Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 17

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

- HS tìm và kể được câu chuyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

- Kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A. Hoạt động khởi động

 1. Kiểm tra bài cũ: HS kể câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình em.

 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài dạy.

B. Hoạt động cơ bản

HĐ 1: Hướng dẫn HS kể chuyện

- GV gọi hs đọc đề bài – GV viết bảng.

- GV gạch chân từ trọng tâm.

- Gọi HS đọc nối tiếp gợi ý SGK/ 147.

- Nêu những câu chuyện đã học về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

- HS gới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xung quanh. - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi hòa thành bài tập. - HS tringh bày kết quả trước lớp. - GV kết luận: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng. Việc làm của bạn Long trong tình huống b chưa đúng. Bài 4. Xử lí tình huống - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận và giải quyết cac stinhf huống trong sách giáo khoa. - Các nhóm trình bày cách xửa lí của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Phối hợp, giúp đỡ nhau. Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ có thể mang những đồ dùng cá nhân nào để chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. Bài 5: Giúp HS xây dựng kế hoạch hợp tác với người xung quanh trong công việc hằng ngày. - Cá nhân tự làm bài tập 5. - Trao đổi với bạn bên cạnh về suy nghĩ của mình trong khi lập kế hoạch. - Cá nhân đọc kế hoạch của mình trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẽ công việc với người thân trong gia đình, hợp tác với bạn bè cùng xó trong việc học tập và lao động vệ sinh khu phố em đang ở. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện toán ÔN LUYỆN TUẦN 17 (t1) A. Khởi động - HS Hoạt động nhóm với nhau. B. Ôn luyện Bài 1 Tính: a) 157,25 : 37 = 4,25 b) (137,4 – 72,6) : 3,6 + 16,52 x 3. = 64,8 : 3,6 + 16,25 x 3 = 64,8 : 3,6 + 48,75 = 18 + 48,75 = 66,75 Bài 2: a) 254,37 + 587,654 = 842,024 b) 456,37 – 268,524 = 187,846 c) 46,75 x 28 = 1,309 d) 434,72 : 17,6 = 24,7 Bài 3: HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hành. Bài 4 +Tam giác ABC ba cạnh là: AB, AC, BC, ba góc là góc A, góc B, góc C. +Tam giác AHK ba cạnh là: AH, HK, AK, ba góc là góc A, góc H, góc K. + Tam giác NMP ba cạnh là: NM, NP, MP, ba góc là góc N, góc M, góc P. Bài 5: Chuyển hỗn số thành số thập phân. + 9/5 + 7/2 + 9/4 + 31/25 ---------------------------oOo--------------------------- Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016 Chính tả NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON ( Nghe– Viết) I. MỤC TIÊU - Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được bài tập 2. - Gd hs ý thức rèn chữ đúng, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to viết mô hình cấu tạo vần. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. GV nhận xét bài viết tuần trước của HS. 2. Gv Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả. - GV gọi HS đọc bài văn cần viết (SGK/ 165) - GV yêu cầu HS nêu nội dung đoạn viết ? Ca ngợi người mẹ Nguyễn Thị Phú đã có tấm lòng nhân hậu. - Cho hs viết từ khó ra nháp: 51, Lý Sơn, Quãng Ngãi, 35 năm, bươn chải. - GV lưu ý hs tư thế ngồi viết. - GV đọc từng cụm từ, câu cho HS nghe viết. - Gv đọc lại cả bài để HS soát lỗi chính tả. - Cặp hs đổi vở cho nhau để soát lỗi. - GV nhận xét một số bài của HS. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2a. Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát vào mô hình cấu tạo vần. - GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài. - Cho hoạt động nhóm để làm bài. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét, kết luận. Lời giải. Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Con o n Ra a Tiền iê n Tuyến u Yê n Xa a Xôi ô i Yêu yê u Bầm â m Yêu yê u Nước ươ c Cả a Đôi ô i Mẹ e Hiền iê n b) Tiếng Xôi bắt vần với tiếng đôi. - GV có thể nói thêm: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8. C. Hoạt động ứng dụng - Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần của tiếng. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết: + Thực hiện các phép tính với số thập phân. + Giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể. 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành Bài 1: Viết các hỗn số sau thành số thập phân - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS làm bài cá nhân. - HS làm bài vào vở. Đọc kết quả bài làm - GV cùng cả lớp chữa bài. - Củng cố cách đổi hỗn số ra phân số thập phân. Đáp án a) 4,5 b) 3,8 c) 2,75 d) 1,48 Bài 2 Tìm x - GV gọi nêu yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài cá nhân. - Trao đổi cùng bạn trong nhóm kết quả bài tập. - GV cùng cả lớp chữa bài. Đáp án a. x × 100 = 1,643 + 7,357 b) 0,16 : x = 2 - 0,4 x ×100 = 9 0,16 : x =1,6 x = 9 : 100 x = 0,16 : 1,6 x = 0.09 x = 0,1 Bài 4: - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm tìm hiểu bài, nêu cách giải, cá nhân tự hoàn thành bài giải vào vở. - GV mời 2 HS lên bảng làm bài. - GV chữa bài. Đáp án Bài này có thể gải theo hai cách. Cách 1: Bài giải Hai ngày đầu máy bơm hút được là: 35%+ 40% = 75% (lượng nước trong hồ) Ngày thứ ba máy bơm hút được lượng nước là: 65% - 40% = 25% (Lượng nước trong hồ) Đáp sổ: 25% lượng nước trong hồ. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẻ cách giải bài tập 2 b và bài tập 4 với các bạn cùng xóm. ---------------------------oOo--------------------------- Kỹ thuật THỨC ĂN NUÔI GÀ I. MỤC TIÊU - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và nêu tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phươg. - II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số hình ảnh về các loại thức ăn cho gà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học A. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà. - GV đặt vấn đề: Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển? + Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu? - Hs hoạt động nhóm trả lời. - Vậy thức ăn nuôi gà có tác dụng gì? - HS phát biểu ý kiến. - GV kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đủ các loại thức ăn phù hợp. HĐ 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - Nêu tên một số loại thức ăn dùng để nuôi gà. - HS đứng tại chỗ giới thiệu. (Lúa, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào...) - Cả lớp nhận xét. - GV kết luận: Ngoài các loại thức ăn các em nêu ra, ngày nay người ta chế tạo thức ăn cho gà để nuôi công nghiệp, như bột tăng trọng, cám gà,... HĐ 3: Tìm hiểu tác dụng của từng loại thức ăn nuôi gà. - GV nêu: Thức ăn nuôi gà được chia thành mấy loại? - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm tringh bày kết quả. - GV kết luận: Thức ăn cho gà chia làm 5 loại: + Thức ăn cung cấp chất bột đường. + Thức ăn cung cấp chất đạm. + Thức ăn cung cấp chất khoáng. + Thức ăn cung cấp chất Vi – ta – min. + Thức ăn hỗn hợp. Người ta căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn để chia ra các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có một công dụng riêng. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ cho ba mẹ về công dụng của các loại thức ăn nuôi gà. Và chia sẽ các loại thức ăn nuôi gà cho gia đình biết. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Toán ÔN LUYỆN TUẦN 17 (T2) Bài 8: HS sử dụng máy tính bỏ túi tự thực hiện. Bài 9: Bài giải Số tiền được giảm khi mua tai nghe được giảm giá 20% là. 260.000 : 100 x 20% = 52.000 (đồng) Số tiền Quỳnh phải trả sau khi giảm giá là: 260.000 – 52.000 = 208.000 (đồng) Số tiền được giảm khi mua USB được giảm giá 20% là. 180.000 : 100 x 20 = 36000 (đồng) Số tiền Quỳnh phải trả sau khi giảm giá là: 180.000 – 36.000 = 144.000 (đồng) Tổng số tiền Quỳnh phải trả cho siêu thị là: 208.000 + 144.000 = 352.000 (đồng) Đáp số: 352.000 (đồng) Bài 10: Một người 50.000.000 đồng tiền ngân hàng với lãi suất hàng tháng là 0,5%. Hỏi sau một năm người đó phải trả cho ngân hàng cả tiền lãi lần tiền góc là bao nhiêu? Bài giải Số tiền lãi người đó phải trả từng tháng là: 50.000.000 :100 x 0,5 = 250.000 (đồng) Số tiền lãi phải trả sau một năm là: 250.000 x 12 = 3.000.000 (đồng) Sau một năm tổng số tiền người đó phải trả cho ngân hàng là: 50.000.000 + 3.000.000 = 53.000.000 (đồng) Đáp số: 53.000.000 (đồng) ---------------------------oOo--------------------------- Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016 Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ I. MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ. - HS tìm và phân loại được từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ bài tập 1, 2. - Phiếu học tập. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp trò chơi hoặt hát tập thể. 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa cho từ hạnh phúc. - GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Ôn tập lại khái niệm từ đơn, từ ghép, từ phức + Từ đơn gồm một tiếng. + Từ phức gồm ha hay nhiều tiếng. + Từ phức gồm từ ghét và từ láy. - HS làm bài cá nhân, suy nghĩ để làm bài. - GV mời HS đứng tại chỗ nêu câu trả lời của mình. - Cả lớp nhận xét bổ sung cho bạn. - GV chữa bài, nêu kết luận đúng. Đáp án: Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Từ ở trong khổ thơ Hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn, Cha con, mặt trời, chắc nịch Rực rỡ, lện khênh Từ tìm thêm Nhà, cây, hoa, lá, mèo, chó,.. Trái đất, hoa hồng, sầu riêng, sư tử, cá vàng... Lao xao, thông thả, xa xa, đu đủ Bài 2: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? - Mời HS đọc nội dung bài tập 2 - Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 2 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận Đáp án a) Đánh Trong Đánh cờ, đánh giặc, đanh trống là: từ nhiều nghĩa. b) Trong trong các từ trong veo, trong vắt, trong xanh là: từ đồng nghĩa. c) Đậu Trong các từ thi đậu, chim đậu trên cành, xôi đậu là: từ đồng âm Bài 3: Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ in đậm trong đoạn văn. - HS đọc bài văn Cây rơm. - HS hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập. - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả - Các nhóm nêu lết quả. - GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương. Đáp án a) Từ đồng nghĩa với tinh ranh là: tinh nghich, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, khôn lỏi, ... b) Từ đồng nghĩa với dâng là: Tặng, hiến, nộp, cho, biếu,... c) Đồng nghĩa với êm đềm là: Êm ả, êm ái, êm dịu, dịu êm. + Không thể thay thế từ tinh ranh bằng tinh nghịch vì, tinh nghich nghiêng về nghĩa nghịch nhiều hơn, không thể hiện rõ sự khôn ranh, Ngược lại cũng không thể thay tinh ranh bằng tinh khôn hoặc khôn ngoan vì tinh khôn và khôn ngoan nghiêng về nghĩa khôn nhiều hơn, không thể thấy rõ sự nghich ngợm. Các từ đồng nghĩa còn lại cũng không dùng dược vì chúng thể hiện được ý chê bai. + Sử dụng từ dâng là đúng và phù hợp nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã. Không thể thay dâng bằng tặng, biếu các từ này tuy cũng thể hện sự trâ trọng nhưng không phù hợp vì không ai dùng chính bản thân mình để tặng biếu. Các từ nộp, cho thiếu sự trân trọng, từ thiến không thanh nhã. + Dùng từ êm đềm là đúng nhất vì vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể. Vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần. Trong khi đó từ êm ái, êm dịu chỉ nói về cảm giác dễ chịu của cơ thể, từ êm ả chỉ nói về sự yên tỉnh của cảnh vật, còn êm ấm (Vừa êm vừa ấm) nghiêng về diễn tả sự yên ổn trong cuộc sống gia đình hay tập thể nhiều hơn. Bài 4: Tìm từ trái nghĩa thích hợp để điền vào chỗ trống. - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS làm bài cá nhân. - Cá nhân học sinh đứng tại chỗ để đọc câu trả lời. - GV cùng cả lớp nhận xét. Đấp án: a) Cũ b) Tốt c) Yếu C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với bạn bè thông qua hộp thư bè bạn về cấu tạo từ và đưa ra các ví dụ để minh chứng cho định nghĩa đó. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Củng cố lại cho HS cách thự hiện phép nhân và phép chia số thập phân. - Cũng có các dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Cùng ôn bài: Chia sẽ với bạn của mình về cách thực hiện phép nhân và phép chia một số thập phân cho một số thập phân. 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính. a) 4,32 x 15 b) 1,23 x 10 c) 15,2 x 100 d) 3,05 x 2,7 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV viết 4 phép tính lên bảng và mời 4 HS lên bảng thực hiện. - GV chữa bài. - Củng cố các quy tắc thực hiện phép nhân số thập phân. Đáp án a) 4,32 x 15 = 64,8 b) 1,23 x 10 = 12,3 c) 1,52 x 100 = 152 d) 3,05 x 2,7 = 8,235 Bài 2: Đặt tính rồi tính. a) 87,2 : 4 b) 432,9 : 100 c) 94 : 4 d) 702 : 7,2 e) 3,42 : 4,5 - GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi. Đọc kết quả bài làm: - GV chữa bài. - Ôn lại quy tắc thực hiện phép chia số thập phân ? Đáp án a) 87,2 : 4 = 21,8 b) 432,9 : 100 =4,329 c) 94 : 4 = 23,4 d) 702 : 7,2 = 97,5 e) 24,9 : 1,2 = 20,75 Bài 3: a) Tính tỉ số phần trăm của hai số 18 và 20. b) Tính 30% của 420 c) Với lãi suất 0,6% một tháng, cần gửi bao nhiêu tiền để sau một tháng nhận được số tiền lãi là 90.000 đồng. - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm tìm hiểu bài và nêu cách giải bài toán. Cá nhân giải bài toán vào vở nháp. - Đại diện 1 nhóm lên bảng giải bài tập. - GV chữa bài. Đáp án a) 18 : 20 = 0,9 = 90% b) 420 : 100 x 30 = 126 c) Bài giải Số tiền phải gửi ngân hàng để được 90.000 đồng tiền lãi là: 90.000 x 100 : 0,6 = 5.400.000 (đông) Đáp số: 5.400.000 (đông) C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn tập lại quy tắc thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân. - Giải bài tập 4. ---------------------------oOo--------------------------- Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU - HS tìm và kể được câu chuyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: HS kể câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình em. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài dạy. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS kể chuyện - GV gọi hs đọc đề bài – GV viết bảng. - GV gạch chân từ trọng tâm. - Gọi HS đọc nối tiếp gợi ý SGK/ 147. - Nêu những câu chuyện đã học về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - HS gới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện - HS kể chuyện trong nhóm. Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn xem câu chuyện nào hay và ý nghĩa nhất để tuyên dương. - GV đưa câu hỏi mở rộng: - Trong câu chuyện em vừa kể việc làm nào thể hiện nếp sống đẹp, và sống vì người khác? - Em học tập được điều gì qua các câu chuyện bạn vừa kể? C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện em đã kể trước lớp. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2016 Tập đọc CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢ XUẤT I. MỤC TIÊU - Ngặt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Hiểu được ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. - Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. HS đọc cho nhau nghe đoạn văn mình yêu thích trong bài “Ngu công xã Trinh Tường”. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Luyện đọc - HĐ cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, hướng dẫn giọng đọc. HS theo dõi và đọc thầm - HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc nối tiếp bài. Đọc bài theo nhóm (Mỗi bạn đọc 1 bài cca dao – lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn). HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp tổ chức hoạt động đọc giữa lớp. - Đại diện 1 – 2 nhóm đọc bài - Các nhóm khác nhận xét cách đọc của nhóm bạn, chia sẻ cách đọc của nhóm mình. - GV điều chỉnh cách phát âm cho HS. - Mời một HS đứng dậy đọc lại toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài HĐ cá nhân: Cá nhân đọc thầm bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi với nhau trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. - HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp trả lời các câu hỏi: ? Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân trong sản xuất? (+ Nỗi vất vả: Cày đồng buổi trưa, mồ hôi như mưa ruộng cày, bơng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần! + Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề, trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa trông gió, trông ngày trông đêm, trông cho chân cứng dá mèn, trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.) ? Những câu thơ nào thể hiện sự lạc quan của người nông dân? (Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng) ? Tìm những câu ca dao khuyên nông dân chăm chỉ cày cấy? ( Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu) ? Những câu ca dao thể hiện quyết tâm sản xuất ? (Trông cho chân cứng đá mềm. Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.) ? Câu ca dao nhắc người ta làm ra hạt gạo? ( Ai ơi, bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần) - HĐ cặp đôi: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe ý nghĩa của các bài ca dao. GV chốt nội dung: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân, đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm - GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm cả 3 bài ca dao. - Cho hs luyện đọc theo cặp. - HĐ nhóm: Thi đọc diễn cảm trong nhóm - Tổ chức thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng. - Các nhóm khác nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà chia sẽ cho cả gia đình cùng nghe về ý nghãi của các bài ca dao. ---------------------------oOo--------------------------- Toán SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. MỤC TIÊU - Giúp HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Ôn ại các cách tính tỉ số phần trăm của hai số và các dạng toán liên quan. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể, hoặc trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS tính tỉ số phần trăm của 7 và 40 - GV mời một học sinh nêu cách tính theo quy tắc. - GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính ra kết quả. - Cá nhân HS thực hiện và dọc kết quả. GV nhận xét, tuyên dương. HĐ 2: Tính 34% của 56 - GV mời một học sinh đứng dậy nêu quy tắc tính một số phần trăm của một số. - GV hướng dẫn HS thực hành trên máy tính. - HS đọc kết quả sau khi đã thực hành trên máy tính. - GV nhận xét, tuyên dương HS. HĐ 3: Tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78 - Mời 1 HS nêu cách tính theo quy tắc. - GV hướng dẫn HS thực hiện trên máy tính. - HS đứng tại chỗ đọc kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi. HĐ 4: Thực hành Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV định hướng dạng bài tập cho HS. - Cho HS sử dụng máy tính bỏ túi làm bài theo cặp. - GV mời HS đứng tại chỗ nêu kết quả. - GV chữa bài. Bài 2: - GV gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2. - GV định hướng cho HS dạng bài toán. - Làm việc cá nhân, giải bài tập 2 vào vở nháp. - Mời 2 HS đọc kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 3: - GV gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 3. - GV định hướng cho HS dạng bài toán. (Đây là bài toán yêu cầu tìm một số khi biết 0,6% của nó là 30.000 đồng, 60.000 đồng. - Làm việc cá nhân, giải bài tập 3 vào vở nháp. - Trao đổi kết quả với các bạn trong nhóm. - Gv chữa bài, Đáp án Bài giải a) Số tiền phải gửi ngân hàng để được lãi suất 30.000 đồng một tháng là: 30.000 : 0,6 x 100 = 5.000.000 (đồng) b) Số tiền phải gửi ngân hàng để được lãi suất 60.000 đồng một tháng là: 60.000 : 0,6 x 100 = 10.000.000 (đồng) Đáp số: a) 5.000.000 (đồng); b) 10.000.000 (đồng) C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ cho bạn bè cùng xóm cách dùng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm. ---------------------------oOo--------------------------- Tập làm văn ÔN LUYỆN VỀ VIẾT ĐƠN I. MỤC TIÊU - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn. - Viết được đơn xin học môn tự chọn, Ngoại ngữ, tin học , đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn lại bài cũ: HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện. 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 1. - Hoạt động nhóm đôi hoàn thành lá đơn theo mẫu. - HS đứng tại chỗ đọc bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét bài làm của bạn. Bài 2: Viết một lá đơn xin học môn tự chọn. - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS nêu lại thể thức của một lá đơn. - Cá nhân tự hòan thành lá đơn vào vở. - Mời 2 – 3 HS đọc lá đơn mình vừa viết trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà viết một lá đơn xin vào đội tình nguyện của trường và đọc choa gia đình nghe lá đơn em vừa viết. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Tiếng Việt ÔN LUYỆN TUẦN 17 A. Khởi động - HS tự thảo luận với nhau. B. Ôn luyện Bài 2: Đọc bài văn “Sự tích hồ Ba Bể” và trả lời câu hỏi. - Câu văn miêu tả hình dáng của bà lão. “Trong bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lỡ loét, mùi hôi thối xong ra rất khó chịu”. ? Vì sao đám người đi hội lạ xua đuổi bà ăn xin? - Vì bà bẩn thủi, hôi thối, thân thể lỡ loét. ? Bà già ăn xin đã giúp hai mẹ con bà Góa tránh được lụt bằng cách nào? - Cho hai mẹ con gói tro và cho một hạt thóc, sau đó dặn dò hai bà con”. ? Ngoài đích mục nói lên sự hình thành của hồ Ba Bể câu chuyện còn khuyên chúng ta điều gì? - Câu chuyện khuyên chúng ta không nên kị thị, xa lánh người ăn xin, những người nghèo khổ Mà hãy dang rộng vòng tay giúp đỡ họ. Bài 3: Chép vần vào mô hình cấu tạo vần Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Chắt ă t Trong o ng Vị i Ngọt o t Mùi u i Hương ươ ng Lặng ă ng Thầm â m Thay a y Những ư ng Con o n Đường ươ ng Ong o ng Bay a y b) Tiếng bắt vần với nhau là: Hương và đường. Bài 4: Tìm tròn bài đọc - Ba từ đơn: mọi/ người/ ai/xin - Ba từ ghép: già yếu, ăn xin, chúng con, - Ba từ phức: Ghớm ghiếc, lở loét, hôi thối, dữ dội, - Câu kể: Một hôm, bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. - Câu hỏi: Vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm? - Câu cảm: Đói lắm các ông, các bà ơi! - Câu khiến: Cụ hãy đi về nhà chúng con. Bài 5: Xác định thành phần chính của câu. (1) Hai mẹ con kể chuyện cho những người gần đó biết. (2) Họ chèo thuyền đi cứu vớt những người bị nạn. Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Hai Mẹ con Kể chuyện cho mấy người gần đó biết Chèo thuyền Họ Cứu vớt những người bị nạn (Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai, cái gì, con gì?. Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì?, như thế nào? Trạng ngữ là những từ chỉ thời gian địa điểm, mục đích, phương tiện, cách thức, bổ sung nghĩa cho bộ phận CN, VN) C. Vận dụng Bài 6: HS tự hoàn thành đơn theo mẫu ---------------------------oOo--------------------------- Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ CÂU I. MỤC TIÊU - HStìm được một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi câu đó. - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì, Ai thế nào, ai là gì) Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo bài tập 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hai tờ giấy khổ to viết sẵn các kiến thức cần ghi nhớ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. Thế nào là tờ đơn, từ phức, có mây loại từ phức, ví dụ? 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành * Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Mời HS nhác lại kiến thức đã học. + Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì? + Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì? + Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì? - HS phát biểu ý kiến. - GV treo bảng phụ có có nội dung kiến thức giúp học sinh ôn tập lại. Chức năng Các từ đặc biệt Dấu câu Câu hỏi Dùng để hỏi về những điều chưa biết Ai, gì, nào, sao, không, Dấu chấm hỏi Câu kể Dùng để kẻ, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm Dấu chấm Câu khiến Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị Dấu chấm than, dấu chấm Câu cảm Dùng để bọc lộ cảm xúc Ôi, a, ôi, chao, trời, trời ơi, Dấu chấm than. - HS hoạt động nhóm đôi để giải bài tập. - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chữa bài. Lời giải Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu Câu hỏi - Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ? - Nhưng cũng có thể bạn cháu cóp bài của cháu? - Câu dùng để hỏi điều chưa biết. - Cuối câu có dấu chấm hỏi Câu kể - Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh. - Cháu nhà chị h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 17 (chuẩn).doc
Tài liệu liên quan