I. MỤC TIÊU
- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
KNS: + Kĩ năng phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viên gan A
+ Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A
GDMT : Mối quan hệ giữa con người với môi trường. Cần giữ vệ sinh môi trường, ăn uống hợp vệ sinh để phòng bệnh viên gan A.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trong SGK/32, 33.
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
37 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5, kì I - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Để viết được các số theo đúng thứ tự yêu cầu chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS
- HS chữa bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS trao đổi để tìm cách so sánh 8,1m và 7,9m.
- 1 số HS trình bày trước lớp, lớp theo dõi nêu ý kiến nhận xét, bổ sung. HS có thể có 2 cách:
+ C1: So sánh luôn 8,1m > 7,9m
+ C2: Đổi ra đề - xi - mét để so sánh.
- HS nghe GV giảng bài.
- HS nêu: 8,1 > 7,9
- HS: phần nguyên 8 > 7
- Khi so sánh 2 STP ta có thể so sánh phần nguyên với nhau, số nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
- HS nghe yêu cầu của bài.
+ Không so sánh được vì phần nguyên của 2 số này bằng nhau.
- HS đưa ra ý kiến.
+ Đổi ra đơn vị khác để so sánh.
+ So sánh 2 phần thập phân với nhau.
- HS trao đổi để tìm cách so sánh phần thập phân của 2 số với nhau, sau đó so sánh 2 số.
- 1 số HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS nêu: 35,7 > 35,698
- HS nêu: Hàng phần mười 7 > 6.
- Khi so sánh 2 STP có phần nguyên bằng nhau thì ta so sánh tiếp phần thập phân. Số nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Ta so sánh tiếp đến hàng phần trăm. Số nào có hàng phần trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS trao đổi ý kiến và nêu: ta so sánh tiếp đến hàng phần nghìn, Số nào có hàng phần nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS đọc ghi nhớ, sau đó thi đọc thuộc ngay trên lớp.
- So sánh hai số thập phân.
- HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm bài trên bảng nhóm.
- 2 HS đọc bài của mình, HS nhận xét.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
a. 48,97 < 51,02 ;
b. 96,4 > 96,38
c. 0,7 > 0,65
- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Ta phải so sánh các STP đó.
- 1 cặp làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 cặp đọc bài.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
6,375; 6,735; 7,19; 8,72; 9,01.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Ta phải so sánh các STP đó.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc bài làm.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187
- Lắng nghe.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT : THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Hiểu nghĩa từ “thiên nhiên” (BT1) ; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2) ; tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
- HS NK hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2, có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
GDMT: Giúp cho HS hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý gắn bó với môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài 1, 2 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
- Từ điển HS.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập; nhắc HS dùng bút chì khoanh vào chữ cái đặt trước dòng giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm.
+ Đọc kĩ từng câu thành ngữ, tục ngữ.
+ Tìm hiểu nghĩa của từng câu.
+ Gạch chân dưới các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Kết luận lời giải đúng.
- Giảng: Thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất đều là các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên.
- Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ. (nếu HS giải thích chưa rõ, GV có thể giải thích lại).
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm.
+ Phát bảng nhóm cho mỗi nhóm
+ Tìm từ theo yêu cầu và ghi vào giấy.
+ Đặt câu (miệng) với từng từ mà nhóm tìm được.
- Gọi nhóm làm xong trước đọc các từ nhóm mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ sung để có nhiều từ miêu tả không gian.
- Gọi HS đọc lại các từ tìm được.
- Gọi HS đọc câu mình đặt. Chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp thành 3 đội. Yêu cầu các đội thi tìm nhanh.
- Yêu cầu HS đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.
- Nhận xét tuyên dương đội thắng.
3. Củng cố dặn dò
+ Thiên nhiên là gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng đặt câu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét đúng/sai, chữa bài.
- Kết quả đúng: chọn ý b
b, Tất cả những gì không do con người tạo ra.
- 1 HS đọc.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 1 HS làm trên bảng lớp (gạch chân dưới các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên có trong các câu tục ngữ).
- HS nêu ý kiến nhận xét, chữa bài.
- HS theo dõi GV chữa bài.
+ Lên thác xuống ghềnh.
+ Góp gió thành bão.
+ Qua sông phải luỵ đò.
+ Khoai đất lạ, mạ đất quen.
+ Lên thác xuống ghềnh: gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
+ Góp gió thành bão: tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
+ Qua sông phải luỵ đò: gặp khó khăn hay có việc cần nên đành cậy nhờ, luỵ đến cốt sao cho được việc.
+ Khoai đất lạ, mạ đất quen: khoai phải trồng ở đất lạ, mạ phải trồng ở đất quen mới tốt.
- HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng.
- 1 HS đọc.
- HS tạo thành 1 nhóm cùng tìm từ và ghi vào bảng nhóm.
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp viết vào vở.
- Gợi ý đáp án;
a. Tả chiều rộng: Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, vô tận, bất tận, khôn cùng.
b. Tả chiều dài: tít tắp, tít tắp mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, đằng dặc, lê thê, lướt thướt,..
c. Tả chiều cao: chót vót, vời vợi, chất ngất, cao vút,
d. Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm,
- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. Mỗi HS đọc 1 câu.
- 1 HS đọc.
- HS thi tìm nhanh
a. Tả tiếng sóng:ì ầm,ầm ầm, rì rào..
b. Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn...
c. Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, diên cuồng...
- HS nối tiếp đặt câu.
VD: Mặt hò lăn tăn gợn sóng.
+ Sóng điên cuồng gào thét.
+ Thiên nhiên là tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP ĐỌC: TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng các tiếng, từ: khoảng trời, ráng chiều, vạt nương, lòng thung, gặt lúa, ...
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.
- Hiểu nghĩa của các từ: nguyên sơ, vạt nương, áo chàm, nhạc ngựa, thung, ...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên vùng núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành, cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
- Học thuộc lòng một số câu thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Luyện đọc
- Gọi HS toàn bài.
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đ1: Từ đầu trên mặt đất.
+ Đ2: tiếp . Như hơi khói.
+ Đ3: còn lại
- Gọi HS đọc chú giải trong SGK.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
- Nhận xét HS làm việc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
+ Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời?
- GV giải thích: Vì đây là 1 đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy tất cả 1 khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là chiếc cổng để đi lên trời.
+ Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
+ Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? vì sao?
+ Điều gì đã khiến cho cả cánh rừng sương giá như ấm lên?
- Giảng: Khung cảnh thiên nhiên ở vùng cao thật đẹp và thanh bình. Giữa cái giá lạnh của không khí, cánh rừng như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Mọi người ở đây đều tất bật, rộ ràng bởi công việc của mình, người Tày ở khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Dáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm, tiếng nhạc ngựa vang lên suốt triền rừng, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
- Hãy nêu nội dung của bài thơ?
- Ghi nội dung chính lên bảng: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên vùng núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành, cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
* Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm học thuộc lòng đoạn 3 của bài thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng cả bài thơ.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: HS đọc, sửa giọng đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Nghe.
+ Vì đây là 1 đèo cao giữa 2 vách núi.
- HS lắng nghe.
+ Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo, có thể thấy cả 1 không gian mênh mông, bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương màu mật, những thung lũng lúa đã chín vàng như mật đọng, khoảng trời bồng bềnh mây trôi, gió thoảng....
+ HS tiếp nối nhau phát biểu theo ý mình.
+ Bởi có hình ảnh con người. Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- Vài HS nhắc lại.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Quan sát bảng phụ.
- Nghe.
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 3, cả lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất.
- HS đọc thuộc lòng cả bài.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- So sánh 2 số thập phân.
- Sắp xếp các stp theo thứ tự từ bé đến lớn.
- BTCL:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh trên.
- Nhận xét, chốt lại cách so sánh 2 STP.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại cách viết STP theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Yêu cầu HS đọc các STP đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS nêu cách làm của mình.
- Hướng dẫn lại để cả lớp hiểu cách làm bài toán trên.
- Nhận xét.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh STP.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS chữa bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS nêu.
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm, lớp làm vào vở ôli.
- HS đọc, HS nhận xét.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
84,2 > 84,19 47,5 = 47,500
6,843 89,6
- 2 HS đổi vở kiểm tra cho nhau.
- 4 HS lần lượt giải thích trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét, chữa bài.
4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02.
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc thành tiếng.
- HS trao đổi tìm cách làm bài.
9,7x8 < 9,718
+ Phần nguyên và hàng phần mười của 2 số bằng nhau.
+ Để 9,7x8 < 9, 718 thì x < 1
Vậy x = 0
Ta có 9,708 < 9,718.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm phần a vào vở (HSKG làm thêm phần b).
a. 0,9 < x < 1,2
x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
b. 64,97 < x < 65,14
x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2) ; biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3).
- HS trên chuẩn biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài tập 1, 2 viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng tìm từ đồng âm, đặt 2 câu phân biệt từ đồng âm đó.
- 1 HS tìm 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để xác định các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Đánh dấu số thứ tự của từng từ in đậm trong mỗi câu. Sau đó yêu cầu HS nêu nghĩa của từng từ.
a. Chín
+ Lúa ngoài đồng đã chín vàng. (1)
+ Tổ em có chín HS. (2)
+ Nghĩ cho chín rồi hãy nói. (3)
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
b. Đường
+ bát chè . Nhiều đường nên rất ngọt. (1)
+ Các chú....... đường dây điện thoại. (2)
+ Ngoài đường mọi người đã đi lại nhộn nhịp. (3)
c. Vạt
+ Những vạt nương màu mật. (1)
+ Chú Tư lấy dao vạt nhọn chiếc đầu gậy tre. (2)
+ Vạt áo choàng thấp thoáng. (3)
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Thế nào là từ đồng âm?
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
Bài 2 - giảm tải
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét lại, kết luận câu đúng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- Mỗi bàn HS tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi, làm bài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
a. Chín (1): hoa, quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được. Chín (3): Suy nghĩ kĩ càng. Chín (2): số 9. Chín 1, chín 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín 2.
b. Đường 1: Chất kết tinh vị ngọt. Đường 2: vật nối liền hai đầu. Đường 3: chỉ lối đi lại. Từ đường 2 và đường 3 là từ nhiều nghĩa. Đồng âm với từ đường 1.
c. Vạt 1 : mảnh đất trồng trọt, trải dài trên đồi. Vạt 2; xiên đẽo. Vạt 3: thân áo. Từ vạt 1 và vạt 3là từ nhiều nghĩ, đồng âm với từ vạt 2.
- Lớp nhận xét bổ sung.
+ Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và hai hay nhiều nghĩa chuyển. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển có mối quan hệ với nhau.
- 1 HS đọc.
- 3 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 phần. HS dưới lớp đặt câu vào vở.
- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai.
- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
VD: a. Cao:
- Bạn Nga cao nhất lớp.
- Mẹ tôi thường mua hàng Việt Nam chất lượng cao.
b. Nặng
- Bố tôi nặng nhất nhà.
- Bà ấy ốm rất nặng.
c. Ngọt
- Cam đầu mùa rất ngọt.
- Cô ấy ăn nói ngọt ngào dễ nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
- Lập dàn ý bài văn tả 1 cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào đàn ý (thân bài) viết được 1 đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS sưu tầm những tranh, ảnh về cảnh đẹp của địa phương.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
- Nhận xét ý thức làm bài, chất lượng bài làm của HS.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cùng HS xây dựng dàn ý chung cho bài văn bằng hệ thống câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng để được 1 dàn ý tốt.
+ Phần mở bài em cần nêu những gì?
+ Em hãy nêu nội dung chính của phần thân bài?
+ Các chi tiết miêu tả cần được sắp xếp theo trình tự nào?
+ Phần kết bài cần nêu những gì?
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý cụ thể cho cảnh mình định tả.
- Yêu cầu 2 HS làm bài trên bảng phụ dán bài lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- Gọi HS đọc dàn ý của mình, GV nhận xét, sửa chữa cho từng em.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.
- Gợi ý: Các em chỉ cần tả 1 đoạn trong phần thân bài. Đoạn văn này chỉ cần tả 1 đặc điểm hay 1 bộ phận của cảnh. Câu mở đoạn cần nêu được ý của đoạn. Các câu thân đoạn phải có sự liên kết giữa các ý, các chi tiết định miêu tả. Câu kết đoạn thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng phụ dán lên bảng, đọc bài.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét những HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng đọc bài, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
+ MB: Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu được thời gian địa diểm mình quan sát.
+ TB: Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc.
+ Các chi tiết miêu tả cần được sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp,
+ KB: Nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương.
- HS viết dàn ý vào bảng phụ, cả lớp viết vào vở bài tập.
- HS nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc thành tiếng.
- HS viết vào bảng phụ, cả lớp viết bài vào vở bài tập.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 HS làm theo yêu cầu của GV.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (T2)
I . MỤC TIÊU
- Con người ai cũng có tổ tiên ông bà và mỗi người phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết ơn tổ tiên ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về nhớ ơn tổ tiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Thế nào là biết ơn tổ tiên?
+ Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày Giỗ tổ Hùng Vương
- Cho cả lớp hoạt động nhóm.
- Phân công mỗi nhóm 1 khu vực để treo tranh ảnh và những bài báo đã sưu tầm về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em đã tìm hiểu được.
- Khen ngợi các nhóm đã sưu tầm được nhiều tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương, khuyến khích các nhóm sưu tầm còn nghèo nàn sơ sài.
- Cho HS làm việc cả lớp.
+ Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không?
+ Em nghĩ gì khi nghe, đọc các thông tin trên?
+ Việc nhân dân ta tiến hành Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 - 3 (Âm lịch) hằng năm đã thể hiện điều gì?
- Kết luận: Các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch), nhân dân ta lại làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở khắp nơi. Long trọng nhất là ở đền Hùng Vương.Chúng ta phải luôn ghi nhớ ngày Giỗ Tổ vì các vua Hùng đã có công dựng nước.
Hoạt động 2: Thi kể chuyện
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 câu chuyện về truyền thống, phong tục của người VN để kể.
- Các thành viên trong nhóm lần lượt luân phiên kể, các bạn trong nhóm sẽ chọn 1 bạn kể hay nhất lên thi cùng các nhóm khác.
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
- Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện.
- Sau khi HS kể xong, GV hỏi tại sao nhóm em lại chọn câu chuyện này để kể.
- Khen ngợi những bạn kể chuyện hay và khuyến khích những bạn kể chuyện chưa hay.
- Kết luận: Mỗi câu chuyện các em kể đều gắn liền với đời sống văn hoá, chính trị của VN thời các vua Hùng.
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- Cho HS làm việc cặp đôi.
- Mỗi HS sẽ kể cho bạn nghe về truyền thống tốt đẹp của gia đình mình, dòng họ mình.
- Gọi 1 vài HS kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- Chúc mừng những HS sống trong gia đình có truyền thống tốt đẹp.
+ Em có tự hào về truyền thống đó không? vì sao?
+ Em hãy đọc 1 câu ca dao, tục ngữ nói về chủ đề biết ơn tổ tiên.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Dặn dò.
- HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS thực hiện.
- HS treo tranh ảnh, các bài báo mình sưu tầm được lên.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- Hàng năm, nhân dân ta đều tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (âm lịch) ở đền Hùng Vương.
- HS phát biểu cảm tưởng của mình.
+ Thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần "Uống nước nhớ nguồn" "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS tiến hành chia nhóm.
- Nhóm thảo luận, chọn chuyện kể.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- HS tiến hành làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm lên kể.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện.
- HS kể trước lớp.
- HS trả lời và giải thích lí do.
- HS đọc câu ca dao, tục ngữ.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU
- Biết nguyên nhân và cách phong tránh nhiễm HIV/AIDS.
KNS: + Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/ AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/ AIDS.
+ Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức hoàn thành công việc có liên quan đến triển lãm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trong SGK/35.
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
+ Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A?
+ Bệnh nhân mắc viêm gan A cần làm gì?
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Chia sẻ kiến thức
- Mục tiêu: Trình bày hiểu biết về bệnh HIV/ AIDS.
* Cách tiến hành
- Kiểm tra việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về HIV/AIDS.
- Nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về căn bệnh nguy hiểm này.
- Nhận xét, khen ngợi những HS tích cực học tập, ham học hỏi, tìm tư liệu.
Hoạt động 2: HIV/AIDS là gì? Các con đường lây truyền HIV/AIDS
- Mục tiêu: Giải thích được 1 cách đơn giản các khái niệm HIV là gì, AIDS là gì. Nêu được các con đường lây nhiễm và cách phong tránh nhiễm HIV. Hiểu được sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS.
* Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng".
- Chia HS thành các nhó, mỗi nhóm 5, 6 HS, yêu cầu HS thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Sau đó viết vào 1 tờ giấy. Nhóm làm nhanh nhất, đúng là nhóm thắng cuộc.
- Tổ chức cho HS thi hỏi đáp về HIV/ AIDS.
+ HIV/AIDS là gì?
+ Vì sao người ta thường gọi HIV/ AIDS là căn bệnh thế kỉ?
+ Những ai có thể bị nhiễm HIV/ AIDS?
+ HIV/AIDS có thể lây truyền qua những con đường nào?
+ Hãy lấy ví dụ về cách lây truyền qua đường máu của HIV?
+ Làm thế nào đẻ phát hiện ra người bị nhiễm HIV/AIDS?
+ Muỗi đốt có lây nhiễm HIV không?
+ Chúng ta có thể làm gì để phòng chống HIV/AIDS?
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về HIV/AIDS.
Hoạt động 3: Cách phòng tránh HIV/AIDS
- Mục tiêu: Nêu được các cách phong tránh nhiễm HIV. Luôn có ý thức tuyên truyền mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV.
* Cách tiến hành
- Cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK/35 và đọc các thông tin.
+ Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS?
- Nhận xét
Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh thông tin
- Mục tiêu: Triẻn lãm các thông tin tranh ảnh sưu tầm được
KNS: Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức hoàn thành công việc có liên quan đến triển lãm.
* Cách tiến hành
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận để trình bày các thông tin tranh ảnh nhóm mình sưu tầm được
- GV lấy mỗi nhóm 1 thành viên làm ban giám khảo.
- Đại diện các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày trước lớp.
- Tổ chức cho HS đi thăm quan.
- Công bố kết quả, tuyên dương, khen ngợi tinh thần học tập của HS.
3. Củng cố dặn dò
+ Nêu những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Lớp trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
- HS trình bày những điều mình biết, sưu tầm được về bệnh AIDS.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Trao đổi, thảo luận làm bài.
+ Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút HIV gây nên.
+ Vì nó rất nguy hiểm, khả năng lây lan nhanh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Nếu ở giai đoạn AIDS thì chỉ còn đợi chết.
+ Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
- HS lấy ví dụ.
+ Xét nghiệm máu.
+ Không.
+ Thực hiện tốt các quy định về truyền máu, sống lành mạnh,
- HS tiếp nối nhau đọc thông tin.
+ Thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thuỷ.
+ Không nghiện hút, tiêm chích ma tuý.
+ Dùng bơm kim tiêm 1 lần rồi bỏ di.
+ Khi truyền máu cần xét nghiệm máu trước khi truyền.
+ Phụ nữ nhiễm HIV không nên sinh con.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS tham quan nhóm bạn
- HS nêu.
- Lắng nghe.
-----
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 8.doc