I. MỤC TIÊU
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
- BTCL: 1, 2, 3b, 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5, kì I - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu thức trong bài?
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi đại diện các cặp báo cáo.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại cách làm bài.
- Hãy nêu các cách tính giá trị của biểu thức dạng 1 tổng (1 hiệu) nhân với 1 số?
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Vì sao em cho rằng cách tính của em là cách tính thuận tiện nhất?
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài giải.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Tính.
- Lớp làm vào vở ô ly, 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc bài, lớp nhận xét
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
a. 375,84 – 95,69 + 36,78
= 280,15 + 36,78 = 316,93
b. 7,7 + 7,3 × 7,3
= 7,7 + 54,02 = 61,72
- Tính bằng 2 cách.
a. Biểu thức có dạng 1 tổng nhân với 1 số.
b. Biểu thức có dạng 1 hiệu nhân với 1 số.
- 2 cặp làm bảng phụ, lớp làm vở ô ly.
- 2 cặp đọc bài, các cặp khác nhận xét bổ sung
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
* Cách 1:
a. (6,75 + 3,25) × 4,2
= 10 × 4,2 = 42
b. (9,6 – 4,2) × 3,6
= 5,4 × 3,6 = 19,44
* Cách 2:
a. (6,75 + 3,25) × 4,2
= 6,75 × 4,2 + 3,25 × 4,2
= 28,35 + 13,65 = 42
b. (9,6 – 4,2) × 3,6
= 9,6 × 3,6 – 4,2 × 3,6
= 34,56 – 15,12 = 19,44
- 1 HS đọc.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở ô ly
- 2 HS đọc bài của mình, HS nhận xét chữa bài.
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
a. Tính bằng cách thuận tiện nhất
0,12 × 400 = 0,12 × 100 × 4
= 12 × 4 = 48
4,7 × 5,5 – 4,7 × 4,5
= 4,7 × (5,5 – 4,5)
= 4,7 × 1 = 4,7
b. Tính nhẩm kết quả tìm x
5,4 × x = 5,4 ; x = 1
9,8 × x = 6,2 × 9,8 ; x = 6,2
- 1 HS đọc trước lớp
+ Mua 4m vải phải trả 60.000 đồng.
+ Mua 6,8m phải trả bn tiền?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
- Lắng nghe.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1.
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2.
- Viết được đoạn văn ngắn có đề tài ngắn với nội dung bảo vệ môi trường theo yêu cầu BT3.
Giáo dục biển đảo: Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
BVMT : Giáo dục lòng yêu quý ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh, từ đó HS nâng cao ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu với 1 cặp quan hệ từ mà em biết và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì?
- Gọi HS dưới lớp tiếp nối nhau đặt câu có QHT: mà, thì, bằng.
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, làm bài theo cặp.
- Đọc kĩ đoạn văn.
- Nhận xét về các loài động vật, thực vật qua số liệu thống kê.
- Tìm nghĩa của cụm từ: khu bảo tồn đa dạng sinh học.
- Gọi HS phát biểu, ghi lên bảng ý kiến của HS.
- Giới thiệu thêm về rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên.
- Gọi HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận trong nhóm.
- Cho HS xếp từ theo hình thức trò chơi.
- Viết bảng 2 cột: Hành động bảo vệ môi trường/hành động phá hoại môi trường.
- Chia lớp thành 2 đội.
- Mỗi đội cử 3 đại diện tham gia xếp từ vào đúng cột trên bảng.
- Nhận xét cuộc thi: đội nào xếp xong trước và đúng là đội thắng cuộc.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Em đã làm được những hành động bảo vệ môi trường nào?
+ Nếu được chướng kiến những hành động phá hoại môi trường em có thể làm gì để ngăn chặn?
- Giáo dục ý thức BVMT cho HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Em viết về đề tài nào?
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình. GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
- GV nhận xét
- GV đọc 1 số đoạn văn mẫu.
3. Củng cố dặn dò
+ Thế nào là khu bảo tồn đa dạng sinh học ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS đứng tại chỗ đặt câu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm nghĩa của các cụm từ đã cho.
- HS tiếp nối nhau phát biểu, lớp bổ sung ý kiến thống nhất: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật.
- HS lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm, cùng thảo luận để hoàn thành bài.
- Thi xếp từ vào đúng cột: Hành động bảo vệ môi trường/ hành động phá hoại môi trường.
+ Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
- HS liên hệ bản thân.
- 1 HS đọc.
- HS nêu: phủ xanh đồi trọc, trồng rừng, xả rác bùa bãi, đánh cá bằng điện.
- HS viết bài vào bảng phụ, lớp viết bài vào VBT.
- HS đọc bài của mình, lớp nhận xét bổ sung.
VD : Vừa qua ở quê em, công an đã tạm giữ và xử phạt năm thanh niên bắt cá bằng mìn. Năm thanh niên này đã ném mìn xuống hồ lớn của xã, làm cá, tôm...chết nổi lềnh bềnh. Cách đánh bắt này là hành động vi phạm pháp luật, phá hoại môi trường rất tàn bạo. Không chỉ giết hại cá to lẫn cá nhỏ mà còn huỷ diệt mọi loài sinh vật sống dưới nước và gây nguy hiểm cho con người. Việc công an xử lí năm thanh niên phạm pháp được người dân quê em rất ủng hộ.
+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP ĐỌC: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
- Hiểu nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
Giáo dục biển đảo: Giúp HS biết được nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển.
GDMT: Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường rừng ngập mặn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Người gác rừng tí hon và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu sóng lớn?
+ Đoạn 2: Mấy năm qua Nam Định.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK.
+ Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó.
+ Tuyên truyền là gì?
+ Xói lở nghĩa là thế nào?
- Tổ chức cho HS luyện đọc cặp.
- Nhận xét các cặp làm việc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
- Nội dung chính của đoạn 1 ?
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
+ Các tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt?
- Giới thiệu các tỉnh này trên bản đồ Việt Nam.
- Nội dung chính của đoạn 2?
+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
- Nêu nội dung chính đoạn 3?
- Nội dung chính của bài?
- Chốt lại ghi nội dung chính lên bảng: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
* Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.
- Gọi HS đọc tiếp nối theo đoạn.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Treo bảng phụ có đoạn 3 từ “Nhờ phục hồi... bảo vệ vững chắc đê điều”.
- Đọc mẫu.
- Nêu cách ngắt nghỉ các từ ngữ cần nhấn giọng?
- Gọi HS đọc thể hiện.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét đánh giá.
3. Củng cố dặn dò
- Bài văn cung cấp cho em những thông tin gì?
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường rừng ngặp mặn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- 1 HS đọc chú giải trong SGK.
+ Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó.
+ Tuyên truyền: phổ biến một chủ trương làm thay đổi thái độ của quần chúng nhân dân nhằm mục đích nhất định.
+ Xói lở là hiện tượng đất lở với cường độ mạnh.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS lắng nghe tìm cách đọc đúng.
+ Nguyên nhân: do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm .... làm 1 phần rừng ngập mặn bị mất đi.
+ Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
- Nguyên nhân và hậu quả của việc rừng ngập mặn bị tàn phá.
+ Vì các tỉnh này làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
+ Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, hà tĩnh, Nghệ An, Thái Bình.
- Phong trào trồng rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển.
+ Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê bỉên, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hải sản nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú.
- Tác dụng của việc rừng ngập mặn được phục hồi.
- HS phát biểu, HS khác bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng.
- Vài HS nhắc lại.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.
- Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.
- Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương,/ môi trường đã có thay đổi rất nhanh chóng.//...... bảo vệ vững chắc đê điều.
- 1 HS đọc, lớp nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Hiểu được tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê và tăng thêm thu nhập cho địa phương.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
- Bước đầu thực hành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên ( trong làm tính và giải bài toán có liên quan).
- BTCL: 1, 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Hướng dẫn thực hiện chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân
- Nêu bài toán ví dụ.
+ Để biết được mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ta phải làm như thế nào?
- Giới thiệu: 8,4 : 4 là phép chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
- Yêu cầu cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả 8,4 : 4 (Gợi ý : chuyển đơn vị để có số đo viết dưới dạng số thập phân rồi thực hiện phép chia).
- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
+ Vậy 8,4m chia cho 4 được bao nhiêu mét?
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 8,4 : 4.
- Yêu cầu HS so sánh 2 phép chia 84 : 4 và 8,4 : 4
+ Trong phép chia 8,4 : 4 = 2,1 chúng ta đã viết dấu phẩy ở thương 2,1 như thế nào?
- Nêu ví dụ 2: Đặt tính và tính 72,58 : 19
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện tính.
- Nhận xét chốt lại
* Quy tắc thực hiện phép chia
+ Qua 2 ví dụ hãy nêu cách thực hiện phép chia 1 số thập phân cho một số tự nhiên?
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Bài 1
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Chữa bài và đánh giá cho HS
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả tính của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, đánh giá HS
+ Hãy nêu cách tìm thừa số chưa biết?
Bài 3
- Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
+ Muốn tìm trung bình cộng của một số ta làm thế nào?
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
- Thực hiện phép tính chia 8,4 : 4
- HS đọc phép tính
- HS thảo luận theo cặp để tìm cách chia.
- HS đặt tính và tính.
+ Giống nhau về cách đặt tính, thực hiện chia.
+ Khác nhau ở chỗ 1 phép tính có dấu phẩy, 1 phép tính không có dấu phẩy.
- Sau khi thực hiện chia phần nguyên (8), trước khi lấy phần thập phân (4) để chia thì viết dấu phẩy vào bên phải thương (2).
- HS thực hành như SGK
- HS nối tiếp trả lời.
- Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như sau:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia.
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.
- 2 HS đọc, lớp nhẩm.
- Đặt tính và tính.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc
- 2 HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở.
- 2 HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 1 HS đọc.
- Một người đi xe đạp trong 3 giờ đi được 126,54km.
- Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki lô mét?
- Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
- 2 HS nêu
- Lắng nghe.
Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính.
- BTCL: 1, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện tính chia 1 STP cho 1 STN?
Bài 2
- Yêu cầu HS thực hiện 22,44 : 18.
+ Hãy nêu rõ các thành phần SBC, SC, thương, số dư trong phép chia trên?
- Yêu cầu HS đọc lại phép tính theo cột dọc và xác định hàng của các chữ số ở số dư.
+ Em hãy thử lại để kiểm tra xem phép tính có đúng không?
- Nhận xét, sau đó yêu cầu HS thực hiện tính 43,19 : 21.
+ Số dư trong phép chia 43,19 : 21 là số nào? Vì sao em xác định như vậy?
Bài 3
- Viết phép tính 21,3 : 5 lên bảng và yêu cầu HS thực hiện phép chia.
- Nhận xét phần thực hiện phép chia của HS, sau đó hướng dẫn: Khi chia 1 STP cho 1STN mà còn dư ta có thể chia tiếp bằng cách viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.
Bài 4
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc
- HS lên bảng, lớp làm vở ôli
- 2 HS đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.
- 4 HS nhận xét, chữa bài.
67,2 7
4 2 9,6
0
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở ôli
22,44 18
4 4 1,24
0 84
12
- 1 HS nêu: SBC là 22,44; SC là 18; thương là 1,24; số dư là 0,12.
- HS xác định và nêu: Chữ số 1 ở hàng phần mười; chữ số 2 ở hàng phần trăm. Vậy số dư trong phép chia là 0,12
- HS thử: 1,24 18 + 0,12 = 22,44
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở ôli.
- HS nêu: Phép chia 43,19 : 21 có số dư là 0,14 vì không có phần nguyên, có chữ số 1 đứng ở hàng phần mười, chữ số 4 đứng ở hàng phần trăm
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở ôli.
- HS nghe GV hướng dẫn thực hiện phép chia 21,3 : 5
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Có 8 bao gạo cân nặng 243,2kg.
- Hỏi 12 bao gạo như thế cân nặng bao nhiêu kg?
- Dạng toán rút về đơn vị.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở ô li.
- 1 HS đọc bài lớp nhận xét.
Bài giải
Một bao cân nặng là:
243,2 : 8 = 30,4 (kg)
12 bao cân nặng là:
30,4 × 12 = 364,8 (kg)
Đáp số: 364,8 kg gạo
- Lắng nghe.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp BT2; bước đầu nhận biết được tác dụng củaquan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn BT3.
- HS trên chuẩn nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3).
BVMT: Qua các bài tập giáo dục cho HS nâng cao nhận thức về BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng: Đọc đoạn văn viết về đề tài về bảo vệ môi trường.
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gạch chân dưới các cặp quan hệ từ trong câu.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GD HS ý thức bảo vệ rừng ngập mặn để bảo vệ đê điều và tăng thêm thu nhập cho người dân.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?
+ Yêu cầu của bài tập là gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Cặp QHT trong từng câu có ý nghĩa gì?
- GD HS nâng cao ý thức bảo trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo cặp để trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
+ Hai đoạn văn sau có gì khác nhau?
+ Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
- Kết luận: Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Nếu không sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà, khó hiểu, nặng nề hơn.
- GD ý thức bảo vệ các loài vịt trời.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
+ Cặp quan hệ từ nhờ ... mà biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
+ Cặp quan hệ từ không những ... mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến.
- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/sai.
- HS nối tiếp nhau đọc
+ Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu.
+ Yêu cầu của bài tập là chuyển 2 câu văn đó thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ vì ... nên hoặc chẳng những ... mà còn.
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào VBT.
- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/sai.
- 1 HS đọc.
+ Câu a vì ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
+ Câu b chẳng những - mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
+ So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở 1 số câu.
+ Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà.
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý cho đúng chỗ, đúng mục đích.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật với nhau và với tính cách của nhân vật trong bìa văn, đoạn văn (BT1).
- Biết cách lập được dàn ý cho bài văn tả người mà em thường gặp (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm kết quả quan sát 1 người (thường gặp) của 5 HS.
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 làm phần a, nhóm 2 làm phần b.
- Nhận xét.
- Chốt lời giải đúng.
Phần a
+ Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Tóm tắt các chi tiết miêu tả ở từng câu?
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
+ Đoạn 2 còn tả gì về ngoại hình của bà?
+ Các đặc điểm đó có quan hệ với nhau như thế nào?
Phần b
+ Đoạn văn tả đặc điểm nào về ngoại hình của Thắng?
+ Những đặc điểm đó cho biết điều gì về Thắng?
- GV kết luận.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- Hãy giới thiệu về người em định tả: Người đó là ai? em quan sát trong dịp nào?
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý có thể sử dụng kết quả quan sát mà em đã ghi được để lập dàn ý; hãy chọn những đặc điểm nổi bật, những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc cảm nhận được người đó rất thật, rất gần gũi, thân quen với em.
- Gọi HS làm ra giấy khổ to, dán phiếu lên bảng. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa để có 1 dàn ý tốt.
- Gọi HS đọc dàn ý của mình.
- Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 2 HS cùng nhóm nối tiếp đọc bài văn và thảo luận theo cặp.
- Đại diện một số cặp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Tả mái tóc của bà qua con mắt nhìn của một đứa cháu.
+ Câu 1: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải đầu.
+ Câu 2: Tả mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ.
+ Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu.
- Quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
- Tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà.
- Chặt chẽ, bổ sung cho nhau, không chỉ làm rõ vẻ bề ngoài mà còn cả tính cách.
+ Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng
+ Câu 2: Tả chiều cao của Thắng.
+ Câu 3: Tả nước da của Thắng.
+ Câu 4: Tả thân hình của Thắng.
+ Câu 5: Tả đôi mắt to và sáng.
+ Câu 6: Tả cái miệng tươi hay cười.
+ Câu 7: Tả cái trán dô bướng bỉnh.
- Thắng là một đứa trẻ bơi lội rất giỏi, có sức khoẻ dẻo dai, thông minh, bướng bỉnh...
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 2 HS nối tiếp nhau nêu cấu tạo của bài văn tả người
- Cấu tạo chung của bài văn tả người.
1. Mở bài: Gới thiệu người định tả.
2. Thân bài:
+ Tả ngoại hình: (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuân mặt mái tóc, cặp mắt, hàm răng...)
+ Tả tính tình: (lời nói, củ chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả
- HS giới thiệu.
+ Em tả mẹ khi đang nấu cơm.
+ Em tả bạn Tuấn
+ Em tả ông khi đọc báo...
- 2 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT.
- HS dán bài, đọc bài, các HS khác nhận xét bổ sung.
- 5 HS đọc, HS nhận xét.
VD:
+ Mở bài: Mẹ là người em yêu nhất trên đời.
+ Thân bài:
* Tả hình dáng
- Mẹ năm nay khoảng 40 tuổi.
- Dáng người mẹ to đậm.
- Khuôn mặt tròn, nước da ngăn ngăm.
- Mái tóc ngang vai được buộc gọn sau gáy.
- Đôi mắt lúc nào cũng như cười.
- Miệng nhỏ xinh xinh với hàm răng trắng bóng.
- Mẹ ăn mạc rất giản dị.
* Tả hoạt động:
- Sáng mẹ thường đi chợ lo ăn sáng cho cả nhà.
- Mẹ rất bận rộn với công việc nhưng luôn giành thời gian để hướng dẫn em học bài.
* Tả tính tình:
- Mẹ sống chan hòa với mọi người nhưng cũng rất nghiêm khắc.
+ Kết bài: Em rất yêu quý mẹ. Em tự hào khi được là con của mẹ.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KHOA HỌC: ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
GDMT: Một số đặc điểm chính của tài nguyên thiên nhiên, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Giáo dục biển hải đảo
+ Hầu hết các đảo và quần đảo Việt Nam đều là những đảo đá vôi.
+ Giới thiệu cảnh quan Vịnh Hạ Long.
+ Giáo dục tình yêu với biển đảo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trong SGK/54.
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm?
- Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi của nước ta
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SGK/54, đọc tên các vùng núi đá vôi.
- Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
- Kết luận: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử. GV giới thiệu HS về cảnh quan Vịnh Hạ Long.
Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi
- Cho HS hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm.
- Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và hòn đá vôi.
* Thí nghiệm 1
- Yêu cầu: Cọ xát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét.
- Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Thí nghiệm 2
- Dùng bơm kim tiêm hút giấm trong lọ.
- Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội.
- Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
- Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì?
- Kết luận: Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm có a xít, đá vôi tác dụng với a xít tạo thành 1 chất khác và khí các bô níc bay lên tạo thành bọt.
Hoạt động 3: Ích lợi của đá vôi
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Đá vôi được dùng để làm gì?
- Gọi HS trả lời, GV ghi lên bảng.
- Kết luận: Có nhiều loại đá vôi, đá vôi có nhiều ích lợi trong cuộc sống. Đá vôi dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng ....
3. Củng cố dặn dò
+ Muốn biết 1 hòn đá có phải là đá vôi hay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 13.doc