A. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
Với HS khéo tay:
Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
*TT: Thực hiện một số thao tác lắp máy bay trực thăng
B. Chuẩn bị:
- Học sinh: Bộ lắp ghép cá nhân.
- Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
C. Các hoạt động dạy học:
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
× = 3,15 (km)
Đáp số: 3,15 km
Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh tính số thời gian đi được của người đi xe máy từ đó sẽ tính được quãng đường
Bài giải
Thời gian người đó đi hết là:
11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút
2 giờ 40 phut = giờ = giờ
Quãng đường AB dài là:
= 112 (km)
Đáp số: 112 km
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài
- 2 học sinh
- Lắng nghe
- Thực hiện
- Nêu quy tắc
- Hình thành công thức tính
- Lắng nghe
- Đổi số đo thời gian và làm bài
- 1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu cách làm
- Tóm tắt và giải bài
- 1 học sinh nêu bài toán và cách giải
- Làm bài vào vở 1 HS lên bảng chữa bài
- 1 học sinh nêu bài toán và cách giải
- Làm bài vào vở 1 HS lên bảng chữa bài
- Lắng nghe
- Về học bài
______________________________________
Chính tả: (nhớ - viết)
Tiết 27: CỬA SÔNG
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
- Nhớ - viết 4 khổ thơ cuối của bài: Cửa sông
- Làm đúng bài tập chính tả
B. Chuẩn bị:
- Học sinh:
- Giáo viên: Bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh nhớ - viết chính tả:
- Gọi HS đọc bài
- Nhắc học sinh cách trình bày các khổ thơ 6 chữ, những từ ngữ khó
- Yêu cầu học sinh gấp SGK, nhớ - viết chính tả
- Nhắc HS tự soát lỗi
- Chấm, chữa một số bài chính tả
- Chữa một số lỗi HS thường viết sai
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 2:
Tìm các tên riêng trong đoạn trích (SGK) và tên riêng đó được viết như thế nào
- Gọi 2 học sinh nối tiếp đọc 2 đoạn văn ở SGK
- Nói về nội dung 2 đoạn văn
- Chia nhóm, phát bảng nhóm để học sinh làm bài
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
* Đáp án:
Tên riêng
Giải thích cách viết
Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô; A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi; Ét-mân Hin-la-ri; Ten-sinh No-rơ-gay
Tên địa lý: I-ta-li-a; Lo-ren; A-mê-ri-ca, E-vơ-rét;
Hi-ma-lay-a; Niu Di-lân
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Các tiếng trong mỗi bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối
* Tên địa lý: Mĩ, Ấn Độ, Pháp
Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam . Vì đây là tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh nhớ cách viết hoa tên riêng của người, tên địa lý nước ngoài
- 2 học sinh
- 1 học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết
- Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ ở SGK, ghi nhớ
- Ghi nhớ
- Viết bài vào vở
- Tự sửa lỗi
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Nối tiếp đọc đoạn văn
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm, làm bài
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về học bài
___________________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 53: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
A. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực vốn từ gắn với chủ điểm: Nhớ nguồn
- Thực hành làm các bài tập
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
B. Chuẩn bị:
- Học sinh:
- Giáo viên: Bảng nhóm để học sinh làm bài tập 1
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn văn viết được ở BT3 (tiết LTVC trước)
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: Hãy minh họa mỗi truyền thống quý báu của dân tộc ta bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát bảng nhóm đề học sinh làm bài
a) Yêu nước;
- Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
b) Lao động cần cù:
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
c) Đoàn kết:
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
d) Nhân ái:
- Thương người như thể thương thân.
- Nhận xét bài làm của các nhóm, tuyên dương nhóm thắng cuộc
Bài tập 2: Hãy điền đúng các tiếng còn thiếu trong các câu tục ngữ, ca dao (SGK) và giải ô chữ hình chữ S
- Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 2, làm bài
- Gọi học sinh nêu kết quả bài làm
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
* Đáp án: Các tiếng còn thiếu trong các câu tục ngữ, ca dao là:
1. câu Kiều
2. khác giống
3. núi ngồi
4. xe nghiêng
5. thương nhau
6. cá ươn
7. nhớ kẻ cho
8. nước còn
9. lạnh nào
10. vững như cây
11. nhớ thương
12. thì nên
13. ăn gạo
14. uốn cây
15. cơ đồ
16. nhà có nóc
Ô chữ hình chữ S: uống nước nhớ nguồn
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh nhớ các câu tục ngữ, ca dao trong bài
- 2 học sinh
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm, làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Nắm yêu cầu của bài
- Trao đổi, làm bài
- Nêu kết quả bài làm
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
______________________________________________
Kĩ thuật
Tiết 27: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG
A. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
Với HS khéo tay:
Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
*TT: Thực hiện một số thao tác lắp máy bay trực thăng
B. Chuẩn bị:
- Học sinh: Bộ lắp ghép cá nhân.
- Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho học sinh quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn
- Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi: Để lắp được máy bay em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó (cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay, sàn ca bin và giá đỡ, ca bin, cánh quạt, càng máy bay)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết:
+ Gọi 1 – 2 học sinh lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp
- Quan sát, bổ sung để hoàn thành việc chọn chi tiết
+ Lắp từng bộ phận: Vừa thao tác lắp (kết hợp gọi học sinh lắp một số chi tiết, bộ phận) vừa yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, đọc hướng dẫn lắp các bộ phận ở SGK để nắm được cách lắp
+ Lắp ráp máy bay trực thăng: Hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK
+ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp: Tháo rời các bộ phận sau đó mới tháo rời các chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp; xếp gọn các chi tiết vào hộp
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh mang túi để đựng các bộ phận lắp được ở Tiết 2
- Chuẩn bị
- Quan sát
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Chọn chi tiết, xếp theo từng loại vào nắp hộp
- Quan sát, bổ sung cho bạn
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
_________________________________________
Kỹ thuật
Tiết 28: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (TT)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
Với HS khéo tay:
Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
2. Kỹ năng: Thực hiện một số thao tác lắp máy bay trực thăng
3. Thái độ: Cẩn thận khi thao tác
B. Chuẩn bị:
- Học sinh: Bộ lắp ghép cá nhân.
- Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
B. Chuẩn bị:
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 4: Thực hành (tiếp)
- Chọn chi tiết: yêu cầu học sinh chọn các chi tiết để lắp máy bay trực thăng và để gọn vào nắp hộp
- Gọi học sinh nêu lại mục: Ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ các hình ở SGK và đọc nội dung từng bước lắp
- Lưy ý học sinh một số điểm khi lắp các bộ phận
- Yêu cầu học sinh thực hành lắp máy bay trực thăng theo nhóm 3
- Quan sát, hướng dẫn thêm cho học sinh còn lúng túng.
- Cho HS trưng bày sản phẩm
- Cho Hs nhận xét sản phẩm của bạn
IV. Củng cố:
Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
Dặn học sinh xếp gọn các bộ phận lắp dở vào một túi riêng để giờ sau tiếp tục thực hành
Hát
- Chuẩn bị
- Chọn chi tiết
- Nêu mục: Ghi nhớ
- Quan sát, đọc hướng dẫn lắp
- Lắng nghe
- Thực hành
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét sản phẩm
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
_______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2018
Thể dục
(Đc Huệ soạn giảng)
__________________________________________
Toán
Tiết 133: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính quãng đường
- Rèn kỹ năng tính toán
- Tích cực, tự giác học tập
B. Chuẩn bị:
- Học sinh:
- Giáo viên:
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính quãng đường, viết công thức
- 1 học sinh làm bài tập 3 (trang 141)
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Tính độ dài quãng đường với đơn vị đo là: km rồi viết vào ô trống
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm
v
32,5 km/giờ
210 m/phút
36 km/giờ
t
4 giờ
7 phút
40 phút
s
130 km
1,47 km
24 km
Bài 2
- Hướng dẫn học sinh: tính thời gian đi của ô tô sau đó mới tính quãng đường
- Yêu cầu học sinh giải bài sau đó chữa bài
Bài giải
Thời gian đi của ô tô là:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút
4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Quãng đường AB dài là:
46 × 4,75 = 218,5 (km)
Đáp số: 218,5 km
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó chữa bài
Bài giải
1 phút 15 giây = 75 giây
Quãng đường của kăng – gu – ru di chuyển được là:
14 × 75 = 1050 (m)
Đáp số: 1050 m
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn hsinh về học bài, xem lại btập đã làm
- 2 học sinh
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào sách, nêu kết quả
- 1 học sinh nêu bài toán
- 1 học sinh nêu cách giải
- Lắng nghe hướng dẫn
- Giải bài vào vở, chữa bài
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Giải bài vào vở
- Lắng nghe
- Về học bài
Tập đọc
Tiết 54: ĐẤT NƯỚC
A. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ
- Hiểu nội dung bài thơ
- Học thuộc lòng bài thơ
- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc
B. Chuẩn bị:
- Học sinh:
- Giáo viên:
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh đọc bài: Tranh làng Hồ, trả lời câu hỏi về nội dung bài
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bộ bài thơ
- Tóm tắt nội dung bài thơ - hướng dẫn ó đọc
- Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó, sửa giọng đọc cho học sinh
- Luyện đọc theo nhóm
- Đọc toàn bài thơ
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài:
“Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Tìm những từ ngữ nói lên điều đó?
(Đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.
Buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, người ra đi đầu không ngoảnh lại, )
- Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào? (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trong biếc nói cười thiết tha)
- Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến? (tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho trời cũng thay áo mới, cũng biết nói, cười)
- Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối? (lòng tự hào về đất nước tự do thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại: trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông Lòng tự hào về truyền thống bất khuất: chưa bao giờ khuất, đêm đêm rì rầm trong tiếng đất, những buổi ngày xưa vọng nói về)
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
(Ý chính: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước với truyền thống bất khuất của dân tộc)
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm 2 đoạn cuối bài
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
- Đoc đồng thanh
* Học thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu HS tự nhẩm thuộc lòng
- Gọi HS thi đọc thuộc lòng
IV. Củng cố:
- Nêu lại ý chính
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, tiếp tục HTL bài thơ
- 2 học sinh
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Quan sát tranh ở SGK
- Nối tiếp nhau đọc các khổ thơ
- Luyện đọc theo cặp
- 1 – 2 học sinh đọc toàn bài
- Lắng nghe
- 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu
- Trả lời câu hỏi
- Học sinh đọc khổ thơ 3
- Trả lời câu hỏi
- Đọc 2 khổ thơ còn lại
- Trả lời câu hỏi
- Nêu nội dung bài thơ
- Lắng nghe
- Luyện đọc diễn cảm
- 1 số học sinh thi đọc diễn cảm
- Đọc đồng thanh toàn bài
- Nhẩm HTL từng đoạn, cả bài
- 1 số học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài
- 1 học sinh nêu
- Lắng nghe
- Về học bài
_____________________________________
Âm nhạc
(Đ/C Cường soạn giảng)
_____________________________________
Lịch sử
Tiết 27: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
A. Mục tiêu:
- Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
+ Những điểm cơ bản của hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở việt Nam.
+ Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
* HS khá giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
B. Chuẩn bị:
- Học sinh:
- Giáo viên: Thông tin tư liệu
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao Mĩ ném bom nhằm hủy diệt Hà Nội?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Nêu tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri và nêu nhiệm vụ học tập
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Cho học sinh thảo luận về lí do buộc Mĩ phải kí hiệp định
+ Sự kéo dài của hội nghị Pa-ri là do đâu? (Với dã tâm tiếp tục xâm lược nước ta, Mĩ tiếp tục trì hoãn, không chịu kí hiệp định)
+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri? (Sau năm 1972, Mĩ bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc)
+ Nội dung chủ yếu nhất của hiệp định Pa-ri? (Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam, phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam)
- Yêu cầu học sinh quan sát ảnh ở SGK
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, thảo luận về ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri về Việt Nam (Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn)
- Cung cấp cho học sinh thông tin về hội nghị 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (7/1973) và bản nghị quyết mang tên “Thắng lợi vĩ đại”
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- 2 học sinh
- Lắng nghe
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Quan sát ảnh SGK
- Đọc thông tin, thảo luận, nêu ý nghĩa của việc kí hiệp định Pa-ri
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
_______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2018
Toán
Tiết 134: THỜI GIAN
A. Mục tiêu:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Thực hành tính thời gian của một chuyển động
B. Chuẩn bị:
- Học sinh:
- Giáo viên:
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập 3 (SGK trang 142)
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hình thành cách tính thời gian:
* Nêu bài toán 1, đưa ra tóm tắt bài toán
- Gọi học sinh nêu cách giải, nêu phép tính và kết quả tính
Bài giải
Thời gian ô tô đi là:
170 : 42,5 = 4 (giờ)
Đáp số: 4 giờ
- Gọi học sinh nêu cách tính thời gian (muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc)
- Hướng dẫn học sinh hình thành công thức tính thời gian (công thức: t = s : v
Trong đó: t là thời gian; s: quãng đường, v: vận tốc)
Bài toán 2:
- Nêu bài toán, đưa ra tóm tắt
- Yêu cầu học sinh nêu cách giải và giải bài toán như SGK
c) Luyện tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
s (km)
35
10,35
108,5
v(km/h)
14
4,6
62
t(giờ)
2,5
2,25
1,75
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm ý a sau đó chữa bài
a) Bài giải
Thời gian người đó đi là:
23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
Đáp số: 1,75 giờ
b) Thời gian người đó chạy là
2,5 : 10 = 0,25 (giờ) hay 15 phút
Đáp số: 15 phút
Bài 3: HS khá giỏi
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
Bài giải
Thời gian đi của máy bay là:
2150 : 860 = 2,5 (giờ)
2,5 giờ = 2 giờ 30 phút
Máy bay đến nơi lúc:
8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút
Đáp số: 11 giờ 15 phút
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh nhớ cách tính thời gian của một chuyển động đều
- 2 học sinh
- Lắng nghe, quan sát
- Nêu cách giải, nêu phép tính và kết quả tính
- Nêu cách tính thời gian
- Hình thành công thức tính
- Lắng nghe, quan sát
- Thực hiện theo hướng dẫn
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào sách, nêu kết quả
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài, chữa bài
- Làm tương tự bài 2
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở, chữa bài
- Lắng nghe
- Về học bài
_____________________________________
Kể chuyện
Tiết 27: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
A. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Rèn kĩ năng nói, nghe
- Chủ động, tích cực, tự tin khi kể chuyện
B. Chuẩn bị:
- Học sinh: Tìm đọc cảc truyện liên quan đến bài
- Giáo viên:
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ: Học sinh kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài
(Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta)
Đề 2; Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô.
- Hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu trong mỗi đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ: tôn sư, trọng đạo (tôn trọng thầy giáo, cô giáo, trọng đạo đức)
- Gọi học sinh đọc các gợi ý ở SGK
- Gọi 1 số học sinh giới thiệu về câu chuyện mình chọn kể
c) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm
- Gọi đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp
- GV nhận xét, bạn kể hấp dẫn nhất
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh kể lại truyện và chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh
- 2 học sinh
- Lắng nghe, xác định yêu cầu trọng tâm của đề
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Đọc gợi ý
- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện, mỗi học sinh kể xong cùng đối thoại với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Lắng nghe
- Về kể lại, chuẩn bị bài sau
____________________________________________
Tập làm văn
Tiết 53: ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
A. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về văn tả cây cối
- Nâng cao kĩ năng viết văn tả cây cối
- Tích cực, tự giác học tập
B. Chuẩn bị:
- Học sinh:
- Giáo viên: Ảnh chụp 1 số loài cây
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cấu tạo bài văn tả cây cối
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Đọc bài văn (SGK) và trả lời câu hỏi:
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi
- Nhận xét về câu trả lời của học sinh, chốt lại những kiến thức cần ghi nhớ về văn tả cây cối
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây
- Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của đề bài: (chọn tả một bộ phận của cây lá, hoặc hoa, quả rễ, thân...)
- Cho học sinh quan sát ảnh một số loài cây
- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó đọc đoạn văn viết được trước lớp
- Cùng học sinh nhận xét, đánh giá
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh viết hoàn chỉnh đoạn văn ở bài tập 2
- 2 HS
- 2 học sinh nối tiếp đọc
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 2
- Lắng nghe
- Quan sát
- Viết đoạn văn, đọc đoạn văn
- Lắng nghe
- Về học bài
_________________________________
Địa lý
Tiết 27: CHÂU MĨ
A. Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược vị trí và giới hạn lãnh thổ Châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
HS khá giỏi:
+ Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.
+ Quan sát bản đồ (lược đồ ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.
- Dựa vào bản đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ Châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của Châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
B. Chuẩn bị:
- Học sinh:
- Giáo viên: Bản đồ Thế giới, quả địa cầu
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định lớp: Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những nét chính về dân cư Châu Phi
- Nêu đặc điểm về tự nhiên Châu Phi
III. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Chỉ trên quả địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây
- Yêu cầu học sinh quan sát quả địa cầu, cho biết những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?
- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ Thế giới và cho biết châu Mĩ giáp với đại dương nào? (Châu Mĩ giáp 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương)
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu bài 17 cho biết Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục (đứng thứ hai)
- Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK, trả lời các câu hỏi ở mục 2
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ Thế giới vị trí địa lý của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở Châu Mĩ
- Kết luận: Địa hình Châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông. Dọc bờ biển phía tây là hai dãy núi cao và đồ sộ Coóc – đi – e và An – đét, ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? (Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
- Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn (rừng rậm A-ma-dôn được ví như lá phổi xanh của Trái đất)
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học
IV. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
V. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- 2 học sinh
- Quan sát
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Đọc bảng số liệu bài 17, nêu nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Thảo luận nhóm, quan sát hình, trả lời câu hỏi
- Chỉ trên bản đồ vị trí những dãy núi, đồng bằng, sông lớn của Châu Mĩ
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi
- Đọc mục: bài học
- Lắng nghe
- Về học bài
_______________________________________________________________________Khoa học
Tiết 54: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
A. Mục tiêu:
- Kể được tên một số cây có thể được mọc từ thân, cành, lá rễ của cây mẹ.
- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau
B. Chuẩn bị:
- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi
- Giáo viên:
C. Các hoạt động dạy họ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 27.doc