Giáo án Tổng hợp môn lớp 5, kì I - Tuần 1

I. MỤC TIÊU

- Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản).

- BTCL: 1, 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc38 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5, kì I - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho. - Lưu ý : hai ô trống ở phải điền cùng một số. - Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho. - Là tìm một phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số bé hơn. Hoặc - Ta phải rút gọn đến khi được phân số tối giản. - Là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưng vẫn bằng các phân số ban đầu. - 2 HS lên bảng làm bài - Chọn MSC là 5 × 7 = 35 , ta có : - 1 HS nêu, cả lớp nhận xét. - HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp. - VD1, MSC là tích của mẫu số 2 phân số; VD2 MSC chính là mẫu số của một trong 2 phân số. - HS đọc yêu cầu. - Rút gọn phân số. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài - HS đọc kết quả bài làm, lớp nhận xét. - 1 HS nhận xét bài trên bảng - Ta chia cả tử số và mẫu số cho cùng một số tự nhiên khác 0 để được phân số tối giản - HS đọc yêu cầu. - QĐMS các phân số. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi làm bài vào vở. - 3 cặp HS làm bài vào phiếu - 2 cặp đọc kết quả, lớp nhận xét - HS nêu cách QĐMS - Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây - HS trao đổi làm bài dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Đại diện các nhóm báo cáo - HS nhắc lại. - Lắng nghe. Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nghe viết): VIỆT NAM THÂN YÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nghe viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. - Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2 ; thực hiện đúng BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu bài tập, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. - Nhận xét. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề * Hướng dẫn HS nghe - viết Tìm hiểu nội dung bài viết. - GV đọc toàn bài chính tả. + Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp? + Qua bài thơ em thấy con người VN như thế nào? Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS viết các từ khó trong bài do GV đọc + Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ nào? cách trình bày bài thơ như thế nào? Viết chính tả - Đọc từng cụm từ hoặc từng dòng thơ, mỗi cụm từ hoặc dòng thơ đọc 2 lượt - Đọc chậm toàn bài cho HS soát lỗi. Chấm bài và chữa lỗi - Yêu cầu một số HS nộp bài. - Gọi HS nêu những lỗi sai trong bài của bạn - Nhận xét những lỗi sai phổ biến trong bài của HS, nêu cách chữa, nhắc nhở HS ghi nhớ. * Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi HS đọc bài văn hoàn chỉnh. - Gọi HS nhận xét bài của bạn - Nhận xét kết luận về bài làm đúng. - Gọi HS đọc lại toàn bài. Bài tập 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét chữa bài bạn làm trên bảng. - GV cất bảng phụ, yêu cầu HS gấp SGK nhắc lại quy tắc viết chính tả với c/k; g/gh; ng/ngh. - Nhận xét khen ngợi 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS để đồ dùng lên bàn. - Lắng nghe, nhắc lại. - HS lắng nghe + Hình ảnh: Biển lúa mênh mông dập dờn cánh cò bay, dãy núi TS cao ngất, mây mờ bao phủ. + Con người VN rất vất vả, chịu nhiều thương đau nhưng luôn có lòng nồng nàn yêu nước, quyết đánh giặc giữ nước. - HS viết: Biển lúa, bay lả, dập dờn... - Thể thơ lục bát. Khi trình bày, dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô so với lề, dòng 8 chữ viết sát lề. - HS nghe viết bài vào vở. - HS soát lỗi chính tả. - HS có tên mang bài lên nộp, các HS dưới lớp đổi chéo vở soát lỗi cho nhau. - HS nêu lỗi sai và cách sửa các lỗi sai đó. - HS quan sát và ghi nhớ. - 1 HS đọc: Điền từ thích hợp vào các ô trống 1, 2,3 - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi làm bài - 3 HS đọc - Thứ tự các tiếng cần điền: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên , kỉ. - 1 HS đọc - 1 HS đọc - HS cả lớp làm bài vào VBT - 1 HS làm bài vào phiếu khổ to. - 1 HS nhận xét - 2 HS nhắc lại quy tắc + Âm cờ đứng trước i, e, ê viết là k, đứng trước các âm còn lai viết là c. + Âm gờ đứng trước i, e, ê viết là gh, đứng trước các âm còn lai viết là g. + Âm cờ đứng trước i, e, ê viết là ngh, đứng trước các âm còn lai viết là ng. - 2 HS nhắc lại. - Lắng nghe. Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh : mở bài, thân bài, kết bài (ND Ghi nhớ). - Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III). BVMT: Qua bài “Hoàng hôn trên sông Hương”, bài “Nắng trưa” cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. - Nhận xét. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. + Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày? - Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hoà chảy qua thành phố Huế. Chúng ta cùng tìm hiểu xem tác giả đã quan sát dòng sông theo trình tự nào? Cách quan sát ấy có gì hay? - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm với yêu cầu: Hãy đọc thầm bài văn sau đó trao đổi để tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài. Đọc lại và xác định các đoạn văn của mỗi phần và nội dung của đoạn văn đó. - Gọi 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. + Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn "Hoàng hôn trên sông Hương"? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm - Gọi nhóm làm xong trước dán lên bảng lớp, trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. + Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? + Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì? * Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. 3. Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với hướng dẫn sau. + Đọc kĩ bài văn “Nắng trưa”. + Xác định từng phần của bài văn. + Tìm nội dung chính của từng phần. + Xác định trình tự miêu tả của bài văn: Mỗi đoạn của phần thân bài và nội dung của từng đoạn. - Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu hs khác bổ sung ý kiến. 4. Củng cố, dặn dò + Bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò. - HS để đồ dùng lên bàn. - Lắng nghe, nhắc lại. - 1 HS đọc. - Là thời gian cuối buổi chiều khi mặt trời mới lặn. - HS lắng nghe - 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm trao đổi, thảo luận, viết câu trả lời ra giấy. - Một nhóm dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, các nhóm khác bổ sung ý kiến và thống nhất. - Bài văn có 3 phần + MB (Đoạn 1): Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh. + TB (Đoạn 2, 3): Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc lên đèn + KB (Đoạn 4): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. - Thân bài có hai đoạn (đoạn 2, 3). + Đoạn 2: Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn. + Đoạn 3: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. - 1 HS đọc. - 2 bàn HS cùng trao đổi thảo luận, viết câu trả lời vào vở. - 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. + Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: MB, TB, KB. + MB: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả. + TB: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian để minh hoạ cho nhận xét ở phần mở bài. + KB: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. - HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ. - HS đọc bài văn Nắng trưa. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận ghi câu trả lời ra giấy. - 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến và thống nhất về bài giải. - Bài văn Nắng trưa gồm có 3 phần: + MB: Nêu nhận xét chung về nắng trưa. + TB: 4 đoạn Đoạn 1: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội. Đoạn 2: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa. Đoạn 3: Cây cối và côn vật trong nắng trưa. Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa. + KB: Cảm nghĩ về người mẹ. - 1 HS trả lời - Lắng nghe. Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn) ----------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 30 tháng 08 năm 2017 Tiết 1: TOÁN: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ I.MỤC TIÊU - Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số - Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự. - BTCL: 1, 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng chữa bài tập. - Gọi HS đứng tại chỗ nêu tính chất cơ bản của phân số. - Nhận xét lại. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề * Ôn tập cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số - Ghi ví dụ lên bảng yêu cầu HS thực hiện. - Hãy so sánh các phân số sau: và ; và ; và - Gọi HS lên bảng làm. - Nhận xét chốt lại: So sánh 2 phân số cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn, ... * So sánh hai phân số khác mẫu số - Đưa ra ví dụ: So sánh hai phân số và + Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số? + Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét, chốt lại: Muốn QĐMS hai phân số khác mẫu số ta phải QĐMS 2 phân số đó rồi so sánh như hai phân số cùng mẫu số. 3. Luyện tập, thực hành Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét lại, chữa bài. + Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào? + Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu + Muốn xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước kết chúng ta phải làm gì ? - Yêu cầu HS làm bài theo cặp - Gọi HS nêu cách làm - Nhận xét, chốt: Để sắp xếp đúng ta phải so sánh các phân số đó. 4. Củng cố, dặn dò + Hãy nêu lại cách so sánh hai phân số? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng chữa bài tập 2 (SGK/6) - HS nêu - Lớp nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - Lớp làm bài vào vở, 1 hs làm bài trên phiếu. - HS nêu kết quả và giải thích cách làm. - HS lắng nghe - Hai phân số khác mẫu số - Ta phải QĐMS hai phân số đó rồi so sánh tử số. - Lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng - 1 HS nhận xét. - 1 HS đọc: >.<, = - Cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS nhận xét. - Ta so sánh các tử số với nhau phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn - Ta phải QĐMS hai phân số đó rồi so sánh tử số. - 1 HS đọc. - Cần so sánh các phân số với nhau. a) Quy đồng mẫu số các phân số ta được Giữ nguyên ta có Vậy - HS nêu cách so sánh. - Lắng nghe. Tiết 2: TẬP ĐỌC: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. - Hiểu nội dung : Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (TL được các câu hỏi trong SGK). - HS trên chuẩn đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng. BVMT: HS hiểu thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam Giảm tải: Không hỏi câu hỏi 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Sưu tầm thêm những bức ảnh về quanh cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thư "Sau 80 năm giời nô lệ ... ở công học tập của các em" và trả lời các câu hỏi về nội dung. + Nêu nội dung chính của bài? - Nhận xét lại. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề. * Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 4 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu ... rất khác nhau + Đoạn 2: Tiếp ... lơ lửng + Đoạn 3: Tiếp ... quả ớt đỏ chói + Đoạn 4: Còn lại - Gọi 4 HS đọc bài + Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho HS. - Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK. + Lần 2: HS đọc - Giải nghĩa từ khó. + Thế nào là vàng trù phú? - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp - Nhận xét HS làm việc. - Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc mẫu lưu ý giọng đọc. * Tìm hiểu bài + Màu sắc bao trùm làng quê vào ngày mùa là màu gì? - Nêu ý chính đoạn 1? - Yêu cầu HS nêu những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng của sự vật đó. - Nêu nội dung chính đoạn 2, 3? + Thời tiết ngày mùa được miêu tả thế nào? + Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh như thế nào? + Những con người gợi cho ta cảm nhận điều gì về làng quê vào ngày mùa? + Những chi tiết về thời thiết con người gợi cho ta cảm nhận gì về làng quê vào ngày mùa + Qua đó em thấy thiên nhiên ở làng quê Việt Nam như thế nào? + Để làng quê luôn đẹp mỗi chúng ta có thể làm gì? + Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? - Yêu cầu HS nêu nội dung của bài. - Chốt lại, ghi bảng. - Giúp HS hiểu thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam * Đọc diễn cảm - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn và nêu giọng đọc của từng đoạn. - Để làm nổi bật vẻ đẹp của các sự vật, chúng ta nên nhấn giọng những từ ngữ nào khi đọc bài? - Đọc mẫu đoạn từ "màu lúa dưới đồng ... màu rơm vàng mới" - Yêu cầu HS nêu từ nhấn giọng, vị trí ngắt nghỉ. - Gọi HS đọc thể hiện lại. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét lại. 3. Củng cố, dặn dò + Theo em, nghệ thuật tạo nên nét đặc sắc của bài văn là gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS: chuẩn bị bài “Nghìn năm văn hiến”. - HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi. - Khuyên học sinh phải chăm học nghe thầy yêu bạn. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - 1 HS đọc, lớp theo dõi - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. - 1 HS đọc chú giải trong SGK. + Vàng trù phú là màu vàng gợi ra sự trù phú ấm no. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe tìm cách đọc đúng. + Màu sắc bao trùm làng quê vào ngày mùa là màu vàng. + Màu vàng bao trùm làng quê vào ngày mùa. - Luá – vàng xuộm ; nắng – vàng hoe ; Xoan – vàng lịm ; tàu lá chuối – vàng ối Bụi mía – vàng xọng ; rơm , thóc – vàng giòn ; lá mía – vàng ối ; tàu đu đủ , lá sắn héo – vàng tươi ; quả chuối – chín vàng ; gà , chó – vàng mượt ; mái nhà rơm – vàng mới + Những màu vàng cụ thể của cảnh vật. + Thời tiết ngày mùa rất đẹp không có cảm giác hanh hao héo tàn luc sắp vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm nhè nhẹ. Ngày không nắng không mưa. + Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy cứ buông bát đũa là ra đồng ngay. + Bận rộn và tấp nập nhưng vui vẻ + Gợi cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết đẹp, gợi ngày mùa no ấm. Con người cần cù lao động. + Đẹp xanh mát, trong lành + Không xả rác bừa bãi, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. + Tác giả rất yêu làng quê VN - Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn và nêu giọng đọc của đoạn. - Nên nhấn giọng ở các từ chỉ màu vàng. - HS lắng nghe - 2 HS nêu vị trí nhấn giọng ngắt nghỉ: màu lúa dưới đồng vàng xuộm lại. //Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.// ... màu rơm vàng mới.//" -1 HS đọc thể hiện. - 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau. - 3 HS lần lượt đọc - Lớp nhận xét - Bằng sự quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sắc bén của tác giả làm cho bài văn thêm sinh động hấp dẫn. - Lắng nghe. Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1). - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2). BVMT: Từ bài “Buổi sớm trên cánh đồng” giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng kiểm tra nội dung bài cũ. - Nhận xét lại. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Yêu cầu HS ghi lại các ý chính trong câu trả lời. - Gọi HS trình bày nối tiếp theo các câu hỏi. + Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? + Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào? + Tìm một chi tiết cho thấy sự quan sát rất tinh tế của tác giả? Tại sao em lại cho đó là sự quan sát tinh tế? + Qua sự quan sát cảm nhận về cảnh đẹp đó của tác giả em cảm nhận ntn về môi trường thiên nhiên? + Vậy mỗi chúng ta có thể làm gì để góp phần làm cho môi trường ngày một đẹp hơn? - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. - Kết luận: Tác giả đã quan sát rất tinh tế, lựa chọ chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp riêng của từng cảnh vật. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày. - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân. + Mở bài: Em tả cảnh gì? ở đâu vào thời gian nào? Lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì? + Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật + Kết bài: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của em về cảnh vật. - Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn. Khi quan sát các em có thể cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: Thính giác, thị giác, xúc giác. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét lại. - Gọi HS làm phiếu báo cáo. - Cùng HS nhận xét sửa chữa coi như một dàn bài mẫu. - Nhận xét đánh giá HS. 3. Củng cố, dặn dò + Khi viết văn tả cảnh người ta thường quan sát sự vật bằng những giác quan nào? - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS. - 1 HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc. - 2 HS tạo thành 1 cặp trao đổi, thảo luận cùng trả lời câu hỏi. - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, lớp bổ sung ý kiến. - Cánh đồng buổi sớm: Đám mây, vòm trời, những giọt mưa, sợi cỏ, những gánh rau, bó huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng, mặt trời mọc. - Các giác quan: xúc giác, thị giác. + Một vài giọt nước loáng thoáng rơi trên chiếc khăn đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy. Tác giả cảm nhận được những giọt mưa rơi trên tóc rất nhẹ. + Rất đẹp và trong lành. + Bảo vệ không phá hoại, không vứt rác bừa bãi, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. - Lắng nghe. - 1 HS đọc. - HS tiếp nối nhau đọc. - 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to; HS dưới lớp làm vào VBT. VD: Dàn ý tả buổi chiều trên cánh đồng: + Mở bài: Con đường đi học của em uốn quanh làng, men theo đồng lúa. Mỗi chiều đi học về em thường thả hồn mình trước cánh đồng lúa ngút ngàn. + Thân bài: tả theo trình tự thời gian - Ông mặt trời lững thững đạp xe qua những ngọn tre. - Những tia nắng màu vàng nhạt. - Cánh đồng là một màu vàng. - Những đợt sóng lúa nhấp nhô theo làn gió. - Lũ chim lúc bay lúc xà xuống như đang nô đùa. - Trên bờ ruộng mấy bác nông dân đang trò chuyện vui vẻ bởi một vụ mùa bội thu. - Xa xa các bạn nhỏ đang đi học về. + Kết bài: Khoảng khắc hồng hôn trên cánh đồng thật là đẹp. - HS đọc bài - Lớp nhận xét, đánh giá. - 1 HS dán phiếu của mình lên bảng, các HS khác đọc và nêu ý kiến của mình về bài của bạn. - 2 HS trả lời. - Nhận xét tiết học. Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tiết 1) I. MỤC TIÊU Sau bài học học sinh biết - Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học tập rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn có ý thức học tập rèn luyện. - Vui và tự hào là học sinh lớp 5. KNS: + Kĩ năng tự nhận thức + Kĩ năng xác định giá trị + Kĩ năng ra quyết định Giáo dục BVMT biển, hải đảo: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên môi trường biển hải đảo do lớp trường, địa phương tổ chức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các bài hát về chủ đề trường em - Giấy trắng, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sách, VBT của học sinh. - Nhận xét. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề. Hoạt động 1: Vị thế của học sinh lớp 5 - Yêu cầu học sinh mở SGK/4, 5 và trả lời câu hỏi: + Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì? + Em thấy nét mặt của các bạn như thế nào? + Bức tranh thứ hai vẽ gì? + Cô giáo nói gì với các bạn? + Em thấy các bạn có thái độ như thế nào? + Bức tranh thứ ba vẽ gì? + Bố của bạn học sinh nói gì với bạn? + Theo em bạn học sinh đã làm gì để được bố khen? + Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên? + HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp khác? + Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? + Em nói cảm nghĩ của em khi là học sinh lớp 5? - KL: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp lớn nhất của trường. Vì vậy HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác noi theo. * Hoạt động 2: Làm bài tập 1/ VBT - Gọi HS nêu yêu cầu của bài 1 - Yêu cầu HS thảo luận cặp và làm bài vào VBT. - Gọi đại diện cặp trình bày trước lớp. - Kết luận: Các nhiệm vụ a, b, c, đ, e là những nhiệm vụ mà HS lớp 5 chúng ta cần phải thực hiện. + Tại sao chúng ta không chọn việc làm “buộc các em nhỏ làm theo mọi ý muốn của mình”? - Giáo dục KNS cho học sinh. * Hoạt động 3: Tự liên hệ - Bài tập 2,3/ VBT - Nêu yêu cầu tự liên hệ. + Hãy nêu những điểm em đã làm để xứng đáng là học sinh lớp 5? + Hãy nêu những điểm em cần cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp 5? - Kết luận: Các em cần phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và cố gắng khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5 3. Củng cố, dặn dò + Theo em, HS lớp 5 cần phải làm gì ? + Em cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5 ? - Liên hệ giáo dục BVMT biển, hải đảo cho học sinh. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. - HS để đồ dùng lên bàn. - Lắng nghe. + Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh các bạn học sinh lớp 5 đón các em học sinh lớp 1. + Bạn nào cũng vui tươi háo hức. + Bức tranh thứ hai vẽ cô giáo và các bạn học sinh trong lớp học. + Cô giáo nói: Cô chức mừng các em đã là học sinh lớp 5. + Bạn nào cũng vui vẻ hạnh phúc, tự hào. + Bức tranh vẽ bạn học sinh và bố của bạn. + Bố bạn nói: Con trai bố ngoan quá đúng là học sinh lớp 5. + Bạn học sinh đã tự giác học tập chăm chỉ. - HS nêu cảm nghĩ bản thân. + Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường nên phải gương mẫu để các em học sinh lớp dưới noi theo. + Chúng ta phải chăm học tự giác trong công việc hằng ngày và học tập rèn luyện thật tốt. - HS nêu cảm nghĩ của bản thân - HS nêu. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi làm bài. - HS trình bày trước lớp kết quả thảo luận - HS cả lớp nhận xét. - Việc làm này là sai vì làm thế không xứng đáng là học sinh lớn nhất trường, không làm tấm gương cho các em nhỏ noi theo. - HS suy nghĩ đối chiếu các việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. + Học tốt, nghe lời thầy cô, lễ phép, giữ gìn sách vở, chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài. + Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác học tập hơn, tích cực giúp đỡ các bạn học kém trong lớp. - HS lớp 5 cần là tấm gương cho các em lớp dưới noi theo, nhường nhịn giúp đỡ em nhỏ, thực hiện nội quy trường lớp thật tốt, tích cực tham gia các hoạt động... - Em cảm thấy vui và tự hào. - HS lắng nghe. Tiết 5: KHOA HỌC: NAM HAY NỮ I. MỤC TIÊU - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ. - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không cần phân biệt nam nữ. KNS: + Kĩ năng phân tích đối chiếu các đặc điểm đặc trưng cử nam và nữ. + Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm nam nữ trong xã hội. + Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình minh hoạ trong SGK/6,7 - Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung 3 cột cho trò chơi "Ai nhanh, ai đúng". Nam Cả nam và nữ Nữ - HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ + Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? + Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào? + Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - Nhận xét lại. 2. Bài mới + Con người có mấy giới ? - Giới thiệu bài, ghi đề * Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học. - Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp. - Cho bạn xem tranh em vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó nói cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam khác bạn nữ? + Trao đổi với nhau để tìm một số điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ. + Khi một em bé mới sinh dựa vào đặc điểm nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái? - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng. - Nhận xét các ý kiến của HS, sau đó gạch chân các đặc điểm khác biệt về mặt sinh học mà HS nêu được, rồi đưa ra kết luận. - Cho HS quan sát ảnh chụp trứng và tinh trùng trong SGK. + Hãy cho thêm ví dụ điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. * Hoạt động 2: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Yêu cầu HS mở SGK/8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?" - Hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi. Mỗi nhóm sẽ nhận được một bộ phiếu và 1 bảng dán tổng hợp. Các em cùng nhau thảo luận và lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu xem vì sao đó là đặc điểm riêng của nam (nữ) hay đặc điểm chung của cả nam và nữ đó dán vào cột thích hợp trong bảng. Nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành bảng nhanh và đúng, có giải thích hợp lí. - Cho các nhóm dán kết quả làm việc theo thứ tự thời gian hoàn thành 1, 2, 3 ... - Yêu cầu cả lớp đọc và tìm điểm khác nhau giữa các nhóm. - Yêu cầu HS các nhóm làm khác nêu lí do vì sao mình làm như vậy? - Nhận xét thống nhất kết quả đúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 1.doc
Tài liệu liên quan