I. Trật tự trong câu đơn.
1. Bài tập 1.
a/ Có thể sắp xếp theo trật tự " rất sắc, nhưng nhỏ": câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa.
( Đều là thành phần phụ cho danh từ "con dao") Nhưng đặt trong đoạn văn này thì không phù hợp với mục đích đe dọa, uy hiếp đối phương.
b/ Việc sắp xếp theo trật tự "nhỏ, nhưng rất sắc" có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là "rất sắc", phù hợp với hàm ý đe dọa, uy hiếp.
c/ Trật tự các từ ngữ trong trường hợp này lại phù hợp: Nhằm mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao.
2.Bài tập 2.
- Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là "rất thông minh".
3.Bài tập 3.
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu. Do đó, ta thấy các trạng ngữ trong 3 đoạn trích đặt ở 3 vị trí khác nhau là phù hợp với nội dung thông báo.
+ Đoạn văn kể về sự kiện Mọi bị bắt nên trước tiên là nêu hoàn cảnh thời gian.
Câu tiếp theo phần “sáng hôm sau” cần đặt ở đầu câu để tiếp nối thời gian.
+ Chủ thể hành động được nêu trước, phần biểu thị thời gian đặt ở giữa bởi sự kiện liên kết với các ý của câu trước đó đều tập trung vào việc: ai là cha đẻ của Chí Phèo.
+ Phù hợp với nội dung thông tin cũ, thông tin đã biết.
Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ khác nhau. Người nói ( viết ) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của câu ở mỗi tình huống và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu để phục vụ tốt cho mục đích giao tiếp.
4 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 58485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 55.
THỰC HÀNH LỰA CHỌN CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU.
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức (thông qua thực hành) :
Trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu có nhiều tác dụng: thể hiện nội dung ý nghĩa, nhấn mạnh trọng tâm thông tin, tạo sự liên kết và mạch lạc ềê nội dung VB. Khi câu đứng ngoài VB, cùng một nội dung ý nghĩa, các bộ phận có thể đặt theo nhiều trật tự khác nhau, nhưng nằm trong VB thì chỉ có một trật tự tối ưu để thể hiện nhiệm vụ và mục đích thông tin, hoặc liên kết VB. Bài này chú ý đến hai tác dụng : nhấn mạnh trọng tâm thông tin và tạo sự liên kết, mạch lạc.
Trong câu đon, trật tự giữa các bộ phận (t/p) câu như t/p phụ, vị ngữ, trạng ngữ so với nhau trong những ngữ cảnh nhất định đều co tác dụng về ý nghĩa và liên kết VB. Còn trong câu ghép thì trật tự sắp xếp giữa các vế câu có nhiều tác dụng quan trọng. Ở câu ghép, trật tự giữa các vế câu liên quan đến việc dùng các phương tiện thể hiện quan hệ giữa các vế câu (quan hệ từ, phó từ,…)
Nếu các bộ phận trong câu không được đặt đúng vị trí thích hợp thì mơ hồ về nghĩa hoặc vô nghĩa.
Kĩ năng : Nhận biết và phân tích vai trò (nhấn mạnh nội dung thông tin, hay liên kết VB) của trật tự các bộ phận trong câu (câu đơn và câu ghép) thì câu nằm trong một ngữ cảnh nhất định.
Thái độ : Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận trong câu (KNS: giải quyết vấn đề, ra quyết định)
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS.
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc mục I .
Trao đổi thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1: Bài tập 1
- Nhóm 2: Bài tập 2
- Nhóm 3: Bài tập 3.
* Hoạt động 2.
HS đọc mục II.
Trao đổi cặp. Gv gọi HS trả lời
Chữa bài tập
Bài tập 1
Bài tập 2.
I. Trật tự trong câu đơn.
1. Bài tập 1.
a/ Có thể sắp xếp theo trật tự " rất sắc, nhưng nhỏ": câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa.
( Đều là thành phần phụ cho danh từ "con dao") Nhưng đặt trong đoạn văn này thì không phù hợp với mục đích đe dọa, uy hiếp đối phương.
b/ Việc sắp xếp theo trật tự "nhỏ, nhưng rất sắc" có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là "rất sắc", phù hợp với hàm ý đe dọa, uy hiếp.
c/ Trật tự các từ ngữ trong trường hợp này lại phù hợp: Nhằm mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao.
2.Bài tập 2.
- Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là "rất thông minh".
3.Bài tập 3.
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu. Do đó, ta thấy các trạng ngữ trong 3 đoạn trích đặt ở 3 vị trí khác nhau là phù hợp với nội dung thông báo.
+ Đoạn văn kể về sự kiện Mọi bị bắt nên trước tiên là nêu hoàn cảnh thời gian.
Câu tiếp theo phần “sáng hôm sau” cần đặt ở đầu câu để tiếp nối thời gian.
+ Chủ thể hành động được nêu trước, phần biểu thị thời gian đặt ở giữa bởi sự kiện liên kết với các ý của câu trước đó đều tập trung vào việc: ai là cha đẻ của Chí Phèo.
+ Phù hợp với nội dung thông tin cũ, thông tin đã biết.
à Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ khác nhau. Người nói ( viết ) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của câu ở mỗi tình huống và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu để phục vụ tốt cho mục đích giao tiếp.
II. Trật tự trong câu ghép.
1.Bài tập 1.
a/ Vế chính: Hắn lại nao nao buồn.
Vế phụ chỉ nguyên nhân đặt sau: là vì mẩu chuyện ấy.....rất xa xôi.
à Liên kết dễ dàng với nội dung các câu đi sau.
b/ Vế chỉ sự nhượng bộ đặt sau để bổ sung thông tin.
2.Bài tập 2.
- Chọn phương án C.
=> Việc sắp xếp đúng các bộ phận trong câu không chỉ có tác dụng tu từ mà còn có tác dụng về các phương diện lhacs: thông báo thông tin cũ- mới; nhấn mạnh trọng tâm thông báo; đảm bảo sự liên lạc và liên kết giữa các ý trong câu.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học. Tập viết câu đúng.
- Xác định thành phần chính, thành phần phụ trong các câu .
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
D. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Văn 11 bài THỰC HÀNH LỰA CHỌN CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU.docx