Toán
Ngày, tháng
I. Mục tiêu :
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong thángnào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian : ngày, tháng(biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.
- Bài tập cần làm : 1; 2.
II. Chuẩn bị :
- GV: 1 đồng hồ quay và 1 tờ lịch tháng 11, 12 như phần bài học phóng to.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
37 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 16 - Lớp Hai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt.
* Kể trước lớp.
- Thi kể giữa các nhóm.
- Theo dõi và giúp đỡ HS kể bằng cách đặt câu hỏi gợi ý khi thấy các em lúng túng.
*Tranh 1
+ Tranh vẽ ai?
+ Cún Bông và Bé đang làm gì?
*Tranh 2
+ Chuyện gì xảy ra khi Bé và Cún đang chơi?
+ Lúc đấy Cún làm gì?
*Tranh 3
+ Khi bé bị ốm ai đã đến thăm Bé?
+ Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì?
*Tranh 4
+ Lúc Bé bó bột nằm bất động. Cún đã giúp Bé làm những gì?
*Tranh 5
+ Bé và Cún đang làm gì?
+ Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì?
*Nghỉ giữa tiết.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét .
4. Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 4HS kể.
- HS chia nhóm lần lượt từng em kể 1 đoạn trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HSCHT chỉ kể 1 đoạn truyện.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
+ Tranh vẽ Cún Bông và Bé.
+ Cún Bông và Bé đang đi chơi với nhau trong vườn.
+ Bé bị vấp vào một khúc gỗ và ngã rất đau.
+ Cún chạy đi tìm người giúp đỡ.
+Các bạn đến thăm Bé rất đông, các bạn còn cho Bé nhiều quà.
+ Bé mong muốn được gặp Cún Bông vì Bé rất nhớ Cún Bông.
+ Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, lúc thì cái bút chì. Cún cứ quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu.
+ Khi Bé khỏi bệnh, Bé và Cún lại chơi đùa với nhau rất là thân thiết.
+ Bác sĩ hiểu rằng chính nhờ Cún mà Bé khỏi bệnh.
- HSHTT: kể lại toàn bộ câu chuyện.
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày soạn: 10/12/2017
Ngày dạy: Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2017
Toán
Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu :
- HS biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối.
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ : 17 giờ, 23 giờ
- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
- Bài tập cần làm : 1; 2.
II. Chuẩn bị:
- GV : Mô hình đồng hồ có kim quay được.
- HS : Bảng con.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Ngày, giờ.
+ Một ngày có bao nhiêu giờ ? Hãy kể tên các giờ của buổi sáng.
+ Em thức dậy lúc mấy giờ ?
+Đi học lúc mấy giờ?
- Nhận xét .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
Tiết toán hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau Thực hành xem đồng hồ.
b. Thực hành :
-Bài 1:
- GV nhắc lại yêu cầu và gọi HS trả lời :
*Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh?
+Bạn An đi học lúc mấy giờ ?
+Bạn An thức dậy lúc mấy giờ ?
+ Bạn An xem phim lúc mấy giờ ?
+ Bạn An đá bóng lúc mấy giờ ?
Nghỉ giữa tiết
-Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc các câu ghi dưới bức tranh 1.
+ Giờ vào học là mấy giờ ?
+ Bạn HS đi học lúc mấy giờ ?
+ Bạn đi học sớm hay muộn ?
- Vậy câu nào đúng, câu nào sai ?
- Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
* Bức tranh 3 vẽ bóng điện và mặt trăng nên câu a là đúng. (Bạn An tập đàn lúc 20 giờ).
4. Củng cố – dặn dò :
- Cho HS thi đua quay đồng hồ chỉ 15giờ, 19 giờ.
- Dặn HS về tập xem đồng hồ.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời.
- HSCHT trả lời
- HS đọc BT1.
*HSCHT:+Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng. Đồng hồ B chỉ 7 giờ sáng.
+ An thức dậy lúc 6 giờ sáng. Đồng hồ A chỉ 6 giờ sáng.
+ An xem phim lúc 20 giờ. Đồng hồ D chỉ 8 giờ (20 giờ).
+ 17 giờ An đá bóng. Đồng hồ C chỉ 5 giờ chiều (17 giờ).
- Quan sát tranh, đọc giờ quy định trong tranh và xem đồng hồ rồi so sánh.
*HSHTT+ Là 7 giờ.
+ 8 giơ.ø
+ Bạn HS đi học muộn.
- Câu a sai, câu b đúng.
- HSCHT thi đua.
Tập chép
Con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu :
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi ( không sai quá 5 lỗi CT trong bài).
- Làm đúng bài tập 3a.
II. Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chép.
- HS : Bảng con.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Bé Hoa.
-GV cho HS viết vào bảng con:
nước chảy, sai trái, sắp xếp
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
Chính tả hôm nay các em sẽ nhìn bảng chép lại đoạn văn câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
b. Hướng dẫn tập chép :
- GV đọc mẫu.
+ Vì sao Bé trong bài phải viết hoa?
+ Trong hai từ bé dưới đây, từ nào là tên riêng?
Bé là một cô bé yêu loài vật.
- Yêu cầu HS tìm từ khó .
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho các em.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Chép bài.
- Soát lỗi.
- GV nhận xét.
Nghỉ giữa tiết.
c. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 3a:
- Thi tìm từ theo yêu cầu.
- Chia lớp thành 6 nhĩm thi tìm các từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch.
- Nhĩm nào tìm được nhiều từ thắng cuộc.
4. Củng cố – dặn dò :
- Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai trong bài chính tả.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
- HS viết bảng con.
- 1HS đọc đoạn chép.
*HSCHT+Vì đây là tên riêng của bạn gái trong truyện.
*HSHTT+Từ Bé ở đầu câu.
- HS viết bảng con :
nuôi, quấn quýt, giường, giúp bé.
- HS nhìn bảng chép bài.
- HS đổi vở soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu.
- Các nhĩm thi đua.
Ngày soạn: 14/12/2017
Ngày dạy: Thứ sáu 15/12/2017
Người dạy: Nguyễn Quãng Định
Thủ công
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
cấm xe đi ngược chiều
(tiết 2)
I. Mục tiêu :
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô, tương đối, có kích thước to, bé hơn HD.
- HS khéo tay : Gấp, cắt, dán được biển báo ít mấp mô, biển báo cân đối.
*SDNLTK và HQ:Biển báo giao thông giúp cho người tham gia giao thông chấp hành đúng luật giao thông, góp phần giảm tai nạn và góp phần tiết kiệm nhiên liệu.
II. Chuẩn bị:
- GV : Quy tình gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- HS : Giấy màu, kéo, keo dán..
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều(tiết 1).
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
Tiết thủ công hôm nay các em thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
b. HD thực hành :
GV treo quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- GV nhắc lại những điều cần lưu ý khi gấp , cắt, dán biển bgt cấm xe đi ngược chiều.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4 và nêu yêu cầu thi đua gấp, cắt, dán biển báo.
- GV theo dõi các nhóm.
- GV nhận xét và công bố nhóm gấp, cắt, dán và trình bày đẹp.
Nghỉ giữa tiết.
*SDNLTK và HQ:Biển báo giao thông giúp cho người tham gia giao thông chấp hành đúng luật giao thông, góp phần giảm tai nạn và góp phần tiết kiệm nhiên liệu.
4. Củng cố – dặn dò :
- HS nêu lại các bước gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát.
- 1HS nêu lại quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- HS nêu lại quy trình.
-HS chia nhóm thi gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
-Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.
- HS ham gia nhận xét, bình chọn.
-HSHTT nêu
Ngày soạn: 11/12/2017
Ngày dạy: Thứ ba 12/12/2017
Người dạy: Phạm Hồi Linh
Tự nhiên và Xã hội
Các thành viên trong nhà trường
(Tiết 16)
I. Mục tiêu :
Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
*GDKNS: -KN tự nhận thức.
-Phát triển kĩ năng giao tiếp.
II. Chuẩn bị
- GV : Một số tấm bìa nhỏ ghi tên các thành viên trong nhà trường (hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện, . . .)
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Trường học.
- GV gọi vài HS giới thiệu về trường em.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
Vậy trong nhà trường, gồm những ai và họ đảm nhận công việc gì, thầy cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài “Các thành viên trong nhà trường”.
b. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
Mục tiêu : Nêu được công việc của một số thành viên trong tranh.
- Yêu cầu quan sát các hình T34, 35 cho biết :
+ Công việc của từng thành viên trong nhà trường?
- Làm việc với cả lớp.
+ Bức tranh thứ nhất vẽ ai ? Người đó có công việc gì ?
+Bức tranh thứ hai vẽ ai ? Nêu vai trò, công việc của người đó ?
+ Bức tranh thứ ba vẽ ai ? Công việc vai trò?
*GDKNS: -KN tự nhận thức:Tự nhận thức vị trí của mình trong nhà trường.
+ Bức tranh thứ tư vẽ ai? Công việc của người đó?
+ Bức tranh thứ năm vẽ ai ? Nêu vai trò và công việc của người đó ?
+ Bức tranh thứ sáu vẽ ai ? Công việc và vai trò của cô?
* Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy, cô giáo, HS và cán bộ công nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường, thầy (cô) giáo dạy HS. Bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây cối.
*Nghỉ giữa tiết.
c. Hoạt động 2 : Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình.
Mục tiêu : Nêu được một số thành viên và công việc của họ trong nhà trường mình.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
+ Trong trường mình có những thành viên nào?
+Công việc của : hiệu trưởng, hiệu phó, thầy tổng phụ trách,cô giáo, thầy giáo,côthư viện
*GDKNS:-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
* Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
4. Củng cố – dặn dò :
- HS tiếp nối kể các thành viên trong nhà trường.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nêu:
+ Giới thiệu về trường em.
- Các nhóm quan sát và thảo luận
- Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
*HSHTT+ Tranh 1 : Vẽ hình cô hiệu trưởng, cô là người quản lý, lãnh đạo nhà trường.
*HSCHT+Tranh 2 : Vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức.
- Tranh 3 : Vẽ bác bảo vệ, có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trường lớp, HS, bảo đảm an ninh và là người đánh trống của nhà trường.
- Tranh 4 : Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS.
- Tranh 5 : Vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp.
- Tranh 6 : Vẽ cô thư viện. Cô có nhiệm vụ cho GV và HS mượn sách phụ vụ cho việc dạy và học
- HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra.
- HS nêu.
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày soạn: 11/12/2017
Ngày dạy: Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017
Toán
Ngày, tháng
I. Mục tiêu :
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong thángnào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian : ngày, tháng(biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.
- Bài tập cần làm : 1; 2.
II. Chuẩn bị :
- GV: 1 đồng hồ quay và 1 tờ lịch tháng 11, 12 như phần bài học phóng to.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Thực hành xem đồng hồ.
- Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
9 giờ ; 10giờ ; 14 giờ ; 17 giờ ; 23giờ
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : Tiết học hôm nay thầy sẽ HD các em tìm hiểu bài “ Ngày tháng”.
b. Giới thiệu các ngày trong tháng :
- Treo tờ lịch tháng 11 như phần bài học.
+Hỏi : Em có biết đây là gì không ?
- Lịch tháng nào ? Vì sao em biết ?
- Lịch tháng cho ta biết điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc tên các cột.
- Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào ?
- Ngày 01 tháng 11 vào thứ mấy ?
- Yêu cầu HS lên chỉ vào ô ngày 01 tháng 11.
- Cho HS lần lượt tìm các ngày khác.
- Yêu cầu nói rõ thứ của các ngày vừa tìm.
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?
* GV kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng.
c. Thực hành:
-Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc mẫu.
- Yêu cầu HS nêu cách viết của ngày bảy tháng mười một.
- Khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay viết tháng trước ?
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
- GV nhận xét .
Đọc
- Ngày bảy tháng mười một.
- Ngày mười lăm tháng mười một.
- Ngày hai mươi tháng mười một.
- Ngày ba mươi tháng mười một.
* Kết luận: Khi đọc hay viết ngày trong tháng ta đọc, viết ngày trước, tháng sau. Nghỉ giữa tiết.
-Bài 2:
Treo tờ lịch tháng 12 như trong bài học lên bảng.
- Đây là lịch tháng mấy ?
Điền các ngày còn thiếu vào lịch.
- Sau ngày 1 là ngày mấy ?
- Gọi 1 HS lên bảng điền mẫu.
- Yêu cầu HS tiếp tục điền để hoàn thành tờ lịch tháng 12.
- Đọc từng câu hỏi phần b cho HS trả lời.
Sau khi HS trả lời được tuần này thứ sáu ngày 19 tháng 12, tuần sau, thứ sáu ngày 26 tháng 12. GV cho HS lấy 26 – 19 = 7 để biết khi tìm các ngày của một thứ nào đó trong tháng thì chỉ việc lấy ngày mới cộng 7 nếu là ngày ở tuần ngay sau đó, trừ 7 nếu là ngày của tuần ngay trước đó. Chẳng hạn thứ hai ngày 1 tháng 12 thì các ngày của thứ hai trong tháng là:
8 ( 1 + 7 = 8 )
15 ( 8 + 7 = 15 )
22 ( 15 + 7 = 22 )
29 ( 22 + 7 = 29 )
- Tháng 12 có mấy ngày ?
- So sánh số ngày tháng 12 và tháng 11.
* Kết luận: Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau. Có tháng có 31 ngày, có tháng có 30 ngày, tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày.
4. Củng cố – dặn dò :
- Tờ lịch tháng 11 có bao nhiêu ngày ?
- Tờ lịch tháng 12 có bao nhiêu ngày?
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HSCHT thực hành.
- nhận xét.
- Tờ lịch tháng.
- Lịch tháng 11 vì ô ngoài có in số 11 to.
- Các ngày trong tháng .
- Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy (Cho biết ngày trong tuần).
*HSCHT- Ngày 1.
- Thứ bảy.
*HSHTT- Thực hành chỉ ngày trên lịch.
- Tìm theo yêu cầu của GV. Vừa chỉ lịch vừa nói. Chẳng hạn: ngày 06 tháng 11, ngày 22 tháng 11.
- Tháng 11 có 30 ngày.
- Đọc phần bài mẫu.
- Viết chữ ngày sau đó viết số 7, viết tiếp chữ tháng rồi viết số 11.
- Viết ngày trước.
- Làm bài, sau đó 1 em đọc ngày tháng cho 1 em thực hành viết trên bảng.
Viết
- Ngày 7 tháng 11
- Ngày 15 tháng 11
- Ngày 20 tháng 11
- Ngày 30 tháng 11
- Lịch tháng 12.
- HSCHT là ngày 2.
- Điền ngày 2 vào ô trống trong lịch.
- HS nhận xét.
- Làm bài. Sau đó, 1 HS đọc chữa, các HS khác theo dõi và tự kiểm tra bài.
- Trả lời và chỉ ngày đó trên lịch.
- Thực hành tìm một số ngày của một thứ nào đó trong tháng.
- Tháng 12 có 31 ngày.
- Tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày.
- HStrả lời.
Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017
Luyện từ và câu
Từ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào ?
I. Mục tiêu :
- Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước(BT1); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ?(BT2).
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh(BT3).
II. Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ. Tranh minh họa bài tập 3.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu: Ai thế nào?
GV gọi 2HS:
+ Tìm 1 từ chỉ đặc điểm của người, đặt câu với từ ấy ?
+ Tìm 1 từ chỉ đặc điểm của vật, đặt câu với từ ấy ?
- Nhận xét .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : Hôm nay thầy sẽ HD các em tìm hiểu bài “ Từ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?”
b. Hướng dẫn làm bài tập :
-Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài(cả mẫu).
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thảo luận và làm bài theo cặp.
- GV nhận xét.
* Chú ý : Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa. Nếu HS nêu : ngoan – bướng bỉnh,
Đen- đen sì, nhanh- chậm chạpcũng đúng.
-Bài 2 :
Gọi 1 HS đọc yêu cầu(cả mẫu).
+ Từ trái nghĩa với từ ngoan là gì ?
+ Hãy đặt câu với mỗi từ trên.
- Nêu: Chúng ta có tất cả 6 cặp từ trái nghĩa. Các em hãy chọn một trong các cặp từ này và đặt một câu với mỗi từ trong cặp theo mẫu như chúng ta đã làm với cặp từ ngoan – hư.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Nhận xét .
Nghỉ giữa tiết.
-Bài 3 :
Treo tranh minh họa và hỏi: Những con vật này được nuôi ở đâu?
Bài tập này nói về vật nuôi trong nhà. Hãy chú ý để đánh dấu cho đúng.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 HS thực hiện.
- 1 HS đọc .
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
-(tốt – xấu),(ngoan – hư), (nhanh –chậm),(trắng– đen),(cao– thấp), (khoẻ –yếu).
- HS nhẫn xét, bổ sung thêm các từ trái nghĩa khác.
- Đọc bài.
*HSHTT+ Là hư (bướng bỉnh)
+ Chú mèo rất hư.
+ HSCHT Chú chó rất ngoan.
- Làm bài vào Vở bài tập sau đó đọc bài làm trước lớp.
- HS nhận xét.
*HSCHT- Ở nhà.
- Làm bài cá nhân.
-Nêu tên con vật .
Tập đọc
Thời gian biểu
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rõ ràng các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cột, dòng.
- Hiểu được tác dụng của thời gian biểu. ( trả lời được câu hỏi 1, 2).
- HSHTT trả lời được câu hỏi 3.
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ viết sẵn các câu văn bản hướng dẫn đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Con chó nhà hàng xóm.
Gọi 4 HS đọc và TLCH.
- Bạn của Bé ở nhà là ai ?
-Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé điều gì ?
- Những ai đã đến thăm Bé?
- GV nhận xét .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu :
Hôm nay các em sẽ tập đọc bản Thời gian biểu của bạn Ngô Phương Thảo. Qua đó em sẽ biết cách lập một thời gian biểu hợp lí cho công việc hằng ngày của mình.
b. Luyện đọc :
GV đọc mẫu cả bài (Chú ý giọng chậm, rõ ràng).
* Luyện đọc từng dòng.
- Hướng dẫn phát âm các từ khó.
*HD đọc:
* Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Hướng dẫn cách ngắt giọng sau mỗi cụm từ.
+ 6 giờ đến 6giờ30 / Ngủ dậy, tập thể dục,/ vệ sinh cá nhân//
* Đọc nối tiếp từng đoạn lần 2
-Yêu cầu HS xem chú giải và giải nghĩa từ: thời gian biểu, vệ sinh cá nhân.
* Đọc trong nhóm :
- GV theo dõi giúp các nhóm đọc tốt.
- Thi đọc
- GV nhận xét.
- HS đọc đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết.
c. Tìm hiểu bài :
-Câu 1 : Hãy kể các việc Phương Thảo làm hàng ngày.
-Câu 2 : Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?
-Câu 3 : Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có gì khác so với ngày thường?
4. Củng cố – dặn dò :
- Theo em thời gian biểu có cần thiết không ? Vì sao ?
- Dặn HS về nhà viết thời gian biểu hằng ngày của em.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
- HSCHT đọc và TLCH.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 dòng.
- HS luyện phát âm các từ :
6giờ - 6giờ30, sắp xếp, chủ nhật,rửa mặt, quét dọn, giúp mẹ.
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc1 đoạn.
- HS chia nhóm luyện đọc.
- HS thi đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đồng thanh.
- 1HS đọc câu hỏi 1
-HSCHT:lần lượt kể các việc Phương Thảo làm các buổi: sáng, trưa, chiều, tối.
+Để bạn nhớ việc và làm các việc một cách hợp lí.
+HSHTT: từ 7 giờ đến 10 giờ: đi học ;
Thứ bảy: học vẽ.
Chủ nhật đến thăm bà.
-Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc tuần tự, hợp lí và không bỏ sót công việc.
Tập viết
O – Ong bay bướm lượn
I. Mục tiêu :
-HS viết đúng chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng : Ong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ),
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường.
- HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng. HSCHT viết 2 lần.
*GDBVMT: Gợi ý HS liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên qua ND viết ứng dụng: Ong bay bướm lượn.
II. Chuẩn bị :
- GV : Chữ mẫu O . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : N - Nghĩ trước nghĩ sau.
- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: N, Nghĩ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
-Hỏi: Chữ cái đứng sau chữ cái N là chữ cái gì?
-Tiết tập viết hôm nay, các em sẽ tập viết chữ O hoa, viết cụm từ ứng dụng Ong bay bướm lượn.( viết bảng:Bài 16: O- Ong bay bướm lượn)
b. Hướng dẫn viết chữ hoa :
*H dẫn HS quan sát và nhận xét chữ O:
- GV treo mẫu chữ cho HS quan sát về chiều cao, bề rộng, số nét? Chữ O hoa có gì đặc biệt?
+Chữ O hoa cao mấy li ?
+Bề rộng chữ O hoa mấy li ?
+Gồm mấy đường kẻ ngang ?
+ Viết bởi mấy nét ?
- GV chỉ vào chữ O và miêu tả: Chữ O gồm 1 nét cong kín, phần cuối lượn vào trong.
- GV viết mẫu bảng lớp chữ O hướng dẫn cách viết và nhắc lại quy trình viết :
+ Đặt bút trên đường kẽ 6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ, dừng bút ở phía trên đường kẽ 4.
*HD hs viết trên bảng con:
- Cho HS viết trên bảng con, lưu ý về cách viết:đặt bút, dừng bút.( 1 hoặc 2 lượt)
- GV nhận xét uốn nắn.
c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
* Giới thiệu câu ứng dụng: Ong bay bướm lượn.
-Treo bảng phụ: Ong bay bướm lượn.
-Y/c 1 HS đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu nghĩa: Câu ứng dụng tả cảnh gì?
-Cho lớp xem tranh vẽ ong bay bướm lượn.
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
-Số chữ có trong cụm từ: những chữ nào có?
- Chiều cao các chữ cái độ cao2,5 li.
- Chiều cao các chữ cái độ cao 1 li.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- Cách nối nét.
*Hướng dẫn HS viết chữ Ong vào bảng con: Yêu cầu cả lớp viết chữ Ong vào bảng con; quan sát chỉnh sửa cho HS.
* Nghỉ giữa tiết.
d. Hướng dẫn vào vở tập viết:
-Yeêu cầu HS viết trình tự:
+1 dịng chữ O cỡ vừa.
+2 dịng chữ O cỡ nhỏ.
+1 dịng chữ Ong cỡ vừa.
+1 dịng chữ Ong cỡ nhỏ.
+ 2 dịng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Nhắc tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, giữ khoảng cách từ vở đến mắt.
- GV nêu yêu cầu viết :
- GV theo dõi, giúp đỡ HSCHT.
e. Nhận xét, chữa bài:
- GV thu một số vở và Nhận xét .
4. Củng cố – dặn dò :
- GV cho HS thi đua viết chữ đẹp Ong
- GV nhận xét tuyên dương những HS viết chữ đẹp.
- Nhắc HS hoàn thành bài viết ở nhà.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HSCHT lên bảng, cả lớp viết bảng con chữ N, Nghĩ.
-Chữ cái O.
- HS quan sát.
*HSCHT:
- 5 li.
- 4 li.
- 6 đường kẻ ngang.
- 1 nét cong kín, phần cuối lượn vào trong.
- HS quan sát
- HS tập viết trên bảng con
Chữ hoa O .(2 lượt)
- HS đọc câu ứng dụng: Ong bay bướm lượn
*HSHTT: +Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa, cảnh rất đẹp và thanh bình.
- HS xem tranh.
- Cụm từ có 4 chữ.
- Độ cao 2,5 li: Các chữ O g, b, y,l
*HSCHT: - Độ cao 1 li: n, a, ư, ơ, m, n.
*HSHTT- Dấu sắc (/) trên ơ.
-Dấu nặng (.) dưới ơ.
- Khoảng cách giữa các chữ là 1 đơn vị ( bằng chiều rộng chữ O)
-Cách nối nét: nét 1 của chữ n nối với cạnh phải của chữ O.
- HS viết chữ Ong vào bảng con.
Ngồi viết, cầm bútđúng cách.
- HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng.
- HSCHT viết 2 lần.
- HSCHT thi đua.
- HS bình chọn.
Người dạy: Phan Văn Cường
Ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 16.doc