Giáo án văn 11: Đọc thêm - Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

Bài I. Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu ).

I. Tiểu dẫn.

- SGK.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Định hướng nội dung và nghệ thuật.

a. Nội dung:

- Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:

+ Lũ trẻ lơ xơ chạy

+ Đàn chim dáo dác bay.

+ Bến Ghé tan bọt nước.

+ Đồng Nai nhuốm màu mây.

 Hình ảnh chân thực dựng, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.

- Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.

- Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân,

cứu đất nước thoát khỏi nạn này.

 Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của Nguyễn Đình Chiểu.

b. Nghệ thuật:

- Tả thực kết hợp với khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.

- Biện pháp đối lập, câu hỏi tu từ.

2. Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ gợi lại một thời đau thương của dân tộc, gợi lòng căm thù kẻ thù xâm lược.

 

docx4 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 93828 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Đọc thêm - Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 17 Đọc thêm : CHẠY GIẶC Nguyễn Đình Chiểu. BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN. Chu Mạnh Trinh. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Bài 1. Kiến thức: Đất nước rơi vào tay giặc, cảnh “xẻ nghé tàn đàn”, thái độ của tác giả Lựa chọn từ ngữ, kết hợp tả thực, tạo hình ảnh Kĩ năng: Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ: căm thù giặc, yêu quê hương, ĐN Bài 2. Kiến thức : Một cái nhìn bao quát về phong cảnh Hương Sơn. Tấm lòng thành kính với vẻ đẹp của qh đất nước Cách sử dụng từ, giọng điệu bài hát nói khoan thai, nhẹ nhàng 2. Kĩ năng : - Nắm được bố cục của bài hát nói. - Đọc –hiểu bài thơ thể hát nói B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm: - Tổ chức hs đọc diễn cảm tác phẩm. - Định hướng hs phân tích cắt và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận. 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm để cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh của tác giả. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt. * Hoạt động 1: HS đọc tiểu dẫn . Nắm nội dung cơ bản. * Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Chú ý giọng đọc: chậm rãi, thể hiện niềm đau xót, buồn chán. HS thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung văn bản qua hệ thống câu hỏi SGK. Nhóm 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Nhóm 2. Tam trạng và tình cảm của tác giả trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm? Nhóm 3. Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết? Qua bài thơ, em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản? * Hoạt động 1: HS đọc tiểu dẫn . GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, di tích Chùa Hương và tác phẩm * Hoạt động 2. - GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Chú ý giọng đọc khoan khoái, cảm giác lâng lâng, tự hào. Định hướng nội dung và nghệ thuật cần tìm hiểu qua tổ chức thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK Nhóm 1. Nội dung của 4 câu thơ đầu? Cảnh Hương được giới thiệu thông qua những hình thức giá trị nghệ thuật nào? Nhóm 2. Tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi đến với Hương Sơn như thế nào? Nhóm 3. Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Qua đọc hiểu bài thơ, em hãy rút ra ý nghĩa của bài thơ ? Bài I. Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu ). I. Tiểu dẫn. - SGK. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Định hướng nội dung và nghệ thuật. a. Nội dung: - Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh: + Lũ trẻ lơ xơ chạy + Đàn chim dáo dác bay. + Bến Ghé tan bọt nước. + Đồng Nai nhuốm màu mây. à Hình ảnh chân thực dựng, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược. - Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan. - Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này. à Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của Nguyễn Đình Chiểu. b. Nghệ thuật: - Tả thực kết hợp với khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh. - Biện pháp đối lập, câu hỏi tu từ. 2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ gợi lại một thời đau thương của dân tộc, gợi lòng căm thù kẻ thù xâm lược. Bài 2. Bài ca phong cảnh Hương Sơn. ( Chu Mạnh Trinh ). I. Tiểu dẫn. 1.Tác giả. - Chu Mạnh Trinh (1862- 1905 ) - Quê quán: làng Phú Thị- Đông Yên phủ Khoái Châu nay thuộc huyện Văn Giang Hưng Yên. - Không chỉ giỏi về thơ mà còn là một nhà kiến trúc nổi tiếng. 2. Bài thơ. - Đây là một trong ba bài thơ ông viết về Hương Sơn vào dịp ông đứng trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng nơi đây. - Bài thơ làm theo thể hát nói, có biến thể. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc 2. Định hướng nội dung và nghệ thuật. a. Cái thú ban đầu đến với Hương Sơn. - Câu hỏi tu từ: Vừa giới thiệu, vừa khẳng định. - Phép lặp: Giới thiệu khái quát cảnh chùa Hương. + Thế giới cảnh bụt - cảnh tôn giáo. + Danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam. - Cảnh vật cụ thể của Hương Sơn: + Phép nhân hoá: Chim thỏ thẻ; cá lững lờ. + Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ đối: Tạo sắc thái huyền diệu. à Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo. phảng phất sự biến hóa thần tiên. + Điệp từ này; cách ngắt nhịp 4/3, nghệ thuật so sánh, dùng từ láy, từ tượng hình gợi cảm. àSự hăm hở, niềm yêu thích và khả năng tạo hình sinh động, biến hoá của tác giả. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả. b. Nỗi lòng của du khách. - Xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật. - Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say. 3. Nghệ thuật: Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng. - Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. 4. Củng cố. - HS đọc lại bài thơ: Đọc diễn cảm. Học thuộc lòng. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài Đọc thêm - CHẠY GIẶC Nguyễn Đình Chiểu BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN Chu Mạnh Trinh.docx
Tài liệu liên quan