Giáo án tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 1

I. Mục tiêu:

 Nhận biết đ¬ợc hình vuông, hình tròn nói đúng tên hình vuông, hình tròn.

 Đọc và ghi nhớ hình vuông, hình tròn.

II. Phương tiện:

III. Các HĐ dạy học:

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ: 2 Ngày soạn: 09/ 9 /2016 Ngày giảng: 12/9/2016 Buổi: Sáng Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ Tiết 2+3: HỌC VẦN: TIẾNG Tiết : Toán TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN. I. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp ,HS tự giới thiệu về mình. bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng HT toán, các hoạt động HT trong giờ học toán. Tập nêu tên SGK toán, tên đồ dùng. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy hoc HĐ của GV HĐ của HS 1. Khởi động. (5’). - Gv yêu cầu hs kiểm tra đồ dùng sách vở của học sinh. - GV kiểm tra và nhận xét chung. 2. Bài mới: (33'). A. Giới thiệu bài : ghi bảng. B. Các hoạt động. * Hoạt động 1: HD học sinh sử dụng toán 1. - Cho HS xem sách toán 1. - HD học sinh mở sách đến trang có tiết học đầu tiên. + Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1. - Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên. - Sau tiết học đầu tiên mỗi tiết học có 1 phiếu, tên của bài học đặt ở đầu trang(Cho học sinh xem phần bài học). - Cho HS thực hành gấp sách, mở sách và hướng dẫn cách giữ gìn sách. * Hoạt động 2: HD học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1. Trong tiết học toán lớp 1 thường có những hoạt động nào? bằng cách nào ? Sử dụng những đồ dùng nào ? - Tuy nhiên trong học toán thì học CN là quan trọng nhất, HS nên tự học bài, tự làm và kiểm tra. * Hoạt động 3: Nêu các yêu cầu cần đạt khi học toán. - Học toán 1 các em sẽ biết. - Đếm, đọc số, viết số, so sánh hai số.... - Làm tính cộng, tính trừ. - Nhìn hình vẽ nên được bài toán, rồi yêu cầu phép tính giải. - Biết giải các bài toán. - Biết đo độ dài, biết xem lịch.... * Hoạt động 4: Giới thiệu bộ đồ dùng học toán cuả HS. - Y/c HS lấy bộ đồ dùng học toán ra. - GV lấy từng đồ dùng trong bộ đề dùng giơ lên và nêu tên gọi. - GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu học sinh lấy. - Giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó để làm gì ? - HD HS cách mở, cất và bảo quản hộp đồ dùng. 4. Củng cố - Dặn dò: (2'). - Gv hướng dẫn cách chơi trò chơi Thi cách lấy và cất đồ dùng - Gv nhận xét khen ngợi - Lớp trưởng lên điều hành Ban văn nghệ lên khởi động cho lớp hát - Học sinh hát - Ban học tập lên kiểm tra đồ dùng của các bạn. - HS lấy sách vở và đồ dùng học toán cho ban học tập kiểm tra. - HS lấy sách toán ra xem. - HS chú ý. - HS thực hành gấp, mở sách. - Trong tiết học có khi GV phải giới thiệu, giải thích (H1) có khi làm quen với que tính (H2) có khi phải học nhóm (H4). - HS chú ý nghe. - Một số HS nhắc lại. - HS làm theo yêu cầu của GV. - HS theo dõi. - HS nghe và lấy đồ dùng theo yêu cầu. - HS thực hành. Ban học tập lên điều hành trò chơi Thi cách lấy và cất đồ dùng - HS chơi (2 lần) Buổi: Chiều Tiết 1: Học vần: TIẾNG Tiết 2: Luyện tiếng việt: Luyện viết Tiết 3: Âm nhạc Thứ: 3 Ngày soạn: 10/9/2016 Ngày giảng: 13/9/2016 Buổi: Sáng Tiết 1+2: HỌC VẦN : TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG Tiết 3: TOÁN NHIỀU HƠN – ÍT HƠN I. Mục tiêu: Biết so sánh 2 nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để SS các nhóm đồ vật. Đọc ghi nhớ từ “nhiều hơn”, “ít hơn” II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học HĐ của GV HĐ của HS 1. Khởi động (5'). - GV kiểm tra và nhận xét chung. 2. Bài mới: (33'). A.GT bài: B. So sánh số lượng cốc và số lượng thìa - GV cầm 5 cái cốc và nói có một số cốc. - Cầm 4 cái thìa và nói có một số thìa. - Gọi HS lên đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa rồi hỏi “ còn cốc nào chưa có thìa?” - Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa ta nói “ số cốc nhiều hơn số thìa” - Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại ta nói “ số thìa ít hơn số cốc” C. HD HS quan sát hình vẽ trong bài học. - Giới thiệu cách so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng như sau: - Ta nối một chỉ với một. - Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn. 3. Củng cố – dặn dò. (1'). - Nhắc lại nội dung bài. - Về nhà tìm 1 số đối tượng có số lượng khác nhau. - Dặn chuẩn bị bài sau. - Gv kết luận chung giờ học. - Yc hs về CB bài sau. - Lớp trưởng lên điều hành Ban văn nghệ lên khởi động cho lớp hát - Học sinh hát - Ban học tập lên kiểm tra đồ dùng của các bạn. - HS lấy sách vở và đồ dùng học toán cho ban học tập kiểm tra. - Nghe. - Theo dõi - 1HS lên đặt thìa vào cốc. - 1HS lên chỉ vào cốc chưa có thìa. - Vài HS nhắc laị. - 2,3 HS nhắc lại. - Lớp đọc ĐT. - Theo dõi – ghi nhớ. - Theo dõi – thực hành. - Ban học tập lên điều hành. - GV Gợi ý. Hôm nay chúng ta học bài gì? - 2 học sinh trả lời - Nghe - ghi nhớ. Tiết 4: Thủ công Buổi: Chiều Tiết 1: Học vần: TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG Tiết 2: Thể dục Tiết 3: Sinh hoạt sao Thứ: 4 Ngày soạn: 11/9/2016 Ngày giảng: 14/9/2016 Buổi: Sáng TIẾT 1+2- HỌC VẦN : TIẾNG GIỐNG NHAU Tiết 3: TOÁN HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN I. Mục tiêu: Nhận biết đợc hình vuông, hình tròn nói đúng tên hình vuông, hình tròn. Đọc và ghi nhớ hình vuông, hình tròn. II. Phương tiện: III. Các HĐ dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Khởi động: (5'). - Gv nhận xét khen ngợi 2. Bài mới. (33'). A. Giới thiệu bài. B. GT hình vuông. - Giơ lần lượt từng tấm hình vuông. - Cho HS quan sát mỗi lần giơ đều nói đây là hình vuông. - Cho HS nhìn và nhắc lại. - Cho HS lấy hình vuông trong hộp đồ dùng. - Y/c giơ và đọc. - Cho HS xem phần bài học SGK trong nhóm và nêu tên những vật có hình vuông sau đó nêu kết quả. - Cho HS tô màu vào hình vuông. C.Giới thiệu hình tròn. - Cách giới thiệu tương tự như hình vuông. 4. Thực hành. Bài 1: Cho HS tô màu các hình vuông Bài 2: Cho HS tô màu vào hình tròn. Bài 3: Dùng bút chì màu khác nhau để tô hình vuông, hình tròn. - Nêu tên hình vuông, hình tròn. - Cho HS chơi trò chơi tìm hình vuông hình tròn. 3. Củng cố- Dặn dò. (2'). - Gv nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. - Lớp trưởng lên điều hành Ban văn nghệ lên khởi động cho lớp hát - Học sinh hát Ban học tập lên KTBC. - Gọi 2 HS lên so sánh nhiều hơn, ít hơn. - 2HS lên bảng so sánh. - Nghe. - Quan sát- ghi nhớ. - Quan sát, nhắc lại. - Lấy HV trong hộp đồ dùng. - Giơ và đọc - Xem và nêu được những vật có hình vuông. - Tô màu vào HV. - Tô màu vào hình tròn. - Thực hành. - Thi tìm. - Ban học tập lên điều hành. - GV Gợi ý. Hôm nay chúng ta học bài gì? - 2 học sinh trả lời - Nghe - ghi nhớ. Tiết 4: Tư nhiên và xã hội: CƠ THỂ CHÚNG TA I. Mục tiêu. Nhận ra ba phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số phần bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. II. Đồ dùng dạy học III.các hoạt động dạy học. HĐ của GV HĐ của HS 1. Khởi động (5'). - GV kiểm tra và nhận xét chung. 2.Bài mới. (28'). A. Gthiệu bài. B. Các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát tranh. - Bước 1: Cho hs HĐ theo cặp. - Y/c quan sát các hình ở trang 4 sgk. - Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể. - Theo dõi và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này Bước 2: Hoạt động cả lớp - Cho hs nói tên các bộ phận của cơ thể - Sử dụng hình phóng to treo bảng - Gọi hs lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể. * Hoạt động 2 : quan sát tranh. - Bước1 : làm việc theo nhóm. - Y/c hs quan sát tranh ở trang 55 sgk. - Hãy chỉ ra và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì? - Gv đi đến các nhóm giúp đỡ các em. - Bước 2: Hoạt động cả lớp - Đưa ra y/c: Ai có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu mình và tay chân như các bạn trong hình. - Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? + kết luận: * Hoạt động 3: tập thể dục. - Bước 1:HD cả lớp học bài hát “Cúi mãi mỏi lưng’Viết mãi mỏi tay. Thể dục thế này là hết mệt mỏi”. - Bước 2: Gv làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát. - Bước 3: Gọi 1 hs lên đứng trước lớp làm mẫu cho cả lớp làm theo. - Y/c cả lớp tự tập và hát. + kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày - Nhắc lại nội dung bài 3. Củng cố- dặn dò. (2'). - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Lớp trưởng lên điều hành Ban văn nghệ lên khởi động cho lớp hát - Học sinh hát - Ban học tập lên kiểm tra đồ dùng của các bạn. - HS lấy sách vở và đồ dùng học TNXH cho ban học tập kiểm tra. - Thực hiện. - Nghe, theo dõi. - Nghe , theo dõi. - Làm việc theo cặp theo chỉ dẫn của gv. - HS nói tên các bộ phận của cơ thể - 1,2 hs lên chỉ và nói. - Quan sát thảo luận trong nhóm. - Cá nhân diễn lại các hoạt động như bạn trong hình sgk. - Nghe, ghi nhớ. - 1 HS làm mẫu - Quan sát làm theo. - Nghe. - Ban học tập lên điều hành. Cho cả lớp tập thể dục - Lớp vừa tập TD vừa hát. - Nghe, ghi nhớ. Buổi: Chiều Tiết 1: Học vần: TIẾNG GIỐNG NHAU Tiết 2: ĐẠO ĐỨC EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (TIẾT 1) I. Mục tiêu: Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Biết tên trường tên lớp, tên thầy giáo cô giáo, một số bạn bè trong lớp. Bước đầu biết giớ thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. Tập đọc tên mình, tên bạn, tên cô giáo. II. ĐDDH. III. Các HĐ DH. HD của GV HĐ của HS 1. Khởi động ( 5’) - Gv nhận xét khen ngợi. 2. Bài mới A. GT bài. (1'). - Trực tiếp – ghi đầu bài. B. Các hoạt động. (28'). * Hoạt động 1. - GV giới thiệu tên bài tập 1. - GV giúp HS biết giới thiêu tên của mình và các bạn trong lớp. - Từng em lần lượt gt bài tên của mình cho đến hết. + KL: Mỗi người đều có một tên riêng. * Hoạt động 2. - GV cho HS gt về sở thích của mình(Bài tập 2) * Hãy gt cho bạn ngồi cạnh mình những điều em thích bằng lời bằng tranh vẽ. *KL: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích nhưng có thể giống nhau và khác nhau. * Hoạt động 3: - GV hát bài Ngày đầu tiên đi học và bài trường em. - GV cho HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình và kể về trường của mình. - Em đã mong chờ và chuẩn bị ngày đầu tiên đi học như thế nào ? Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. * KL: Vào lớp 1 các em sẽ có nhiều bạn mới và thầy, cô giáo và các em tự hào về mình đã là HS lớp 1. 3. Củng cố dặn dò (2'). - Gv kết luận chung giờ học. - Yc hs về CB bài sau. - Lớp trưởng lên điều hành Ban văn nghệ lên khởi động cho lớp hát - Học sinh hát - Ban học tập lên kiểm tra đồ dùng của các bạn. - HS lấy sách vở và đồ dùng học đạo đức cho ban học tập kiểm tra. - Nghe. - Nghe. - Giới thiệu lần lượt từ 1 cho đến hết. - HS tự giới thiệu sở thích của mình. - HS nghe. - HS nghe hát. - HS kể. - HS trả lời. - Tự giới thiệu về bản thân. - Nghe , ghi nhớ - Ban học tập lên điều hành. - GV Gợi ý. Hôm nay chúng ta học bài gì? - 2 học sinh trả lời - Nghe , ghi nhớ Tiết 3: Mĩ thuật Thứ: 5 Ngày soạn: 12/9/2016 Ngày giảng: 15/9/2016 Buổi: Sáng Tiết 1+2 - HỌC VẦN: TIẾNG KHÁC NHAU - THANH Tiết 3: TOÁN HÌNH TAM GIÁC I. Mục Tiêu: Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. Đọc tên hình và ghi nhớ tên hình. II. Phương tiện: III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Khởi động: (5'). - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. (33'). A. Gthiệu bài: Trực tiếp- ghi đầu bài. B. Gthiệu hình tam giác. - GV giơ lần lượt các tấm bìa hình tam giác cho hs xem, mỗi lần giơ đều nói “ Đây là hình tam giác”. - Cho hs quan sát và nhắc lại. - Cho hs quan sát một số hình và nêu tên từng hình. - Cho hs lấy các hình tam giác trong bộ đồ dùng. - Nhận xét sửa sai. C. Thực hành“ xếp hình” - Cho hs các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành hình như SGK. - y/c hs nêu tên các hình xếp được. - Cho hs tô màu các hình trong T1. 3. Củng cố - Dặn dò: (2'). - Gv nhận xét tiết học - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Lớp trưởng lên điều hành Ban văn nghệ lên khởi động cho lớp hát - Học sinh hát Ban học tập lên KTBC. Giờ trước chúng ta học bài gì ? - Cho HS tìm và gài hình vuông, hình tròn ? - học sinh thi tìm - 1,2 hs lên thực hiện. - Nghe. - 1,2 hs nhắc lại. - Quan sát và nêu tên. - Lấy và gắn hình tam giác trên thẻ cài. - Thực hành xếp. - 1,2 hs nêu. - Thực hành tô màu vào hình. Ban học tập lên điều hành trò chơi Thi tìm các đồ vật có hình tam giác - HS chơi (2 lần) - Nghe, ghi nhớ. Tiết 4: Luyện toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Nhận biết được hình vuông, hình tròn. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy học. HĐ của GV HĐ của HS 1. GV đưa ra 1 số BT cho hs lên bảng đọc, viết các số mà gv y/c, nhằm củng cố lại cách nhận biết các hình. - Nhận xét, đánh giá. 2. Củng cố: - Nhận xét giờ học, giao bài về nhà. - Lên bảng thực hiện theo y/ c của GV. - Nghe, ghi nhớ. Buổi: Chiều Tiết 1: Học vần: TIẾNG KHÁC NHAU - THANH Tiết 2: Luyện tiếng việt: LUYỆN VIẾT Tiết 3: HĐNG LÀM QUEN VỚI BẠN BÈ, THẦY CÔ GIÁO 1. Mục tiêu hoạt động. HS được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô giáo trong BGH. 2. Quy mô hoạt động. Tổ chức theo quy mô lớp. 3. Tài liệu và phương tiện. Ảnh các thầy, cô giáo dạy ở lớp và các thầy cô giáo dạy trong BGH nhà trường 4. Các bước tiến hành Bước 1: chuẩn bị - Cách chơi trò chơi “Người đó là ai”. * Trò chơi “Vòng tròn giới thiệu tên”. Bước 2: tiến hành chơi. - GV hướng dẫn HS cách chơi. Bước 3: nhận xét, đánh giá. - GV khen ngợi HS biết được tên các thầy, cô giáo và các bạn trong tổ, đồng thời nhớ sử dụng tên gọi các bạn bè trong lớp khi cùng học, cùng chơi. Thứ: 6 Ngày soạn: 13/9/2016 Ngày giảng: 16/9/2016 Buổi: Sáng Tiết 1+2+3 - HỌC VẦN: TÁCH TIẾNG THANH NGANG RA HAI PHẦN- ĐÁNH VẦN Tiết 4: Sinh hoạt cuối tuần Nhận xét đánh giá tuần 1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 1 - 2016.doc
Tài liệu liên quan