I. MỤC TIÊU
- HS biết:
+ Nhân, chia số đo thời gian.
+ Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Bài tập cần làm: Bài 1(c, d); Bài 2(a, b); Bài 3; Bài 4.
- Gd hs tính tự giác trong học tập.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Cùng ôn bài: HS nêu quy tắc chia số do thời gian cho một số.
2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành.
Bài 1: (c,d)
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh của những trẻ em nhân dân sống ở những vùng có chiến tranh.
- Đều 38, công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ban học tập tổ chức trò chơi và văn nghệ cho lớp.
2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu dạy học.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin trang 37 SGK.
- GV yêu cầu hs quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, và sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
+ Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó?
- Gọi hs đọc các thông tin trang 37, 38, và thảo luận theo nhóm các câu hỏi trong SGK.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi, các nhóm khác nhạn xét bổ sung.
HĐ 2: Bày tỏ thái độ của bài tập 1.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1.
- Sau mỗi ý kiến GV yêu cầu hs bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời một số hs giải thích lí do.
- GV kết luận
* 2.2 Làm bài tập 2.
- Cho hs trao đổi với bạn cùng bàn và trao đổi với bạn ngòi cùng bàn về kết quả bài làm .
- GV gọi một số hs trình bày kết quả bài làm.
* 2.3. Làm bài tập 3
- GV cho hs thảo luận nhóm bài tập 3.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận sét bổ sung .
- Nhận xét, kết luận :
- GV mời hs đọc ghi nhớ trong SGK .
B. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẽ với bạn bè những điều em đã học và những việc nên làm để bảo vệ hòa bình.
---------------------------oOo---------------------------
Luyện toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs về thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- Giáo dục hs chính xác, áp dụng thực tế.
II. Hoạt động thực hành
Bài 1 VBT(tr 56):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm cá nhân
- Chữa bài.
- Củng cố cách làm.
25 phút 8 giây
13 phút 7 giây
6, 42 phút
Bài 2 VBT(tr 56):
- Cho làm theo cặp
- Chữa bài.
- Củng cố cách làm.
2 giờ 27 phút
3 giờ 47 phút
4,3 giờ
Bài 3 VBT (tr 57)
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Cho làm theo nhóm
- Chữa bài.
Bài giải
Thời gian người đó làm 6 sản phẩm là:
11 giờ – 8 giờ = 3 giờ
Trung bình người đó làm 1 sản phẩm hết số thời gian là:
3 giờ : 6 = 0,5 giờ
Đáp số: 0,5 giờ
III. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà ôn lại các phép tính với số do thời gian và giải các bài toán liên quan đến tính vận tốc.
---------------------------oOo---------------------------
Thứ ba ngày 21 tháng 02 năm 2017
Chính tả
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (Nhớ – Viết)
I. MỤC TIÊU
- Nghe-viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức bài văn.
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
- Gd hs ý thức rèn chữ đúng, đẹp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi.
2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết
- GV gọi hs đọc bài viết (SGK/ 80).
- Bài viết nói điều gì ?
(Giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1 – 5. )
- Đọc cho hs viết từ khó.( Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y - oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ)
GV giải thích thêm: Ngày Quốc tế Lao động là tên riêng chỉ một ngày lễ (không thuộc nhóm tên người, tên địa lí) à viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Hình thức trình bày ?
- Yêu cầu hs nghe viết.
- Gv đọc từng cụm từ để học sinh viết.
- GV đọc lại bài 1 lượt để HS soát lại bài, từ phát hiện lỗi và sửa
- GV yêu cầu học sinh đổi vở chéo cho nhau theo từng cặp để sửa lỗi cho nhau bằng bút chì.
- GV nhận xét cách trình bày của một số HS.
HĐ 2: Luyện tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài.
- Cho làm bài nhóm đôi.
- Chữa bài, bổ sung.
- Nêu nội dung bài văn ?
- Nói về hoàn cảnh ra đời của bài Quốc tế ca.
C. Hoạt động ứng dụng
- Dặn HS luôn nắm quy tắc viết hoa đúng với chính tả Tiếng Việt.
---------------------------oOo---------------------------
Toán
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU
- HS biết:
+ Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
+ Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- Bài tập cần làm: Bài 1.
- Gd tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ: Nêu cách thực hiện nhân số đo thời gian cho một số?
Yêu cầu HS thực hiện: 4 giờ 5 phút x 5 ; 2 ngày 7 giờ x 4
2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện chia số đo thời gian cho một số
- Ví dụ 1: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1, nêu phép tính .
GV hướng dẫn chia như SGK ( lưu ý hs chia từng cột thời gian)
GV thực hiện phép chia kết hợp lời hướng dẫn.
42 phút 30 giây 3
12 14 phút 10 giây
30 giây
0
Ví dụ 2: thực hiện tương tự ( Lưu ý hs trường hợp có dư ta đổi sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, cộng với số đo có sẵn, tiếp tục chia)
- GV thực hiện phép chia lên bảng, HS chú ý quan sát
7 giờ 40 phút 4
3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
220 phút
20
0
- GV nhận xét nêu cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. Chú ý dổi đơn vị nếu số dư khác 0, ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị nhỏ hơn liền kề và chia tiếp.
HĐ 3: Thực hành.
Bài 1:
- GV mời HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Nhóm đôi trao đổi để giải bài tập.
- Mời 4 HS lên bảng giải bài tập.
- Cả lớp chữa bài
24 phút 12 giây 4
0 12 giây 6 phút 3 giây
0
35 giờ 40 phút 5
0 40 phút 7 giờ 8 phút
0
10 giờ 48 phút 9
1 giờ = 60 phút 1 giờ 12 phút
108 phút
18
0
18,6 phút 6
06 3,1 phút
0
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẽ với bạn bè về cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
---------------------------oOo---------------------------
Kỹ thuật
LẮP XE BEN (T3)
I. MỤC TIÊU
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi tháo, lắp các chi tiết của xe ben.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HĐ 3: HS thực hành
- Hs thực hành lắp xe ben
a. Lắp từng bộ phận:
- Nhắc hs lưu ý: Chọn đúng chi tiết và lắp từng bộ phận.
+ Lắp khung sàn xe và các giá đỡ.
+ Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.
+ Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
+ Lắp trục bánh xe trước.
+ Lắp ca bin.
- Theo dõi uốn nắn hs.
b. Lắp ráp xe ben:
Theo các bước trong SGK.
- Theo dõi giúp đỡ hs.
- GV cùng cả lớp đánh giá xem nhóm nào lắp xe ben đúng quy trình, nhanh và đẹp thì khen ngợi.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẽ với bạn bè cách tháo, lắp xe ben.
---------------------------oOo---------------------------
Luyện toán
ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
- Hs nắm vững cách thực hiện phép tính với số đo thời gian
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
II. Hoạt động thực hành.
Bài 1: Khoanh vào phương án đúng:
a. 2,8 phút 6 = ...phút ...giây.
A. 16 phút 8 giây B. 16 phút 48 giây
C. 16 phút 24 giây D. 16 phút 16 giây
b. 2 giờ 45 phút 8 : 2 = ...?
A. 10 giờ 20 phút B. 10 giờ 30 phút
C. 10 giờ D. 11 giờ
Đáp án : a, Khoanh vào B, b. Khoanh vào D
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a. 6 phút 43 giây 5.
b. 4,2 giờ 4
c. 92 giờ 18 phút : 6
d. 31,5 phút : 6
Đáp án :
a. 33 phút 35 giây
b. 16 giờ 48 phút
c. 15 giờ 23 phút
d. 5 phút 15 giây
Bài 3:
a. Một người làm từ 8 giờ đến 11 giờ thì xong 6 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm một sản phẩm hết bao nhiêu thời gian?
Bài giải
Thời gian nhười đó làm 6 sản phẩm là:
11 giờ - 8 giờ = 3 giờ = 180 phút
Trung bình người đó làm một sản phẩm hết số thời gian là:
180 phút : 6 = 30 phút.
Đáp số: 30 phút.
b. (Hs khá, giỏi)
Trên một cây cầu, người ta ước tính trung bình cứ 50 giây thì có một ô tô chạy qua. Hỏi trong một ngày có bao nhiêu ô tô chạy qua cầu?
Bài giải
1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
Trong 1 giờ có số giây là:
60 60 = 3600 (giây)
Trong 1 ngày có số giây là:
3600 24 = 86400 (giây)
Trong một ngày có số ô tô chạy qua cầu là:
86400 : 50 = 1728 (xe)
Đáp số: 1728xe.
III. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà hoàn thành các bài tập trong sách bài tập.
---------------------------oOo------------------------------
Luyện tiếng Việt
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho hs những kiến thức về liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Rèn cho hs có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục hs ý thức ham học bộ môn.
II. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Mỗi từ ngữ in đậm sau đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ có tác dụng gì?
Chiếc xe đạp của chú Tư
Trong làng tôi, hầu như ai cũng biết chú Tư ChiếnỞ xóm vườn, có một chiếc xe là trội hơn người khác rồi, chiếc xe của chú lại là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằngChú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
- Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây
- Ngựa chú biết hí không chú?
Chú đưa tay bóp cái chuông kính coong
- Nghe ngựa hí chưa?
- Nó đá chân được không chú?
Chú đưa chân đá ngược ra phía sau:
- Nó đá đó.
Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình.
Lời giải :
Từ ngữ in đậm trong bài thay thế cho các từ ngữ : chú thay thế cho chú Tư ; con ngựa sắt thay thế cho chiếc xe đạp ; nó thay thế cho chiếc xe đạp.
Tác dụng : tránh được sự đơn điệu, nhàm chán, còn có tác dụng gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
Bài 2:
- Cho hs đọc bài “Bác đưa thư”. thay thế các từ ngữ và nêu tác dụng của việc thay thế đó?
Lời giải:
* Đoạn văn đã thay thế : Bác đưa thư traoĐúng là thư của bố rồi. Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhàNhưng em chợt thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại. Minh chạy vội vào nhà. Em rót một cốc nước mát lạnh. Hai tay bưng ra, em lễ phép mời bác uống.
* Tác dụng của việc thay từ : Từ Minh không bị lặp lại nhiều lần, đoạn văn đọc lên nghe nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn.
III. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẽ cho bạn bè cùng xom về cách thay thế các từ ngữ trong đoạn văn nhằm tránh lặp từ và tạo liên kết câu.
---------------------------oOo------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về các phép tính với số đo thời gian cho hs yếu , trung bình.
- Nâng cao kĩ năng thực hiện các phép tính với số đo thời gian cho hs khá, giỏi.
II. Hoạt động thực hành
Bài 1: Tính
a. 6 năm 6 tháng + 2 năm 8 tháng
b. 11giờ 15 phút – 4 giờ 5phút
c. 1 phút 15 giây – 55 giây
Đáp án :
a. 9 năm 2 tháng
b. 7 giờ 10 phút
c. 1,75giờ
Bài 2:Tính
a. 2 giờ 15 phút x 3 ; 2 ngày 6 giờ x 5
b. 30phút 24giây : 6 ; 7giờ 15 phút: 5
c. 1,25 phút x 3 ; 16,8 giờ :3
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm theo nhóm.
Đáp án:
a. 6 giờ 45 phút ; 11 ngày 6 giờ
b. 5 phút 4 giây; 1 giờ 27 phút
c. 3,75 phút; 5,6 phút
Bài 3 :
Quãng đường AB gồm 2 đoạn. Bác An đi đoạn đường thứ nhất hết 1 giờ 10 phút, sau đó lại đi tiếp đoạn đường thứ hai hết thời gian nhiều hơn đoạn thứ nhất 20 phút. Hỏi bác An đi hết đoạn đường AB hết bao nhiêu thời gian
- Cho làm theo nhóm
- Chữa bài.
Đáp án
Đáp số : 2 giờ 40 phút
III. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà làm bài tập trong sách bài tập. Và ôn lại các cách tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
---------------------------oOo------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 02 năm 2017
Luyện từ và câu
MRVT : TRUYỀN THỒNG
I. MỤC TIÊU
- Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT2, 3.
- Giáo dục hs lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ. Nói cho nhau nghe phần ghi nhớ trong bài “Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách thay thế từ ngữ”
2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành
Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài 1.
- Mời 1 HS đọc lại các dòng về định nghĩa từ truyền thống.
- Cho HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp chữa bài.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập 2.
- GV phân tích yêu cầu của bài tập 2 cho HS.
- Hướng dẫn giải nghĩa một số từ
- Truyền bá: phổ biến rộng rãi cho nhiều người, nhiều nơi
- Truyền tụng: truyền miệng cho nhau (ý ca ngợi)
- Cho HS làm nhóm.
- Thi làm bài nhanh.
- Chữa bài.
a. truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
b. truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
c. truyền máu, truyền nhiễm.
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm nhóm đôi.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ Từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẽ với các bạn cùng xóm những câu ca dao, tục ngữ về truyền thống mà em đã được học.
---------------------------oOo---------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS biết:
+ Nhân, chia số đo thời gian.
+ Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Bài tập cần làm: Bài 1(c, d); Bài 2(a, b); Bài 3; Bài 4.
- Gd hs tính tự giác trong học tập.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Cùng ôn bài: HS nêu quy tắc chia số do thời gian cho một số.
2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành.
Bài 1: (c,d)
- Cá nhân làm bài vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng trình bày bài tập
- Gv chữa bài.
c. 7 phút 26 giây
x 2
14 phút 52 giây
d. 14 giờ 28 phút 7
0 28 phút 2 giờ 4 phút
0
Bài 2: a, b
- Cho làm nhóm đôi.
- Chữa bài.
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
a. (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) 3
= 6 giờ 5 phút 3
= 18giờ15 phút
b. 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút 3
= 3 giờ 40 phút + 7 giờ 15 phút
= 10 giờ 55 phút
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Cho làm theo nhóm.
- Chữa bài.
- Nêu các cách giải ?
Bài giải
Thời gian người đó làm 7 sản phẩm là:
1 giờ 8 phút 7 = 7 giờ 56 phút
Thời gian người đó làm 8 sản phẩm là:
1 giờ 8 phút 8 = 8 giờ 64 phút
= 9 giờ 4 phút
Thời gian người đó phải làm trong cả hai lần là:
7 giờ 56 phút + 9 giờ 4phút = 17 giờ
Đáp số: 17 giờ
Bài 4
- HS nêu yêu cầu bài.
- Cho làm cá nhân.
- HS tính và điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- GV chữa bài.
- HS nêu cách làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà giải bài tậptrong sách bài tập.
---------------------------oOo---------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện.
- Giáo dục hs ý thức học tập, tinh thần đoàn kết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát tập thể hoặc chơi trò chơi.
2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài dạy.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu đề bài.
- Gọi hs đọc đề bài - Viết bảng.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Gạch chân từ trọng tâm.
- Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Gọi đọc nối tiếp gợi ý SGK/ 83.
- Yêu cầu HS nêu những câu chuyện đã học về đề tài này
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
- Hỏi hs câu chuyện em sẽ kể ?
- Một số hs tiếp nối nhau giới thiệu (nói rõ chuyện em đọc ở đâu, kể về ai) – Kết hợp giới thiệu quyển truyện (nếu có).
- Nhắc hs kể chuyện ngoài SGK.
HĐ 2: Kể chuyện.
- Gọi đọc gợi ý 3/ 83
- Gọi hs khá kể trước lớp.
- Cho hs kể chuyện theo cặp.
- 1 em kể – Nêu ý nghĩa truyện.
- Hs kể theo cặp – Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức thi kể chuyện.
- Hs tham gia thi kể chuyện trước lớp.
- Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Hs bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- GV nêu câu hỏi mở rộng: Em hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà em biết ?
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân hoặc bạn bè nghe.
---------------------------oOo---------------------------
Thứ năm ngày 23 tháng 02 năm 2017
Tập đọc
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễm cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục hs tình yêu quê hương, đất nước.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ. HS đọc đoạn văn mình yêu thích nhất trong bài: “Nghĩa thầy trò”
2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Luyện đọc
- HĐ cả lớp:
- Nghe cô giáo đọc bài, HS theo dõi và đọc thầm.
+ Hướng dẫn giọng đọc
+ Chia đoạn:bài văn có 4 đoạn như trong sách giáo khoa.
- HĐ cá nhân: Đọc thầm phần chú giải
- HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ở phần chủ giải.
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài.
- Đọc bài theo nhóm ( Mỗi bạn đọc 1 đoạn – lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn).
- Cùng bạn chia sẻ các từ khó đọc và cùng luyện đọc trong nhóm.
HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp tổ chức hoạt động đọc giữa lớp.
- Đại diện 1 – 2 nhóm đọc bài
- Các nhóm khác nhận xét cách đọc của nhóm bạn, chia sẻ cách đọc của nhóm mình.
- GV điều chỉnh cách phát âm cho HS.
- Mời một HS đứng dậy đọc lại toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
HĐ cá nhân: Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi với nhau trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
- HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp trả lời các câu hỏi:
? Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
(Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.)
? Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
(Hs kể (SGK/ 83) .
? Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
(Mỗi người một việc, người lo lấy lửa, người vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo, người lấy nước, nấu cơm)
? Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng ?
(Vì giật được giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp với nhau nhịp nhàng, ăn ý. Vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh của cả tập thể)
- HĐ cặp đôi: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe ý nghĩa của bài bài tập đọc.
GV chốt nội dung: Tình cảm trân trọng, yêu mến và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
HĐ 3: Luyện đọc diễm cảm
a) Đọc diễn cảm:
- GV gọi HS đọc đoạn 1.
- GV hướng dẫn, điều chỉnh.
- Gọi đọc lại đoạn 1.
- Gọi đọc đoạn 2
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 trên bảng phụ - GV đọc mẫu.
- Cho đọc đoạn 3, 4 như đoạn 1.
- Cho luyện đọc đoạn 2 theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà đọc đọc lại bài và chia sẽ với gia đình về hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
---------------------------oOo---------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2a; Bài 3; Bài 4 (dòng1, 2).
- Gd hs tính tự giác trong học tập.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ: - Hs nói cho nhau nghe cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian.
2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành.
Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- Nêu cách làm ?
- Làm bài vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: a
- Cho làm theo cặp
- Chữa bài.
- Nêu cách thực hiện biểu thức ?
a. (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút) 3
= 5 giờ 45 phút 3
= 17giờ 15 phút
* 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút 3
= 2 giờ 30 phút + 9 giờ 45 phút
= 12 giờ 15 phút
Bài 3.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm 4, thảo luận và tìm ra đáp án đúng.
- Các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV chốt ý. Đáp án chính xác là đáp án B.
Bài 4
(dòng 1, 2)
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Cho làm nhóm
- Chữa bài.
- Cho hs giải thích cách làm ở phần cuối cùng Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Lào Cai ?
Bài giải
Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng là:
8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút
Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Lào Cai là:
(24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ
Đáp số : 2 giờ 5 phút
8 giờ
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẽ với bạn bè cùng xóm cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
---------------------------oOo---------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
w GDKNS: - Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Trang phục để hs sắm vai diễn kịch.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Khởi động
1. Ban văn nghệ tổ chức cho Hs trò chơi hoặc văn nghệ?
2. Giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung.
- 1 hs đọc SGK/ 85 - Lớp đọc thầm
Bài 2
- Gọi đọc lại gợi ý
- Giao nhiệm vụ: Thảo luận tại bàn: viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch. Thời gian thảo luận 10 phút.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bình chọn nhóm biên soạn kịch bản hay nhất, biết được lời đối thoại hợp lí, thú vị, ngôn ngữ sáng tạo.
- HS thảo luận - Viết vào giấy – Đọc trước lớp.
- Lớp bình chọn nhóm viết được lời đối thoại hợp lí nhất, hay nhất.
Ví dụ (không viết lại sgk)
Trần Thủ Độ: - Hãy để tôi gọi hắn đến xem sao.
( Gọi lính hầu), Quân bay, cho đòi tên quân hiệu ấy đến đây ngay ! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.
Lính hầu: - Bẩm, vâng ạ. (Lát sau, lính hầu về, dẫn theo một người quân hiệu trạc 30 tuổi, dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng)
Người quân hiệu: - (Lạy chào) Kính chào Thái sư và
phu nhân.
Trần Thủ Độ: - Ngẩng mặt lên ! Ngươi có biết phu nhân ta hay không ?
Người quân hiệu: - (Vẻ lo lắng) Bẩm Đức Ông, con
biết phu nhân ạ.
Trần Thủ Độ: - Có đúng là sáng nay ngươi đã chặn kiệu của phu nhân ta không ?
Người quân hiệu: - Bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ.
Trần Thủ Độ: - (Nổi giận) Giỏi thật ! Sao ngươi dám hỗn láo với phu nhân?
Người quân hiệu: - Bẩm Đức Ông, sáng nay, kiệu phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiên. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ cứ xô đến, nói là kiệu phu nhân quan Thái sư, không được phép cản. Bởi vậy, chúng con đành lấy gươm ngăn, buộc phu kiệu đi vòng. Bẩm chuyện đúng là như thế. Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.
Trần Thủ Độ: - (Vẻ hài lòng, ôn tồn) Thì ra thế ! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách gì ngươi được.
(Nói với phu nhân) Bà hãy thưởng cho anh ta.
Linh Từ Quốc Mẫu: - (Nói với gia nô ) Lấy cho ta một tấm lụa và một nén vàng.
Gia nô : - (Gia nô vào rồi mang lụa, vàng ra)
Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.
Linh Từ Quốc Mẫu: - (Linh Từ Quốc Mẫu lấy quà từ tay gia nô, trao cho người quân hiệu) Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho ngươi.
Người quân hiệu: - (Cảm động) Xin đa tạ Thái sư và phu nhân.
Bài 3
- Cho các nhóm đọc hoặc diễn kịch.
- Từng nhóm hs phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trên.
- Lớp bình chọn nhóm đọc hoặc diễn màn kịch sinh động, tự nhiên , hấp dẫn nhất.
- GV nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà viết viết đoạn đối thoại mới theo tưởng tượng của em về chủ đề tôn sư trọng đạo.
---------------------------oOo---------------------------
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT
NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục tiêu
- Hs nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn Nghĩa thầy trò.
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của bài tập và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài.
- Gd hs ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Hoạt độngt hực hành
HĐ 1: Nghe - viết chính tả
- Gọi đọc bài viết đoạn “ Từ sáng sớm ..... thầy mang ơn rất nặng” bài Nghĩa thầy trò (SGK/ 79).
- Bài viết nói điều gì ?
(Tình cảm của học trò đối với thầy giáo Chu)
- Đọc cho hs viết từ khó. (tề tựu, sập , dâng biếu.)
- Hình thức trình bày ? (Văn xuôi.)
- Giáo viên đọc từng câu, hs viết bài
- HS Nghe – viết bài.
- Cặp hs đổi vở cho nhau để soát lỗi + sgk/ 79
- GV nhận xét một số bài của HS.
HĐ 2: Làm bài tập.
Bài 1: Tìm các tên riêng và nêu cách viết tên người, tên địa lí tiếng nước ngoài trong bài tập đọc: “ Người công dân số Một” SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 4.
- Gọi đọc yêu cầu, nội dung bài.
- Cho làm bài nhóm đôi.
- Chữa bài, bổ sung.
- Nêu nội dung bài văn ?
Lời giải:
+ Tàu, Tây,Phú lãng Sa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuần 26.doc