TIẾT 2: LỊCH SỬ
PPCT 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU
1.1/ Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Tại vùng căn cứ, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
1.2/ Kể tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành - Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
1.3/ Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội TNTP, ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
*HS NK: Phân biệt được điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
2/ Thảo luận nhóm TLCH.
3/ Tôn trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành Huế, đồn mang cá, toà Khâm Sứ.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ
40 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 3 - Trường tiểu học Thọ Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân (5’)
- Gọi 6 HS lên bảng đọc phân vai phần 1 vở kịch lòng dân.
- Gọi HS nêu nội dung phần 1 của vở kịch.
- GV nhận xét lại, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 2: Luyện đọc (MT 1.1, 2.1) (15’)
- Gọi HS toàn bộ phần 2 của vở kịch.
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1: từ đầu ... (chú toan đi, cai cản lại)
+ Đ2: Tiếp ... chưa thấy
+ Đ3: Còn lại
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Lần 1: HS đọc, GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi HS đọc chú giải trong SGK.
+ Lần 2: HS đọc, GV cho HS giải nghĩa từ khó.
+ Miễn cưỡng nghĩa là gì?
+ Em hiểu thế nào là ngọt ngào?
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét HS làm việc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (MT 1.2) (13’)
+ An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
- Nêu ý chính đoạn 1?
+ Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
- Nêu ý chính đoạn 2+3?
+ Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong đoạn kịch?
+ Vì sao vở kịch dược đặt tên là lòng dân?
- Nêu nội dung chính của vở kịch là gì?
- Chốt lại nội dung: Trong cuộc đấu trí với giặc để cứu cán bộ, mẹ con dì Năm vừa kiên trung, vừa thông minh, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm (MT 2.2) (10’)
- Gọi HS đọc đoạn kịch theo vai. Nêu giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật.
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai).
- Tổ chức cho HS thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 5: Kết thúc (2’)
+ Em thích nhất chi tiết nào trong vở kịch? Vì sao?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn dò HS
- 6 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 1 HS nêu nội dung, lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn.
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm cho HS.
- 1 HS đọc chú giải
+ Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó
- Miễn cưỡng: gắng gượng.
- Ngọt ngào là: êm ái, dễ nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Nghe.
+ Khi bọn giặc hỏi: Ông đó có phải là tía mầy không? An trả lời: hổng phải tía làm cho bọn giặc mừng rỡ tưởng An sợ nên đã khai thật.
- Bé An thông minh, hóm hỉnh.
+ Dì giả vờ hỏi chú cán bộ giấy tờ để ở chỗ nào, khi cầm giấy tờ ra lại nói rõ tên chồng, tên bố chồng để cán bộ biết mà nói theo.
+ Dì vội đưa cho chú 1 cái áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng dì để bọn địch không nhận ra.
- Dì năm thông minh mưu trí
- Bé An thông minh, hóm hỉnh.
- Dì năm thông minh mưu trí
- Cán bộ bình tĩnh.
- Cai lính: hống hách, ngang ngược
+ Vì nó thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ với cách mạng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu
- HS nhắc lại.
- 5 HS đọc theo vai - nêu giọng đọc.
+ Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
+ Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối.
+ Giọng cán bộ : bình tĩnh, tự tin
+ Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc
- 5 HS tạo thành 1 nhóm cùng luyện đọc theo vai.
- 4 nhóm thi đọc.
- HS phát biểu, giải thích.
- Lắng nghe.
--------------------------------------------------------------------------
TIẾT 2: TOÁN
PPCT 13: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1/ Nêu được, cách:
- Cộng trừ phân số, hỗn số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị.
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
2/ Thực hiện được các bài toán:
- Cộng trừ phân số, hỗn số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị.
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
- BTCL: 1 (a, b); 2 (a, b); 4 (3 số đo 1, 3, 4); 5.
3/ Tính toán cẩn thận, chính xác, trình bày bài toán khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân (5’)
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 2: Luyện tập (MT 1, 2) (30’)
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, củng cố cho HS cách cộng 2 phân số; cách tính giá trị biểu thức.
Bài 2
+ Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3
+ Bài tập 3 yêu cầu gì?
- Hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp và làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét chữa bài, kết quả khoanh đúng là C.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp.
- Gọi HS báo cáo kết quả
- Nhận xét chốt lại: Cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với 1 tên đơn vị đo.
Bài 5
- Gọi HS đọc bài.
- Kẻ sơ đồ lên bảng.
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: Kết thúc (5’)
+ Nêu cách tính giá trị biểu thức với phân số
+ Nêu cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành hỗn số với 1 tên đơn vị đo.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng chữa bài tập:
- HS nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Tính.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS nhận xét.
a.
b.
c.
- Tính.
- Cả lớp làm vào vở ô li
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
a.
b.
c.
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS ngồi cạnh nhau trao đổi làm bài vào vở ô li
- 1 cặp HS trao đổi làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.
- Đại diện 2 cặp HS báo cáo kết quả.
- HS nhận xét.
- Viết số đo độ dài theo mẫu.
- HS quan sát
- 2 HS ngồi cùng bàn cùng trao đổi làm bài vào vở ô li.
- 1 cặp HS trao đổi làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.
- Đại diện 2 cặp HS báo cáo kết quả
- HS nhận xét.
7m 3dm =
8dm 9cm =
12cm 5mm =
- 1 HS đọc bài toán.
- HS quan sát sơ đồ
- HS tự làm vào vở ô li
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- 3 HS đọc bài của mình - HS nhận xét.
Bài giải
quãng đường AB dài là:
12 : 3 = 4 (km)
Quãng đường AB dài là:
4 x 10 = 40 (km)
Đáp số: 40 km
- HS nêu.
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 3+4: TIẾNG ANH
(GV CHUYÊN DẠY)
------------------------------------------------------------------------------
CHIỀU:
TIẾT 2: LỊCH SỬ
PPCT 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU
1.1/ Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Tại vùng căn cứ, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
1.2/ Kể tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành - Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
1.3/ Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội TNTP, ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
*HS NK: Phân biệt được điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
2/ Thảo luận nhóm TLCH.
3/ Tôn trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành Huế, đồn mang cá, toà Khâm Sứ.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân (5’)
+ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn trường Tộ?
- Nhận xét lại, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 2: Người đại diện phía chủ chiến (MT 1) (5’)
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ với TDP như thế nào?
+ Nhân dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với Pháp?
- Kết luận: sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của TDP, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục; các quan lại nhà Nguyễn chia thành 2 phái: Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trương và phái chủ hoà.
Hoạt động 3: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế (MT 1.1) (13’)
- Chia thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm, trao đổi để trả lời các câu hỏi.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
+ Cuộc phản công diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào?
+ Vì sao cuộc phản công thất bại?
- Cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- Yêu cầu HS thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Nhận xét kết quả thảo luận.
Hoạt động 4: Tôn Thất Thuyết, Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương (MT 1.2, 1.3, 2) (9’)
+ Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm, chia sẻ với các bạn thông tin, hình ảnh mình sưu tầm, tìm hiểu được về ông vua yêu nước Hàm Nghi và về chiếu Cần Vương
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi: Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch....
+ Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương?
- YC: Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội TNTP, ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
- Tóm tắt nội dung hoạt động 4.
Hoạt động 5: Kết thúc (3’)
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Dặn dò HS.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành 2 phái.
- Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với TDP.
- Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống TDP giành lại độc lập dân tộc.
+ Nhân dân ta không chịu khuất phục TDP.
- HS lắng nghe.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, thảo luận và ghi các câu trả lời vào phiếu.
+ Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.
+ Đêm mùng 5-7-1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng súng nổ rầm trời của súng thần công, quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn mang Cá và toà Khâm sứ Pháp. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, đến gần sáng thì đánh trả lại.
+ Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm, nhưng vũ khí lạc hậu, lực lượng ít.
- Các nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận, HS bổ sung đẻ có câu trả lời hoàn chỉnh.
- 2 HS thuật lại - HS nhận xét bổ sung.
+ Sau khi cuộc phản công thất bại,Tôn Thất Thuyết đã đưa vua hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Tại đây ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
- HS làm việc trong nhóm theo yêu cầu của GV.
- HS lần lượt trình bày kết quả, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
+ Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình - Thanh Hoá)
+ Phan Đình Phùng (Hương Khê - Hà Tĩnh)
+ Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy - Hưng Yên).
- HS phát biểu cá nhân.
- 1 HS nêu lại.
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 3: RÈN TOÁN
PPCT 8: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
1/ Nêu lại các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia PS/HS; Cách viết số đo dưới dạng hỗn số.
2/ Thực hiện các phép tính và giải toán.
3/ Tính toán cần thận, chính xác, trình bày bài toán khoa học.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân (MT 1) (5’)
- Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Cho HS nêu các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé?
Hoạt động 2: Thực hành (MT 2) (33’)
- HS làm các bài tập
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV KT một số bài.
- Chữa một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Tính
a) b)
c) d)
e) g)
h) i)
Bài 2: Viết các số đo theo mẫu:
a) 8m 5dm
b) 4m 75cm.
c) 5kg 250g
Bài 3: So sánh hỗn số:
a) ; b)
c) ; d)
Bài 4: (HSNK)
Người ta hòa lít nước si- rô vào lít nước lọc để pha nho. Rót đều nước nho đó vào các cốc chứa lít. Hỏi rót được mấy cốc nước nho?
Hoạt động 3: Kết thúc (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số.
- HS nêu
Đáp án:
a) c) 7
b) d)
e) g)
h) i)
Đáp án:
a) m c)kg.
b) m
Lời giải:
a) vì 5 > 2
b)
c) ;
d)
Bài giải
Phân số chỉ số lít nước nho đã pha là:
(lít)
Số cốc nước nho có là :
(cốc)
Đ/S: 9 cốc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 4: RÈN TIẾNG VIỆT
PPCT 5: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
1.1/ Tìm được những từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
1.2/ Phân biệt được sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2/ Cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể. Tích cực hóa vốn từ (đặt câu với từ tìm được).
3/ Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng TV văn hóa trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 Cá nhân (4’)
- HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa?
- Giáo viên nhận xét chung.
Hoạt động 2: Luyện tập (MT 1.2, 1.2, 2) (33’)
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV KT một số bài.
- Chữa một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1:
H: Tìm các từ đồng nghĩa.
Chỉ màu vàng.
Chỉ màu hồng.
Chỉ màu tím.
Bài 2:
H: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1.
Bài 3:
H: Đặt câu với từ: xe lửa, tàu hoả, máy bay, tàu bay.
Hoạt động 3: Kết thúc (3’)
- Nhận xét giờ học
- HS nhắc lại bài, về nhà ôn lại bài.
- HS nêu.
Đáp án:
Vàng chanh, vàng choé, vàng kệch, vàng xuộm, vàng hoe, vàng ối, vàng tươi,
Hồng nhạt, hồng thẫm, hồng phấn, hồng hồng,
Tím ngắt, tím sẫm, tím đen, tím nhạt, tím than,
Đáp án:
Màu lúa chín vàng xuộm.
Tóc nó đã ngả màu vàng hoe.
Mẹ mới may cho em chiếc áo màu hồng nhạt.
Trường em may quần đồng phục màu tím than.
Đáp án:
- Tàu bay đang lao qua bầu trời.
- Giờ ra chơi, các bạn thường chơi gấp máy bay bằng giấy.
- Bố mẹ em về quê bằng tàu hoả.
- Anh ấy từ Hà Nội đi chuyến xe lửa 8 giờ sáng vào Vinh rồi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
==============================================
Ngày soạn: 06/09/2018
Ngày giảng: 13/09/2018
SÁNG:
TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
PPCT 6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU
1/ Sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); Nêu được ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ (BT2).
2/ Dưạ theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu viết một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng một hai từ đồng nghĩa (BT3).
*HS năng khiếu biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
3/ Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng TV văn hóa trong giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
- Bảng nhóm
- Các thẻ chữ ghi:
Vác
Xách
Khiêng
Kẹp
Đeo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân (5’)
- Gọi HS lên bảng đặt câu với từ bắt đầu bằng tiếng đồng.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2.
- Nhận xét lại, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 2: Luyện tập (MT 1, 2) (30’)
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. GV đánh số thứ tự vào các ô trống và yêu cầu HS tìm từ trong ngoặc phù hợp với ô trống đó.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- Cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK/33.
- Nhận xét kết luận.
- Hỏi để HS nhớ nghĩa của mỗi từ trong nhóm
+ Các từ: Xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì?
+ Tại sao chúng ta không nói: Bạn Lệ vác trên vai chiếc balô con cóc?
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Phát bảng nhóm, yêu cầu hoạt động nhóm:
+ Đọc kĩ từng câu tục ngữ.
+ Xác định nghĩa của từng câu.
+ Xác định nghĩa chung của câu tục ngữ.
+ Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng với câu tục ngữ đó.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét kết luận.
- Gọi HS đặt câu với các câu tục ngữ.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu.
+ Em chọn khổ thơ nào trong bài để miêu tả. Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào?
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Kết thúc (5’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS
- HS lên bảng đặt câu.
- HS tiếp nối nhau đọc
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- HS trao đổi thảo luận, làm bài.
- 1 HS làm trên bảng lớp.
- HS nhận xét đúng/sai. Các từ lần lượt cần điền là: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp
- HS quan sát tranh, nhìn tranh nói về hành động của từng bạn.
- HS nối tiếp nhau nêu ý nghĩa.
+ Mang 1 vật nào đó đến nơi khác.
+ Vì "đeo" nghĩa là mang vật nào đó dễ tháo cởi, "vác" nghĩa là mang chuyển 1 vật nặng, cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc balô con cóc nhỏ và nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp.
- 1 HS đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc.
- 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV.
a) Cáo chết 3 năm quay đầu về núi: làm người phải thuỷ chung
b) Lá rụng về cội: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên
c) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Loài vật thường nhớ nơi ở cũ
- 1 nhóm nêu nghĩa chung của 3 câu tục ngữ: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- HS nối tiếp đặt câu
+ Làm người phải biết nhớ quê hương. Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi nữa là.
+ Ông tôi sống ở nước ngoài sắp về nước sống cùng gia đình tôi. Ông bảo “Lá rụng về cội, ông muốn về chết nơi quê cha đất tổ” .
+ Đi đâu chỉ vài ba ngày, bố tôi đã thấy nhớ nhà muốn về. Bố thường bảo “Trâu bảy năm còn nhớ chuồng. Con người nhớ tổ ấm của mình là phải”
- 1 HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng các khổ thơ.
- HS phát biểu.
- Lớp làm bài vào vở.
- 3 HS lần lượt đọc bài trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
VD: Trong các màu sắc ở Việt Nam em thích nhất là màu vàng. Màu vàng tươi của hoa cúc gợi nhớ mùa thu trong lành, mát mẻ. Những ánh nắng vàng hoe rải nhẹ trên đường. Màu vàng gợi sự no ấm, bình yên. Những cánh đồng lúa chín vàng rực. Trong vườn lắc những chùm quả khế, quả cam vàng lịm.
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------------------------
TIẾT 2: TOÁN
PPCT 14: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1/ Nêu được cách:
- Nhân, chia hai phân số; tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
- Tính diện tích một số hình.
2/ Thực hành:
- Nhân, chia 2 phân số đúng; tìm được thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Viết đúng các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với 1 tên đơn vị đo.
- Tính đúng diện tích một số hình.
3/ Tích cực học tập, tính toán cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Phiếu để 1 HS làm BT 3
2. Học sinh: vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân (5’)
- Yêu cầu 2 học sinh làm BT4 (Tr-16).
- Giới thiệu bài - Ghi tựa.
Hoạt động 2: Thực hành (30’)
Bài 2
- Nêu yêu cầu BT1.
- Yêu cầu HS nêu lại cách nhân, chia 2 PS.
- Yêu cầu HS làm bài .
-Nhận xét, chốt ĐS.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT2.
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp, chữa bài (khi chữa bài nêu cách tìm thành phần chưa biết)
- Nhận xét.
Bài 3
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT3.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính mẫu (như SGK).
- Lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng.
- Chữa bài.
- Tiểu kết
Bài 4: (HSNK)
- Nêu yêu cầu BT4.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ (SGK); hướng dẫn học sinh làm bài vào SGK.
- Chữa bài, tiểu kết
Hoạt động 3: Kết thúc (3’)
Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
Dặn HS học bài, CB bài sau
- 2 HS thực hiện
- Nhắc lại.
Bài 1: Tính
- 2 HS nhắc lại.
Đáp án:
Bài 2: Tìm x
x =
b) x - =
x = +
x =
c) x
x =
x =
d) x :
x =
x =
Bài 3: Viết các số đo độ dài ( Theo mẫu)
- 1 HS nêu.
- Theo dõi mẫu.
1m 75cm = 1m + m = 1m
5m 36cm = 5m + m = 1m
8m 8cm = 8m + m = 8m
Bài 4:
- 1 HS nêu.
- Quan sát hình vẽ, nghe hướng dẫn cách làm
- Làm bài, chữa bài
Đáp án: B. 1400m2
--------------------------------------------------------------------------
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
PPCT 5: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
1/ Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nêu được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
2/ Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
3/ Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu văn học cho học sinh.
GDBVMT: Từ bài văn “Mưa rào” giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng GDBVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân (5’)
- Gọi HS đọc dàn ý bài văn tả buổi chiều trong ngày.
- GV nhận xét lại, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 2: Luyện tập (MT 1, 2, 3)
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
+ Đọc kĩ bài văn Mưa rào trong nhóm.
+ Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
+ Trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ Viết câu trả lời vào giấy nháp.
- Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận:
+ Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?
+ Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu mưa đến lúc kết thúc cơn mưa?
+ Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa?
+ Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
+ Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay?
+ Qua đó em cảm nhận vẻ đẹp môi trường thiên nhiên ntn?
- GD BVMT cho HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc bản ghi chép về cơn mưa mà em đã quan sát.
+ Phần mở bài cần nêu những gì?
+ Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
+ Những cảnh vật nào chúng ta thường gặp trong cơn mưa?
+ Phần kết bài em nêu những gì?
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
- Nhận xét. Sửa chữa bổ sung cho HS về cách dùng từ, quan sát, miêu tả.
Hoạt động 3: Kết thúc (5’)
+ Khi viết văn miêu tả người ta thường sử dụng các giác quan nào để quan sát?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS đứng tại chỗ đọc dàn ý, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 2 bàn HS quay lại cùng trao đổi thảo luận, làm bài theo hướng dẫn.
+ Mây: bay về, mây lớn, nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, mây tản ra rồi sàn đều trên nền đen.
+ Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, rồi điên đảo trên cành cây.
+ Tiếng mưa: lẹt đẹt, ù lách tách, rào rào, sầm sập, đồm độp, bùng bùng, ồ ồ, xối
+ Hạt mưa: những giọt lăn tăn, mấy giọt tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt bay.
- Trong mưa:
+ Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẫy.
+ Con gà trống ứơt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Trong nhà tối sầm, tỏa một mùi nồng ngai ngái.
+ Nước chảy đỏ ngón, bốn bề sân cuồn cuộn dìn vào cái rãnh cống đổ xuống ao chuôm.
+ Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẳm vang lên 1 hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa.
- Sau cơn mưa:
+ Trời rạng dần
+ Chim chào mào hót râm ran
+ Phía đông một mảng trời trong vắt
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
+ Mắt: mây biến đổi, mưa rơi, đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh xung quanh.
+ Tai: tiếng gió, tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng chim hót.
+ Cảm giác: sự mát lạnh của làn gió, mát lạnh nhuốm hơi nước
+ Tác giả quan sát cơn mưa theo trình tự thời gian: Lúc trời sắp mưa mưa tạnh hẳn. Tác giả quan sát cảnh vật rất chi tiết và tinh tế.
+ Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi tả khiến ta hình dung được cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực.
- Môi trường thiên nhiên rất đẹp, trong lành, hữu ích với cuộc sống của con người...
- 1 HS đọc.
- HS đọc bài của mình trước lớp.
- Giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
- Em miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian; miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa.
- Cảnh: mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, ...
- Phần kết bài em nêu cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi sửa chữa bài cho bạn.
VD:
- MB: trời nổi cơn dông. Mây đen ùn ùn kéo đến, báo hiệu trời sắp mưa.
- TB:
+Mây dên bao phủ khắp bầu trời
+ Gió mang hơi nước lạnh.
+ Mưa rơi xiên xẹo theo làn gió.
+ Mưa bắt đầu nặng hạt.
+ Nước chảy lênh láng.
+ C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 3 Lop 5_12412908.doc