời gian ta phải làm gì?
trung bình làm 1 dụng cụ = t làm việc :số dc
13
-1 HS đọc yc bài tập 1.
4 hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở, nhận xét sửa bài.
a)24 phút 12 giây 4
0 0 6 phút 3 giây
c) 10 giờ 48 phút 9
1giờ= 60phút 1giờ 12 phút
108 phút
18
0
-HS đọc bài tập2, tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi của GV. 1 HS lên bảng giải, lớp làm bài vào vở, nhận xét sửa bài.
Giải:
Thời gian làm 3 dụng cụ là:
12giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
Thời gian trung bình làm 1 dụng cụ hết
4 giờ 30 phút : 3 = 1giờ 30 phút
Đáp số 1giờ 30 phút
4. Củng cố : ( 3 )
- GV Cho HS nhắc lại cách chia số đo thời gian cho một số.
- Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Chia số đo thời gian đơn giản.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà làm lại bài 2/ 136. Chuẩn bị: Luyện tập.
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ Hán Việt: Tuyền thóng gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau ) và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt ); làm được các BT1 ,2 , 3.
II.CHUẨN BỊ:
+ GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2 – BT3. Từ điển TV
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra: ( 5 )
-Liên kết các câu trong bài bằng phép thế.
GV kiểm tra 2 – 3 học sinh đọc lại BT3. (Viết 2 – 3 câu nói về ý nghĩa của bài thơ “Cửa sông”. Trong đó có sử dụng phép thế.)
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Tiết luyện từ và câu hôm nay cùng mở rộng và hệ thống vốn từ về Truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: ( Bỏ )
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, HS làm bài theo nhóm.
- GV phát giấy cho các nhóm trao đổi làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi, truyềng thống.
+ Truyền có nghĩa là lan rộng: truyền bá, truyền hình, truyền tin.
+ Truyền là nhập, đưa vào cơ thể: truyền máu, truyền nhiễm.
Bài 3:
- 1 HS đọc toàn văn yêu cầu bài tập.
- GV nhắc nhở học sinh tìm đúng các từ ngữ chỉ người và vật gợi nhớ truyền thống lịch sử dân tộc.
- GV nhận xét
+ Các từ ngữ chỉ người gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ Các từ chỉ sự vật là: di tích của tổ tiên để lại, di vật.
28
-1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài theo nhóm, các em có thể sử dụng từ điển TV để tìm hiểu nghĩa của từ.
- Nhóm nào làm xong dán kết quả làm bài lên bảng lớp.
Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ cá nhân dùng bút chì gạch dưới các từ ngữ chỉ người, vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
-HS phát biểu ý kiến.
-HS sửa bài theo lời giải đúng.
4. Củng cố : ( 3 )
- Tóm tắt nội dung bài.
- Giáo dục thái độ bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc
- Trò chơi: Tìm từ trong đó có từ “Truyền”
5. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà làm lại các bài tập, chuẩn bị: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu ”.
MÔN: MĨ THUẬT
BÀI: KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH, NÉT ĐẬM.
( Bài dạy của thầy Toàn )
Ngày soạn: 18/03
Ngày dạy: thứ tư ngày 19 tháng 03 năm 2014
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh ảnh lễ hội dân gian.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- Nghĩa thầy trò.
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3.Bài mới: ( 2 )
“Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.” Một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tậy, Hà Tây là quê hương của nhiều lễ hội dân gian. Mỗi lễ hội thường bắt đầu từ một sự tích có ý nghĩa trdong lịch sử. Các em cùng học bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân để thấy rõ điều đó.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: luyện đọc.
- GV gọi HS đọc bài một lượt :chú ý đọc giọng kể linh hoạt khi dồn dập khi náo nhiệt, khi khoan thai
- GV chia đoạn: 3 Đoạn.
Đoạn 1: Hổi thổi đáy xưa.
Đoạn 2: Hội thi thổi cơm.
Đoạn 3: Mỗi người xem hội.
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp :
- Lần 1 : 4 HS đọc kết hợp luyện đọc từ ngữ khó : thoăn thoắt, uốn cong, bập bùng, giật giải
-Lần 2 cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ trong SGK
-Lần 3: 2HS đọc lại toàn bài
-GV đọc diễn cảm bài văn: giọng đọc linh hoạt, phù hợp với diễn biến hội thi và tình cảm mến yêu của tác giả gửi gắm qua bài văn
20
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo
+ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ.
+2 HS đọc cả bài một lượt.
+ Lớp lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
GV yc học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1
H: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
GV giải thích thêm:Lễ hội thường được bắt đầu bằng một sự tích có ý nghĩa
Ý 1: Lễ hội thi thổi cơm tổ chức ở Đồng Vân.
-Yêu cầu học sinh cả lớp đọc 2,3 trả lời câu hỏi.
H: Hãy kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm ?
H: Tìm chi tiết trong bài cho thấy từng thành viên của mỗi đội thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
Ý 2+3: Diển biến của lễ hội
Đoạn 4: 1 HS đọc
H: Tại sao lại nói việc giật giải trong hội thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi với dân làng?
Ý 4: Ý nghĩa của việc giật giải.
Ý nghĩa bài: Miêu tả về Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm mến yêu và niềm tự hào đối với những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
10
-Học sinh đọc thầm đ1, trả lời câu hỏi 1
Đ: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ.
+ Cả lớp đọc lướt và trả lời câu hỏi.
Đ: Leo cây chuối bôi mỡ lấy nén hương..dùng que diêm châm vào hương để lấy lửa..
Đ: Người vót đũa, người thì giã gạo, người lấy nước...
-1 HS đọc, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 4
Đ: Giải thưởng của Hội thổi cơm thi là phần thưởng cho đội chứng tỏ được sự khéo léo tài trí sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Giật được giải thưởng cũng có ý nghĩa là chứng minh được điều đó. Vì thế việc giật giải là niềm tự hào khó có gì sánh nổi.
- 2 HS đọc ý nghĩa.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
-GV cho 3HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn.
VD: Hội thi / bắt đầu bằng việc lấy lửa / trên ngọn cây chuối cao.// Khi tiếng trống hiệu vừa dứt / bốn thanh niên / của bốn đội nhanh như sóc / thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mở bóng nhẫy/ để lấy nến hương cắm ở trên ngọn. //
-Cho HS đọc lại đoạn GV gắn trên bảng phụ
Giáo viên đọc mẫu một đoạn.
-GV cho theo cặp.
-Cho đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm – nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
13
-3HS đọc bài lớp lắng nghe, nhận xét.
-Học sinh nhóm 2 đọc bài
-Đại diện các nhóm thi đọc bài
4. Củng cố : ( 3 )
- Nhắc lại nội dung bài.
- Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả gửi gấm niềm yêu mến, tự hào đối với truyền thống dân tộc.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học.
- HS học bài, chuẩn bị bài sau
MÔN: LỊCH SỬ
BÀI: CHIẾN THẮNG “ ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. MỤC TIÊU:
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 nám bom hòn huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quan và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện phủ trên không”
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Ảnh trong SGK, ảnh tự liệu. Bản đồ Hà Nội ( nếu có ) sưu tầm ảnh tư liệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: ( 5)
- “Sấm sét đêm giao thừa.”
H: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động thế nào đối với nước Mĩ ?
H: Hãy nêu ý nghĩa của sự kiện trên đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta ?
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: 12 ngày đêm đế quốc Mĩ dúng máy bay B52 rải thảm xuống Hà Nội nhằm huỷ diệt Hà Nội. Nhưng quân và dân ta ngày cuối tháng 12/1972 tại Hà Nội trở thành biểu tượng bất khuất và ý trì chiến đấu “Quyết thắng Mĩ” của dân tộc Việt Nam. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng vẽ vang này.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân trận “ Điện Biên Phủ trên không”
- Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:
H: Trình bày âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội?
- Cho HS quan sát hình SGK giới thiệu về việc máy bay B52 của mĩ ném bom Hà Nội.
=> Âm mưu của đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội hòng huỷ diệt Hà Nội và khuất phục nhân dân ta.
8
-HS đọc thông tin SGK. Thảo luận nhóm đôi câu hỏi Gv nêu.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Thuật lại diễn biến trận đánh
-GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm
- Tổ chức cho hs kể lại nét chính của cuộc chiến đêm 26/ 12 /1972 trên bầu trời Hà Nội.
10
- Học sinh đọc thông tin SGK thảo luận nhóm. Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng
H: Kết quả 12 ngày đêm của trn65 Điện Biên Phủ trên không như thế nào?
H: Tại sao ngày 30/12/1972, tổng thống Mĩbbuộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền bắc?
H: Tại sao lại gọi là trận “ Điện Biên Phủ trên không” ?
( Ôn lại chiến thắng Điện Biên Phủ 7 – 5 – 1954 và ý nghĩa của nó: Góp phần kết thúc chiến tranh, buộc Pháp kí hiệp định Giơ – ne – vơ )
(?)Nêu ý nghĩa của chiến thắng ?
Ý nghĩa: Giặc Mĩ thấy rằng không thể khuất phục được nhân dân ta = bom đạn, thấy tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam. Gây tiếng vang cho dư luận thế giới về tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân Việt Nam.
=>Ghi nhớ
10
-HS đọc thông tin SGK và thảo luận
trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
=> Vài HS đọc ghi nhớ SGK
4. Củng cố : ( 3 )
- GV tóm tắt nội dung bài.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Biết:
- Nhân chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giả các bài toán có nội dung thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- 1 HS lên bảng làm bài 2:
Giải:
Thời gian làm 3 dụng cụ là: 12giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
Thời gian trung bình làm 1 dụng cụ hết: 4 giờ 30 phút : 3 = 1giờ 30 phút
Đáp số 1giờ 30 phút
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài luyện tập về nhân số đo thời gian với một số, chia số đo thời gian với một số.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: ( Yếu )
- GV yc học sinh đọc đề bài
-Yc hs tự làm bài. 4 HS lên làm bài. Cả lớp làm bài vào vở
-Lớp nhận xét, sửa bài
3 giờ 14 phút x3 = 9 giờ 42 phút
7phút 26 giât 2=14 phút 52 giây
36 phút 12 giây:3=12phũt 4giây
14giờ 28phút: 7=2giờ 4 phút
Bài 2: ( Yếu, TB )
- GV yc học sinh đọc đề bài. GV yc học sinh nêu cách tính giá trị biểu thức với số đo thời gian.
-HS cả lớp tự làm bài, 4 hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét, sãu bài.
a)(3 giờ 40 phút+2 giờ 53 phút) x3 = 6 giờ 33phút x 3= 19 giờ 39 phút
b)(3 giờ 40phút+2 giơ25 phút) x 3 = 6 giờ 5phút x3 = 18 giờ 15 phút
c)(5phút 35 giây+6phút 21giây):4 = 11phút 56giây:4= 2phút 59 giây
d) 12 phút 3giâyx2 + 4phút 12giây: 4 =
24 phút 6giây +1phút 3giây = 25 phút 9giây
Bài 3: ( TB )
- GV yc học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề, trao đổi tìm cách giải, giải bài. 1 hs lên bảng làm bài. Lớp nhận xét, sửa bài.
Giải;
Số sản phẩm cả 2 lần làm là: 7+ 8 = 15 ( sản phầm)
Thời gian làm 15 sản phẩm là: 1giờ 8 phút x 15= 17 giờ
Đáp số 17 giờ.
Bài 4: ( TB )
-YC học sinh làm bài
-Gọi 3HS nêu kết quả và giải thích. Cả lớp nhận xét,sửa bài.
4,5 giờ > 4 giờ 5 phút
4 giờ 30 phút
28
-Học sinh đọc đề bài,
-4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở, nhận xét, sửa bài
-Học sinh đọc đề bài, nêu cách tính giá trị biểu thức với số đo thời gian.
-4 HS ên làm bài. Cả lớp làm bài vào vở, nhận xét sửa bài.
- Học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề, trao đổi tìm cách giải, giải bài
-Học sinh tự làm bài, nêu kết quả và giải thích
4. Củng cố : ( 3 )
- Chốt lại nội dung bài.
- Nêu các qui tắc nhân, chia số đo thời gian
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học.
- HS về làm bài nếu chưa hoàn thành, chuẩn bị bài luyện tập chung
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN ĐỐI THOẠI
I.MỤC TIÊU:
Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
KNS: - Thể hiện sự tự tin ( đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp ).
- Kĩ năng hợp tác ( hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ phần sau truyện Thái sư Trần Thủ Độ(nếu có) với trích đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước.
-Giấy a 4 các nhóm viết lời đối thoại cho màn kịch..
-Một số vật dụng để học sinhsắm vai diễn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- 1 HS đọc màn kịch Xin Thái sư tha cho. 4 HS phân vai diễn thử màn kịch trên
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em viết tiếp đoạn đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch Giữ nghiêm phép nước trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1:
- Một HS đọc nội dung BT1
-YC HS đọc thầm đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài tập 2:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2.(1 hs đọc gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, 1 hs đọc gợi ý lời đối thoại, 1 hs đọc lời đối thoại)
-Yc cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc hs : Sách đã cho gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại, đoạn đối thoại.... nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại dựa theo 6 gợi ý để hoàn chỉnh màn kịch.
-Khi viết cần thễ hiện tính cách của các nhân vật
-1 HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
-HS làm việc theo nhóm 5, trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch trên giấy a 4. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm nối tiếp nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Yc cả lớp nhận xét bình chọn nhóm viết kịch giỏi nhất, lời đối thoại hợp lý, thú vị nhất.
Bài tập 3:
- 1 HS đọc yc bài tập 3
-Gv nhắc các nhóm : có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch
-Cả lớp cùng GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động, hấp dẫn nhất.
43
-1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
- 3HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2 theo hd của GV
- Cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi hướng dẫn của GV
-1 HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại
-HS làm việc theo nhóm
- Đại diện cacù nhóm nối tiếp nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm viết kịch giỏi nhất, lời đối thoại hợp lý, thú vị nhất.
-1 HS đọc yc của bài.
-HS mỗi nhóm tự phân vai, vào vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
4.Củng cố : ( 3 )
- Đọc lại những bài văn hay.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học, dặn HS ve àtiếp tục viết lại đoạn đối thoại của nhóm mình.
- Chuẩn bị cho tiết sau.
MÔN: ÂM NHẠC
BÀI: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
( Bài dạy của thầy Tâm )
Ngày soạn: 19/3
Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2014
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu trong văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1,2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ : ( 5 )
- 3HS làm đứng dậy tại chỗ trả lời miệng BT2 .
- Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới : ( 2 )
Giới thiệu bài: Các em đã hiểu thế nào là phép thay thế từ ngữ để liên kết câu. Tiết học hôm nay các em cùng thực hành thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HS luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV cho HS thảo luận theo nhóm 2
+Các từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng”
+Tác dụng:Tránh lặp từ, giúp diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo liên kết.
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài
-GV cho HS thảo luận nhóm bàn.
-GV chốt ý : Cách thay các từ trong các câu
Câu 2: Người thiếu nữ họ Triệu thay cho Triệu Thị Trinh.
Câu 3,4 :Nàng thay cho Triệu Thị Trinh.
Câu 6: Người con gái vùng núi Quan Yên thay cho Triệu Thị Trinh.
Bài 3: ( Bỏ )
28
-1 HS đọc yêu cầu bài.HS thảo luận theo nhóm 2 . Đại diện nhóm lên trình bày –lớp nhận xét bổ sung.
-HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm lên trình bày
-Lớp nhận xét
4.Củng cố : ( 3 )
- GV tóm tắt lại bài.
5.Dặn dò: ( 5 )
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học
MÔN: KHOA HỌC
BÀI: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I.MỤC TIÊU:
- Kể tên một số loại hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: - Hình vẽ trong SGK trang 106, 107 / SGK.
-HS : - Sư tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- “ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.”
- Chỉ và nêu tên từng bộ phận của nhị và nhuỵ?
3.Bài mới: ( 2 )
- Sự sinh sản của thực vật có hoa(tt)
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thực hành làm BT xử lí thông tin trong SGK
-GV yêu cầu HS đọc thông tin 106/ SGK và chỉ vào H1 để nói với nhau về :
+Sự thụ phấn.
+Sự thụ tinh.
+Sự hình thành hạt và quả.
- GV yêu cầu HS đọc và làm các BT(1,2,3,4,5) 106/ SGK
1 - a ; 2 – b ; 3 – b ; 4 – a ; 5 – b
8
-HS đọc thông tin 106/ SGK và chỉ vào H1 để nói với nhau về :
+Sự thụ phấn.
+Sự thụ tinh.
+Sự hình thành hạt và quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Cả lớp bổ sung và nhận xét
- HS đọc và làm các BT(1,2,3,4,5) 106/ SGK
-HS nêu các đáp án lựa chọn, cảc lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Trò chơi ghép chữ vào hình
GV tổ chức cho HS chơi ghép chữ vào hình theo nhóm
-GV phát cho các nhóm sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ có ghi sẵn chú thích. HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm làm xong gắn bài của mình lên bảng.
- Sau khi gắn xong đại diện từng nhóm giời thiệu sơ đồ có gằn chú thích của nhóm mình.
-GV nhận xét
10
-HS chơi ghép chữ vào hình theo nhóm
-HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình
-Đại diện từng nhóm giời thiệu sơ đồ có gằn chú thích của nhóm mình.
Hoạt động 3: Thảo luận. ( NDĐC: Không yêu cầu sưu tầm )
Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 170 SGK
H: Kể một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà em biết?
H: Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của những hoa thụ phấn nhở sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió?
Dưới dây là bài hoàn tất: nhờ côn trùng, nhờ gió
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, để hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường tiêu giảm.
Tên cây
Anh đào, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí,
Các loại cây cỏ, lúa, ngô,
10
-Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác góp ý bổ sung.
4. Củng cố : ( 3 )
- GV tóm tắt nội dung bài.
- HS đọc mục bạn cần biết.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Cây con mọc lên từ hạt”
MÔN: ANH VĂN
BÀI:.......................................
( Giáo viên chuyên dạy )
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- HS lên bảng làm bài 1a, b; 2b, c
1a) 3 giờ 14 phút x 3 = 9 giờ 42 phút b) 36 phút 12 giây : 3 = 12 phút 4 giây
2b) 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3 = 9 giờ 115 phút = 10 giờ 55 phút.
c) ( 5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây ) : 4 = 2 phút 59 giây
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: ( 2 )
- “Luyện tập chung”
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thực hành. Làm bài tập
Bài 1 : ( yếu )
- Gọi hs đọc yc bài 1.
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở. Nhận xét, sửa bài
Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện và nêu kết quả.
a)22 giờ 8 phút c)37 giờ 30 phút
b)21 ngày 17 giờ d)4 phút 15 giây
GV chốt lại cách thực hiện các phép tính về số đo thời gian.
Bài 2 : ( Yếu, TB )
- GV hướng dẫn tương tự như bài 1
a)+17 giờ 15 phút b) + 6 giờ 30 phút
+12 giờ 15 phút +9 giờ 10 phút
Cách tính giá trị biểu thức với đơn vị đo thời gian
Bài 3: ( TB )
- GV yc học sinh đọc đề bài, tóm tắt tìm hiểu bài
-GV tổ chức cho HS thảo luận chọn kết quả đúng
KQ : Ý b
Bài 4: ( TB )
- GV Y/ cầu học sinh quan sát lịch giơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 26.doc