PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU:
-Đọc đúng các tên ngưòi nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
-Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. ( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh, ảnh về nhà văn Đức Si-le hoặc tranh ảnh về hành động tàn bạo của phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần 2 (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- 2 HS đọc trả lời câu hỏi bài: Sự sụp đổ của chế độ a- pác – thai
H: Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
H: Câu chuyên nói lên điều gì?
- GV nhận xét.
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hơn bằng 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
Nhắc lại.
Nhìn theo tay GV thấy dòng thứ hai ở cột lần lượt là:
1mm = cm 1cm = dm
1dm = m 1hm = km
Đ: 1 đơn vị đo độ dài bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Nhắc lại
Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
Đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
Yếu cầu: Lấy vở làm bài 2c; bài 4. quan sát HS làm bài; giúp đỡ HS có nhu cầu
Bài 2c: SGK/23
Bài 4: Vẽ sơ đồ
791 ..? km
HN ĐN TP.HCM
Thực hiện tự làm bài tập, tự kiềm tra kết quả.
Bài 2c:
1mm = cm ; 1cm = m; 1m = km
Bài 4: Giải
Đường sắt từ Đà Nẵng đến Tp. Hồ Chí Minh
791 + 144 = 935 (km)
Quãng đường từ Hà Nội đến TP.HCM:
791 + 935 = 1726 (km)
Đáp số: 1726 km
3. Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu HS nêu: Mỗ đơn vị liền kề hơn kém bao nhiêu lần?
Dặn dò HS xem bài Luyện tập chung “Ôn tập: Bảng Đơn vị đo khối lượng"
Ngày soạn : 06/10/2014
Ngày dạy: Thứ ba ngày 07 tháng 10 năm 2014
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ- HỢP TÁC
I.MỤC TIÊU:
Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo YC BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo YC BT3, BT4.
II. ĐỒ DÙNG:
-Từ điển, phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
H: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
- Nhận xét.
3.Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Hôm nay, các em tìm hiểu các từ ngữ, thành ngữ về tình hữu nghị – hợp tác. Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đó để đặt câu.
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- GV cho HS đọc đề bài. Giao việc cho các nhóm:
Cho một số từ có tiếng hữu nhiệm vụ của các em là xếp các từ đó vào 2 nhóm a, b sao cho đúng, Các em tra từ điển để làm bài.
-HS làm bài vào phiếu theo nhóm. GV chốt kết quả đúng:
Hữu có nghĩa là bạn bè
Hữu có nghĩa là có.
-hữu nghị ( tình cảm thân thiện giữa các nước)
-chiến hữu (bạn chiến đấu)
-hữu hảo ( như hữu nghị)
-bằng hữu ( bạn bè)
-bạn hữu ( bạn bè thân thiết)
-hữu ích ( có ích)
-hữu hiệu ( có hiệu quả)
-hữu tình ( có tình cảm, có sức hấp dẫn)
-hữu dụng ( dùng được việc)
Bài 2:
- GV cho HS đọc đề bài. Giao việc cho các nhóm
Cho một số từ có tiếng hợp nhiệm vụ của các em là xếp các từ đó vào 2 nhóm a, b sao cho đúng, Các em tra từ điển để làm bài.
-HS làm bài vào phiếu theo nhóm. GV chốt kết quả đúng:
Hợp có nghĩa là gộp lại, tập hợp thành cái lớn hơn
Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu , đòi hỏi nào đó.
-hợp tác, hợp nhất, hợp lực
-hợp tình, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, thích hợp..
Bài 3:
-GV cho HS đọc đề bài. Giao việc cho HS:
Mỗi em đặt 2 câu với 1 từ ở bt 1; 1 câu với 1 từ ở bài tập 2
-GV cho HS làm bài và trình bày kết quả
Bài 4: ( Bỏ )
28
- HS đọc đề bài, làm bài vào phiếu theo nhóm.
-2 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét đối chiếu kết quả.
- HS đọc đề bài, làm bài vào phiếu theo nhóm.
-2 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét đối chiếu kết quả.
-HS đọc đề bài, làm bài vào vở HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả, lớp nhận xét
-Bác ấy là chiến hữu của bố em.
-Phong cảnh nơi đây thật hữu tình.
4.Củng cố : ( 3 )
- Chốt lại nội dung bài
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học.
- HS về học và ghi nhớ bài, học thuộc lòng 3 câu thành ngữ
PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ
BÀI: Ê-MI-LI, CON
Luyện tập đánh dấu thanh (ở các tiếng chứa ươ / ưa )
I MỤC TIÊU :
- Nhớ – Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết được các tiếng chứa uơ, ươ và cách ghi dấu thanh ở BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ tục ngử ở BT3.
HS khá, giỏi: làm đầy đủ BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ.
II. CHUẨN BỊ :
3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung các bài tập 3 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định:
2. Bài cũ : ( 5 )
- GV gọi 3 HS lên bảng : viết các từ có tiếng nguyên âm đôi: suối, ruộng , mùa, buồng, lúa, lụa cuộn.
H: Em có nhận xét gì cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng.
- GV nhận xét.
3.Bài mới : ( 2 )
Giới thiệu bài: Hôm nay các em viết chính tà Ê-mi-li con và luyện tập cách ghi dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs nhớ – viết
-GV cho HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ 3,4.
H: Chú mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Cho HS luyện viết một vài từ dễ viết sai : Oa –sinh- tơn, Ê –mi –li, sáng lòa .
- Học sinh nhớ viết :
- GV lưu ý HS về cách trình bày bài thơ, những lỗi chính tả dễ mắc, vị trí của các dấu câu .
-GV chấm, chữa bài: 5 – 7 bài
- Nhận xét chung
15
+ 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo
Đ: Ê-mi-li về nói với mẹ: cha đi vui xin mẹ đừng buồn.
+ HS luyện viết từ ngữ khó
+ HS nhớ lại đoạn chính tả cần viết và viết chính tả .
+ HS tự soát lỗi
+ HS đổi vở cho nhau, sửa những chữ viết sai bên lề vở .
Hoạt động 2 : Làm bài tập
Bài tập 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV giao việc : Đọc 2 khổ thơ .
+Tìm tiếng có ưa, ươ trong hai khổ thơ đó .
+ Nêu nhận xét về cánh ghi dấu thanh ở các tiếng đã tìm được .
- Cho HS làm bài .
- Cho HS trình bày kết quả .
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng :
* Những tiếng có ưa : lưa thưa, mưa, giữa .
* Những tiếng có ươ : tưởng, nước, tươi, ngược .
H: Em có nhận xét gì về cách ghi thanh ở các tiếng ấy?
Bài tập 3 : ( Khá, giỏi )
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV giao việc : Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sao cho đúng .
- Cho HS làm bài . GV dán 3 tờ phiếu đã phô tô BT 3 lên bảng .
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng :
Các từ cần điền là :
Cầu được ước thấy
Năm nắng mười mưa
Nước chảy đá mòn
Lửa thử vàng, gian nan thử sức .
13
+ 1 HS đọc to ,cả lớp đọc thầm .
+ HS làm bài cá nhân .
+ 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các tiếng vừa tìm được cho 2 HS viết .
Đ: * Các tiếng mưa, lưa, thưa không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang, riêng giữa dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
* Các tiếng: tưởng, nước, ngược dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính, tiếng tươi không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang.
+ 1 HS đọc to, lớp lắng nghe .
+ 3 HS lên làm trên bảng lớp .
+ Lớp nhận xét .
4.Củng cố : ( 3 )
- Viết lại những từ hay mắc lỗi.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà HTL và viết lại vào vở các thành ngữ, tục ngữ vừa học .
MÔN: TOÁN
BÀI: HÉC – TA
I.MỤC TIÊU:
Biết:
- Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc- ta.
- Biết quan hệ giữa ha và m2.
- Chuyển đổi các số đo diện tích ( trong mối quan hệ với ha ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 )
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 3.
3m248dm2<4m2 (3m248dm2=300dm2+ 48dm2= 348 dm2)
61 km2> 610 hm2
- GV nhận xét.
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Trong bài học này chúng ta tiếp tục học về các đơn vị đo diện tích.
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- ta.
- Thông thường để đo S của 1 thửa ruộng, m ột khu rừng người ta dùmg đơn vị đo là héc –ta.
- 1 héc -ta = 1hm2 và kí hiệu là ha.
- Cho viết bảng con và đọc.
H: 1 ha = hm2
1 ha = .m2; 1hm2 = .m2
13
- HS nghe và viết
- Viết ha ( đọc héc – ta )
Đ: 1 ha = 1 hm2
1 ha = 10.000 m2 ; 1hm2 = 10.000m2
Hoạt động: luyện tập thực hành.
Bài 1: ( Y-TB 10’; K-G 8’ )
-GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
- GV nhận xét đúng sai sau đó gọi HS giải thích cách làm.
Bài 2: ( Cả lớp 5’ )
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét kết quả trước lớp.
15
- 4 HS lên bảng làm, nêu rõ cách làm bài
a) 4ha = 40 000 m2 ha = 500 m2
20 ha = 200000 m2 = 1000 m2
b) 60000 m 2 = 6 ha 800000 m2 = 80 ha
- 1 HS đọc đề tốn, cả lớp làm bảng con.
-22200 ha = 222km2
Vậy diện tích rừng Cúc Phương là 2220 km2.
4. Củng cố : ( 3 )
- Đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về làm bài 3, 4.
Ngày soạn : 07/09/2014
Ngày dạy : Thứ tư ngày 08 tháng 09 năm 2014
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU:
-Đọc đúng các tên ngưòi nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
-Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. ( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh, ảnh về nhà văn Đức Si-le hoặc tranh ảnh về hành động tàn bạo của phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần 2 (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
- 2 HS đọc trả lời câu hỏi bài: Sự sụp đổ của chế độ a- pác – thai
H: Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
H: Câu chuyên nói lên điều gì?
- GV nhận xét.
3.Bài mới: ( 2 )
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Luyện đọc
+GV gọi 1 HS đọc cả bài một lượt.
+Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
-GV chia đoạn:3 đoạn.
+Đoạn 1: Trong thời gian chào ngài.
+Đoạn 2: Tên sĩ quan trả lời
+Đoạn 3: Còn lại.
Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1
-Hướng dẫn HS đọc từ ngữ dễ đọc sai:Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hen Ten, Oóc-lê-ăng.
-GV cho HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp đọc chú giải + giải nghĩa từ.
-GV nhận xét.
-Cho HS đọc cả bài
+GV đọc diễn cảm toàn bài
-Giọng đọc toàn bài với giọng tự nhiên. Giọng ông già điềm đạm, thông minh. Giọng tên phát xít hống hách kiêu ngạo.Nhấn giọng ở một số từ ngữ: quốc tế, cho ai nào, ngây mặt ra, kẻ cướp.
18
-HS lắng nghe GV đọc bài.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1,luyện đọc từ khó: Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hen Ten, Oóc-lê-ăng
- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp đọc chú giải + giải nghĩa từ.
-1 HS đọc cả bài
-HS lắng nghe GV đọc
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+GV cho HS đọc đoạn 1
GV nêu câu hỏi:
H: Câu chuyên xảy ra ở đâu? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
Ý1: Câu chuyện diễn ra trên một chuyến Tàu.
+GV cho HS đọc đoạn 2
H: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với cụ già người Pháp?
H: Vì sao ông cụ người Pháp không đáp lời tên sỹ quan bằng tiếng Đức?
H: Nhà Văn Đức Si-le được cụ già đánh giá như thế nào?
Ý2: Sin-lơ là nhà văn tài năng Đức nổi tiếng trên thế giới, ai cũng biết và kính trọng.
+GV cho HS đọc đoạn 3
H: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
Ý3: Căm ghét những tên phát xít xâm lược.
Ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
15
-1 HS đọc to đoạn 1, lớp đọc thầm.
Đ: Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp.Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô to: “Hít-le muôn năm”
-1 HS đọc to đoạn 2, lớp đọc thầm.
Đ:Vì cụ đã đáp lời hắn bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng Đức.
Đ:Vì cụ tế nhị bộc lộ thái độ bất bình với lời chào hống hách của hắn.
Đ: Sin-lơ là nhà văn quốc tế.
-1 HS đọc to đoạn 3, lớp đọc thầm.
Đ: Sin-le xem các người là kẻ cướp/ Các người là bọn kẻ cướp
Hoạt động3: Đọc diễn cảm
- GV gọi 3 HS đọc
+GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS cách đọc.
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện đọc và và dùng phấn màu đánh dấu những chỗ cần ngắt, nghỉ những chỗ cần nhấn giọng.
-GV đọc diễn cảm 1 lần trên bảng phụ.
-HS luyện đọ theo nhóm đôi
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn văn.
-Cho HS thi đọc diễn cảm
-GV nhận xét, khen HS đọc hay.
10
-HS đọc, theo dõi nhận xét bạn đọc
-HS theo dõi, đọc như giáo viên hướng dẫn.
-HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng
- HS đọc theo nhóm
- HS đọc
-2 HS thi đọc
-Lớp nhận xét.
4.Củng cố : ( 3 )
- Đọc lại nội dung bài.
- Giáo dục: Không kêu căng và ngạo mạng.
5. Dặn dò: ( 2 )
-GV nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt.
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài đã học, chuẩn bị bài:Những người bạn tốt.
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN :
BÀI: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU :
Biết viết một lá đơn đúng qui định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do nguyện vọng rõ ràng.
KNS: + Ra quyết định ( làm đơn trình bày nguyện vọng ).
+ Thể hiện sự thông cảm( chia sẽ cảm thông với nỗi bất hạnh của những người nạn nhân chất độc màu da cam ).
II. CHUẨN BỊ :
- Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3
- Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định:
2 .Bài cũ : ( 5 )
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới : ( 2 )
Giới thiệu bài:
H: Khi nào chúng ta mới viết đơn? ( Trình bày ý kiến, nguyện vọng nào đó )
GV: Tiết học hôm nay, các em viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn xây dựng mẫu đơn ( KNS: phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu )
- Cho HS đọc bài văn “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng”
- GV giao việc : Đọc và hiểu nội dung bài văn để từ đó làm BT2 một cách dễ dàng .
-Đọc phần chú ý trong SGK .
- GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu đơn và hướng dẫn HS quan sát .
H: Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy ? Ta cần viết hoa những chữ nào ?
- GV lưu ý HS : Ngày tháng năm viết đơn nhớ viết lùi sang bên phải trang giấy phía dưới tiêu ngữ nhớ cách một dòng . Tên lá đơn viết giữa trang giấy, chữ to gấp rưỡi hoặc gấp hai lần các chữ trong nội dung của đơn . Người làm đơn ở góc dưới bên phải lá đơn .
+ Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng, cần viết ngắn . gọn rõ ráng thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân .
- GV hướng dẫn HS dựa vào bài văn để xây dựng lá đơn .
10
+ 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
+ HS quan sát mẫu đơn trên bảng phụ .
ta thường viết ở giữa trang giấy .
ta cần viết hoa các chữ : Cộng, Xã, Chủ, Việt Nam, Độc, Tự, Hạnh .
Hoạt động 2 : Học sinh tập viết đơn ( KNS: Tự bộc lộ )
- Cho cả lớp đọc thầm lại bài văn .
- Cho HS tập viết đơn .
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét – khen những học sinh viết đơn đúng, trình bày đẹp .
28
+ HS tập trung suy nghĩ
+ Cả lớp đọc bài văn .
+ HS làm bài cá nhân.
+ Một số HS đọc kết quả bài làm của mình .
+ Lớp nhận xét .
4. Củng cố: ( 3 )
Nêu lại nội dung cơ bản của tờ đơn.
5.Dặn dò: ( 2 )
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS về nhà hoàn thiện lá đơn và viết lại vào vở . Quan sát cảnh sông nước và ghi lại những gì đã quan sát được .
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
Biết:
- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 )
- GV gọi 1HS lên bảng làm bài 3.
3. Câu đúng: ýC
- GV nhận xét.
3.Dạy bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Tiết học này, các em cùng làm một số bài toán với các số đo diện tích.
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Hướng dẫn - luyện tập.
Bài 1: ( Y-TB 8’; K-G 6’ )
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 2: ( Y-TB 10’; K-G 8’)
-Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài theo nhóm đôi sau đó tổ chức cho HS thi tiếp sức làm bài trên bảng.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
Bài 3: ( Y-TB 10’; K-G 8’ )
-GV gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS khá làm bài, GV hướng dẫn cho HS yếu
- GV chữa bài, cho HS nhận xét ghi điểm.
28
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vảo vở BT
a) 5ha = 50 000m2 ; 2km2=2000 000m2
b) 400dm2 = 4m2 ; 70000cm2 = 7 m2
-3 HS nhận xét, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS lên bảng làm bài theo hình thức thi tiếp sức theo nhóm
2m2 9dm2> 29 dm2; 8dm2 5mm2 < 810 cm2
790 ha < 79 km2; 4 cm25mm2 = cm2
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS đọc thầm đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT.
-1 HS lên bảng làm bài, HS khác nhận xét bổ sung.
Bài giải:
Diện tích căn phòng là
6 x 4 = 24 (m2)
Tiền mua gỗ lát nền phòng là:
280 000 x 24 = 6720000 (đồng)
Đáp số 6720000 (đồng)
4. Củng cố : ( 3 )
- Nêu lại mối quan hệ đơn vị đo diện tích.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về làm bài 1c.
MÔN: KĨ THUẬT
BÀI: CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục tiêu :
- Nêu được những công việc hcuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ nấu, một số nguyên liệu.
III. Hoạt động:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 5 )
GV chuẩn bị đồ dùng của HS cho tiết học
3. Bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn nấu ăn.
H: Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng cần cho con người?
H: Để chuẩn bị công việc nấu ăn tiến hành như thế nào?
H: Em hãy chọn những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bửa ăn chính?
10
Đ: Rau, củ, quả, thịt, trứng, tôm, cua
+ Đổ nước vào soong vừa ngập bàn tay. Cần xơi cơm đều khi cơm sôi.
Đ: Chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm.
Đ: Thịt, cá là nguồn thức ăn trong gia đình
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số công việc chẩn bị nấu ăn
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá
18
- Thảo luận kết hợp quan sát hình trong SGK.
1. Dụng cụ: nồi;
Nguyên liệu: gạo, nước
2. Đong gạo vào soong theo số lượng người trong nhà. Nhặt thóc, gio gạo, lượng nước đúng theo mực.
3. Lau chùi soong thật khô trước khi đặt vào nồi điện. Bật điện.
4. Xới cơm đều khi cơm sôi.
5. Dễ bị điện giật nếu không cẩn thận.
4. Củng cố: ( 3 )
- Nhắc lại thực hiện nấu cơm.
- Giáo dục; Cần cẩn thận khi nấu cơm.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em thực hiện tốt
- Về chuẩn bị để thêu chữ V
Ngày soạn: 08/10/2014
Ngày dạy: thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2014
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
( Không dạy - Ôn tập tiết trước )
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Biết:
- Tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ: ( 5 )
- GV gọi 1HS lên bảng làm bài 1c.
c) 26m217 dm2= m2; 90m25dm2 = m2; 35dm2=m2
- GV nhận xét. Đánh giá.
3.Dạy bài mới: ( 2 )
Giới thiệu bài: Chúng ta luyện tập về các số đo diện tích và giải toán có liên quan đến diện tích các hình.
Hoạt động của giáo viên
T
G
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Hướng dẫn - luyện tập.
Bài1: ( Y-TB 14’; K-G 10’ )
-GV gọi HS đọc đề bài trước lớp, sau đó HS tự làm bài.
-GV chữa bài, nhận xét.
Bài 2: ( Y-TB 10’; K-G 8’ )
-GV gọi HS đọc đề
-GV yêu cầu HS tự làm bài, hướng dẫn cho HS yếu làm bài.
GV chữa bài, HS nhận xét bài của bạn.
28
-1 HS đọc bài trước lớp, 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vởBT
Diện tích của 1 viên gạch là:
30 x30=900(cm2)
Diện tích căn phòng là:
6 x9 = 54 (m2)= 540000 cm2
số viên gạch dùng để lát nền nhà là:
540000 : 900 = 600( viên gạch)
Đáp số 600 viên gạch.
-1 HS đọc bài trước lớp, lớp đọc thầm bài, 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
a) Chiều rộng của thửa ruộng:
80:2 x1= 40(m)
Diện tích thửa ruộng: 80 x 40 = 3200( m2)
b) 3200m2 gấp 100m2 số lần là:
3200 : 100 = 32(lần)
Số thóc thu được : 50 x 32 = 1600(kg) = 16tạ
Đáp số: 3200 m2,16 tạï
4.Củng cố : ( 3 )
- Nêu cách tính giá trị biểu thức.
5. Dặn dò: ( 2 )
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về làm bài 3, 4 chuẩn bị bài sau:
Ngày soạn: 9/10/2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I .MỤC TIÊU:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hia đoạn văn trích ( BT1 ).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước ( BT2 ).
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Thầy: Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm.
- Trò: Tranh ảnh sưu tầm.
III .HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định:
2. Bài cũ : ( 5 )
- 2 HS đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”.
- Giáo viên nhận xét .
3.Bài mới : ( 2 )
- Giới thiệu bài:
H: Các em đã học những bài văn miêu tả nào? ( Tả con vật cây cối, thiên nhiên ).
GV: Chúng ta cùng tìm hiểu cách quan sát, miêu tả cảnh sông nước của nhà văn Vũ Tú Nam và Đoàn Giỏi từ đó lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước.
Hoạt động dạy GV
T
G
Hoạt động học HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh trình bày kết quả quan sát.
Bài 1:
- Yêu cầu lớp quan sát tranh minh họa.
Đoạn a:
H: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
H: Câu nào nói rõ đặc điểm đó?
H: Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
H: Khi quan sát biển, t/g đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?
Giải thích: “liên tưởng”: từ chuyện này (hình ảnh này) nghĩ ra chuyện khác (hình ảnh khác), từ chuyện người ngẫm ra chuyện mình.
*Đoạn b:
H: Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
H: Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
Giải Thích: Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như lửa.
H: Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
15
- Hoạt động lớp, nhóm đôi.
- 2, 3 học sinh trình bày kết quả quan sát.
- Lớp nhận xét ưu điểm và hạn chế
- Đọc thầm 3 đoạn văn, các câu hỏi sau từng đoạn, suy nghĩ TLCH.
- 1 học sinh đọc đoạn a.
- Lớp trao đổi, TLCH.
Đ: Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời.
Đ: Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn.
Đ: Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:
+ Khi bầu trời xanh thẳm.
+ Khi bầu trời rải mây trắng nhạt.
+ Khi bầu trời âm u mây múa.
+ Khi bầu trời ầm ầm giông gio.ù
Đ: T/g liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như con người - cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Đ: Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
Đ: Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày:
+ Sáng: phơn phớt màu đào.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 6.doc