Giáo án Vật lý 9 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

GV: Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:

+ Như thế nào thì được gọi là bóng tối và bóng nửa tối?

+ Nguyên nhân chung gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì? Thế nào gọi là nhật thực và nguyệt thực.

GV: Yêu cầu HS chữa bài tập 3.2 và 3.4 trong SBT.

GV: Đặt vấn đề : Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang , chỉ cho HS thấy vệt sáng bị hắt lại tại một điểm A trên tường. GV nêu câu hỏi: Ta phải đặt đèn pin như thế nào để tia sáng bị hắt lại đến đúng một điểm B trên tường?

GV: Yêu cầu mỗi nhóm HS dùng đèn pin và gương phẳng của nhóm mình để làm TN. Vậy muốn thực hiện được TN theo yêu cầu trên thì ta phải tìm mối quan hệ giữa tia sáng từ đèn chiếu lên gương (gọi là tia tới) và tia sáng hắt lại (gọi là tia phản xạ). Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :4 Ngày soạn : 10/ 9/ 2013 Tiết :4 Ngày dạy : 11/ 9/ 2013 Bài 4 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : + Tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng. + Biết xác định tia tới , tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. + Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. + Biết vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng truyền của ánh sáng theo mong muốn. 2. Kỹ năng : + Biết làm thí nghiệm, biết đo góc, quan sát hướng truyền của ánh sáng để đưa ra quy luật phản xạ ánh sáng. 3. Thái độ : + Rèn tính trung thực khi tiến hành đo kết quả. II. CHUẨN BỊ : + Một gương phẳng có giá đỡ, 1 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo tia sáng, + 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng, 1 thước đo độ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Tổ chức tình huống học tập. GV: Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: + Như thế nào thì được gọi là bóng tối và bóng nửa tối? + Nguyên nhân chung gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì? Thế nào gọi là nhật thực và nguyệt thực. GV: Yêu cầu HS chữa bài tập 3.2 và 3.4 trong SBT. GV: Đặt vấn đề : Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang , chỉ cho HS thấy vệt sáng bị hắt lại tại một điểm A trên tường. GV nêu câu hỏi: Ta phải đặt đèn pin như thế nào để tia sáng bị hắt lại đến đúng một điểm B trên tường? GV: Yêu cầu mỗi nhóm HS dùng đèn pin và gương phẳng của nhóm mình để làm TN. Vậy muốn thực hiện được TN theo yêu cầu trên thì ta phải tìm mối quan hệ giữa tia sáng từ đèn chiếu lên gương (gọi là tia tới) và tia sáng hắt lại (gọi là tia phản xạ). Đó chính là nội dung của bài học hôm nay. HS: Lên bảng trả lời câu hỏi của GV nêu ra. HS khác ở dưới lớp chú ý nghe phần trình bày của bạn trên bảng và nêu nhận xét. HS: Lên bảng làm bài tập 3.2 và 3.4 trong SBT. HS: Tiến hành TN theo nhóm. Hoạt động 2: Nhận biết gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng. GV: Đưa ra một cái gương soi thường dùng cho HS quan sát và đặt câu hỏi: +Vật này gọi là gì? Dùng để làm gì? GV: Thông báo : Đó là cái gương phẳng để soi hình của mình hay của các vật khác trong gương. Hình mà ta nhìn thấy trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1, tìm một số vật có thể làm gương phẳng trong thực tế. I. GƯƠNG PHẲNG: HS: Quan sát gương soi do GV đưa ra và trả lời câu hỏi: + Đó là cái gương, dùng để soi hình ảnh của mình. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1: C1: Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như : tấm kim loại nhẵn, cửa kính phẳng, mặt nước phẳng, tấm gỗ phẳng. Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật phản xạ ánh sáng. Quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng. GV: Bốù trí TN và yêu cầu HS làm TN như hình 4.2 trong SGK. Và đặt câu hỏi: + Chỉ ra tia tới và tia phản xạ. + Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng gì? GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2 để ø rút ra kết luận: GV: Yêu cầu HS đọc thông tín về góc tới và góc phản xạ. GV: Yêu cầu HS quan sát TN dự đoán độ lớn của góc phản xạ và góc tới. GV: Để HS đo và chỉnh sửa nếu HS còn sai sót. GV: Yêu cầu HS từ kết quả rút ra kết luận: + Hai kết luận trên có đúng với các môi trường khác hay không? GV: Thông báo : Với các kết luận trên cũng đúng với các môi trường trong suốt khác. Hai kết luận trên là nội dung của định luật phản xạ ánh sáng. GV: Hướng dẫn HS quy ước cách vẽ gương và các tia sáng trên giấy. + Mặt phản xạ, mặt không phản xạcủa gương. + Điểm tới I. Tia tới SI. Đường pháp tuyến IN. Tia phản xạ IR. GV: Yêu cầu HS vễ tia phản xạ ở câu C3. II. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG. 1. Thí nghiệm. HS: Tiến hành TN theo hướng dẫn của GV. + SI : là tia tới, IR là tia phản xạ. 2. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C2 và rút ra kết luận chung. Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến. 3. Phương của tia phản xạ quan hệ như thế nào với phương của tia tới?. HS: Dự đoán về mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới. HS : Tiên hành TN kiểm tra đo góc tới, góc phản xạ để rút ra kết luận; Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. 4. Định luật phản xạ ánh sáng. + Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến. + Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. S N R I Hoạt động 4: Vận dụng GV: Yûêu cầu HS trả lời câu C4. Sau khi HS trên bảng làm song GV hướng dẫn cả lớp thảo luận sự đúng sai của cách vẽ. III. VẬN DỤNG. HS: Lên vẽ trên bảng. Các HS khác vẽ bằng bút chì vào vở. IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỜNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Củng Cố : + Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? + Trình bày cách vẽ tia phản xạ của tia sáng qua gương phẳng. 2. Dặn dò. + Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C6 vào vở học. + Làm bài tập trong SBT. Về nhà chuẩn bị trước bài 5 cho tiết học sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 4 Doan mach noi tiep_12424435.doc
Tài liệu liên quan