Ví dụ: Một quả bóng rổ được ném lên cao từ mặt đất. khi quả bóng càng lên
cao thế năng tăng đồng thời động năng quả bóng giảm. nhưng trong quá trình di
chuyền bóng ma sát không khí sinh ra nhiệt năng. Hay nói cách khác động năng
quả bóng đã chuyển hóa dần cho thế năng của quả bóng và nhiệt năng nữa.
nhưng năng lượng của quả bóng là luôn luôn được bảo toàn.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
GIÁO ÁN
Ngày soạn 18/03/2018 Ngày dạy 23/03/2018
Sinh viên thực tập : Mai Thế Đoan
Lớp dạy: 10A2
BÀI 33 CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu được nguyên lí I của Nhiệt Động lực học.
- Viết được hệ thức của nguyên lí I của Nhiệt động lực học.
- Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này..
2. Kĩ năng:
- Giải được bài tập vận dụng nguyên lí I của nhiệt động lực học.
- Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện
tượng có liên quan.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ tích cực trong học tập và tiếp thu kiến thức mới.
- Hứng thú trong việc lí giải các hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Hình vẽ 33.1 SGK phóng to và một số hình ảnh động cơ nhiệt.
- Bài soạn
2. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lạị bài sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt ở Vật lí 8 và bài Nội năng và
sự biến thiên nội năng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số, tác phong của học sinh (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nội năng là gì?.
- Các cách làm thay đổi nội năng của một vật
3. Tiến trình dạy học:
Giới thiệu bài mới: Với ba khái niệm cơ bản là nội năng, công, nhiệt lượng. Các nhà vật lí đã
nghiên cứu rất nhiều hiện tượng, sự vật vật lí và đã thu được những thành tựu to lớn. Một trong
2
những thành tựu đó là tìm ra các nguyên lí của nhiệt động lực học. Và để hiểu các nguyên lí nhiệt
động lực học như thế nào thì bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. Chúng ta đi bài 33 cac
nguyên lí của nhiệt động lực học.
Một trong những nguyên lí đó là nguyên lí I nhiệt động lực học .Chính nguyên lí thứ nhất của
nhiệt động lực là một nền tảng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của nhiêt động lực hoc. Nguyên
lí thứ nhất của nhiệt động lực học là sự tổng quát hoá những nhận xét thực tiễn và những kết quả đạt
được trong thí nghiệm. Nó là sự vận dụng định luật bảo toàn năng lượng vào các hiện tượng nhiệt.
Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học có những ứng dụng quan trọng không những trong việc
giải các bài toán mà còn giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày.Để biết biểu
thức nguyên lí I như thế nào chúng ta đi I.nguyên lí I nhiet động lực ( 1 phut)
3
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
12
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên
lí I Nhiệt động lực học.
- Bây giờ thầy có cái ấm nước
nha, thầy dùng lửa đun nước để
chế trà. Khi ấm nước sôi các em
thấy hiện tượng gì?
- Như chúng ta đã biết trong tiết
trước khi ấm nước sôi thì nội
năng của nước tăng( do nhiệt độ
nước tăng) làm gây ra sự chênh
lệch áp suất cùa khí bên trong
ấm và bên ngoài ấm làm cho
nắp ấm bị đẩy lên. Hay nói cách
khác khối khí đứng yên đã có
thể sinh công và đẩy nắp ấm
lên.
- Vậy chúng ta thấy giữa nội
năng, công và nhiệt lượng có
mối liên hệ với nhau. Mối liên
hệ giửa các đại lượng làm biến
đổi nội năng gọi là nguyên lí I
của NĐLH.
- Các em đã được học định luật
bảo toàn năng lượng rồi, em nào
có thể nhắc lại nội dung định
luật và cho ví dụ được không?
- Chúng ta thấy định luật bảo
toàn và chuyển hóa năng lượng
đã được vận dụng thành công
trong cơ học, và nguyên lí I của
NĐLH chính là sự vận dụng
định luật bảo toàn và chuyển
hóa năng lượng vào cả hiện
- nắp ấm bị đẩy lên.
Ví dụ: Một quả bóng rổ
được ném lên cao từ mặt
đất. khi quả bóng càng lên
cao thế năng tăng đồng thời
động năng quả bóng giảm.
nhưng trong quá trình di
chuyền bóng ma sát không
khí sinh ra nhiệt năng. Hay
nói cách khác động năng
quả bóng đã chuyển hóa
dần cho thế năng của quả
bóng và nhiệt năng nữa.
nhưng năng lượng của quả
bóng là luôn luôn được bảo
toàn.
- Cá nhân tiếp thu và ghi bài.
Bài 33 CÁC NGUYÊN
LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG
LỰC HỌC
I – Nguyên lí I nhiệt
động lực học (NĐLH)
1. Phát biểu nguyên lí
Độ biến thiên nội
năng của vật bằng tổng
công và nhiệt lượng mà
4
tượng nhiệt.
- Xét trường hợp đơn giản.
Thầy có khối khí đựng trong xi
lanh , thầy ấn pittong xuống để
nén khối khí. Các em hãy dự
đoán xem chuyện gì sẻ xãy ra?
- Nếu thầy gọi A là công truyền
cho chất khí, U
1
là độ tăng
nội năng của chất khí thì Theo
định luật bảo toàn, công mà
thầy truyền cho khối khí đã
chuyển hóa thành gì rồi? Và
mối liên hệ giữa các đại lượng
được thể hiện như thế nào
- Bây giờ cũng khối khí đó, thầy
không ấn pittong xuống nữa mà
thầy đốt khối khí đi. Các em
hãy dự đoán chuyện gì sẽ xảy
ra. Nếu thầy gọi Q là nhiệt
lượng truyền cho chất khí, 2
là độ tăng nội năng của chất khí
thì lúc này ta có điều gì?
- Cũng khối khí đó thầy vừa nén
và nung khối khí, áp dụng định
luật bảo toàn các em hãy viết
biểu thức thể hiện mối liên hệ
giữa các đại lượng cho thầy?
- Từ công thức này các em hãy
phát biểu thành lời?
- Đây chính là nội dung của
nguyên lí I NĐLH.
Độ biến thiên nội năng của
vật bằng tổng công và nhiệt
lượng mà vật nhận được.
QAU
- V khối khí giảm, U thay
đổi
- ∆U1=A
- 2=Q
- QAU
- Độ biến thiên nội năng của
vật bằng tổng công và nhiệt
lượng mà vật nhận được.
vật nhận được.
QAU
Hoạt động 2: Luyện tập cách
xác định dấu của các đại
lượng trong biểu thức
Trong thực tế không chỉ có vật
nhận nhiệt mà nó còn truyền
nhiệt. Hay một lượng khí trong
Qui ước về dấu A và
Q:
+Q>0: Hệ nhận nhiệt
lượng.
+ Q<0: Hệ truyền nhiệt
5
10
xi lanh, nếu nó giãn nở, đẩy pit-
tông lên thì nó đã thực hiện
công chứ không phải nhận
công. Như vậy dấu của các đại
lượng trong nguyên lí I có sự
khác biệt nhau đối với từng quá
trình.
Để biết được dấu của đại lượng
trong biểu thức như thế nào thì
ta sẽ đi qua phần Quy ước dấu
của nhiệt lượng và công.
- Với quy ước về dấu thích hợp,
hệ thức trên có thể diễn đạt các
quá trình biến đổi trạng thái như
hệ truyền nhiệt, hệ thực hiện
công. Từ đây chúng ta có quy
ước về dấu
- Yêu cầu HS nhìn hình 33.1 và
cho dự đoán quy ước về dấu của
công A và nhiệt lượng Q
- GV nhận xét câu trả lời kết
luận: Nếu vật nhận (công, nhiệt)
thì dấu của đại lượng là dấu (+),
còn vật truyền nhiệt (tỏa nhiệt)
hãy thực hiện công (sinh công)
thì dấu của A và Q là (-).
Cụ thể:
+ Q>0: Vật nhận nhiệt lượng;
+ Q<0: Vật truyền nhiệt lượng;
+ A>0: Vật nhận công;
+ A<0: Vật thực hiên công.
.
- Các em hoàn thành câu hỏi C1
trong SGK cho thầy?
- Một em hãy nhận xét câu trả
lời của bạn.
- Hai em một nhóm hãy hoàn
thành câu hỏi C2 trong vòng 1
phút?
- Nhận xét câu phần trả lời của
học sinh
- Cá nhân trả lời.
- Q>0; A0.
- học sinh thảo luận nhóm.
Trả lời câu hỏi C2:
a. Quá trình truyền nhiệt.
b. Quá trình thực hiện công.
c. Quá trình biến đổi nội
năng bằng cách nhận nhiệt
lượng và thực hiện công lên
lượng.
+ A>0: Hệ nhận công.
+A<0: Hệ thực hiện
công.
+ ∆U> 0 : Nội năng tăng
+ ∆U <0 : Nội năng
giảm
6
vật khác.
d. Quá trình biến đổi nội
năng đồng thời nhận nhiệt
lượng và công từ vật khác.
.
11
Hoạt động 3: Vận dụng
nguyên lí I của Nhiệt động
lực học vào các quá trình
biến đổi trạng thái chất khí.
Sau đây chúng ta vận dụng
nguyên lí I NĐLH vào các quá
trình biến đổi trạng thái của
chất khí.
- Xét quá trình đẳng tích của
một lượng khí nhất định.
- Một em hãy nhắc lại cho thầy,
thế nào là quá trình đẳng tích?
Cho thầy 1 ví dụ?
- Thầy xét khối khí nung nóng
trong một một xi lanh có pít
tông bị khóa chặt. Vậy đây là
quá trình gì? Một em cho thầy
biết khối khí có thực hiên công
không? Vì sao?
- Viết biểu thức nguyên lí I
NĐLH cho quá trình này?
- Nêu ý nghĩa vật lí của biểu
thức vừa thu được?
Trong quá trình đẳng tích
nhiệt lượng mà chất khí nhận
được chỉ dùng làm tăng nội
năng. Quá trình đẳng tích là
-
- Quá trình đẳng tích; khối
khí không thực hiện công,
vì pít tông đã bị khóa chặt
- QU
- Trong quá trình đẳng tích
nhiệt lượng mà chất khí nhận
được chỉ dùng làm tăng nội
năng. Quá trình đẳng tích là
quá trình truyền nhiệt
2.. Vận dụng nguyên lí
I của Nhiệt động lực
học vào các quá trình
biến đổi trạng thái chất
khí
a) Qúa trình đẳng tích
Vì V= hằng số nên A=0
Suy ra QU
Vậy:
Trong quá trình đẳng tích
nhiệt lượng mà chất khí
nhận được chỉ dùng làm
tăng nội năng. Quá trình
đẳng tích là quá trình
truyền nhiệt
b) quá trình đẳng nhiêt:
Vì T= hằng số →∆U=0
Biểu thức nguyên lí I
A= -Q
c) quá trình đẳng áp:
V và T đều biến đổi nên
biếu thức nguyên lí I
∆U= A+Q
7
quá trình truyền nhiệt
Bài tập vận dụng:
câu 1: trong quá trình chất
khí nhận nhiệt và sinh công thì
Q và A trong hệ thức
=Q+A phải có giá trị nào
sau đây?
a. Q0
b. Q>0 và A>0
c. Q>0 và A<0
d. Q<0 và A<0
Câu 2: Trường hợp nào sau
đây ứng với quá trình đẳng
tích khi nhiệt độ tăng?
a. ∆U = Q với Q>0
b.∆U = Q + A với A>0
c. .∆U = Q + A với A<0
d. .∆U = Q với Q<0
câu 3:
Người ta cung cấp cho khí
trong một xi lanh nằm ngang
nhiệt lượng 1.5 J. Khí nở ra
đẩy pit tông đi một đoạn 5cm
với một lực có độ lớn 20N.
Tính độ biến thiên nội năng
của chất khí.
Hướng dẫn:
Khối khí nhận hay tỏa nhiệt?
Khi ấy dấu của nhiệt lượng là
gi?
+ Pít-tông dịch chuyển một
đoạn là nhận hay truyền công?
Câu 1: C
Câu: 2: A
- cá nhân làm sau đó lên bảng
trình bày.
Khối khí nhận nhiệt. Nhiệt
lượng sẽ mang dấu dương.
- Khối khí thực hiện công.
Công dịch chuyển mang dấu
âm
- Áp dụng nguyên lí I nhiệt
Bài tập 3
Đáp số: ∆U=0.5 J
8
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Khi ấy dấu của công dịch
chuyển là gì?
+ Đề bài yêu cầu tính độ biến
thiên nội năng nên ta áp dụng
định luật, biểu thức gì?
= 𝑄 + 𝐴
động lực học:
5
Hoạt động 4: Củng cố và dặn
dò
- GV nhấn mạnh những phần
cần lưu ý: nguyên lí I nhiệt
động lực học, hiểu được các
quy ước về dấu. Từ đó vận dụng
làm các bài tập liên quan
- Giáo viên giao bài tập về nhà:
hoàn thành bài tập 7 sgk.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
trước phần bài học tiếp theo ở
nhà phần nguyên lí II nhiệt
động lực học.
Cá nhân thực hiện
9
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN SOẠN GIÁO ÁN
NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG MAI THẾ ĐOAN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 33 Cac nguyen li cua nhiet dong luc hoc_12328348.pdf