TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục quan sát và lựa chọn chi tiết; trình bày miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. Các phương tiện dạy-học:
+ GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. Kiểu học của học sinh để thống kê các lỗi.
+ HS: xem trước bài.
43 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Long Phú 1 - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm
.
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21 – TIẾT 42
TẬP ĐỌC
Tiếng rao đêm
I/. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.
- Hiểu ý nghĩa: ca ngợi hành động dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
II/.Các phương tiện dạy-học:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.
III/. Các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: Tiếng rao đêm.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn.
Đoạn 1: “Từ đầu não nuột”.
Đoạn 2: “Tiếp theo mịt mù”.
Đoạn 3: “Tiếp theo chân gỗ”.
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
-Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm tr, r, s.
-Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải, giáo viên kết hợp giàng từ cho học sinh.
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn văn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi.
Nhân vật “tôi” nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
-Nghe tiếng rao, nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào?
-Em hãy đặt câu với từ buồn não nuột?
-Chuyện gì bất ngờ xảy ra vào lúc nữa đêm?
Đám cháy được miêu tả như thế nào?
-Em hãy gạch dưới những chi tiết miêu tả đám cháy.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại.
Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?
-Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
-Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả góp phần làm nổi bật ấn tượng về nhân vật như thế nào?
-Giáo viên chốt.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
-Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân trong cuộc sống
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm bài văn, cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn sau:
v Hoạt động 4: Củng cố.
-Cho học sinh chia nhóm thảo luận tìm nội dung chính của bài.
5. Tổng kết - dặn dò:
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: “Lập làng giữ biển”.
Nhận xét chung tiết học.
-Hát
*Hoạt động lớp, cá nhân.
-1 học sinh khá giỏi đọc bài.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai.
-1 học sinh đọc từ chú giải học sinh nêu thêm những từ các em chưa hiểu.
*Hoạt động nhóm, lớp.
-Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2.
-Vào các đêm khuya tỉnh mịch.
-Buồn não nuột.
-Tiếng rao đêm nghe buồn não nuột.
-Lời rao nghe buồn não nuột.
-Một đám cháy bất ngờ bốc lửa lên cao.
-Học sinh gạch chân các từ ngữ miêu tả đám cháy.
Dự kiến: Ngôi nhà bốc lửa phừng phực, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
-1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
-Là người bán bánh giò, là người hàng đêm đều cất lên tiếng rao bán bánh giò.
-Anh là một thương binh nhưng khi phục viên về anh làm nghề bán bánh giò bình thường.
-Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm phi thường, xông vào đám cháy cứu người.
-Tiếng rao đêm của người bán hàng rong.
-Sự xuất hiện bất ngờ của đám cháy, người đã phóng ra đường tay ôm khư khư cái bọc bị cây đỗ xuống tường, người ta cấp cứu cho người đàn ông, phát hiện anh là thương binh, chiếc xe đạp, những chiếc bánh giò tung toé, anh là người bán bánh giò.
-Học sinh phát biểu tự do.
*Hoạt động lớp, cá nhân.
-Học sinh luyện đọc đoạn văn.
-Học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
-Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
Rút kinh nghiệm
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21-TIẾT 21 KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
II. Các phương tiện dạy-học:
+ Giáo viên: Tranh ảnh nói về ý thức bảo vệ các công trình công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
+ Học sinh:
III. Các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về nội dung câu chuyện của giờ học hôm nay.
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tập kể một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử văn hoá, chấp hành luật lệ giao thông, thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
-Gọi học sinh đọc phần gợi ý 1 để tìm đề tài cho câu chuyện của mình.
-Yêu cầu hs suy nghĩ lựa chọn và nêu tên câu chuyện mình kể.
-Hướng dẫn học sinh nhớ lại câu chuyện, nhớ lại sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
-Gọi học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
-Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
v Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
-Tổ chức cho 2 học sinh kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá biểu dương những học sinh kể hay nhất.
v Hoạt động 3: Củng cố.
-Chọn bạn kể hay nhất.
-Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò:
-Về nhà kể lại câu chuyện hoàn chỉnh vào vở.
-Chuẩn bị bài sau: Ong Nguyễn Khoa Đăng.
-Nhận xét chung tiết học.
-Hát
-Học sinh lắng nghe.
*Hoạt động lớp.
-1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
-3 học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, cả lớp đọc thầm.
-Học sinh tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
-Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện của mình kể (trên nháp).
-2, 3 học sinh trình bày dàn ý của mình.
-Cả lớp nhận xét.
*Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
-Học sinh các nhóm từ dàn ý của mỗi bạn sẽ kể câu chuyện cho nhóm mình nghe.
-Cùng trao đổi với nhau ý nghĩa của câu chuyện, cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
-Cả lớp nhận xét.
Sau mỗi câu chuyện, học sinh cả lớp cùng trao đổi, thảo luận về ý nghĩa chuyện, nêu câu hỏi cho người kể.
-Lớp bình chọn.
-Học tập được gì qua cách kể chuyện của bạn.
Rút kinh nghiệm
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21 – TIẾT 103 TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết:
- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. (Bài 1, bài 3)
II. Các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Mong đợi ở học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Luyện tập.
-Thực hành tính diện tích ruộng đất (tt).
-Giáo viên nhận xét phần bài tập.
-1 học sinh giải bài sau.
-Tính diện tích khoảnh đất ABCD.
-Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Ôn tập.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức chu vi, diện tích hình tròn.
Nêu quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn?
Nêu công thức tính diện tích hình tròn?
v Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính chu vi diện tích hình tròn.
* Bài 1
-Giáo viên chốt công thức vận dụng vào bài.
*Bài 2
*Bài 3
-Giáo viên chốt công thức áp dụng vào bài.
*Bài 4
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
*Thi đua nêu công thức tính diện tích, chiều cao, chu vi của hình tròn, hình thang, tam giác
-Nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò:
-Học bài.
-Chuẩn bị bài sau: Hình hộp chữ nhật hình lập phương.
-Nhận xét chung tiết học.
-Hát
-Học sinh làm bài bảng lớp.
-Nhận xét.
-Học sinh nêu.
-Học sinh nêu.
*Bài 1
-Học sinh đọc đề – phân tích đề.
-Vận dụng công thức:
a = S ´ 2 : h
-Học sinh làm bài ® 1 em giải bảng phụ ® sửa bài.
*Bài 3
-Học sinh đọc đề bài.
Nêu công thức tính diện tích hình bình hành Þ cách tìm độ dài đáy.
-Học sinh giải bài vào vở ® đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
*Bài 4
-Hai dãy thi đua.
III. Các phương tiện dạy-học:
+ GV: SGK, bảng phụ.
+ HS: SGK, xem trước nội dung ôn tập.
Rút kinh nghiệm
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21 – TIẾT 42: TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục quan sát và lựa chọn chi tiết; trình bày miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. Các phương tiện dạy-học:
+ GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. Kiểu học của học sinh để thống kê các lỗi.
+ HS: xem trước bài.
III. Các hoạt độngdạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Lập chương trình hoạt động (tt).
-Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm 2, 3 học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước.
3. Giới thiệu bài mới:
-Tiết học hôm nay các em sẽ rút kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả người, biết sửa lỗi mình đã mắc và viết lại một đoạn hoặc cả bài văn để làm bài tốt hơn.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Nhận xét kết quả.
-Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của học sinh.
-Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi.
-Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi.
-Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. -Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
-Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
-Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
-Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
-Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
- Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu.
5. Tổng kết - dặn dò:
-Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt.
-Chuẩn bị bài sau: ôn tập văn kể chuyện.
-Nhận xét chung tiết học.
- Hát
*Hoạt động nhóm
-Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
1 học sinh đọc lại yêu cầu.
Học sinh tự chọn để viết lại đoạn văn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh đoạn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
Rút kinh nghiệm
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21-TIẾT 104
TOÁN
Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương .
- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật – hình lập phương. (Bài 1, bài 3)
II. Các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Mong đợi ở học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
-Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
*Hình hộp chữ nhật
*Hình lập phương.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Thực hành biểu tượng: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương.
Giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật.
Yêu cầu học sinh nhận ra các yếu tố:
+ Các mặt hình gì?
+ Mấy mặt?
+ Mấy đỉnh?
+ Mấy cạnh?
+ Mấy kích thước?
-Giáo viên chốt.
-Yêu cầu học sinh chỉ ra các mặt dạng khai triển.
-Tương tự hướng dẫn học sinh quan sát hình lập phương.
-Giáo viên chốt.
-Yêu cầu học sinh tìm các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
v Hoạt động 2: Thực hành.
-Bài 1
-Giáo viên chốt.
* Bài 2:
* Bài 3:
-Giáo viên chốt.
Bài 4:
v Hoạt động 3: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò:
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: “Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần”.
-Nhận xét chung tiết học.
Hát
-Sửa bài 1/ 12
-Cả lớp nhận xét.
*Hoạt động nhóm, lớp.
-Chia nhóm.
-Nhóm trưởng hướng dẫn học sinh quan sát và ghi lại vào bảng thảo luận.
-Đại diện nêu lên.
-Cả lớp quan sát nhận xét.
-Thực hiện theo nhóm.
-Nhận biết các yếu tố qua dạng khai triển và dạng hình khối.
-Đại diện trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
-Các nhóm thi đua tìm được nhiều và đúng.
*Hoạt động cá nhân.
-Học sinh đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
-Học sinh làm bài – 4 em lên bảng sửa bài – cả lớp nhận xét.
-Học sinh đọc kỹ đề bài.
-Quan sát số đo và tính diện tích từng mặt.
-Làm bài.
-Sửa bài – đổi tập.
-Học sinh lần lượt nêu các mặt xung quanh. Thực hành trên mẫu vật hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
III. Các phương tiện dạy-học:
+ GV: Dạng hình hộp – dang khai triển.
+ HS: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương.
Rút kinh nghiệm
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21 – TIẾT 21 ĐẠO ĐỨC
Uỷ ban nhân dân xã, phường em (T1)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được 1 số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. Các phương tiện dạy-học:
GV: SGK Đạo đức 5
HS: SGK Đạo đức 5
III. Các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
-Em đã và sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giày đẹp?
-Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Tôn trọng UBND phường, xã (Tiết 1).
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Học sinh thảo luận truyện “Đến uỷ ban nhân dân phường”.
-Nêu yêu cầu.
-Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
-UBND phường làm các công việc gì?
® Kết luận: UBND phường, xã giải quyết rất nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 2/ SGK.
-Giao nhiệm vụ cho học sinh.
® Kết luận: UBND phường, xã làm các việc sau:
Làm giấy khai sinh.
Xác nhận đăng kí kết hôn.
Xác nhân đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Làm giấy chứng tử.
Đơn xin đi làm.
Chứng nhận các giấy tờ khác theo chức năng.
v Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
-Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
® Kết luận:
Cần phải đăng kí tạm trú để giúp chính quyền quản lí nhân khẩu.
Em nên giúp mẹ treo cờ.
Nhắc nhở bạn không được làm như vậy.
*Hoạt động nối tiếp.
-Thực hiện những điều đã học.
-Chuẩn bị: Uỷ ban nhân dân xã, phường em (Tiết 2).
-Nhận xét chung tiết học.
-Hát
-Học sinh trả lời.
-Học sinh lăng nghe.
*Hoạt động nhóm bốn.
-Học sinh đọc truyện.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động cá nhân.
-Học sinh làm việc cá nhân.
-Một số học sinh trình bày ý kiến.
*Hoạt động nhóm.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày (phân công sắm vai theo cách mà nhóm đã xử lí tình huống).
-Các nhóm thảo luận và bổ sung ý kiến.
-Đọc ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21 – TIẾT 21
LỊCH SỬ
Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1945:
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Mỹ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mỹ_Diệm: thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II. Các phương tiện dạy-học:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu.
+ HS: Chuẩn bị bài, tranh ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Ôn tập.
3. Giới thiệu bài mới:
Nước nhà bị chia cắt.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mục tiêu: Học sinh nắm tình hình đất nước.
-Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
-Giáo viên nhận xét và chốt ý: sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời.
v Hoạt động 2: Nguyện vọng chính của nhân dân không được thực hiện.
Mục tiêu: Biết nguyên nhân nguyện vọng của nhân dân lại không được thực hiện?
-Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân?
-Nguyện vọng đó có được thực hiện không? Vì sao?
-Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ củ Mỹ_Diệm như thế nào?
Giáo viên nhận xét + chốt.
-Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước sẽ ra sao?
-Cầm súng đứng lên chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
-Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
-Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mỹ_Ngụy đối với đồng bào miền Nam.
-Tại sao gợi sông Bên Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt?
-Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.
5. Tổng kết - dặn dò:
-Học bài.
-Chuẩn bị: “Bến Tre Đồng Khởi”.
-Nhận xét chung tiết học.
-Hát
*Hoạt động nhóm đôi.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi.
® Nội dung chính của Hiệp định:
Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương. Quy định vĩ tuyến 17 (Sông Bến hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc, chuyển vào Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Đến tháng 7/ 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
*Hoạt động cá nhân, lớp.
-Sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp.
-Không thực hiện được. Vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
-Mỹ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính phủ thân Mỹ, tiêu diệt lực lượng cách mạng.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
*Hoạt động lớp.
-Học sinh nêu.
-Học sinh nêu.
-2 dãy thi đua.
Rút kinh nghiệm
..
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21-TIẾT 42 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
( Khơng dạy phần nhận xét, không dạy phần ghi nhớ. Chỉ làm bài tập 3,4 phần luyện tập )
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân - kết quả (ND ghi nhớ).
- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III); thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4).
II. Các phương tiện dạy-học:
+ GV: Bảng phụ viết sẵn câu văn của bài.
Các tờ phiểu khổ to photo nội dung bài tập 1, 3, 4.
+ HS: xem trước bài
III. Các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Gọi hs nhắc lại nội dung ghi nhớ.
3. Giới thiệu bài mới:
Trong tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục học cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Phần nhận xét.
*Bài 1
-Yêu cầu hs đọc yêu cầu đề bài.
-Giáo viên hỏi lại học sinh ghi nhớ về câu ghép.
Em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của câu ghép?
-Giáo viên chốt lại.
*Bài 2
-Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
-GV nhận xét, chốt lại.
*Bài 3
-Yêu cầu cả lớp viết nhanh ra nháp những cặp quan hệ từ nối các vế câu thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
-Yêu cầu học sinh nêu ví dụ minh hoạ cho các cặp quan hệ từ đó.
v Hoạt động 2: Rút ghi nhớ.
-Yêu cầu hs đọc nội dung ghi nhớ.
-GV phân tích thêm cho hs hiểu: giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra. Còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra.
v Hoạt động 3: Luyện tập.
-Bài 3
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-GV dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập 3 gọi khoảng 3 – 4 hs thi đua làm đúng và nhanh.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài 4
-Thực hiện tương tự như bài tập 3.
-Giáo viên nhận xét, kết luận.
v Hoạt động 4: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò:
-Ôn bài.
-Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)”.
- Nhận xét chung tiết học.
-Hát
*Hoạt động lớp.
-1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Học sinh nêu câu trả lời.
-Cả lớp suy nghĩ và phân tích cấu tạo của câu ghép.
-Học sinh phát biểu ý kiến, làm bài trên bảng và trình bày kết quả.
-1 học sinh đọc lại yêu cầu đề bài.
-HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
VD: Nước sẽ như thế nào nếu ta thả một con cá vàng vào bình nước.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc lại yêu cầu và suy nghĩ làm bài và phát biểu ý kiến.
-HS nêu.
*Hoạt động cá nhân, lớp.
Nhiều học sinh đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo.
® Rút ra ghi nhớ/ 42
*Hoạt động cá nhân, nhóm.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc.
-HS trao đổi theo cặp, các em viết nhanh ra nháp những câu ghép mới.
Đại diện từng cặp phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
-Học sinh đọc đề bài, suy nghĩ rồi điền quan hệ từ thích hợp bằng bút chì vào chỗ trống.
3 – 4 hslên bảng thi đua làm nhanh.
-Cả lớp nhận xét.
-Học sinh điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống.
*Hoạt động lớp.
Đọc ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm
Kế hoạch dạy – học
TUẦN 21-TIẾT 105 TOÁN
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy-học:
*Hoạt động của giáo viên
*Mong đợi ở học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
-Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
® Ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng cách tính, công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
1) Vừa rồi cô cho mỗi nhóm làm hình hộp chữ nhật có kích thước là chiều dài là 14cm chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm. Các nhóm để các hình hộp chữ nhật lên bàn.
2) Yêu cầu học sinh dùng thước đo lại.
4) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt: diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của 4 mặt bên.
5) Vậy với chiều dài là 14cm, chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm. Hãy tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này?
Mời các bạn ngồi theo nhóm để tìm cách tính.
6) Giáo viên chốt lại: nhóm 3 và nhóm 4 đã cho ta cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật rất hay và nhanh. Tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, bạn tìm chu vi đáy, sau đó lấy chu vi đáy nhân với cao ta làm thế nào? Giáo viên gắn quy tắc lên bảng.
7) Vận dụng qui tắc tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, em hãy tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, rộng là 5cm và chiều cao là 3cm (giáo viên ghi tóm tắt lên bảng).
Giáo viên chốt lại (đúng).
8) -Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt lại.
9) Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật với D = 14cm , R = 10cm , C = 8cm
-Giáo viên chốt lại.
- Vậy muốn tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm sao? (giáo viên gắn quy tắc lên bảng).
10) Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài là 6cm, rộng là 3cm, cao là 10cm
Dùng ký hiệu VBT.
v Hoạt động 2: Luyện tập.
-Vận dụng quy tắc. Cả lớp đọc kỹ bài tập 1 và làm bài.
v Hoạt động 3: Củng cố.
-Nêu quy tắc, công thức.
-Thi đua: dãy A đặt đề dãy B tính.
5. Tổng kết - dặn dò:
-Làm bài tập.
-Nhận xét chung tiết học.
-Hát
*Hoạt động cá nhân, lớp.
-Các nhóm để các hình hộp chữ nhật lên bàn.
-hs trong nhóm dùng thước đo lại và nêu kết quả (các số đo chính xác).
-Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của 4 mặt bên (2 học sinh)
-Các nhóm thực hiện.
NHÓM 1: (đại diện) trình bày.
-Tính diện tích của từng mặt.
- Tính tổng diện tích của 4 mặt được 384 (cm2). Vậy diện tích xung quanh = 384 (cm2).
NHÓM 2:
Các mặt bên của hình hộp chữ nhật đều có chiều rộng bằng nhau. Nên xếp 4 mặt bên khít lại với nhau và diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của hình chữ nhật và tính số đo của chiều dài này rồi nhân với chiều rộng của hình chữ nhật, được kết quả giống như nhóm 1 là diện tích xung quanh = 384 (cm2)
NHÓM 3:
Cắt hình hộp chữ nhật thành hình khai triển (đính lên bảng).
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện của hình chữ nhật mà chiều dài chính là chu vi đáy vì có chiều rộng = chiều rộng, chiều dài = chiều dài; còn chiều rộng của hình chữ nhật chính là chiều cao của hình hộp chữ nhật. Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật em lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
NHÓM 4:
Đồng ý cách tính diện tích xung quanh của nhóm 3. Vận dụng:
Trước hết, bước 1 tính chu vi đáy (14 + 10) ´ 2 = 48 (cm)
Bước 2 tìm diện tích xung quanh, lấy chu vi đáy nhân với cao 48 ´ 8 = 384 (cm2). Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 384 (cm2).
-2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
-Từng học sinh làm bài.
-Gọi 2 em sửa bài.
- Chu vi đáy:
(8 + 5) ´ 2 = 26 (cm)
-Diện tích xung quanh:
26 ´ 3 = 78 (cm2)
Đáp số: 78 cm2
là diện tích của tất cả các mặt.
là diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.
-Từng học sinh làm bài.
-Học sinh sửa bài:
-Diện tích 2 đáy:
14 ´ 10 ´ 2 = 280 (cm2)
-Diện tích toàn phần:
384 + 280 = 664 (cm2)
2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
-Học sinh làm bài – học sinh sửa bài.
-Chu vi đáy
(6 + 3) ´ 2 = 18 (cm)
-Diện tíc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 21.doc