Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- BTCL: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Băng giấy viết sẵn đề bài bài 1a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Cư Pui 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy đi hết quãng đường 180 km từ 2 chiều ngược nhau.
- Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu?
- Dựa vào công thức tính thời gian thì thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau là bao nhiêu?
- Gọi HS lên bảng trình bày bài toán.
- Gọi HS cách tính thời gian của 2 chuyển động ngược chiều.
Bài 1b:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Chữa bài, đánh giá.
- Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Chữa bài, đánh giá.
- Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, đánh giá.
- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS đọc kết quả bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Chữa bài, đánh giá.
3. Củng cố dặn dò
- Muốn tính thời gian hai xe gặp nhau trong chuyển động ngược chiều ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 1 HS lên bảng chữa bài 1 (SGK/144)
- HS nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
+ 2 chuyển động
+ Ngược chiều.
- 54 + 36 = 90 (km)
- 180 : 90 = 2 (giờ)
- Ta lấy quãng đường chia cho tổng 2 vận tốc .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở.
- 2 HS đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Sau mỗi giờ cả 2 xe ôtô đi được là:
42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để 2 ô tô gập nhau là:
276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ
- Ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
- 1 HS đọc.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở .
- 3 HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Thời gian ca nô đi hết quãng đường AB là:
11giờ 15phút – 7giờ 30phút
= 3 giờ 45phút
Đổi 3 giờ 45phút = 3,75 giờ
Quãng đường AB dài là:
12 × 3,75 = 45 (km)
Đáp số: 45 km
- Ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
- 1 HS đọc.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vbt.
- 3 HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
15km = 15000 m
Vận tốc chạy của con ngựa đó là
15000 : 20 = 750 (m/phút)
Đáp số: 750 m/phút
- Ta lấy quãng đường chia cho thời gian
- 1 HS đọc.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở ôli.
- 3 HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường xe máy đi là:
42 × 2,5 = 105 (km)
Sau 2giờ 30phút xe máy còn cách B là: 135 – 105 = 30 (km)
Đáp số: 30 km
- 2 HS tiếp nối nhau nêu: Ta tìm sau một giờ hai xe đi được quãng đường bao nhiêu sau đó lấy quang đường chia cho tổng quãng đương đi được trong một giờ.
- Lắng nghe.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T3)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS trên chuẩn đọc diễn cảm thể hiện đúng văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật
- Tìm được câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
- HS trên chuẩn: Hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ thay thế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 27.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài bài 2 của tiết học trước.
- Nhận xét sự chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét.
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài văn và câu hỏi cuối bài.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:
+ Đọc thầm, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi cuối bài.
- Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương?
- Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
- Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn?
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
- Nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 2 HS đọc
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi làm bài.
- Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
- Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.
- Có 5 câu ghép.
+ Liên kết bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ.
- Đoạn 1: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1).
- Đoạn 2: mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2), mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
- Lắng nghe
Tiết 4: TẬP ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T4)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS trên chuẩn đọc diễn cảm thể hiện đúng văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật
- Kể tên đúng các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì 2 (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 17.
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Làm lại bài tập 2 – Ôn tập tiết 3
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét.
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập. Nhắc HS mở mục lục sách để tìm cho nhanh.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm bài ra giấy dán lên bảng, GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 2 HS lên bảng mỗi HS phân tích 1 câu.
- HS dưới lớp viết ra nháp.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc.
+ Các bài tập đọc: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
- 1 HS đọc.
- 3 HS lập dàn ý của mỗi bài vào giấy khổ to, cả lớp làm vào VBT.
- 3 HS báo cáo kết quả làm việc.
VD: Bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
+ Mở bài : Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
+ Thân bài:
- Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
- Hoạt động nấu cơm.
+ Kết bài: chấm thi, niềm tự hào của người đoạt giải.
* Chi tiết em thích nhất
Em thích nhất chi tiết thanh niên các đội thi lấy lửa vì đấy là việc làm rất khó, đòi hỏi sự khéo léo hơn nữa, nó diễn ra rất vui, rất sôi nổi.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 28 tháng 03 năm 2018
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết giải bài toán chuyển động đều cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian;
- BTCL: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng chữa bài 4 VBT (72).
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, nhận xét đánh giá.
- giờ là bao nhiêu phút?
- Trong 2,4 phút báo gấm đã chạy được 4,8km. Báo gấm là 1 trong những loài động vật chạy nhanh nhất.
Bài 1
Bài 1a
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Nêu cách tính quãng đường.
+ Có mấy chuyển động đồng thời?
+ Cùng chiều hay ngược chiều?
+ Giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.
+ Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp mấy km?
+ Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe đạp và xe máy là 0 km.
+ Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp bao nhiêu km?
+ 24km chính là hiệu 2 vận tốc trong chuyển động cùng chiều.
- Cho HS tự làm vào vở dựa theo công thức đã học.
+ Gọi HS nêu các bước giải.
Bài 1b
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV chữa bài và đánh giá cho HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, đánh giá cho HS.
3. Củng cố dặn dò
- Muốn tính thời gian hai xe gặp nhau trong chuyển động cùng chiều ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 1 HS lên bảng
- HS nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 3 HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Quãng đường báo gấm chạy được là:
120 = 4,8(km)
Đáp số: 4,8km
- giờ = 2,4 phút
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- S = v t
+ Hai.
+ Cùng chiều.
+ 48 km.
+ 24 km.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở. Nhận xét bài bạn.
Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp:
36 – 12 = 24 (km/giờ)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp:
48 : 24 = 2 (giờ )
Đáp số: 2 giờ
+ Để tính được thời gian ta cần tìm quãng đường, tìm hiệu hai vận tốc " tìm thời gian
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở.
- 2 HS đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là là:
36 - 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
- 1 HS đọc.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vbt.
- 3 HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11giờ 7 phút – 8 giờ 37phút
= 2 giờ 30 phút
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Đến khi ôtô khởi hành xe máy đã đi được quãng đường là:
36 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ôtô đến gần xe máy là:
54 - 36 = 18 (km)
Thời gian để ôtô đuổi kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ)
Ôtô đuổi kịp xe máy lúc:
11giờ 7phút + 5 giờ
= 16 giờ 7 phút
Đáp số: 16 giờ 7 phút
- Ta tìm sau một giờ hai xe tiến gần đến nhau được quãng đường bao nhiêu sau đó lấy quãng đường chia cho tổng quãng đường đi được trong một giờ.
- Lắng nghe.
Tiết 2: TOÁN: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc, viết, so sánh số tự nhiên.
- Biết các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- BTCL: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc số trước lớp.
- Nhận xét, việc đọc số của HS, có thể viết thêm nhiều số khác cho HS đọc, có thể hỏi thêm về giá trị của những chữ số khác trong từng số.
+ Qua bài toán em hãy cho biết giá trị của chữ số trong 1 số phụ thuộc vào đâu?
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Làm thế nào để viết được các số tự nhiên liên tiếp?
+ Thế nào là số chẵn, 2 số chẵn liên tiếp nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Thế nào là số lẻ, 2 số lẻ liên tiếp nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Nhận xét, chỉnh sửa từng câu trả lời của HS cho đúng.
Bài 3
- Yêu cầu HS tự so sánh.
- Chữa bài, yêu cầu HS nêu lại quy tắc so sánh các số tự nhiên với nhau.
Bài 4
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét chốt lại
+ Muốn xếp đúng thứ tự các số ta làm như thế nào
Bài 5
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp
- Gọi HS đọc bài .
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao chọn các số đó .
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS
- 1 HS lên chữa bài tập.
- HS nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc đề bài trong SGK.
- Đọc các số và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó.
- Mỗi HS đọc 1 số, tiếp nối nhau đọc theo bàn hoặc tổ nhóm mà GV chỉ định.
- 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli.
+ Giá trị của chữ số trong 1 số phụ thuộc vào vị trí của nó đứng ở hàng nào. Cùng 1 chữ số nhưng đứng ở các hàng khác nhau thì có giá trị khác nhau.
- 1 HS đọc đề bài trong SGK.
- 3 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli.
- 2 HS đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.
- 3 HS nhận xét, chữa bài.
+ Dựa vào tính chất của các số tự nhiên liên tiếp thì số lớn hơn số bé 1 đơn vị, số bé kém số lớn 1 đơn vị.
+ Số chẵn là các số chia hết cho 2. Trong 2 số chẵn liên tiếp thì số lớn hơn số bé 2 đơn vị, số bé kém số lớn 2 đơn vị.
+ Số lẻ là các số không chia hết cho 2. Trong 2 số lẻ liên tiếp thì số lớn hơn số bé 2 đơn vị, số bé kém số lớn 2 đơn vị.
- 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở ôli.
- 1 HS nêu.
- 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở ôli.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở, kiểm tra bài của nhau.
- Đọc bài nhận xét chữa bài
a. từ bé đến lớn :
3999, 4856, 5468, 5486
b. từ lớn đến bé:
3762, 3726, 2763,2736
- 1 HS đọc đề bài.
- Tìm số thích hợp viết vào ô trống.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở ô ly.
- 3 đến 4 HS đọc, HS nhận xét.
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
- Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3, 9, 2, 5.
- 2 HS nối tiếp nhau nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T5)
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút.
- Viết được đoạn văn tả ngoại hình của 1 cụ già mà em biết. Biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc dàn ý một bài tập đọc của bài 3 - tiết 4.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Viết chính tả
- Gọi HS đọc bài văn Bà cụ bán hàng nước chè.
- Nội dung chính của bài văn là gì?
- GV đọc các từ khó, yêu cầu HS viết: tuổi giời, bạc trắng, tuồng chèo.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Yêu cầu 1 số HS nộp bài.
- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Gọi HS nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.
- Nhận xét chữa lỗi sai trong bài của HS.
* Viết đoạn văn
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2
+ Đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ?
+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò
- 2 HS đọc.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Bài văn tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp.
- HS nghe và viết bài.
- HS tự soát lỗi bài viết của mình.
- Những HS có tên đem bài lên nộp
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.
- Vài HS nêu lỗi sai, cách sửa.
- HS sửa lỗi sai ra lề vở.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà cụ.
+ Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng.
- HS tự làm bài vào vbt, 1 HS làm bài vào giấy khổ to.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
VD: Em rất yêu bà ngoại em. Bà năm nay đã gần bảy mươi tuổi. Mái tóc bà bạc trắng như cước. Những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt phúc hậu của bà. Mỗi khi ngoại cười, ánh mắt toát lên vẻ hiền từ, ấm áp. Da bà đã có nhiều chấm đồi mồi. Giọng bà trầm ấm như những bà tiên trong câu chuyện cổ. Những kỉ niệm về bà còn đọng mãi trong tâm trí em. Bà là người dạy cho em những nét chữ đầu tiên.
- HS đọc, cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe để học tập.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T6)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS trên chuẩn đọc diễn cảm thể hiện đúng văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Sử dụng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu theo yêu cầu BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài văn tả ngoại hình bà cụ (Ôn tập tiết 5).
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT. Nhắc HS sau khi điền xong các từ ngữ thích hợp cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
- Gọi HS làm bài ra giấy dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.
- HS đọc.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 HS làm bài vào giấy khổ to, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày câu trả lời của mình.
a. - Nhưng nối câu 3 với câu 2
b. - Chúng nối câu 2 với câu 1
c. - Nắng - ánh nắng – nắng ở các câu 2, 3, 6 lặp lại ánh nắng ở câu 1 – liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Sứ ở câu 5 lặp lại sứ ở câu 4.
- Chị ở câu 7 thay cho sứ ở câu trước.
- Lắng nghe
Tiết 5: KHOA HỌC: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Yêu quý bảo vệ các loài động vật và tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm thẻ.
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 55.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bướm cải
+ Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con?
- Dán lên bảng quá trình phát triển của bướm cải.
- Em hãy ghép các tấm thẻ vào đúng hình minh hoạ từng giai đoạn của bướm cải.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Kết luận: Đây là hình mô tả quá trình phát triển của bướm cải từ trứng cho đến khi thành bướm. Đây là loại bướm có bốn cánh mỏng, phủ 1 lớp vải nhỏ như phấn, có màu trắng. Loại bướm này thường đẻ trứng vào lá của các cây rau cải, bắp cải hoặc súp lơ. Quá trình phát triển của bướm cải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, bướm.
- Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải?
+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
+ Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu, cây cối?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ruồi và gián
- Một trong những loài côn trùng mà chúng ta thường xuyên nhìn thấy đó là ruồi và gián. Ruồi và gián sinh sản như thế nào? Làm cách nào để có thể diệt ruồi và gián? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình minh hoạ 6, 7 trang 115 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình (chuẩn bị cho HS này 1 tờ giấy nhỏ ghi các câu hỏi cần trả lời).
+ Gián sinh sản như thế nào?
+ Ruồi sinh sản như thế nào?
+ Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?
+ Ruồi thường đẻ trứng ở đâu?
+ Gián thường đẻ trứng ở đâu?
+ Nêu những cách diệt ruồi mà bạn biết?
+ Nêu những cách diệt gián mà bạn biết?
+ Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?
- Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trừng. Có những loài côn trùng trứng nở thành con như gián. Nhưng cũng có loài côn trùng phải qua các giai đoạn trung gian mới nở thành con. Biết được chu trình sinh sản của chúng để ta có biện pháp tiêu diệt chúng.
Hoạt động 3: Người hoạ sĩ tí hon
- GV cho HS vẽ tranh về vòng đời của một loài côn trùng mà em biết.
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.
- Cử ban giám khảo đánh giá cho những HS hoàn thành bài vẽ.
- Nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò
+ Em hãy nêu lại chu trình sinh sản của loại bướm cải ? Giai đoạn nào bướm cải gây hại nhất?
- GV liên giáo dục BVMT cho HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
+ Trả lời: Côn trùng sinh sản bằng cách để trứng.
- 1 HS lên bảng ghép. HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn đúng sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Hình 1: trứng
Hình 2: sâu
Hình 3: nhộng
Hình 4: bướm
- Tiếp nối nhau trả lời theo khả năng hiểu biết của mình.
- Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
+ Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau rất nhiều.
+ Để giảm thiệt hại cho cây cối, hoa màu do côn trùng gây ra, người ta có thể bắt sâu, phun thuốc sâu, bắt bướm
- Lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS khá điều khiển lớp trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Nêu câu hỏi.
+ Mời bạn trả lời.
+ Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.
+ Gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con.
+ Ruồi đẻ trứng. Trứng nở ra dòi hay còn gọi là ấu trùng. Dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
+ Chu trình sinh sản của ruồi và gián: giống nhau: cùng đẻ trứng, khác nhau: trứng gián nở ra gián con. Trứng ruồi nở ra dòi. Dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
+ Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật
+ Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo
+ Diện ruồi bằng cách giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, dọn sạch rác thải hoặc phun thuốc diệt ruồi.
+ Diệt gián bằng cách: giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo hoặc phun thuốc diệt gián.
+Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
- Lắng nghe
- HS tự vẽ tranh.
- Nối tiếp trình bày sản phẩm.
- Lớp nhận xét bình chọn.
+ Bướm cải đẻ trứng; trướng nở thành sâu;sâu phát triển thành nhộng; nhộng lại nở ra sâu
+ Sâu ăn lá rau để lớn. Đây là giai đoạn gây hại nhất
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tiết 1: TOÁN: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- BTCL: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đọc các phân số mình viết được.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Yêu cầu HS giải thích cách viết phân số, hỗn số của mình.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Khi muốn rút gọn phân số chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Muốn quy đồng mẫu số 2 phân số ta làm như thế nào?
Bài 4
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Em hãy nêu cách thực hiện so sánh các phân số?
- Yêu cầu HS giải thích các trường hợp so sánh trong bài
Bài 5
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS
- HS lên chữa bài tập
- HS nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc đề bài.
- Viết phân số chỉ số phần đã tô màu của mỗi hình đã cho.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở ô li.
- HS đọc, HS nhận xét.
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
a.
b. 1
- HS giải thích trước lớp.
- 1 HS đọc đề bài.
- Ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một số tự nhiên khác 0.
- 2 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vbt.
- 2 HS đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
- Cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- 3 HS lên làm bài trên bảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 28 Lop 5_12316288.doc