Tiết 17. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG
DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT THUẾ (2tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu và biết được:
- Người nộp thuế gồm những đối tượng nào
- Các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.
2. Kĩ năng
- Liên hệ được giữa nội dung bài học với thực tiễn thu, nộp thuế, thực hiẹn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế.
- Bết nhận xét đánh giá các hành vi thực hiện đúng hoặc không đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế .
3. Thái độ
- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
- Có thái độ ủng hộ với các hành vi tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với công tác thuế.
127 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án trọn bộ môn Giáo dục công dân 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: (1’) - Học thuộc nội dung bài học.
- Làm hoàn chỉnh lại các bài tập.- Tìm hiểu pháp luật thuế
Ngày soạn:09/12/2013 Ngày dạy:11/12/2013 Dạy lớp 9B
13/12/2013 Dạy lớp 9A
Tiết 15.
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung đã học trong kì I.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng khái quát tổng hợp, giải quyết được các vẫn đề xảy ra ở xung quanh.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, tìm hiểu, nghiên cứu.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
1. Chủa bị của giáo viên :
- Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án.
- Hệ thống câu hỏi, tình huống, mẩu chuyện.
2. Chủa bị của học sinh :
- Ôn lại các nội dung đã học.
III. Tiến trỡnh bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1')
Gv: Để giúp các em nắm được các nội dung kiến thức cơ bản đã học trong kì I, tiết học
2. Dạy nội dung bài mới: (40')
Hoạt động của Gv và Hs
NỘI DUNG GHI BẢNG
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
* Phần lí thuyết
Chí công vô tư là gì?
- Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải
Chí công vô tư đem lại lợi ích gì cho chúng ta?
- Đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
H/S rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?
- Ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư, phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
Tự chủ là gì? Kể một biểu hiện thể hiện tính tự chủ?
- Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luân bình tĩnh, tự tin, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
Tự kể VD
Là H/S cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
- Tập suy nghĩ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình đúng hay sai để kịp thời rú kinh nghiệm và sửa chữa.
Tìm những câu ca dao, tục ngữ về tính tự chủ?
- Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Thế nào là dân chủ? VD?
- Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội
- VD: Tham gia phát biểu ý kiến khi họp lớp
Em hiểu kỉ luật là gì? Ví dụ cụ thể thể hiện tính tuôn theo kỉ luật của em?
- Là tuôn theo những qui định chung của cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội
- VD: Đi học đúng giờ
H/S cần rèn luyện tính tôn trọng kỉ luật như thế nào?
Cần suy nghĩ trước khi hành động...
Hoà bình là gì?
- Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang
Thế nào là bảo vệ hoà bình?
- Là gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng để đàm phán, giải quyết mâu thuẫn
Để bảo vệ hoà bình chúng ta cần làm như thế nào?
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người
Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
- Là quan hệ thân thiện giữa nước này với nước khác Việt Nam- Lào, Việt Nam- Cam pu chia
Công dân có trách nhiệm gì đối với việc tăng cường tình hữu nghị với các dân tộc?
- Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị bằng thái độ, cử chỉ, việc làm thể hiện sự thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.
Hợp tác cùng phát triển là gì?
- Là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Hợp tác với các nước dựa trên cơ sở nào?
- Bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
H/S cần rèn luyện tinh thần hợp tác với các nước như thế nào?
- H/S trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp nào?
- Tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp , bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, hiếu học, cần cù lao động, hiếu thảo
Chúng ta cần làm những gì để kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó?
- Cần tự hào, giữ gìn và phát huy, lên án, ngăn chặn hành vi làm tổn hại đến truyền thống.
Em hiểu thế nào là năng động? Lấy ví dụ?
- Là tích cực, chủ động, giám nghĩ giám làm.
Sáng tạo là gì? Nêu một biểu hiện thể hiện sự sáng tạo?
- Sáng tạo: Là say mê, nghiên cứu, tìm tòi
Để trở thành người năng động, sáng tạo H/S phải làm gì?
- Tìm ra cách học tốt nhất cho mình, tích cực vận dụng những điều đã học và cuộc sống.
Kể việc làm thể hiện tính sáng tạo?
Tự kể
Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
Nêu biểu hiện làm việc có năng suất, hiệu quả?
- VD: Sắp xếp thời gian làm việc hợp lí để đạt kết quả cao trong học tập
- Tần tảo làm việc nên đạt kết quả cao
Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao chúng ta cần phải làm như thế nào?
- Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ, lao động tụ giác, có kỉ luật
Em hiểu lý tưởng sống là gì?
- Là cái đích của cuộc sống mà mọi người khát khao muốn đạt được.
Người có lí tưởng sống cao đẹp là người như thế nào?
- Là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc
Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì?
- Là phấn đấu vì mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Kể những tấm gương thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp?
Tự kể
*/ Bài tập
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập kĩ năng qua các chủ đề đã học
I. Lí Thuyết: (30')
1. Chí công vô tư: (4’)
2. Tự chủ: (4’)
3. Dân chủ và kỉ luật: (4’)
4. Bảo vệ hoà bình: (4’)
5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: (4’)
6. Hợp tác cùng phát triển: (4’)
7. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: (4’)
8. Năng động, sáng tạo: (4’)
9. Việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả: (4’)
10. Lí tưởng sống của thanh niên:
II. Bài tập: (10')
3. Củng cố, luyện tập: (3’)
- Khái quát lại nội dung cần cho H/S nắm.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Học thuộc nội dung bài học bài 7, 8, 9, 10.
- Xem lại các dạng bài tập ở các bài đã học.
- Tiết sau kiểm tra học kì I.
******************************************************************
Ngày soạn: 15/12/2013 Ngày dạy: 17/12/2013 Dạy lớp 9A + 9B
Tiết 16. KIỂM TRA HỌC KỲ I
1. Mục tiêu
+ Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận biết được khái niệm của người năng động, sáng tạo; Biểu hiện năng động, sáng tạo trong học tập; Nhận biết được khái niệm lí tưởng sống cao đẹp.
- Hiểu được vì sao phải làm việc có năng suất, châtt lượng, hiệu quả và mỗi người phải làm gì để làm việc có năng suất
+ Kĩ năng:
- Phê phán và giải thích được hành vi đúng hay sai trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày; Biết cánh rèn luyện để trở thành người tự giác và sảng tạo
- Có kĩ năng trả lời câu hỏi chính xác, khoa học
+ Thái độ:
- Tôn trọng người năng động, sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày
- Làm bài nghiêm túc, tự lập.
2. Ma trận đề:
* Hình thức kiểm tra: Tự luận
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Năng động, sáng tạo
Trình bày được khái niệm của người năng động, sáng tạo; Biểu hiện năng động, sáng tạo trong học tập
Phê phán và giải thích được hành vi đúng hay sai trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày
Biết cánh rèn luyện để trở thành người tự giác và sảng tao
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3
1/2
1
1/2
1
2
5
50%
Làm việc có năng suát, chất lượng, hiệu quả
Hiểu được vì sao phải làm việc có nawg suất, chát lượng, hiệu quả và mỗi người phải làm gì để làm việc có năng suất
Xác định được trách nhiệm của mỗi người trong vấn đề làm iệc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/2
2
1/2
1
1
3
30%
Lí tưởng sống của thanh niên
Nhận biết được khái niệm lí tưởng sống cao đẹp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
1
2
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
4
50%
1/2
2
20%
1/2
3
30%
4
10
100%
3. Nội dung đề kiểm tra
Câu 1: (3điểm)
Thế nào là người năng động sáng tạo? Nêu biểu hiện của người năng động, sáng tao trong học tập?
Câu 2: (3điểm)
Vì sao phải làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta phải làm gì?
Câu 3: (2điểm)
Nêu khái niệm lí tưởng sống cao đẹp?
Câu 4: (2điểm) Tình huống:
Liên và Hoa đang bàn luận về vấn đề học tập. Liên nói: Trong học tập không phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ đây này, sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi.
Câu hỏi:
1. Em có tán thành với suy nghĩ của Liên hay không? Vì sao?
2. Theo em, để trở thành người học sinh năng đông, sáng tạo ta phải làm gì?
4. Đáp án:
Câu
Nội dung
Điểm
1
* Khái niệm: Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiẹn và linh hoạt xử lí tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao.
* Biểu hiện: Học tập liên tục không cần ai nhắc nhở; trong quá trình học tập luôn suy nghĩ tìm ra cách học mới, cách giải mới nhanh và chính xác hơn..
1,5
1,5
2
* Vì sao phải làm việc có NS, CL,HQ:
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp CNH- HĐH, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
* Việc làm của mỗi người:
Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động tự giác, có kỉ luật, luôn năng động, sáng tạo
1,5
1,5
3
* khái niệm: Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ, hành động không mệt mỏi để thực hiện được lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện về mọi mặt, luôn mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
2
4
* Phân tích và giải thích tình huống : Em không tán thành với Liên. Vì : Mỗi người đều có sự sáng tạo nhờ sự siêng năng tích cực và tìm tòi suy nghĩ trong quá trình làm việc thì sẽ có sự sáng tạo.
* Xác định việc làm của mỗi người : Để trở thành người lao động sáng tạo thì phải luôn luôn làm việc và tìm tòi cách làm mới, tốt hơn, nhanh hơn...
1
1
Tổng
10
Ngày soạn: 18/ 12/ 2013 Ngày giảng: 20/12/2013 Dạy lớp 9A
25/12/2013 Dạy lớp 9B Chiều
Tiết 17. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG
DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT THUẾ (2tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu và biết được:
- Người nộp thuế gồm những đối tượng nào
- Các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.
2. Kĩ năng
- Liên hệ được giữa nội dung bài học với thực tiễn thu, nộp thuế, thực hiẹn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế.
- Bết nhận xét đánh giá các hành vi thực hiện đúng hoặc không đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế .
3. Thái độ
- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
- Có thái độ ủng hộ với các hành vi tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với công tác thuế.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
1. Giáo viên:
-Tài liệu - Sách giáo khoa- Giáo án
- Các tài liệu tham khảo
- Tranh ảnh, các câu chuyện...
2. Chủa bị của học sinh : Đọc trước bài
III. Tiến trình bài dạy: ( tiết 1)
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
* Đặt vấn đề vào bài mới: (3’)
Gv: Những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp thuế theo qui định của pháp luật, đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp đối với nhà nước. Vậy để hiểu được quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế thì hôm nay chúng ta tìm hiểu bài...
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của của Gv và Hs
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
Tìm hiểu truyện đọc
Cho hs đọc truyện
Tổ chức dàm thoại theo câu hỏi sgk
Theo em, bố Nam cho rằng khi thành lập công ti chỉ cần được cấp mã số thuế là xong thủ tục về thuế là đúng hay sai? Vì sao?
Sai. Vì: Sau khi được cấp mã số thuế thì cần phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế.
Những chi tiết nào thể hiện quyền của người nộp thuế qua câu chuyện của bố Nam? Theo em người nộp thuế có quyền và nghĩa vụ gì?
- Quyền: Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu..
- Nghĩa vụ: Theo qui định của nhà nước đối với người nộp thuế
Cho hs xem tranh và kết luận: Công ti của bố Nam và các đối tượng trong hình ảnh là những người nộp thuế
Tìm hiểu nội dung bài học
Người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào?
Tự trả lời
Kết luận theo nội dung bài học 1sgk ->
Tìm hiểu quyền của người nộp thuế
Cho hs thảo luận
j Nội dung thảo luận:
Thế nào là quyền của người nộp thuế?Người nộp thuế có những quyền gì?
k Thời gian thảo luận: 5’
l Hs thảo luận, Gv theo dõi, hướng dẫn
m Hs các nhóm phát biểu ý kiến nhóm khác bổ sung:
- Được hướng thực hiện nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu.
-Yêu cầu cơ quan quản lí thuế giải thích việc tính thuế, giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá.
- Được giữ bí mật theo qui định của pháp luật.
- Hướng dẫn ưu đãi thuế theo qui định của luật thuế.
- Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế... giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra.
- Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lí thuế gây ra theo qui định của pháp luật
- Yêu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
- Có quỳên được khiếu nại các quyết định hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tố cáo các hành vi vi phạm của các công chức quản lí thuế và các tổ chức cá nhân khác
n Gv kết luận và cho học sinh ghi... ->
Giải thích các quyền... có 4 quyền được hưởng và 6 quyền được đòi hỏi
Tại sao người nộp thuế lại có những quyền ấy?
- Bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
- Để công dân thực hiện trách nhiệm của mình đối với nhà nước
Cho hs làm bài tập1 SGK
Đáp án đúng: a,b,d,đ ->
1. Truyện đọc: (15')
“ Chuyện ở công ti bố Nam”
II. Bài học:(22')
1. Người nộp thuế :
Là tổ chức, hộ gia đỡnh, cỏ nhõn nộp thuế theo qui định của phỏp luật thuế.
2. Quyền của người nộp thuế
- Được hướng dẫn thực hiện nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu.
-Yêu cầu cơ quan quản lí thuế giải thích việc tính thuế, giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá.
- Được giữ bí mật theo qui định của pháp luật.
- Hướng dẫn ưu đãi thuế theo qui định của luật thuế.
- Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế... giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra.
- Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lí thuế gây ra theo qui định của pháp luật.
- Yêu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
- Có quỳên được khiếu nại các quyết định hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tố cáo các hành vi vi phạm của các công chức quản lí thuế và các tổ chức cá nhân khác.
Bài tập 1: Đúng: a,b,d,đ
3. Củng cố, luyện tập: (4’)
Người nộp thuế có những quyền gì?
- HS đọc bài học 2sgk
- Gv chốt lại toàn bài
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Dặn tìm hiẻu các loại thuế mà em biết
- Dặn học sinh học bài
- Dặn chuẩn bị bài tiếp
************************************************************
Ngày soạn: 23/ 12/ 2013 Ngày giảng: 25/12/2013 Dạy lớp 9B Chiều
26/12/2013 Dạy lớp 9A
Tiết 18 . QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG
DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT THUẾ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu và biết được:
- Người nộp thuế gồm những đối tượng nào
- Các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.
2. Kĩ năng
- Liên hệ được giữa nội dung bài học với thực tiễn thu, nộp thuế, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế.
- Bết nhận xét đánh giá các hành vi thực hiện đúng hoặc không đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế .
3. Thái độ
- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
- Có thái độ ủng hộ với các hành vi tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với công tác thuế.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Chủa bị của giáo viên : Tài liệu- Sách giáo khoa- Giáo án
- Các tài liệu tham khảo
- Tranh ảnh, các câu chuyện...
2. Chủa bị của học sinh : Đọc trước bài
III.Tiến trình bài dạy: ( tiết 2)
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: Người nộp thuế có nghĩa vụ gì?
* Đáp án: Hs trả lời bài học 2 sgk
Gv nhận xét cho điểm
* Đặt vấn đề vào bài mới: (2')
Gv nêu lại mục tiêu bài học
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV
?
HS
GV
GV
?
?
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
?
?
HS
GV
GV
GV
GV
?
HS
GV
HS
GV
GV
GV
*Tìm hiểu nghĩa vụ của người nộp thuế
Đọc cho hs nghe câu chuyện “ Kỉ niệm về một chuyến đi”
Em có nhận xét gì về việc làm của người chủ quán trong câu chuyện trên?
Cô chủ quán đã vi phạm pháp luật về thuế .
Như vậy cô chủ quán đã vi phạm pháp luật về thuế và cơ quan thuế có trách nhiệm xử lí vi phạm đó.
Chia lớp thảo luận các câu hỏi:
j Nội dung thảo luận
1. Em hiểu thế nào là nghĩa vụ của người nộp thuế?
2. Người nộp thuế có những nghĩa vụ gì?
3. Nêu ví dụ về hành vi vi phạm của người nộp thuế?
k Thời gian thảo luận 5’
l Hs thảo luận, Gv hướng dẫn theo dõi
m Các nhóm phát biểu ý kiến và nhận xét
1. Nghĩa vụ của người nộp thuế là những điều pháp luật đã quy định bắt buộc người nộp thuế phải tuôn thủ.
2. Người nộp thuế có 9 nghĩa vụ bao gồm từ việc đăng ký thuế, khai thuế, cung cấp thông tin, nộp thuế, sử dụng hoá đơn, chứng từ, chấp hành các quyết định của cơ quan thuế...
3. Trốn thuế, khai man,..
n Gv chốt lại kiến thức
Nghĩa vụ của người nộp thuế là những điều pháp luật đó qui định bắt buộc người nộp thuế phải tuôn thủ. ->
Người nộp thuế có 9 nghĩa vụ bao gồm từ việc đăng kí thuế, khai thuế, cung cấp thông tin, nộp thuế, sử dụng hoá đơn, chứng từ , chấp hành các qui định của cơ quan thuế...
Tại sao người nộp thuế cần phải thực hiện những nghĩa vụ đó?
Tự trình bày
- Những nghĩa vụ ấy đã được qui định trong luật, nên bắt buộc phải thực hiện
- Không thực hiện hoặc thực hiện trái với nghĩa vụ trên là hành vi vi phạm pháp luật
* Tìm hiểu trách nhiệm của người nộp thuế
Đặt câu hỏi để học sinh trả lời
Người nộp thuế có trách nhiệm gì đối với việc nộp thuế?
Người nộp thuế phải làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ nộp thuế của mình? nếu vi phạm nghĩa vụ của người nộp thuế sẽ bị xử lí như thế nào?
Trả lời
Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo qui định của pháp luật, kẻ cả người được uỷ quyền nộp thuế . Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật. ->
* Liên hệ thực tế: (5’)
Cho các nhóm tự liên hệ và phát biểu ý kiến...
Có rất nhiều người xung quanh chúng ta tự giác chấp hành, bên cạnh đó cũng có những người hay ì đó là hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Yêu cầu hs tự liên hệ bản thân
Khi còn là học sinh và sau này trưởng thành em có trách nhiệm gì với công tác thuế.
Trình bày
nhận xét
* Luyện tập
Bài tập 2:
Đánh dấu
KL: ->
Bài tập 3:
Yêu cầu hs xác định và tự giải thích
KL: ->
3. Nghĩa vụ của người nộp thuế: (15')
Chấp hành và thực hiện nghĩa vụ theo qui định của pháp luật thuế.
(HS đọc nội dung bài học 3sgk)
4. Người nộp thuế phải thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật.
III. Bài tập: (13')
Bài tập 2:
- Đúng: a,d
- Sai: b,c
Bài tập 3:
+ Ông H có vi phạm pháp luật thuế
+ Vi phạm qui định lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua chưa đúng giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá đơn theo qui định của pháp luật
3. Củng cố, luyện tập. (5’)
- Người nộp thuế có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- HS đọc bài học 2, 3 sgk
- Gv chốt lại toàn bài
- Gv đọc cho hs nghe tư liệu tham khảo
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
- Yêu cầu học sinh học bài
- Dặn làm lại các bài tập
- Dặn dọc trước bài để chuẩn bị học kì II
***********************************************************
HỌC KÌ II
Ngày soạn: 06/01/2014 Ngày dạy: 08/01/2014 Dạy lớp 9B,9A
Tiết 19. Bài 11:
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Tiết 1)
( Đọc hiểu)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; thanh niên là lực lượng lao động, chủ chốt, có sức khỏe, có trí thức; tuổi thanh niên giầu mơ ước, nhiệt huyết...
- Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH.
2. Kĩ năng:
- Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong tương lai
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu và xây dựng kế hoạch hoạt động cho bản thân
- Kĩ năng sống: Biết tìm hiểu và phõn tích các việc làm của những tấm gương, đảm nhận được những trách nhiệm trong phong trào thanh niên tình nguyện lập kế hoạch thực hiện các phong trào.
3. Thái độ: Tích cực học tập tu dưỡng đạo đức để góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chủa bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu , soạn bài.
2. Chủa bị của học sinh : Đọc trước bài, trả lời phần gợi ý câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (1’)
KT sự chuẩn bị của học sinh
* Đặt vẫn đề vào bài mới: (2’)
Để hiểu được sự nghiệp CNH- HĐH đất nước là gì; Thanh niên có vai trò, vị trí như thế nào trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đọc và tìm hiểu.
2. Dạy nội dung bài mới : (35’)
* Gv hướng dẫn học sinh đọc
Hs đọc bài viết của đ/c tổng bí thư Nông Đức Mạnh và trả lời các câu hỏi SGK
Câu 1: Nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước qua bài phát biểu của đc tổng bí thư NĐM?
Câu 2: Tại sao đồng chí bí thư lại cho rằng thực hiện mục tiêu CNH- HĐH đất nước là trách nhiệm vẻ vang và cũng là thời cơ to lớn của thế hệ thanh niên ngày nay?
Câu 3:Em có suy nghĩ gì khi thảo luận về nội dung bức thư của đc tổng bí thư NĐM?
Học sinh trả lời:
Câu 1: Đảm đương trách nhiệm của lịch sử, mỗi người tự vươn lên, tự rèn luyện.
+ Là nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc.
+ Là lực lượng xung kích, góp phần to lớn vào mục tiêu phấn đấu của toàn dân tộc.
+ Quyết tâm xoá bỏ đói nghèo.
+ Thực hiện thắng lợi CNH- HĐH.
Câu 2: Là lưc lượng tiên phong gương mẫu di đầu trong mọi lĩnh vực.
- Là mục tiêu phấn đấu của thế hệ trẻ.
- Có tài năng sức khoẻ, trí tuệ cống hiến đem lại vinh quang cho đất nước.
Câu 3: Hiểu được nhiệm vụ xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH,HĐH
- Việc làm cụ thể của thanh niên nói chung và HS nói riêng
GV kết luận.
Thanh niên phải là người có ý trí, nghị lực, kiên trì, vượt khó, năng động, sáng tạo trong công việc, có lí tưởng, hoài bão. Đảng, Nhà nước, xã hội, cha mẹ thầy cô gửi gắm niềm tin hy vọng vào các em.
Gv giới thiệu về CNH, HĐH:
- Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, pt nền kt tri thức. Là một quá trình ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất, hoạt động xã hội, có ý nghĩa nâng cao năng suất, tinh thần cho toàn dân, xoá đói giảm nghèo...
- Xóa bỏ sự chênh lệch giữa giàu - nghèo; thành thị - nông thôn; miền xuôi - miền núi... Đưa vị thế của đất nước ta lên tầm cao mới ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
- Thực hiện CNH- HĐH là một quá trình khó khăn, phức tạp đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ, học vấn nhất định; có phẩm chất, thái độ khác với thời kì nông nghiệp như có thái độ lao động tự giác, có kỉ luật, tình thích ứng, năng động, sáng tạo.
3. Củng cố, luyện tập: (5')
Em có nhận xét gì khi đọc bài viết của đ/c tổng bí thư Nông Đức Mạnh?
Hs: Đảng, Nhà nước ta tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong giai đoạn cách mạng này. Vì thanh niên sau này sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước sau này và họ là những người dược đào tạo và giáo dục toàn diện.
Gv: Giai đoạn cách mạng này là giai đoạn đòi hỏi mỗi người phải có đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ, sức khỏe để đáp ứng được GĐ cách mạng này. Vì vậy đòi hỏi mỗi người phải có ý trí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, kiên trì, vượt khó, học hỏi, tích cực, tiên phong...
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2')
- Dặn học sinh đọc tiếp nội dung bài học và các bài tập trong SGK
- Lập kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân.
**********************************************************
Ngày soạn: 13/01/2014 Ngày dạy: 15/01/2014 Dạy lớp 9A + 9B
Tiết 20. Bài 11:
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ
NGHIỆPNGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Tiết 2)
( Đọc thêm)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; thanh niên là lực lượng lao động, chủ chốt, có sức khỏe, có trí thức; tuổi thanh niên giầu mơ ước, nhiệt huyết...
- Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH.
2. Kĩ năng:
- Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong tương lai
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu và xây dựng kế hoạch hoạt động cho bản thâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12395792.doc