Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 33

PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN

BÀI: ÔN TẬP TẢ NGƯỜI

I.MỤC TIÊU:

- Lập được một dàn ý bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.

- Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.

II.CHUẨN BỊ:

-Giấy khổ to viết 3 đề văn, bút dạ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Bài cũ: ( 5 )

 - YC 2 HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.

 - Nhận xét.

3.Bài mới: ( 2 )

 H: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người.

 GV: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết, hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả người và cách trình bày miệng một đoạn trong dàn ý của mình.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù giỏi trả lời được câu hỏi 4 ). II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh hoạt động vui chơi học tập trẻ em. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, hỏi về nội dung bài. Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài theo tranh. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn luyện đọc - Chia bài thành 2 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu để cho ai. + Đoạn 2: Phần còn lại. - Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu, phát hiện và sữa lỗi phát âm địa phương. - Hướng dẫn HS đọc từng điều luật. - Gọi HS đọc chú giải các từ: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc. - Đọc mẫu - Đánh dấu chia đoạn. - Theo dỏi và đọc thầm. - Đọc dõng dạc từng mục của điều luật. - HS khác đọc thầm. - Theo dõi, đọc thầm. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. Câu 1: Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của true em Việt Nam? Câu 2: Hãy đặt tên cho mỗi điều luật nói trên? Câu 3: Nêu bổn phận của true em được quy định trong luật. Câu 4: (K-G) Em đã thực hiện bổn phận gì, còn bổn phận gì can cố gắng thực hiện? Đ: Điều 15, 16, 17. Đ: Điều 15: Quyền được chăm sóc sức khỏe. Điều 16: Quyền được học tập. Điều 17: Quyền được vui chơi. Đ: Điều 21 trả lời từng ý. Đ: HS tự nêu 3. Hướng dẫn HS đọc phân vai. - Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 5 điều luật 21 - Gọi một số nhóm đọc trước lớp. - Đôc theo nhóm, mỗi HS đọc 1 mục của điều luật 21. - Đọc trước lớp. 2. Củng cố - Dặn dò: H: Theo em việc chăm sóc và bảo vệ true em có lợi ích gì? Dặn HS đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Sang năm con lên bảy. MÔN: TOÁN BÀI: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình học. II. CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Oân lại công thức tính diện tích, thể tích. - Treo mô hình hình hộp chữ nhật. H: Hãy nêu tên hình? Hãy nêu quy tắc và tính công thức tính diện tích xung quanh của hình này. Viết bổ sung công thức a, b cùng đơn vị đo. H: Hãy nêu quy tắc tính diện tích toàn hình hộp chữ nhật. Viết bổ sung công thức a, b, c cùng đơn vị đo. H: Hãy nêu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. Yêu cầu HS đọc ông thức. Tương tự vậy với hình lập phương. Đ: Hình hộp hữ nhật. Chu vi đáy nhân với chiều cao Viết: SXQ = ( a + b ) x 2 x c Đ: Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng hai lần diện tích đáy. Viết công thức: STP = ( a + b ) x 2 x c + 2 x a x b Đ: Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích 3 kich thước Nêu V = a x b x c Hoạt động 2: Thực hành - Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc đề, xác định đề, tóm tắt, giải bài. 1 học sinh lên bảng thực hiện, cho cả lớp làm vào vở . - GV chốt lại cách tính Sxq hình hợp chữ nhật -HS đọc đề, 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vào vở sau đó nhận xét, sửa bài. Diện tích xung quanh phòng học làø : ( 6 + 4,5) 2 4 = 84 ( m2) Diện tích trần nhà : 6 4,5 = 27 ( m2) Diện tích cần quét vôi là : 84 + 27 – 8,5 = 102,5 ( m2) Đáp số : 102,5 m2 Củng cố - Dặn dò: H: Muốn tính SXQ; STP; V ta thực hiện như thế nào? Dặn dò HS chuẩn bị xem bài sau: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. Ngày soạn: 20/04 Ngày dạy: 21/04/2015 PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ BÀI: TRONG LỜI MẸ HÁT I.MỤC TIÊU: - Nhớ viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. - Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn công ước về quyền trẻ em ( BT2 ). II- CHUẨN BỊ: + GV: Bảng nhóm, bút lông. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: ( 5 ) - GV đọc tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị cho HS viết nháp và 2 em viết bảng lớp. Uỷ ban Nhân dân Long Điền, Tổ chức Lao động Quốc tế, Trường Tiểu học: Long Điền Đông K - Nhận xét. 3. Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay, các ewm cùng nghe – viết bài thơ Trong lời mẹ hát và luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. Hoạt động của giáo viên T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết. - GV đọc bài viết. H: Nội dung bài thơ nói gì? - GV hướng dẫn HS viết một số từ dễ viết sai: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru. - GV đọc cho HS viết bài - GV đọc cả bài thơ cho HS soát lỗi. - GV chấm một số bài viết, nhận xét lỗi cơ bản. 15 -Lớp đọc thầm bài thơ – trả lời câu hỏi: Đ: Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. -Luyện viết chữ khó trên bảng và vào vở nháp. - HS nghe - viết. -HS đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 2: -1 HS đọc yêu cầu bài - GV lưu ý các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ. -GV chốt, nhận xét lời giải đúng: =>Tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn: + Liên hợp quốc. + Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc. + Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc. + Tổ chức Lao động Liên hợp quốc. + Tổ chức Lao động Quốc tế. + Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em. + Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em. + Tổ chức Ân xá Quốc tế. + Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy điển. + Đại hội đồng Liên hợp quốc. Khi viết : tách từng bộ phận, viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận) Lưu ý: từ “về, của” là quan hệ từ. 13 -1 HS đọc yêu cầu bài. -HS làm việc theo nhóm. -Đại diện mỗi nhóm trình bày, nhận xét. 4. Củng cố : ( 3 ) H: Lời ru của mẹ có ý nghĩa gì? Đ: Lời ru của mẹ làm cho con thấy cả cuộc đời, cho con ước mơ để bay xa. H: Khi viết tên các cơ quan, tổ chức, dơn vị ta viết như tế nào?. Đ: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. 5. Dặn dò: ( 2 ) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về viết lại lỗi sai chính tả. MÔN: TOÁN BÀI: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản. II. CHUẨN BỊ: Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: ( 5 ) - 1 HS làm lại BT 1. Diện tích xung quanh phòng học làø : ( 6 + 4,5) 2 4 = 84 ( m2) Diện tích trần nhà : 6 4,5 = 27 ( m2) Diện tích cần quét vôi là : 84 + 27 – 8,5 = 102,5 ( m2) Đáp số : 102,5 m2 - GV nhận xét. 3. Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán luyện tập về diện tích của các hình đã học. Hoạt động của giáo viên T G Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: ( Y-TB14’; K-G10’ ) -GV yêu cầu HS đọc bài. -GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính Sxq , Stp , V hình lập phương và hình hộp chữ nhật. HLP 1 2 cạnh 12cm 3,5cm Sxq 576cm2 49cm2 Stp 864cm2 73,5cm2 V 1728cm3 42,875cm3 HHcn 1 2 c 5cm 0,6cm a 8cm 1,2cm b 6cm 0,5cm Sxq 140cm2 2,04cm2 Stp 236cm2 3,24cm2 V 240cm3 0,36cm3 Bài 2: ( Y-TB14’; K-G10’ ) - GV yêu cầu 1 HS đọc đề. - Cho HS làm bài, 1 HS lên bàng. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. 28 - HS đọc yêu cầu bài 1. -Học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình. - HS vận dụng công thức tính và viết số thích hợp vào chỗ trống. - HS làm bài, 1 HS lên bảng. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - Học sinh đọc đề. - HS giải vở, chữa bài. Chiều cao của bể là: 1,8 : (1,5 ´ 0,8) = 1,5 (m) Đáp số: 1,5 m 4. Củng cố : ( 3 ) Nêu lại qui tắc tính thể tích và diện tích HLP, HHCN. 5. Dặn dò ( 2 ) - Dặn HS về nhà làm lại các bài tập. - Chuẩn bị: Luyện tập chung. Nhận xét tiết học. PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẺ EM I.MỤC TIÊU: - Biết và hiểu thêm mộtsốtừ ngữ về trả em ( BT1, BT2 ). - Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em ( BT3 ); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4. II.CHUẨN BỊ: + GV: - Từ điển học sinh, từ điển thành ngữ tiếng Việt (nếu có). Bút dạ + một số tờ giấy khổ to để các nhóm HS làm BT2, 3- 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung BT4. + HS: Xem trước bài. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) H: Dấu hai chấm có tác dụng gì? Cho ví vụ minh họa và nêu ý nghĩa. - Nhận xét. 3. Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài: Tiết LTVC trong chủ điểm Những chủ nhân tương lai sẽ giúp các em hiểu nghĩa của từ trẻ em. Mở rộng vốn từ về chủ đề trẻ em . Hoạt động của giáo viên T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT1. -Cho HS nêu câu trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng. -GV chốt lại ý kiến đúng. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV phát bút dạ và phiếu cho các nhóm HS thi làm bài. - GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. Đặt câu: Thiếu nhi Việt Nam rất yêu Bác Hồ. Trẻ em là tương lai của trái đất. Trẻ con ngày nay rất hiếu động. Trẻ thơ rất hồn nhiên. Nhóc con này nghịch như quỷ sứ. Bài 3: ( Bỏ ) Bài 4: - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Cho cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, làm việc cá nhân – điền vào chỗ trống trong SGK. - HS trình bày kết quả bài làm. a) Trẻ già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế thế. b) Trẻ non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc con nhỏ dễ hơn. c) Trẻ người non dạ: Con ngây thơ, dại dột cha biết suy nghĩ chín chắn. d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo). 28 - HS đọc yêu cầu BT1. Cả lớp đọc thầm theo, suy nghĩ. Đáp án C: Trẻ em là người dưới 16 tuổi -HS đọc yêu cầu của bài tập. -Trao đổi làm bài tập. -Mỗi nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Từ đồng nghĩa với trẻ em: trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên ( có sắc thái coi trọng ), con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con(có sắc thái coi thường) - HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, làm việc cá nhân – điền vào chỗ trống trong SGK. - Đọc kết quả làm bài. - Làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. - 1 HS đọc lại toàn văn lời giải của bài tập. 4. Củng cố : ( 3 ) Nêu lại nghĩa của từ trẻ em. 5. Dặn dò: ( 2 ) - Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT4. - Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu ngoặc kép”. Ngày soạn: 21/04 Ngày dạy : Thứ tư ngày 22 tháng 04 năm 2015 PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: SANG NĂM CON LÊN BẢY I.MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giả tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sựdo hai bàn tay con gây dựng lên. ( Trả lời được các câuhỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài. ) HS khá, giỏi đọc thuộc và diễn cảm bài thơ. II.CHUẨN BỊ: + GV: Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ viết những dòng thơ cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) - 2 HS đọc bài “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.” Và trả lời câu hỏi . H: Trẻ em có những quyền gì? H: Trẻ em có những bổn phận gì? - Nhận xét. 3.Bài mới: ( 2 ) H: Khi bắt đầu vào lớp 1 em có cảm giác như thế nào? GV: Vào lớp 1 là ngưỡng cửa của cuộc đời đối với mỗi người. Trước kia, trẻ em 7 tuổi mới vào lớp 1. giờ học hôm nay chúng ta học sang bài Sang năm con lên bảy để xem người cha muốn nói gì với bạn nhỏ khi bạn bắt đầu đi học! Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. - GV gọi 1HS đọc bài một lượt :chú ý đọc giọng đọc nhẹ nhàng,tự hào ,trầm lắng. - Chia đoạn đọc: mỗi đoạn là 1 khổ thơ. - HS đọc đoạn nối tiếp 3 khổ thơ: - Lần 1 : HS đọc đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó : Lon ton,chạy nhảy, muôn loài,giành lấy,. - Lần 2: cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ trong SGK - 1HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con sắp đến tuổi tới trường 20 - 1HS đọc cả lớp lắng nghe. -Học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ kết hợp luyện đọc và đọc phần giải nghĩa từ. -1HS đọc cả bài thơ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. -Gọi 1 HS đọc khổ thơ 1. H: Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? Ý 1: Thế giới quanh em tạo nên hạnh phúc trong tâm hồn trẻ thơ. - Khổ thơ 2+3 H: Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên? H: Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? Ý 2+3: Người cha muốn con lớn lên tự xây hạnh phúc cho riêng mình bằng hai bàn tay con. Ý nghĩa: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính bàn tay ta gây dựng nên. 10 -1 HS đọc và cả lớp đọc thầm lại khổ thơ 1 và 2 , trả lời câu hỏi Đ: Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con. -HS đọc thầm lại khổ thơ 2 và 3 Đ: Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa Đ: Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật, phải tìm hạnh phúc từ cuộc sống khó khăn, bằng chính bàn tay của mình. -2 HS đọc ý nghĩa Hoạt động3: Đọc diễn cảm + học thuộc lòng bài thơ. -GV gọi 3 HS đọc bài - Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài thơ về : Giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng. -Cho HS đọc bài nhóm 2 -Thi đọc diễm cảm -Cho HS đọc thuộc lòng Giáo viên nhận xét tuyên dương. 13 -3 HS đọc. -HS đọc bài nhóm 2 -Đại diện nhóm thi đọc diễm cảm -HS thi đua đọc thuộc lòng 4.Củng cố : ( 3 ) H: Bài thơ cho em biết điều gì? Nêu lại nội dung bài. 5. Dặn dò: ( 2 ) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc lòng bài thơ; đọc trước bài Lớp học trên đường . MÔN: KĨ THUẬT BÀI: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN I.MỤC TIÊU: - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được một mô hình tự chọn. Ghi chú: Với HS khéo tay: - Lắp ít nhất một mô hình tự chọn. - Có thể lắp được một mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình mẫu lắp ghép Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định: Kiểm tra: ( 5 ) Gọi 2 HS nêu lại qui trình lắp ghép rô-bốt. 3. Bài mới: ( 2 ) Giới thiệu bài. Hoạt động của giáo viên T G Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: chọn mô hình lắp ghép -GV cho nhóm hs tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc mô hình các em sưu tầm -GV yêu cầu hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ SGK hoặc mô hình các em sưu tầm -Bàn bạc thảo luận thống nhất cách chọn mô hình lắp ghép -GV quan sát gợi ý nếu cần thiết 28 - Nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc mô hình các em sưu tầm - HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ SGK hoặc mô hình các em sưu tầm -Bàn bạc thảo luận thống nhất cách chọn mô hình lắp ghép 4. Củng cố : ( 3 ) Em có thể trình bày qui trình cách lắp mô hình tự chọn của mình. 5. Dặn dò: ( 2 ) - GV nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành lắp ráp mô hình tự chọn. MÔN: TOÁN BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học. II. CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) - 1 HS lên làm bài tập thêm Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 5cm. tính diện tích xung quanh và thể tích. - Nhận xét. 3.Bài mới : ( 2 ) Giới thiệu bài –ghi đề Hoạt động của giáo viên T G Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập Bài 1: ( Y-TB14’; K-G10’ ) -GV yêu cầu hs đọc bài tập 1, phân tích tìm hiểu đề bài, tự làm bài. -YC HS nhận xét cách làm kết quả của bạn, sửa bài Bài 2: ( Y-TB14’; K-G10’ ) -GV yêu cầu hs đọc bài tập 2, phân tích tìm hiểu đề bài, thảo luận theo nhóm và tự làm bài. -Nhận xét và sửa bài 28 -HS đọc bài tập 1, phân tích tìm hiểu đề bài, tự làm bài.1 hs lên bảng làm bài - HS nhận xét cách làm kết quả của bạn, sửa bài Giải: Nửûa chu vi mảnh vườn là: 160 : 2 = 80 (m) Chiều dài mảnh vườn là: 80 – 30 = 50 (m) Diện tích mảnh vườn là: 50 x 30 = 1500(m2) Số kg rau thu được: 15 x 150 : 10 = 2250( kg) Đáp số : 2250 kg -HS đọc bài tập 2, phân tích tìm hiểu đề bài, thảo luận theo nhóm và tự làm bài -1 HS lên bảng làm bài Hs nhận xét cách làm kết quả của bạn, sửa bài Chu vi đáy HHCN là: (60 +40) x 2 = 200(cm) Chiều cao HHCN là: 6000 : 200 = 30(cm) Đáp số 30 cm 4.Củng cố : ( 3 ) Nêu lại qui tắc cách tính một số hình. 5.Dặn dò: ( 2 ) - GV nhận xét tiết học. - HS hoàn thành bài tập nếu làm chưa xong. PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN BÀI: ÔÂN TẬP TẢ NGƯỜI I.MỤC TIÊU: - Lập được một dàn ý bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. - Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. II.CHUẨN BỊ: -Giấy khổ to viết 3 đề văn, bút dạ... III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) - YC 2 HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại. - Nhận xét. 3.Bài mới: ( 2 ) H: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người. GV: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết, hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả người và cách trình bày miệng một đoạn trong dàn ý của mình. Hoạt động của giáo viên T G Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Chọn đề - GV yêu cầu HS đọc nội dung BT1. -GV dán lên bảng tờ phiếu vết 3 đề bài, gọi HS đọc 3 đề bài trên -GV cùng HS phân tích đề theo nội dung câu hỏi sau:Đề thuộc thể loại văn gỉ? Đề yc tả ai?..., gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. -GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs cho tiết học theo lời dặn của GV . Mời vài HS nói đề bài các em chọn. Lập dàn bài -GV gọi 1 HS đọc gợi ý 1 SGK cả lớp theo dõi -GV nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó. -YC HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút, giấy cho 3 hs lập dàn ý theo 3 đề khác nhau -GV cho HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng, trình bày, cả lớp nhận xét. -YC HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. Bài 2: -GV gọi HS đọc YC bài 2; dựa vào dàn ý đã lập, từng HS trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm - Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý trước lớp, cả lớp theo dõi trao đổi về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất. 28 - HS đọc nội dung BT1 cả lớp đọc thầm ND bài tập 1. -HS phân tích đề theo nội dung câu hỏi -1 HS đọc gợi ý 1SGK cả lớp theo dõi -HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. -3 HS lập dàn ý theo 3 đề khác nhau trình bày, cả lớp nhận xét. -HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. -HS đọc YC bài tập 2; dựa vào dàn ý đã lập, từng hs trình bày miệng bài văn tả ngườitrong nhóm -HS thảo luận theo nhóm đôi. -Đại diện nhóm trả lời. -Cả lớp nhận xét 4.Củng cố : ( 3 ) Nêu lại dàn ý bài văn tả người. 5. Dặn dò: ( 2 ) -GV nhận xét tiết học. HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại. -Chuẩn bị bài văn tả người tiết sau Ngày soạn: 22/04 Ngày dạy: Thứ năm ngày 23 tháng 04 năm 2015 PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (dấu ngoặc kép) I. MỤC TIÊU: - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hàh về dấu ngoặc kép. - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép ( BT3 ). II. CHUẨN BỊ: + GV: Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) - Gọi 2 HS đặt câu có từ đồng nghĩa với từ “Trẻ em”. - Nhận xét. 3.Bài mới: ( 2 ) H: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? GV: Tiết học hôm nay, các em cùng ôn lại kiến thức dấu ngoặc kép đã học ở lớp 4 và thực hành sử dụng dấu ngoặc kép. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập - Giáo gọi 1 học sinh nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép. Bài 1: - GV gọi HS nêu yc bài tập 1, HS suy nghĩ làm bài, trình bày. GV nhắc HS đoạn văn trên có chỗ phải điền dấu “ ” để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩa lời nói bên trong, các em phải đọc kĩ, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói, ý nghĩ Bài 2: - Giáo viên nêu lại yêu cầu, giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài. -GV HD như bài tập 1 -Giáo viên nhận xét và chốt bài đúng. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài - Giáo viên lưu ý học sinh viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép. -Giáo viên nhận xét chấm bài. 28 -Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm -Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt -1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm. -HS nêu Em nghĩ: “ phải nói ngay..thầy biết;.ra vẻ người lớn: “thưa thầyEm sẽ dạy học ỡ trường này” -1 HS đọc yêu cầu bài Học sinh làm bài nhóm bàn. Đại diện nhóm trình bày. Lớpbình chọn “ Người giàu có nhất”Cậu có cả một “ gia tài” -Lớp nhận xét -1 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm việc cá nhân, viết vào nháp. -Đọc đoạn văn đã viết nối tiếp nhau. 4.Củng cố : ( 3 ) H: Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? Đ: Dùng dẫn lời nói trức tiếp của nhân vật hoặc đánh dấu những từ ngữ đặc biệt. 5. Dặn dò: ( 2 ) - Giáo viên nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: MRVT: “Quyền và bổn phận”. MÔN: TOÁN BÀI: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC I.MỤC TIÊU: Biết một số dạng toán đã học. Biết giải bài toán có liên quan đến tìm tỉ số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. II. CHUẨN BỊ: + GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. + HS: Bảng con, SGK, VBT, xem trước bài ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ( 5 ) - 1 HS lên làm bài tập thêm. Người ta xếp 8 hình hộp lập phương cạnh 1cm thành một hình lập phương torồi sơn tất cả các mặt ngoài của hình lập phương lớn. Như vậy mỗi hình lập phương nhỏ có mấy mặt không được sơn xanh. - Nhận xét. 3. Bài mới: ( 2 ) Ôn tập về giải toán. Hoạt động của GV T G Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ôn lại các dạng toán đã học. -GV cho HS lần lượt nêu các dạng toán đã học và nêu cách giải các dạng toán trên -Tìm trung bình cộng (Lấy tổng: số các số hạng.) -Tìm 2 số khi biết tổng(hiệu) và tỉ? Tìm : Tổng(hiệu) số phần bằng nhau. Tìm: Giá trị 1 phần, Tìm : c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 33.doc
Tài liệu liên quan