I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
2. Kĩ năng: Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
3. Thái độ:Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy ghi nội dung bài.
- HS: Bảng con, nháp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
33 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa đời sống, xã hội.
+ Theo dõi, đánh giá kết quả thi đua.
* Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị: “Luyện tập về từ nhiều nghĩa”.
- NX tiết học.
* Hoạt động nhóm đôi, lớp
- Thảo luận theo nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi trên (được phép theo dõi SGK).
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Cây cối ; mưa ; chim chóc; bầu trời; núi non
- Lớp nhận xét, nhắc lại giải nghĩa từ “thiên nhiên” cho giáo viên ghi bảng “Thiên nhiên là tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra”.
* Hoạt động cá nhân
+ Đọc các thành ngữ, tục ngữ
+ Lớp làm vào VBT.
+ 1 em lên làm trên bảng phụ
a. Lên thác xuống ghềnh
b. Góp gió thành bão
c. Nước chảy đá mònø
d. Khoai đất lạ, mạ đất quen
* KG :
Chỉ người gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
- Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn, sức mạnh lớn ® Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh.
- Kiên trì bền bỉ thì việc gì cũng làm xong.
- Khoai trồng ở nơi đất mới, đất lạ thì tốt, mạ trồng ở nơi đất quen thì tốt.
+ Đọc nối tiếp các thành ngữ, tục ngữ trên và nêu từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên
* Hoạt động nhóm
+ Chia 4 nhóm ngẫu nhiên
+ Di chuyển về nhóm
+ Bầu nhóm trưởng, thư ký
+ Tiến hành thảo luận
+ Trình bày (kết hợp tranh ảnh đã tìm được)
- Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận, khôn cùng...;Cánh đồng rộng mênh mông
- (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát ...
- (dài) dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài thượt, dài nguêu, dài loằng ngoằng, dài ngoẵng ...;Con đường xa tít tắp
- cao vút, cao chót vót, cao ngất, chất ngất, cao vời vợi...;Ngọn cây cao vút
* HSNK : hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm ...;Dòng sông sâu thẳm
- ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì cạp, càm cạp, lao xao, thì thầm ...
- lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên ...
- cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, điên khùng, khổng lồ, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp ...
- HS nhận xét bổ sung
- Hoạt động lớp, cá nhân
+ Dãy nào không tìm được trước thì thua cuộc.
VD:
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
- Nắng mau trưa mưa mau tối.
*****************************************
TIẾT 5
PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ (Nghe - viết )
Tiết 8. Bài: Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
2. Kĩ năng: Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
3. Thái độ:Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy ghi nội dung bài.
- HS: Bảng con, nháp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
40’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: HDHS nghe – viết.
Giải quyết MT 1
- Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn viết chính tả.
- Cho học sinh nêu một số từ ngữ dễ viết sai trong đoạn văn: mải miết, gọn ghẽ, len lách, bãi cây khộp, dụi mắt, giẫm, hệt, con vượn.
- Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết cho học sinh.
- Giáo viên đọc từng câu cho HS viết.
- Giáo viên đọc lại cho HS dò bài.
- Giáo viên chấm vở
v Hoạt động 2: HDSH làm bài tập
Giải quyết MT 2
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2.
- HS làm vào vở .
Giáo viên nhận xét .
Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3.
- Cho hs làm bài, chữa bài. Giáo viên nhận xét .
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Liên hệ giáo dục.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
* Hoạt động lớp, cá nhân
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh viết bảng con
mải miết, gọn ghẽ, len lách, bãi cây khộp, dụi mắt, giẫm, hệt, con vượn
- Học sinh viết bài
- Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi
* Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Lớp đọc thầm
- Học sinh gạch chân các tiếng có chứa yê, ya. :khuya; truyền thuyết; xuyên ; yên
- Học sinh sửa bài
- Lớp nhận xét -1 HS đọc bài thơ
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
b,Lích cha lích chích vành khuyên
Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng.
- 1 học sinh đọc đề
- Lớp quan sát tranh ở SGK
- Học sinh sửa bài - Lớp nhận xét
- Tranh 1: Yểng ; tranh 2: Hải yến tranh 3: Đỗ quyên .
- HS hệ thống lại nội dung bài học.
- Lắng nghe.
*****************************************
Ngày soạn : 04/10/2017
Ngày dạy : 18/10/2017 Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2017
TIẾT 1
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 15. Bài: Trước cổng trời
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của cuộc sống trên miền núi cao, và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc .
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động tự hào trước vẻ đẹp thiên nhiên vùng cao nước ta.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, có những hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
GV- Tranh “Trước cổng trời”, bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyện đọc, cảm thụ.
HS- Sưu tầm tranh ảnh về khung cảnh thiên nhiên vùng cao.
III. Các hoạt động dạy học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
35’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: HDHS luyện đọc
- Giải quyết MT 2
Gọi 1 bạn đọc lại toàn bài
- Gọi đọc nối tiếp theo từng khổ.
- Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải
- Gọi 1 bạn đọc lại toàn bài thơ.
- Giáo viên đọc lại toàn bài
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Giải quyết MT 1
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên:
+ Trên tay thầy có 5 loại hoa khác
- Giao việc
+ Mời đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình.
- Nhóm 1, 2: Đọc khổ thơ 1-trả lời câu hỏi 1
- Nhóm 3, 4 Đọc khổ thơ 2 và 3- trả lời câu hỏi 2
- Nhóm 5, 6: Đọc toàn bài thơ-trả lời câu hỏi 3
- Nhóm 7, 8: Đọc toàn bài thơ—trả lời câu 4
- Yêu cầu học sinh thảo luận
- Giáo viên treo tranh “Cổng trời” cho học sinh quan sát.
- Cho HS nêu nội dung của bài
v Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm
Giải quyết MT 2
- Cho HS nêu giọng đọc?
- Giáo viên đưa bảng phụ có ghi sẵn khổ thơ.2
- Cho HS đọc diễn cảm.
- Cho HS thi đọc.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố:
- Cho HS nêu lại ND bài.
* Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, có những hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
5. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị: “Cái gì quý nhất”.
- Nhận xét tiết học .
- Hát
- Học sinh lắng nghe
* Hoạt động cá nhân, lớp
- Học sinh đọc
- Học sinh đọc từ khó có trong câu thơ.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau theo từng khổ.
- Học sinh giải nghĩa ở phần chú giải.
- 1 học sinh đọc toàn bài thơ
- Học sinh lắng nghe
* Hoạt động nhóm, lớp
- Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí.
Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm.
- Vì đó là một đèo cao giữa 2 vách đá
- Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo có thể thấy cả một không gian bao la mênh mông bất tận.
- Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời.
- Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người
- Học sinh quan sát tranh
- Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng với những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
* Hoạt động cá nhân, nhóm
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Giọng sâu lắng, ngân nga thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của một vùng núi cao.
- Học sinh đọc diễn cảm.
- Học sinh thi đua
- 2 HS nêu lại ND bài.
***************************************
TIẾT 2
MÔN: THỂ DỤC
Tiết 15. Bài: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Ôn tập, tra tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng trái, vòng phải, đứng lại.
2. Kĩ năng: Yêu cầu học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
3. Thái độ: Giáo dục tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao.
II/ Địa điểm phương tiện : - Vệ sinh sân bãi, Còi.
III/ Nội dung phương pháp :
Nội dung - Phương pháp
Định lượng
Hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu :
* Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu kiểm tra.
* Khởi động :
+ Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+ Ôn tập: Động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
2. Phần cơ bản :
a/ Kiểm tra đội hình đội ngũ :
MT: HS thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
* Nội dung : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng trái, vòng phải, đứng lại.
* Phương pháp :
- GV điều khiển cho từng tổ thực hiện, học sinh nhận xét.
* Cách đánh giá:
+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
+ Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng 4/6 động tác quy định theo khẩu lệnh.
+ Chưa hoàn thành : Thực hiện sai 3/6 động tác quy định.
- GV nhận xét đấnh giá.
b/ Trò chơi“Kết bạn”.
MT: HS tham gia chơi tương đối chủ động.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi.
- Cho HS tham gia chơi.
- GV quan sát nhận xét, tuyên dương.
3. Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân, chuyển thành vòng tròn.
- Hát và vỗ tay theo nhịp.
- Nhận xét giờ học.
* Dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ.
(6 -10 phút)
1 – 2 phút
1 – 2 phút
2 – 3 phút
(18 -22 phút)
16 – 18 phút
3 – 4 phút
(4 – 6 phút)
1 – 2 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
+ GV điều khiển.
TIẾT 3
MÔN: TOÁN
Tiết 38. Bài: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết so sánh hai sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV- Phấn màu - Bảng phụ thẻ đúng - sai.
HS - Vở toán, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
35’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Củng cố so sánh số thập phân
Giải quyết MT 1
Bài 1:
- Bài này có liên quan đến kiến thức nào?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc so sánh.
- Cho học sinh làm bài 1 vào vở
- Học sinh lên bảng chữa bài.
v Hoạt động 2: Ôn tập củng cố về xếp thứ tự.
Giải quyết MT 1
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Để làm được bài toán này, ta phải nắm kiến thức nào?
- Học sinh thảo luận (5 phút)
Sửa bài: Bằng trò chơi đưa số về đúng vị trí (viết số vào bảng, 2 dãy thi đua tiếp sức đưa số về đúng thứ tự.
v Hoạt động 3: Tìm số đúng
Giải quyết MT 2
Bài 3: Tìm chữ số x
- Giáo viên gợi mở để HS trả lời
- Nhận xét xem x đứng hàng nào trong số 9,7 x 8?
- Vậy x tương ứng với số nào của số 9,718?
- Vậy để 9,7 x 8 < 9,718 x phải như thế nào?
- x là giá trị nào? Để tương ứng?
- Sửa bài “Hãy chọn số đúng”
Giáo viên nhận xét
Bài 4: Tìm số tự nhiên x
a. 0,9 < x < 1,2
- x nhận những giá trị nào?
- Ta có thể căn cứ vào đâu để tìm x?
- Vậy x nhận giá trị nào?
b. Tương tự
- Sửa bài
Giáo viên nhận xét
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung luyện tập.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị: Luyện tập .
- Nhận xét tiết học .
* Hoạt động cá nhân, lớp
- So sánh 2 số thập phân
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh sửa bài, giải thích tại sao
84,2 > 84,19 47,5 = 47,500
6,843 89,
* Hoạt động nhóm (4 em).
- So sánh phần nguyên của tất cả các số.
- Phần nguyên bằng nhau ta so sánh tiếp phần thập phân cho đến hết các số.
- Xếp theo yêu cầu đề bài
- Học sinh giải thích cách làm
4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02
* Hoạt động lớp, cá nhân
- Đứng hàng phần trăm
- Tương ứng số 1
- x phải nhỏ hơn 1
- x = 0
- Học sinh làm bài
- Thảo luận nhóm đôi
- x nhận giá trị là số tự nhiên bé hơn 1,2 và lớn hơn 0,9.
- Căn cứ vào 2 phần nguyên để tìm x sao cho 0,9 < x < 1,2.
- x = 1
- Học sinh làm bài: x= 65
vì: 64,79 < 65 < 65,14
- Học sinh nhắc lại
***********************************************
TIẾT 4
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết 15. Bài: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp của địa phương.
2. Kĩ năng: Biết dựa vào dàn ý đã lập viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu cảnh sắc thiên nhiên. Bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV và học sinh:- Một số tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước .
III. Các hoạt động dạy học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
40’
4’
1’
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Giải quyết MT 1
Bài 1:
- Lập dàn ý cho một cảnh đẹp ở địa phương em.
- Cho HS trình bày, NX.
v Hoạt động 2:Thực hành viết đoạn văn.
Giải quyết MT 2
Bài 2:
- HDHS viết đoạn văn.
- Học sinh đọc gợi ý trong SGK.
- Học sinh tiến hành viết đoạn Văn.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Tuyên dương những HS viết hay.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Liên hệ giáo dục HS bảo vệ môi trường thiên nhiên.
5. Dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học .
* Hoạt động lớp.
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài 1.
- Học sinh dựa vào kết quả đã quan sát được để lập dàn ý chi tiết.
MB: Giới thiệu cảnh vật định tả
TB: Tả bao quát cảnh vật
Tả chi tiết cảnh vật
KB: Nêu cảm nghĩ của mình về cảnh vật
* Hoạt động cá nhân.
- Học sinh chọn phần thân bài một đoạn để viết
- Lần lượt từng học sinh đọc đoạn văn vừa viết.
- Học sinh nhận xét.
- HS nêu lại ND bài.
- Lắng nghe.
***************************************************
TIẾT 5
MÔN: LỊCH SỬ
Tiết 8. Bài: Xô viết Nghệ Tĩnh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết một số biểu hiện xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.
2. Kĩ năng: Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết ơn những con người đi trước.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK/16 /bản đồ Việt Nam
- HS: Xem trước bài, tìm hiểu thêm lịch sử của phong trào XVNT.
III. Các hoạt động dạy học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
20’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930
Giải quyết MT 2
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Từ tháng 5 ... hàng trăm người bị thương”
- Hãy trình này lại cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên (Nghệ An)?
® Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ Tĩnh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã
Giải quyết MT 1
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm
- Giáo viên đính sẵn nội dung thảo luận dưới các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh.
a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?
c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?
d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh?
® Giáo viên phát lệnh thảo luận
® Giáo viên nhận xét từng nhóm
® Giáo viên nhận xét + chốt
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Liên hệ giáo dục HS.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
* Hoạt động cá nhân
- Học sinh đọc SGK + chú ý nhớ các số liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu tình (khoảng 3 - 4 em)
- Học sinh trình bày theo trí nhớ (3-4 em)
- HS trình bày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh)
- Học sinh lắng nghe và quan sát
- Học sinh đọc lại (2 - 3 em)
* Hoạt động nhóm, lớp
- HS họp thành 4 nhóm
- 4 nhóm trưởng lên nhận câu hỏi và chọn tên nhóm + nhận phiếu học tập
a) Không hề xảy ra lưu manh, trộm cắp. Bãi bỏ ma chay, đình đám, phong tục lạc hậu, rượu chè, cờ bạc... Đời sống tưng bừng, phấn khởi.
b) Đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi: tối nào đình làng cũng vui như hội, bà con nô nức đi họp, nghe nói chuyện, giải thích chính sách hoặc bàn công việc chung.
c) Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp
d) Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt.
- Các nhóm thảo luận ® nhóm trưởng trình bày kết quả lên bảng lớp.
® Các nhóm bổ sung, nhận xét
- HS đọc ND bài học.
- Lắng nghe.
*****************************************
Ngày soạn: 04/ 10/ 2017
Ngày dạy: 19/10/ 2017
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017
TIẾT 1
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 16. Bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phân biệt giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm ( BT1). Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
2. Kĩ năng: Phân biệt nhanh từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
* HSNK : Đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ .
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đúng và hợp nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học:
GV - Bảng phụ.
HS- SGK, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
35’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Nhận biết và phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
Giải quyết MT 1
Bài 1:
- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm
* Yêu cầu:
Trong các từ gạch chân dưới đây, những từ nào là từ đồng âm với nhau, từ nào là từ nhiều nghĩa?
* Nhóm 1 và 2:
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
- Tổ em có chín học sinh
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói
* Nhóm 3 và 4:
- Bát chè này nhiều đường nên ăn rất ngọt.
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
* Nhóm 5 và 6:
- Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
- Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
Bài2: Giảm tải
v Hoạt động 2: Phân biệt nghĩa một số tính từ
Giải quyết MT 2
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ trong 3 phút, ghi ra nháp và đặt câu nối tiếp.
* HSNK : Đặt được tất cả các câu
4. Củng cố:
- Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Làm thế nào để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm?
- Tổ chức thi đua nhóm bàn
- Yêu cầu tìm ví dụ về từ nhiều nghĩa. Đặt câu.
5. Dặn dò:
- Làm bài 3 vài vở
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên”
- Nhận xét tiết học.
* Hoạt động nhóm, lớp .
- Học sinh thảo luận nhóm (5 phút)
+ chín ở câu 1 và chín ở câu 3: thể hiện
hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa nên:
- Chín 1 và chín 3: từ nhiều nghĩa, chúng đồng âm với chín của câu 2
- Lúa chín: đã đến lúc ăn được
- Nghĩ chín: nghĩ kĩ, đã có thể nói được.
- Chín học sinh :chỉ số lượng
- Đường 1 và đường 2,3: từ đồng âm
- Đường 2 và đường 3: từ nhiều nghĩa.
- Đường 2: đường dây liên lạc
- Đường 3: con đường để mọi người đi lại.
- Vạt 2 và vạt 1,3: từ đồng âm
- Vạt 1 và vạt 3: từ nhiều nghĩa
Vạt 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.
Vạt 2: một mảnh áo
- Trình bày kết quả thảo luận .
- Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động cá nhân, nhóm bàn.
- Đọc yêu cầu bài 3
- Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp
- Hội chợ chất lượng cao
- Bé mới bốn tuổi bế thấy nặng ghê
- Có bệnh mà không chữa bệnh sẽ nặng thêm
- Cái kẹo này ngọt quá
- Cu cậu chỉ ưa nói ngọt
* Hoạt động lớp.
- Từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay một số nghĩa chuyển.
- Từ đồng âm: nghĩa khác hoàn toàn
- Từ nhiều nghĩa: nghĩa có sự liên hệ
VD: Qủa bóng này nhẹ thật
Em thích nói nhẹ nhàng
TIẾT 2
MÔN: TOÁN
Tiết 39. Bài: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số thập phân.
2. Kĩ năng: Củng cố các phép tính với phân số.( Giảm tải: Không tính bằng cách thuận tiện nhất; Không làm BT4a).
3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, trình bày khoa học, cẩn thận, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV - Phấn màu, bảng phụ .
HS - Vở nháp, SGK, bảng con .
III. Các hoạt động dạy học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
35’
4’
1’
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Ôn tập đọc, viết, so sánh số thập phân.
Giải quyết MT 1
Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1
- Tổ chức cho học sinh tự đặt câu hỏi để học sinh khác trả lời.
- Nhận xét, đánh gia.ù
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
- Cho học sinh làm vào bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3
- Giáo viên cho học sinh thi đua ghép các số vào giấy bìa đã chuẩn bị sẵn.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
v Hoạt động 2: Củng cố các phép tính với phân số
Giải quyết MT 2
Bài 4b: Yêu cầu học sinh đọc đề
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải nhanh .
- Giáo viên chấm, chữa bài.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Liên hệ giáo dục.
5. Dặn dò:
- Ôn lại các quy tắc đã học.
- Chuẩn bị: “Viết số đo độ dài” .
- Nhận xét tiết học.
* Hoạt động cá nhân, nhóm
- 1 học sinh nêu
- Hỏi và trả lời
- Học sinh sửa miệng bài 1
Lớp nhận xét, bổ sung:Bảy phẩy năm;hai mươi tám phẩy bốn trăm mười sáu
- 1 học sinh đọc
a. 5,7; b. 32,85; c. 0,01 d. 0,304
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 học sinh đọc
- Học sinh làm theo nhóm
- Học sinh dán bảng lớp
- Học sinh các nhóm nhận xét
41,538; 41,835; 42,358; 42,583
* Hoạt động cá nhân, nhóm bàn.
- 1 học sinh đọc
- Học sinh làm vở BT4b.
- Lớp nhận xét, bổ sung
*********************************************
TIẾT 3
PHÂN MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết 8. Bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết trao đổi trách nhiệm của mình với thiên nhiên, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn .
2. Kĩ năng: Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
* HSNK: Kể được câu chuyện ngoài sách giáo khoa, nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
3. Thái độ: Ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
GV - Câu chuyện về con người với thiên nhiên.
HS - Câu chuyện về con người với thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4’
1’
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: HDHS hiểu đúng yêu cầu của đề.
Giải quyết MT 1
- Cho học sinh đọc đề bài
- GV Gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng phụ).
- Nêu các yêu cầu.
- Hướng dẫn để học sinh tìm đúng câu chuyện.
- Nhận xét chuyện các em chọn có đúng đề tài không?
- Kể diễn biến câu chuyện
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
v Hoạt động 2: Thực hành kể và trao đổi về nội dung câu chuyện.
Giải quyết MT 2
- Nêu yêu cầu: Kể chuyện trong nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
4. Củng cố:
- Lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong giờ học.
* Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Dặn dò:
- Tập kể chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
* Hoạt động lớp
- Đọc đề bài
Đề: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và tìm cho mình câu chuyện đúng đề tài, sắp xếp lại các tình tiết cho đúng với diễn biến trong truyện.
- Lần lượt học sinh nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện sẽ kể.
VD: Tôi muốn kể chuyện anh Trương Cảm ở vườn quốc gia Bạch Mã, rất có tài gọi chim ; truyện này tôi đoc trên báo nhi đồng.
* HSNK : kể chuyện ngoài SGK, cần phải giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
- Học sinh kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- Nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp.
- Trả lời câu hỏi của các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện sau khi kể xong.
- Lớp trao đổi, tranh luận
- Lớp bình chọn
* Trồng nhiều cây xanh, phải bảo vệ môi trường; giữ cho môi trường luôn sạch đẹp.
- Nhận xét, bổ sung
**************************************
TIẾT 4
MÔN: THỂ DỤC
Tiết 16. Bài: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY
TRÒ CHƠI “Dẫn bóng”
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung
2. Kĩ năng: Thực hiện tương đối đúng động tác.
- Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu chơi đúng luật, khéo léo và tham gia chơi tích cực.
3. Thái độ: - Giáo dục tác phong nhanh nhẹn, nâng cao tinh thần luyện tập thể dục, thể thao đúng kỹ thuật động tác.
II/ Địa điểm phương tiện : - Vệ sinh sân bãi, Còi, bóng, giỏ bóng, kẻ sân.
III/ Nội dung phương pháp :
Nội dung - Phương pháp
Định lượng
Hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu :
* Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
* Khởi động :
+ Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
+ Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông.
+ Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản :
a/ Bài thể dục phát triển chung :
MT : HS thực hiện tương đối đúng động tác.
* Động tác vươn thở :
GV điều khiển, cả lớp tập.
- Lần 1 : GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa phân tích, giảng giải từng nhịp, HS bắt chước làm theo. Hướng dẫn HS cách hít thở.
- Lần 2 : GV vừa hô nhịp chậm vừa cùng tập cho HS tập theo, GV quan sát nhắc nhở.
- Lần 3 : GV hô nhịp HS tập toàn bộ động tác.
- Lần 4 : Cán sự lớp hô nhịp, cả lớp tâp, GV theo dõi sửa chữa sai sót.
* Động tác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 8 Lop 5_12402387.doc