Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 13 năm 2018

TOÁN

 TIẾT 62: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức: Thực hiện phép cộng, trừ, nhân số thập phân. Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. BT1, 2, 3b, 4

* Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác.

* Thái độ: HS yêu thích học toán.

- Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: 1 bảng phụ. SGK, VBT.

2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác,

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động Khởi động:

* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.

* Cách tiến hành:

- Cán sự điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Ai làm đúng?

- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.

 

docx40 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 13 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước khuyến khích em đi hỗ trợ các bạn khác Bài tập 3a: Biết vận dụng để tính bằng cách thuận tiện nhất - HĐ nhóm 2 - HS đọc yêu cầu bài tập. - Chia sẻ trong nhóm, trước lớp - GV nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: a) 0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4 = 12 x 4 = 48 4,7 x 5,5 - 4,7 x 4,5 = 4,7 x (5,5 - 4,5) = 4,7 x 1 = 47 - Lưu ý HS mức 1,2 học chậm đọc lại bài Bài tập 4: Biết vận dụng tính trong dạng toán có lời văn. - HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài tập. - Chia sẻ trong nhóm, trước lớp - GV nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: Giá tiền một mét vải là: 60 000 : 4 = 15 000 (đồng) 6,8m vải nhiều hơn 4m vải là: 6,8 – 4 = 2,8 (m) Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4m vải (cùng loại) là: 15 000 2,8 = 42 000 (đồng) - Lưu ý gọi em Hùng, Trâm, Phương Nam học chậm đọc lại bài 3. Hoạt động Vận dụng: Bài tập PTNL học sinh: Bài 3b: Cá nhân=> Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, chữa bài - Yêu cầu HS giải thích cách làm - Tính nhẩm kết quả tìm x b. 5,4 x x = 5,4 x = 1. 9,8 x x = 6,2 x 9,8 x = 6,2 4. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: - Yêu cầu Hs nhắc lại cách thực hiện cộng, trừ nhân hai số thập phân Giao bài: Tính bằng cách thuận tiện nhất 6,9 x 2,5 x 400 - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018 Buổi sáng: LỊCH SỬ “THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. * Kỹ năng: Rèn KN nhận biết các sự kiện, nhân vật lịch sử. * Thái độ: GD cho HS ham thích tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử; yêu quê hương. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh minh họa SGK 2. Học sinh: SGK và vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Chơi TC: Ai nhanh! Ai đúng! - Cán sự lớp cho các bạn thi kể tên các địa danh nổi tiếng của Việt Nam mà mình biết theo 3 tổ. Tổ nào kể được nhiều nhất sẽ chiến thắng. - GV kết nối, chuyển vào bài mới 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. b) Cách tiến hành HS làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì? + Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ. + Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng. + Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng, nếu không chúng sẽ tấn công Hà Nội. + Chúng muốn xâm lược nước ta một lần nữa. + Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc. + Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì? + Trước hoàn cảnh đó, Đảng, chính phủ và nhân dân ta phải làm gì? - GV KL: Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã quay lại nước ta với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc. 3. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS đọc SGK. - GV lần lượt nêu câu hỏi: + Trung ương Đảng và chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến khi nào? + Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra? - Cho HS đọc thành tiếng lời kêu gọi của Bác - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? - Cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta. - Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ nhất? - Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. - GV nhận xét. 4. Hoạt động Vận dụng: Hoat động 3: Làm việc nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK và quan sát hình minh hoạ để: + Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. + Ở các địa phương nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào? - GV tổ chức cho 3 HS thi kể lại cuộc chiến đấu của nhân dân các tỉnh, lớp bổ sung ý kiến. - GV KL: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - Em thấy lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người như thế nào? - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn. Biết lập dàn ý bài văn tả người thường gặp (BT2). * Kỹ năng: Rèn KN lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người. * Thái độ: HS có ý thức học tập tốt, yêu quý người thân trong gia đình. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: bảng phụ, VBT 2. Học sinh: SGK, Vở ghi và sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: a) Mục tiêu: Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn. Biết lập dàn ý bài văn tả người thường gặp. b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp Bài 1: HĐ cả lớp 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT - Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người (Chọn một trong 2 bài) - Dự kiến các em còn lúng túng: Nhật, Hùng, Phương Nam GV cần giúp đỡ cụ thể: * Bài “Bà tôi”. Giáo viên chốt lại: + Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu là một cậu bé. + Câu 1: mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải đầu. Câu 2: Tả khái quát mái tóc của bà với đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ. Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu và từng động tác (nâng mớ tóc lên, ướm trên tay, đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày). + Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. + Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà. + Các đặc điểm về ngoại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng không chỉ khắc hoạ rõ nét về hình dáng của bà mà còn nói lên tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời , lạc quan. * Bài “Chú bé vùng biển” - Gồm 7 câu + Câu 1: giới thiệu về Thắng – + Câu 2: tả chiều cao của Thắng + Câu 3: tả nước da + Câu 4: tả thân hình rắn chắc (cổ, vai, ngực, bụng, hai cánh tay, cặp đùi) – Câu 5: tả cặp mắt to và sáng + Câu 6: tả cái miệng tươi cười + Câu 7: tả cái trán dô bướng bỉnh. Học sinh nhận xét quan hệ ý chặt chẽ – bơi lội giỏi – thân hình dẻo dai – thông minh, bướng bỉnh, gan dạ. - Cần chọn những chi tiết tiêu biểu của nhân vật (sống trong hoàn cảnh nào – lứa tuổi – những chi tiết miêu tả cần quan hệ chặt chẽ với nhau) ngoại hình ® nội tâm. Bài 2: HĐ cả lớp Gọi học sinh đọc yêu cầu. - GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của bài văn tả người, 1 HS đọc. - Dựa vào 2 đoạn văn mẫu HS lập dàn ý bài văn tả ngoại hình dựa vào kết quả quan sát. - GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 2 HS làm bài. a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật định tả. b) Thân bài: + Tả khuôn mặt: mái tóc – cặp mắt. + Tả thân hình: vai – ngực – bụng – cánh tay – làn da. + Tả giọng nói, tiếng cười. • Vừa tả ngoại hình, vừa bộc lộ tính cách của nhân vật. c) Kết luận: tình cảm của em đối với nhân vật vừa tả. 3. Hoạt động Vận dụng: - HS nêu cấu tạo của bài văn tả người. - GV tuyên dương HS trả lời đúng. 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------ TOÁN TIẾT 64: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên , biết vận dụng trong thực hành tính. Học sinh cả lớp làm bài 1, 2 * Kỹ năng: Rèn KN làm tính nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Bảng phụ.SGK, VBT. 2. Học sinh : SGK, VBT. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Trời mưa, trời mưa - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên , biết vận dụng trong thực hành tính b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp a. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên: * Ví dụ 1: - GV nêu ví dụ, vẽ hình , cho HS nêu cách làm: - Cho HS đổi các đơn vị ra dm sau đó thực hiện phép chia. - GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên: - Cho HS nêu lại cách chia số thập phân : 8,4 cho số tự nhiên 4. Đặt tính rồi tính: 8,4 4 0 4 2,1 (m) 0 * Ví dụ 2: - GV nêu VD, hướng dẫn HS làm vào vở nháp - GV nhận xét. 72,58 19 15 5 3,82 038 0 - Cho 2-3 HS nêu lại cách làm. * Nêu quy tắc : Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào? - Lưu ý em Nhật, Việt, Phương Tú học chậm cần nhắc lại. 3. Hoạt động Thực hành: Bài tập 1: Củng cố cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên - HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài tập. - Chia sẻ trước lớp - Lớp cùng GV nhận xét. - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: a, 5,28 4 b, 95,2 68 1 2 1,32 27 2 1,4 08 0 0 c, 0,36 9 d, 75,52 32 0 36 0,04 11 5 2,36 0 1 92 0 - Lưu ý gọi em Minh Tú, Phương Tú, Trâm lên bảng để theo dõi. Bài tập 2: Vận dụng trong bài toán tìm x, giúp HS biết cách tìm thừa số chưa biết. - HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu bài tập - Chia sẻ trong nhóm, trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: a) x3 = 8,4 b) 5 x = 0,25 x = 8,4 : 3 x = 0 25 : 5 x = 2,8 x = 0,05 GV trực tiếp HD em Phương Nam, Việt, Yến 4. Hoạt động Vận dụng: Bài tập PTNL học sinh Bài 3: - Cho HS tự giải rồi chữa bài Bài giải Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là: 126,54 : 3 = 42,18(km) Đáp số: 42,18km 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - HS nêu cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên - Giao bài tập cho HS: Đặt tính rồi tính: a, 45,5 : 12 b, 394,2 : 73 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: KHOA HỌC ĐÁ VÔI I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. - Quan sát, nhận biết đá vôi. * Kỹ năng: Rèn KN quan sát. * Thái độ: Yêu thích môn học. - Phát triển năng lực:NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: tranh SGK, 1 vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua. 2. Học sinh :SGK, vở bài tập, Sưu tầm tranh ảnh về các dãy núi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Gió thổi - GV chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được. Bước 1: Làm việc theo nhóm. + Các nhóm viết tên những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng, ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to. - Các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng, ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to. - Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày. Bước 2: Làm việc cả lớp. * Kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).... - Dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết * Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành SGK Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Kết luận 1. Cọ xát hòn đá vôi vào hòn đá cuội - Chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn - Chỗ cọ xát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào - Đá vôi mềm hơn đá cuội 2. Nhỏ vài giọt giấm hoặc a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội - Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên - Trên hòn đá cuội không có phản ứng giấm hoặc a-xít bị loãng đi. - Đá vôi có tác dụng với giấm hoặc a-xít loãng tạo thành chất khác và khí các-bô-níc sủi lên. - Đá cuội không có phản ứng với giấm, a-xít. Bước 2: - GV nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của HS chưa chính xác. * Kết luận: Đá vôi không cứng lắm, gặp a-xít thì sủi bọt. 3. Hoạt động Thực hành: Ích lợi của đá vôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi - Đá vôi được dùng để làm gì? - Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào? Kết luận: - Đá vôi dùng để nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm. - Ta có thể cọ sát nó vào một hòn đá khác hoặc nhỏ lên đó vài giọt giấm hoặc a xit loãng. 4. Hoạt động Vận dụng: * Hoạt động 3: Củng cố. - Nêu lại nội dung bài học? - Thi đua: Trưng bày tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: - GV tóm tắt nội dung bài. - HS nêu được các tính chất và công dụng của đá vôi. - Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Kể lại được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc của những xung quanh. Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. * Kỹ năng: Rèn KN nghe và kể lại được nội dung câu chuyện. * Thái độ: GD cho HS có ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. GDBVMT : Mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. GDANQP: Giúp HS nêu những tấm gương HS tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: SGK 2. Học sinh: SGK và vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Truyền điện - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: a) Mục tiêu: HS kể được câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia về việc làm bảo vệ môi trường. b) Cách tiến hành: Hoạt động 1: HĐ cả lớp: H/dẫn HS hiểu đề bài. - Đề bài: Kể lại một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc của những người xung quanh. - GV Gạch dưới: một việc làm tốt, hành động dũng cảm, bản thân, những người xung quanh - Định hướng để HS lựa chọn câu chuyện sẽ kể. - Dự kiến: HS mức 1.2 có thể chưa chuẩn bị đúng câu chuyện, GV định hướng để HS lựa chọn câu chuyện sẽ kể. Hoạt động 2: Kể chuyện theo nhóm Thực hành kể chuyện,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện theo nhóm - Cho HS kể câu chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. - Nhắc nhở học sinh trước khi kể: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. 3. Hoạt động Vận dụng: + Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. - Yêu cầu học sinh kể theo nhóm đôi, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Mời học sinh kể thi trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện . - Dự kiến các em còn lúng túng: Nhật, Tuấn Tú, Hoàng Anh. GV cần theo dõi giúp đỡ. GDBVMT : Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên ? 4. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: - GV yêu cầu HS về kể chuyện cho gia đình nghe. GDANQP: Hãy nêu những tấm gương HS có tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường mà em biết? - HS nối tiếp nhau trả lời. - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- THỂ DỤC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI : “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN” I. MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi .”Ai nhanh và khéo hơn ” II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: sân trường. - Phương tiện: còi... - Dự kiến PP: quan sát, làm mẫu, luyện tập III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC 1, Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Đi đều vòng quanh sân tập kết hợp với hát. - Khởi động các khớp, chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy" - Kiểm tra 6 động tác TD đã học. 2, Phần cơ bản - Ôn 6 động tác thể dục đã học. Chia tổ tập luyện phân công theo từng khu vực, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng. GV theo dõi sửa sai cho HS. - Học động tác nhảy. GV nêu tên và làm mẫu động tác có kết hợp phân tích kỹ thuật, sau đó cho HS tập theo nhịp hô chậm. - Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn". GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho các em chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức. 3. Phần kết thúc: - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu. - Trò chơi"số chẳn số lẻ". - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả bài học, về nhà ôn các động tác TD đã học. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Luyện Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: : Giúp học sinh : - Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân. - Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân số thập phân, một số nhân 1 tổng, giải toán có liên quan. đến rút về đơn vị. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: - GV cho HS hát một bài hát. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động Thực hành: Bài tập1: Đặt tính rồi tính: a) 7,44 : 6 b) 47,5 : 25 c) 1904 : 8 d) 20,65 : 35 e) 635,38 + 68,92 g) 45,084 – 32,705 h) 52,8 x 6,3 i) 17,25 x 4,2 Bài tập 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a)2,3041km = ....m b) 32,073km = ...dam c) 0,8904hm = ...m d) 4018,4 dm = ...hm Bài giải : a)2,3041km = 2304,1m b) 32,073km = 3207,3dam c) 0,8904hm = 89,04m d) 4018,4 dm = 4,0184 hm Bài tập 3 : Tìm x : x 5 = 24,65 42 x = 15,12 Bài giải : x 5 = 24,65 x = 24,65 : 5 x = 4,93 b) 42 x = 15,12 x = 15,12 : 42 x = 0,36 Bài tập 4 : Tính giá trị biểu thức: a) 40,8 : 12 – 2,63 b) 6,72 : 7 + 24,58 Bài giải : a) 40,8 : 12 – 2,63 = 3,4 - 2,63 = 0,77 b) 6,72 : 7 + 24,58 = 0,96 + 24,58 = 25,54 Bài tập 5 : (HSKG) Một cửa hàng bán vải trong 6 ngày bán được 342,3 m vải. a) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải? b) Trong 3 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải? Bài giải : Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải là: 342,3 : 6 = 57,05 (m) Trong 3 ngày ngày cửa hàng bán được số m vải là: 57,05 x 3 = 171,15 (m) Đáp số: 171,15 m ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2018 Buổi sáng: THỂ DỤC ĐỘNG TÁC NHẢY - TRÒ CHƠI:"CHẠY NHANH THEO SỐ" I. MỤC TIÊU - Ôn 6 động tác đã học, học động tác nhảy.YC biết cách thực hiện các động tác. - Chơi trò chơi"Chạy nhanh theo số". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II. CHUẨN BỊ - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. GV chuẩn bị 1 còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC I.Mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Đi đều vòng quanh sân tập kết hợp với hát. - Khởi động các khớp, chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy" - Kiểm tra 6 động tác TD đã học. II.Cơ bản: - Ôn 6 động tác thể dục đã học. Chia tổ tập luyện phân công theo từng khu vực, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng. GV theo dõi sửa sai cho HS. - Học động tác nhảy. GV nêu tên và làm mẫu động tác có kết hợp phân tích kỹ thuật, sau đó cho HS tập theo nhịp hô chậm. - Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn". GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho các em chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức. III.Kết thúc: - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu. - Trò chơi"số chẳn số lẻ". - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả bài học, về nhà ôn các động tác TD đã học. ĐIỀU CHỈNH ............................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 13 Lop 5_12483686.docx
Tài liệu liên quan