Tiết 162: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
- HS vận dụng làm được các bài tập trong tiết học.
- HS tích cực, tự giác học bài, làm bài.
II-Chuẩn bị:
-Bảng nhóm
-SGK, VBT
III-Tổ chức các hoạt động dạy- học:
1.Khởi động: HS hát bài yêu thích
2.HĐ thực hành:
*Bài 1: HĐ cá nhân
-Yêu cầu HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật (áp dụng trực tiếp số vào các công thức tính đã biết). Rồi ghi kết quả vào ô trống ở bài tập.
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................
Chính tả: (Nghe-viết)
TRONG LỜI MẸ HÁT
I- Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi viết bài.
II- Chuẩn bị:
-Bảng nhóm
-SGK, VBT
III-Tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Khởi động: HS hát bài yêu thích
2.HĐ hình thành kiến thức:
*Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, trả lời câu hỏi:
+Trong lời mẹ hát bạn nhỏ thấy gì?
+Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai (có thể luyện viết trên giấy nháp những từ đó). VD:ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru
- GV đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả, HS soát lỗi, tự phát hiện và sửa lỗi.
- GV NX 7 - 10 bài, từng cặp HS đổi bài cho nhau soát lỗi.
- GV nêu nhận xét chung.
3.HĐ thực hành:
*Bài tập 2: Thảo luận nhóm 4
-2 HS đọc yêu cầu của bài. HS1 đọc phần lệnh và đoạn văn. HS2 đọc phần chú giải từ khó sau bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn Công ước về quyền trẻ em, trả lời câu hỏi: M 3; 4 : Đoạn văn nói điều gì?
- 1 HS mức 2; 3 đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn.
- 1 HS mức 3; 4 nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- HS thảo luận nhóm, phân tích từng tên thành nhiều bộ phận (đánh dấu gạch chéo), nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
-Đại diện nhóm trình bày. NX.
=>Chốt kq.
4.HĐ tiếp nối:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn vừa luyện tập. Học thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy chuẩn bị cho tiết chính tả sau.
Điều chỉnh .....................................................................................................................................
Tiếng Anh (GV chuyên dạy)
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2018
Toán
Tiết 162: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
- HS vận dụng làm được các bài tập trong tiết học.
- HS tích cực, tự giác học bài, làm bài.
II-Chuẩn bị:
-Bảng nhóm
-SGK, VBT
III-Tổ chức các hoạt động dạy- học:
1.Khởi động: HS hát bài yêu thích
2.HĐ thực hành:
*Bài 1: HĐ cá nhân
-Yêu cầu HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật (áp dụng trực tiếp số vào các công thức tính đã biết). Rồi ghi kết quả vào ô trống ở bài tập.
Dự kiến: Các em mức 3; 4 hoàn thành trước thì giúp các em mức 1; 2.
*Bài 2: Thảo luận nhóm 4
- HS thảo luận nhóm để biết cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó (chiều cao bằng thể tích chia cho diện tích đáy).
-Đại diện lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
=>chốt và ghi công thức tính chiều cao của HHCN : c =V : (a x b)
Dự kiến: Nhóm em Trang a, Giang, Trung hoàn thành trước thì giúp nhóm em Tiến, Viết, Hoàng Anh a.
*Bài 3: Thảo luận nhóm 6
- HS thảo luận nhóm để biết tính cạnh khối gỗ là: 10 : 2 = 5 (cm). Sau đó HS có thể tính diện tích toàn phần của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó. Chẳng hạn:
Diện tích toàn phần khối nhựa hình lập phương là: (10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
Diện tích toàn phần của khối gỗ hình lập phương là: (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần khối nhựa gấp diện tích toàn phần khối gỗ số lần là:
600 : 150 = 4 (lần)
-Đại diện lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
Dự kiến: Nhóm em Trang a, Huyền Trang, Trung hoàn thành trước thì giúp nhóm em Tiến, Viết, Hoàng Anh a.
* GV Lưu ý: Mức 3; 4 Còn thời gian GV cho HS nhận xét: "Cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương gấp lên 4 lần". Có thể giải thích như sau:
- Diện tích toàn phần hình lập phương cạnh a là: S1= (a x a) x 6
- Diện tích toàn phần hình lập phương cạnh a x 2 là:
S2 = (a x 2) x (a x 2) x 6 = ( a x a) x 6 x 4 = S1 x 4
- Rõ ràng: S2 = S1 x 4, tức là S2 gấp 4 lần S1.
3. HĐ tiếp nối:
- Mức 3; 4 chốt lại nội dung vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò VN ôn tập lại.
Điều chỉnh .....................................................................................................................................
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- Mục tiêu:
- HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn cho HS tính mạnh dạn trước đông người.
II- Chuẩn bị:
-Truyện đọc lớp 5 và một số sách báo tham khảo khác có cùng chủ đề.
-SGK, Truyện đọc lớp 5
III-Tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: HS hát bài Cháu yêu bà
2. HĐ thực hành:
1) HD HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- 1 HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 - 2 - 3 - 4 trong SGK.
- GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện. Mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể. Nói rõ đó là câu chuyện kể về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
2) HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp.
- Mỗi HS kể xong đều nêu ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi với bạn.
- Cả lớp và GV nhận xét theo các tiêu chuẩn.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hay nhất.
3. HĐ tiếp nối:
- Nhận xét tiết học. HDHS chuẩn bị trước tiết kể chuyện tuần 34 Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia.
Điều chỉnh .....................................................................................................................................
Kĩ năng sống
-BÍ QUYẾT ÔN TẬP HIỆU QUẢ
-KĨ NĂNG LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ
Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2018
Tập đọc
SANG NĂM CON LÊN BẢY (Vũ Đình Minh )
I- Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (TL được các CH trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- HS có ý thức rèn luyện bản thân.
II-Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ chép sẵn phần luyện đọc.
-SGK, học thuộc bài thơ
III-Tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: HS chơi trò chơi “Con sâu chui vào râu”
2. HĐ hình thành kiến thức:
*Luyện đọc:
- 1 học sinh mức 4 đọc một lượt toàn bài.
- Lần 1: 3 học sinh đọc nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. GV kết hợp uốn nắn cách phát âm, cách đọc cho HS.
-Lần 2: 3 học sinh đọc nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ + HDHS hiểu các từ ngữ mới và khó.
-1 HS mức 3; 4 đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
*Tìm hiểu bài:Thảo luận nhóm 6
- HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK theo nhóm 6.
+ Mức 3 ; 4 : Câu 4: Bài thơ nói với các em điều gì?
-Mức 4: Nêu ND bài thơ?
-HS mức 1; 2 đọc lại ND.
* Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- GV HD cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối theo trình tự: GV đọc mẫu - HS đọc diễn cảm - HS thi đọc.
- HS thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3.HĐ tiếp nối:
- GV nhận xét tiết học. HDHS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Điều chỉnh
.............................................................................................................................................
Toán:
Tiết 163: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích 1 số hình đã học
- Giáo dục ý thức vận dụng thực tế linh hoạt
II.Chuẩn bị :
-Bảng nhóm
-SGK, VBT
III.Tổ chức các hoạt động dạy học :
1.Khởi động: HS Hát bài yêu thích
2.HĐ thực hành:
*Bài 1: Thảo luận nhóm 4
- HS đọc bài thảo luận phân tích bài toán, tóm tắt bài, chỉ ra các bước giải bài toán
-Đại diện nhóm trình bày
-NX, chốt đáp án.
=> a= P : 2 -b
Dự kiến: Nhóm em Trang a, Trung hoàn thành trước thì giúp nhóm em Thành, Quỳnh Anh.
*Bài 2: Thảo luận nhóm 4
Tương tự bài 1.
=> Mức 3; 4: Muốn tính chiều cao hình hộp chữ nhật ta có thể lấy diện tích xung quanh chia cho chu vi đáy hình hộp.
3.HĐ tiếp nối:
- 1HS mức 3; 4 nêu lại các kiến thức vừa ôn tập
- GV nhận xét tiết học
Điều chỉnh
.............................................................................................................................................
Khoa học:
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I.Mục tiêu:
- Nắm được các tác động của con người đến môi trường rừng
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá
- HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên
II.Chuẩn bị :
- Hình trang 134,135, SGK
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học :
1.Khởi động: HS hát bài Cái cây xanh xanh
2. HĐ hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc phá rừng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134,135 SGK để TLCH.
Câu 1: Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
Câu 2: Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
Bước 2: Làm việc cả lớp: GV yêu cầu cả lớp thảo luận:
- Phân tích những nguyên nhân gây ra việc phá rừng
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung
Rút ra kết luận: SGK trang 135
Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc phá rừng
Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì ? Liên hệ đến thực tế ở nước ta (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi ; thiên tai...)
- HS có thể quan sát các hình 5,6 trang 135 SGK, đồng thời tham khảo các thông tin sưu tầm được để trả lời câu hỏi trên
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Rút ra kết luận : SGK trang 135
3.HĐ tiếp nối:
-Mức 3 ; 4 : Nêu các tác hại của việc rừng bị tàn phá.
- HS liên hệ : Là HS em cần làm gì để hạn chế việc chặt phá rừng ?
- GV dặn HS tiếp tục sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
Điều chỉnh .....................................................................................................................................
Kĩ thuật:
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN( tiết 1)
I- Mục tiêu:
- Biết chọn mô hình theo ý thức để lắp. Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình tự chọn đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
II- Chuẩn bị:
-GV+HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III-Tổ chức các hoạt động dạy học:
1- Khởi động: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2- HĐ thực hành:
* Hoạt động 1: HS chọn mô hình tự chọn để lắp ghép
- HS các nhóm suy nghĩ chọn mô hình để lắp.
- HS đại diện nhóm nêu miệng mô hình nhóm đã chọn để lắp ghép
* Hoạt động 2: HS thực hành lắp ghép
a) HS chọn các chi tiết:
- Gọi 1-2 HS gọi tên, chọn đúng, đủ từng loại chi tiết
b) Lắp từng bộ phận:
c) Lắp ráp mô hình tự chọn
- HS lắp ráp mô hình tự chọn theo thứ tự.
d) HD tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
3. HĐ tiếp nối:
- Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của học sinh.
- Tuyên dương những nhóm đã tích cực thực hành.
Điềuchỉnh........................................................................................................................
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2018
Toán
Tiết 164: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I.Mục tiêu:
- Ôn tập, hệ thống 1 số dạng bài toán đã học
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán)
II.Chuẩn bị:
-Bảng nhóm
-SGK, VBT
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: HS hát bài yêu thích
2.HĐ thực hành:
* Tổng hợp 1 số dạng bài toán đã học
-HS mức 3; 4 nêu dạng toán đã học
*Bài 1: HĐ cá nhân
- HS mức 3; 4 chỉ ra các bước giải bài toán
- HS tìm được số hạng thứ 3
- HS tự giải bài toán, 1HS mức 2; 3 chữa bảng. NX.
Dự kiến: Các em mức 3; 4 hoàn thành trước thì giúp các em mức 1; 2.
*Bài 2: Thảo luận nhóm 4
- HS thảo luận nhóm rồi đưa về dạng toán "Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó"
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, chốt kq.
=> 1HS mức 3; 4 nêu lại các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
3.HĐ tiếp nối:
- 1HS mức 2; 3 Nêu các dạng toán đã sử dụng
- GV nhận xét tiết học
Điều chỉnh
.............................................................................................................................................
Thể dục
T 65: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI: DẪN BÓNG
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác chuyền cầu và phát cầu bằng mu bàn chân.
-Thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay hoặc bằng một tay trên vai.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
-Yêu thích thể thao.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, bóng rổ
- Học sinh: 1 quả cầu, 1 còi
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
+ Chạy vòng tròn trên sân.
+ Xoay các khớp.
+Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy.
2.Phần cơ bản:
* Ôn tập phát cầu bằng mu bàn chân
- Chia tổ luyện tập
- 3 tổ chọn 3 đại diện trình diễn trước lớp.
- Thi đua giữa các tổ, tuyên dương tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá.
*Ôn tập ném bóng:
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực).
- Chia tổ luyện tập
- 3 tổ chọn 3 đại diện trình diễn trước lớp.
- Thi đua giữa các tổ, tuyên dương tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá.
* Trò chơi “Dẫn bóng”
-Chơi theo tổ, như tiết 64.
3.Hoạt động tiếp nối:
-Một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò, HDHS chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh
.............................................................................................................................................
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Trẻ em
I.Mục tiêu:
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT 1, BT2).
-Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT 4.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- HS vận dụng nói, viết đúng chính tả.
II.Chuẩn bị:
-Bảng nhóm, Tục ngữ VN.
-SGK, VBT, Thành ngữ, tục ngữ VN.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: HS chơi trò chơi: Bắt sâu cho lá, theo 3 đội chơi, mỗi đội ghi vào bảng nhóm: nêu 2 tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ minh hoạ.
2.HĐ thực hành:
*Bài tập 1: HS thảo luận nhóm đôi
Sửa yêu cầu: Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng nhất.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1, suy nghĩ, trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.
-Trình bày. NX.
*Bài tập 2: Thảo luận nhóm 4
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thi làm bài. Các em trao đổi để tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ em; ghi những từ tìm được vào vở nháp; sau đó đặt câu với các từ vừa tìm được.
- Sau thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; kết luận nhóm thắng cuộc.
*Bài tập 3: Thảo luận nhóm 4
-HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận để tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em. HS trao đổi trong nhóm 4, ghi lại những hình ảnh so sánh vào giấy nháp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm tìm được nhiều hình ảnh so sánh đúng, hay.
VD: Trẻ em như tờ giấy trắng, Trẻ em như nụ hoa mới nở; Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non; Cô bé trông giống hệt bà cụ non; Trẻ em là tương lai của đất nước...
*Bài tập 4: Thảo luận nhóm đôi
-HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở, các em điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thích hợp.
-Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. GV nhận xét. Cả lớp và giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- 2,3 HS mức 1; 2 đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng
3.HĐ tiếp nối:
- Nhận xét tiết học. HDHS nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị học bài Ôn tập về dấu ngoặc kép.
Điều chỉnh
.............................................................................................................................................
Mĩ thuật (GV chuyên dạy)
Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I- Mục tiêu
- Lập được dàn ý cho một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
- Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
- HS yêu mến mọi người xung quanh.
II- Chuẩn bị:
-Một số đoạn văn hay về tả người.
-SGK, VBT
III-Tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: HS hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng?
2.HĐ thực hành:
*Bài tập 1: HĐ cá nhân
Chọn đề bài
- HS mức 2; 3đọc nội dung BT1 trong SGK. GV viết 3 đề bài lên bảng.
- HDHS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của cô. Gọi một số em nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý: Một HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- Lưu ý: dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó.
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn.
- Gọi 3 em lập dàn ý cho 3 đề bài khác nhau lần lượt trình bày miệng dàn ý của mình.
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình.
*Bài tập 2: Thảo luận nhóm
-HS đọc yêu cầu BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm. GV nhắc HS cần nói theo sát dàn ý, ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
Dự kiến: Nhóm em Trang a, Huyền Trang xong trước thì giúp nhóm em Tiến, Thám.
3.HĐ tiếp nối:
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị tiết TLV sau: viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
Điều chỉnh
.............................................................................................................................................
Lịch sử
ÔN TẬP
I/Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ĐCS VN ra đời, lãnh đạo c/m nước ta; Cách mạng Tháng 8 thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước VN Dân chủ Cộng hòa.
+Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng ĐBP kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch HCM toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II/Chuẩn bị:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-SGK
III/Tổ chức các hoạt động dạy-học:
1.Khởi động: HS hát bài yêu thích
2.Ôn tập:
HĐ1: Làm việc cả lớp.
- GV dùng bảng phụ, HS nêu ra bốn thời kỳ lịch sử đã học:
+ Từ năm 1858 đến năm 1945.
+ Từ năm 1945 đến năm 1954.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975.
+ Từ năm 1975 đến nay.
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
HĐ2: Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kỳ, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kỳ.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện lịch sử chính.
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến, thảo luận. GV bổ sung.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
- GV nêu: Từ năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được những thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.HĐ tiếp nối:
- GV hệ thống kiến thức vừa ôn tập
- GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh
.............................................................................................................................................
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép)
I- Mục tiêu:
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm đúng bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
-Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
- HS vận dụng nói và viết đúng TV.
II- Chuẩn bị:
-Bảng nhóm
-SGK, VBT
III-Tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Khởi động: HS hát bài yêu thích
2. HĐ thực hành:
Bài 1: Thảo luận nhóm đôi
-HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV mời 1 HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép: Thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó... Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- GV nhắc HS đọc kĩ từng câu văn, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
- HS làm bài, đọc thầm từng câu văn, điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
-Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. HS nhận xét, bổ sung. GV giúp HS chỉ rõ tác dụng của từng dấu ngoặc kép.
Bài 2: Thảo luận nhóm đôi
-HS đọc nội dung bài tập.
- Lưu ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép, nhiệm vụ của các em là tìm ra những từ đó và đặt chúng vào trong dấu ngoặc kép.
- Các bước tiếp theo tương tự bài 1.
Bài 3: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS: Để viết đoạn văn theo đúng yêu cầu của bài, khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của thành viên trong tổ và dùng từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- HS suy nghĩ viết đoạn văn vào vở.
- HS trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của mỗi dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét.
- Mỗi HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép. GV NX vở một số em.
3.HĐ tiếp nối:
- Nhận xét tiết học, HDHS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng khi viết bài.
Điềuchỉnh........................................................................................................................
Thứ bảy ngày 28 tháng 4 năm 2018
Tập làm văn:
TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu:
-Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ ND miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- HS tích cực, tự giác làm bài.
II.Chuẩn bị:
-SGK
-Vở viết để làm bài viết.
III.Tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Khởi động: HS hát bài yêu thích
2.HĐ thực hành:
*Tìm hiểu đề bài
- Một HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- GV nhắc HS:
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề bài của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể thay đổi, chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần). Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
* Học sinh làm bài.
- GV theo dõi học sinh làm bài, chú ý tới học sinh mức 1; 2.
3.HĐ tiếp nối:
- Nhận xét tiết học.
- Thông báo trả bài văn tả cảnh các em viết trong tiết học tới; bài văn tả người vừa viết sẽ được trả vào tiết 2, tuần 34.
Điều chỉnh
.............................................................................................................................................
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác chuyền cầu và phát cầu bằng mu bàn chân.
-Thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay hoặc bằng một tay trên vai.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
-Yêu thích thể thao.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, bóng rổ
- Học sinh: 1 quả cầu, 1 còi
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
+ Đứng vỗ tay và hát
+ Xoay các khớp.
+Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy.
2.Phần cơ bản:
* Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Chia tổ luyện tập
- 3 tổ chọn 3 đại diện trình diễn trước lớp.
- Thi đua giữa các tổ, tuyên dương tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá.
*Ôn tập ném bóng:
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực).
- Chia tổ luyện tập
- 3 tổ chọn 3 đại diện trình diễn trước lớp.
- Thi đua giữa các tổ, tuyên dương tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá.
* Trò chơi “Dẫn bó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 33 Lop 5_12339866.docx