Giáo án tổng hợp các môn khối lớp 1 - Tuần 20 năm 2018

I.Mục tiêu:

- HS biết làm các phép trừ không nhớ trong phạm vi 20.

- HS biết trừ nhẩm dạng 17-3

- Giáo dục học sinh tính nhanh, chính xác.

II.Hoạt động dạy học:

 

doc13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp các môn khối lớp 1 - Tuần 20 năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20: Thứ hai ngày 15 tháng 1năm 2018 Chào cờ Chào cờ đầu tuần Tiếng việt: Tiết 1+2 LUẬT CHÍNH TẢ VỀ NGUYÊN ÂM ĐÔI /IA/, /UA/, /ƯA/ ( Sách thiết kế TV2-CNGD trang 144 ) ____________________________________ Toán PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3 I.Mục tiêu: - Học sinh hình thành phép cộng dạng 14+3 - Học sinh biết đặt phép tính và tính. Biêt tính cộng không nhớ trong phạm vi 20, tập cộng nhẩm. - Giáo dục học sinh tính nhanh, chính xác. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động: - Số liền sau của 19 là...? - Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 2.HĐ cơ bản: * Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. * Hoạt động 1: Giới thiệu tính cộng dạng 14 +3 -GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 108 và thực hiện lấy 14 que tính và lấy thêm 3 que tính. Hỏi có bao nhiêu que tính?. - Yêu cầu học sinh quan sát SGK trang 108 và hỏi ngoài cách tính bằng que tính chúng ta còn có cách tính nào khác không? - Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em thêm 1 cách tính nữa nhanh hơn tính bằng que tính. - GV đính 14 que tính (Có 1 bó chục và 4 que tính rời) lên bảng. Cô lấy thêm 3 que tính rời đính dưới 4 que tính GV thực hiện trên bảng Có 1 bó chục, viết ở cột chục 4 que tính rời viết ở cột đơn vị Thêm 3 que tính rời, viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị - Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta gộp 4 với 3 que tính rời ta được 7 que tính rời. có 1 bó chục và 7 que tính rời là 17 que tính CHỤC ĐƠN VỊ 1 + 4 3 1 7 Hướng dẫn cách đặt tính ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) Viết 14 ở hàng trên, viết 3 ở hàng dưới sao cho số 3 thẳng hàng với số 4. Dấu cộng đặt giữa 2 số. Dấu gạch ngang thay cho dấu bằng. Tính: ( từ phải sang trái): 4 cộng 3 bằng 7 viết 7. Hạ 1 viết 1. 14 cộng 3 bằng 17 (14+3=17). - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính. * Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Tính (trang 108) - Nêu yêu cầu bài - Nêu cách đặt tính và cách thực hiện dạng toán 14+3 - Yc học sinh nêu cấu tạo số 11,12,13,14, 16, 15,17,18 - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm -Cho hs làm bài cá nhân. -Chữa bài - GV kết luận: Khi cộng các số có 2 chữ số, ta thực hiện giống như dạng toán 14+3 Bài 2: Tính (trang 108) -Yc học sinh làm nhóm đôi - Yc đại diện nhóm chia sẻ với cả lớp -Chữa bài, nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (trang 108) -Yc 2 học sinh lên bảng làm - Chữa bài, nhận xét 3.Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học. Hát - HS: 20 - Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. - HS: thực hiện và trả lời có 17 que tính. - HS: trả lời - Học sinh quan sát và lắng nghe - HS nhắc lai (CN, N4, ĐT) - HS đọc yêu cầu đề bài - HS:Số 14 đặt ở hàng trên, 3 đặt ở hàng dưới sao cho 4 thẳng hàng với 3, dấu + đặt giữa 2 số, dấu gạch ngang thay cho dấu bằng.Thực hiện tính từ phải sang trái 4+3 bằng 7 viết 7, hạ 1 viết 1. - HS nêu 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị -3 HS lên bảng làm bài.Lớp làm vào vở (đổi vở kiểm tra). - HS hoạt động nhóm đôi. 12+3 =15 13+6 =19 12+1 =13 14+4=18 12+2=14 16+2=18 13+0=13 10+5=15 15+0=15 - 2HS lên bảng làm. Lớp làm cá nhân (đổi vở kiểm tra) 14 1 2 3 4 5 15 16 17 18 19 13 6 5 4 3 2 1 19 18 17 16 15 14 Đạo đức LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 2) I.Mục tiêu: - Học sinh nêu được các biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo. - Học sinh hiểu được vì sao phải biết lễ phép với thầy, cô giáo. - Học sinh biết lễ phép với thầy, cô giáo. - Học sinh hiểu được thế nào là lễ phép với thầy, cô giáo. Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy, cô giáo. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động: - Giáo viên nhận xét. 2.Hđ cơ bản: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. *Hoạt động 1: Làm bài tập 3 - GV học sinh kể về 1 bạn đã biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo - GV kể 2 tấm gương của bạn trong lớp, trong trường: + Biết chào hỏi thầy giáo, cô giáo đến thăm trường + Nhận quà của thầy giáo, cô giáo bằng 2 tay GV: Cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. Thể hiện qua những việc như: biết chào hỏi, nhận 1 vật gì từ thầy cô bằng 2 tay, vâng lời thầy cô giáo dạy bảo. * Hoạt động 2: Làm bài tập 4 - GV cho HS sắm vai theo tình huống: Một hôm cô giáo vắng vì bệnh, ở lớp các bạn nói chuyện rất thoải mái, khi có cô giáo lớp bên cạnh nhắc nhở, các bạn vẫn chưa thôi nói chuyện, bạn lớp trưởng còn tham gia cùng các bạn chơi trò bắn bi. + Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. GV: Khi bạn chưa lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên có thái độ như thế. *Hoạt động 3: Hát theo chủ đề: Lễ phép với thầy giáo, cô giáo - HD đọc câu thơ cuối bài 3. Hoạt động ứng dụng. - GV nhận xét tiết học Hát - Học sinh kể - HS lắng nghe và ghi nhớ - Học sinh đóng vai theo tình huống. + Em sẽ nhắc nhở và khuyên bạn nên nghe lời thầy cô giáo. - Học sinh hát - Hs đọc thơ Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2018 Âm nhạc GV chuyên dạy _____________________________________ Tiếng việt: Tiết 3+4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN ( Sách thiết kế TV2-CGD trang 145 ) Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Học sinh thực hiện được phép cộng không nhớ trong phạm vi 20,cộng nhẩm dạng 14+3. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hđ khởi động: - Yc 2 học sinh đặt tính và tính: 14+5= , 15+3= Nhận xét 2.HĐ thực hành: a. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. b. HD học sinh làm bài tập: * Bài 1: Đặt tính rồi tính ( trang 109) - YC học sinh lên bảng . - YC học sinh nêu cách đặt tính và tính. - Chữa bài, nhận xét. * Bài 2: Tính nhẩm ( trang 109) - Yc học sinh hoạt động cá nhân - Yc học sinh trả lời miệng. - Nhận xét * Bài 3: Tính ( trang 109) - Yc học sinh lên bảng làm bài tập. - Chữa bài, nhận xét * Bài 4:Nối (theo mẫu) - Cho học sinh chơi trò chơi - Cách chơi: + GV chọn 2 đội, mỗi đội 3 bạn. + GV chia bảng làm 2 , gắng mỗi bên một bảng như bài tập 4 đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 hình như trên bảng có 1 cột là kết quả của phép tính, các em có nhiệm vụ nối các phép tính với kết quả mà các em cho là đúng . Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh" bắt đầu" thì lần lượt từng bạn nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối. cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. 4.Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học . Hát - 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở ( đổi vở kiểm tra) - HS hoạt động cá nhân 15+1=16 10+2=12 14+3=17 13+5=18 18+1=19 12+0=12 13+4=17 15+3=18 - 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở ( đổi vở kiểm tra) 10+1+3=14 14+2 +1=17 11+2+3=16 16+1+2=19 15+3+1=19 12+3+4=19 - HS chơi trò chơi: 11+7 12+2 17 19 13+3 15+1 12 16 14+3 17+2 14 18 ______________________________________________________________ Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2018 Tiếng việt: Tiết 5+6 VẦN/OĂN/, /OĂT/ ( Sách thiết kế TV2-CGD trang 148 ) _________________________________ Mĩ thuật GV chuyên dạy Tự nhiên xã hội AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC I.Mục tiêu: - HS biết tránh xa 1 số tình huống nguy hiểm xảy ra trên đường đi học. - HS biết đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải của mình - giáo dục học sinh có ý thức chấp hành quy định về trật tự an toàn giao thông. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hđ khởi động: - Các em đang sống ở đâu? - Hãy nói về cảnh vật nơi em sống - Nhận xét 2.Hđ cơ bản: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận nhóm SGK trang 42 - GV chia lớp làm 3 nhóm + Nhóm 1: Thảo luận bức tranh xảy ra tai nạn giao thông và các em đi học bằng thuyền + Nhóm 2:Thảo luận bức tranh 1 em bé đang leo lên xe bus khi xe đang chạy và bức tranh e bé gai đi qua đường + Nhóm 3: Thảo luận nhóm bức tranh các e bé dân tộc đi học phải lội suối - Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? - Điều gì có thể xảy ra trong mỗi cảnh đó? - Chúng ta khuyên các bạn ấy điều gì? - Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày - Để tai nạn không xảy ra, ta cần phải chú ý điều gì khi đi đường? -GV: Để tránh xảy ra các tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những qui định về trật tự an toàn giao thông. Chúng ta nên ghi nhớ khi đi đường không được đá bóng, không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài xe ô tô, phải ngồi ngay ngắn khi đi thuyền khi đi học bằng thuyền *Hoạt động 2:Tìm hiểu qui định về đi bộ trên đường - Nếu đường có vỉa hè, người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường? -Nếu đường không có vỉa hè, người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường? - GV: Khi đi bộ trên đường có vỉa hè, chúng ta phải đi trên vỉa hè. Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, chúng ta cần phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình * Hoạt động 3: Trò chơi " Đèn xanh, đèn đỏ" - Nếu đi trên vỉa hè tới ngã tư: + Thấy đèn đỏ ta phải làm gì? + Đèn xanh ta phải làm gì? Bước 1: Hướng dẫn chơi +Đèn đỏ: dừng lại + Đèn xanh: được phép đi + Đèn vàng: chuẩn bị - Ai vi phạm luật giao thông sẽ nhắc lại các quy đinh đi bộ trên đường Bước 2: Thực hiện trò chơi - Khi đi bộ trên đường chúng ta cần chú ý điều gì? - Nhắc lại các quy định đi bộ trên đường KL: Để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người, các em cần đi bộ đúng quy định. 3.Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học Hát - HS: đang sống ở nông thôn - HS trả lời -Hs thảo luận nhóm - Học sinh lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Không được chạy lao ra đường, không được bám theo ô tô - Người đi bộ đi trên vỉa hè - Người đi bộ đi sát mép đường bên phải - Dừng lại - Được đi - Hoạt động lớp - Đèn xanh thì học sinh cầm biển đèn xanh đưa lên - Đèn vàng cầm biển vàng - Đèn đỏ cầm biển đỏ. - Học sinh lên đóng vai đèn giao thông, ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ - HS lên chơi ________________________________________________________________ Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2018 Tiếng việt: Tiết 7+8 VẦN/UÂN/, /UÂT/ ( Sách thiết kế TV2-CNGD trang 152 ) ____________________________________ Toán PHÉP TRỪ DẠNG 17- 3 I.Mục tiêu: - HS biết làm các phép trừ không nhớ trong phạm vi 20. - HS biết trừ nhẩm dạng 17-3 - Giáo dục học sinh tính nhanh, chính xác. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động: -Yc học sinh lên bảng đặt phép tính và tính: 12+5=?, 17+2=?. - Nêu cách đặt phép tính và tính. - Giáo viên nhận xét. 2.HĐ cơ bản: a. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. b. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1:Giới thiệu phép trừ dạng 17-3. - GV yêu cầu học sinh lấy 17 que tính , yêu cầu học sinh bớt đi 3 que tính . Hỏi còn lại mấy que tính? - HD cách thực hiện phép trừ dạng 17-3: các em vừa thực hiện bớt que tính ở phần nào của số 17 + Khi bớt, ta thực hiện phép tính gì? - GV hướng dẫn: + Viết 17, rồi viết 3. sao cho 3 thẳng hàng với 7 ở hàng đơn vị + Viết dấu trừ ở giữa 2 số, dấu gạch ngang dưới 2 số đó Muốn tính kết quả, ta tính từ phải sang trái + 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 + Hạ 1, viết 1 GV: 17 trừ 3 bằng 14 ( 17-3=14) Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Tính (trang 110) - Yc học sinh lên bảng. - Chữa bài, nhận xét Bài 2: tính ( trang 110) - Yc học sinh hoạt động cá nhân - Gọi hs nêu kết quả -Nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (trang 110) -Yc hs lên bảng làm bài - Gv chữa bài,nhận xét. 3.Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học. Hát - HS: - HS thực hiện, có 14 que tính - HS bớt 3 que tính ở hàng đơn vị của số 17 hay bớt đi từ 7 que tính rời - Khi bớt ta thực hiện phép tính trừ - 3 HS lên bảng, lớp làm bài tập vào vở ( đổi vở kiểm tra) a. b. - Học sinh hoạt động cá nhân (đổi vở kiểm tra). 12-1=11 13-1=12 14-1=13 17-5=12 18-2=16 19-8=11 14-0=14 16-0=16 18-0=18 - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở (đổi vở kiểm tra) 16 1 2 3 4 5 15 14 13 12 11 19 6 3 1 7 4 13 16 18 12 15 ___________________________________ Thủ công GẤP MŨ CA LÔ( tiết 2) I.Mục tiêu - Học sinh biết cách gấp mũ ca lô. - Học sinh yêu thích sản phẩm gấp hình mình làm ra. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hđ khởi động - Kiểm tra đồ dùng cá nhân. 2. Hđ cơ bản - Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu và nhận xét. - Giáo viên cho học sinh xem bài mẫu và hỏi về đặc điểm, hình dáng màu sắc Hoạt động 1: Thực hành Bước 1 chúng ta làm gì? Bước 2 chúng ta làm gì? Bước 3 chúng ta làm gì? - Cho học sinh thực hiện từng bước * Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - GV yêu cầu thu mỗi tổ 3 sản phẩm để trưng bày. - Yêu cầu học sinh nhận xét đúng, đẹp, chưa đẹp... Chỉ rõ đánh giá, động viên những em hoàn thành, hoàn thành tốt. - GV nhận xét đánh giá chung cả lớp 3. Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học. - Học sinh lấy dụng cụ đã chuẩn bị. học sinh xem bài mẫu về đặc điểm, hình dáng màu sắc - Học sinh thực hành. - Tạo hình vuông - Gấp thân mũ. - Gấp vành mũ. - HS trưng bày mũ của mình gấp Thứ sáu ngày 19 tháng 1 năm 2018 Tiếng việt: Tiết 3+4 VẦN /EN/, /ET/ ( Sách thiết kế TV2-CNGD trang 156 ) ______________________________________ Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Học sinh thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 20. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hđ khởi động: - Yc 2 học sinh đặt tính và tính, nêu cách đặt phép tính và tính. 13-2= , 17+5= Nhận xét 2.HĐ thực hành: a. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học. b. HD học sinh làm bài tập: * Bài 1: Đặt tính rồi tính ( trang 111) - YC học sinh lên bảng . - YC học sinh nêu cách đặt tính và tính. - Chữa bài, nhận xét. * Bài 2: Tính nhẩm ( trang 111) - Yc học sinh hoạt động cá nhân - Yc học sinh trả lời miệng. - Nhận xét * Bài 3: Tính ( trang 111) - Yc học sinh lên bảng làm bài tập. - Chữa bài, nhận xét * Bài 4:Nối (theo mẫu) - Cho học sinh chơi trò chơi - Cách chơi: + GV chọn 2 đội, mỗi đội 3 bạn. + GV chia bảng làm 2 , gắng mỗi bên một bảng như bài tập 4 đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 hình như trên bảng có 1 cột là kết quả của phép tính, các em có nhiệm vụ nối các phép tính với kết quả mà các em cho là đúng . Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh" bắt đầu" thì lần lượt từng bạn nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối. cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. 4.Hđ ứng dụng - Nhận xét tiết học . Hát - 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở ( đổi vở kiểm tra) - HS hoạt động cá nhân 14-1=13 15+4=11 17-2=15 15-3=12 15-1=14 19-8=11 16-2=14 15-2=13 - 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở ( đổi vở kiểm tra) 12+3-1=14 17-5+1=13 15-3-1=11 15+2-1=16 16-2+1=15 19-2-5= 12 - HS chơi trò chơi: 14-1 19-3 16 17-5 15 - 1 14 13 15 18-1 17-2 17 ______________________________________ Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu Nhận xét tình hình học tập cả lớp trong tuần qua Giúp học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình Đưa ra biện pháp để sửa chữa khắc phục những khuyết điểm của học sinh II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu. - Giáo viên nhận xét nề nếp của lớp trong tuần qua Tuyên dương khen ngợi những tổ và cá nhân có thành tích tốt Nhắc nhở phê bình những học sinh mắc lỗi Cho học sinh mắc lỗi trình bày khuyết điểm của mình và hướng phấn đấu trong tuần tới Giáo viên đề ra các biện pháp khắc phục khuyết điểm của học sinh - Phương hướng phấn đấu trong tuần tới Lớp thực hiện nghiêm túc nề nếp: học và làm bài đầy đủ, vệ sinh cá nhân thật tốt, tác phong nhanh nhẹn. Nhận xét, đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an theo Tuan Lop 1Giao an tuan 20 Lop 1_12407575.doc
Tài liệu liên quan