Lý thuyết nhận thức hành vi
Nhận thức và hành vi là hai khái niệm về cơ bản là ngược nhau. Lý
thuyết hành vi đôi khi khồn chấp nhận một số mô hình nhận thức dẫn đến
hành vi vì cho rằng những mô hình này không thể kiểm định được. Một sô
chuyên gia về lý thuyết hành vi còn cho rằng đưa những khái niệm về nhận
thức vào còn có thể phương hại cho tính khoa học của lý thuyết và thực hành
“hành vi”. Song, lý thuyết nhận thức như trên trình bầy không hoàn toàn là
những điều xẩy ra bên trong không thể kiểm định được; nó là cảm nhận và
giải thích có thể mô tả và có thể trải nghiệm được.
Tuy có một số người muốn tách lý thuyết và thực hành lý thuyết hành
vi và lý thuyết nhận thức, tôi lại đồng tình với những người kết hợp lý thuyết
nhân thức với lý thuyết hành vi vì việc kết hợp này có thể kiểm định cả
những mô hình nhận thức với kết quả thực hành kỹ thuật hành vi. Xuất phát
từ ý tưởng này, người ta có thể chia trị liệu nhận thức hành vi ra thành các
nhóm như sau:
-Sao chép kỹ năng (copying skills): trị liệu này bao gồm hai quá trình là quá
trình “tự phát biểu” (self verbalization) và hành vi mà quá trình tạo ra. Quá
trình tự phát biểu chính là quá trình người ta mô tả sự kiện mà người ta quan
sát được với người ta để người ta đưa nhận thức về sự kiện này vào trí nhớ
bên trong của con người ta.
-Giải quyết vấn đề (problem solving): trị liệu này khác với giải quyết vấn đề
trong tâm lý động hoc. Nếu tâm lý động học coi cuộc sống của con người là
một quá trình giải quyết các vấn đề của cuộc sống thì nhận thức hành vi coi
là hoạt động dựa trên thực hiện nhiệm vụ bao gồm xác định vấn đề, đưa ra
các lời giải cho vấn đề, lựa chọn lời giải tốt nhất để lập kế hoạch thực hiện
-Tái cấu trúc nhận thức (cognitive restructuring): Trị liệu này là trị liệu
tương đối phổ biến liên quan đến nhận thức hành vi. Trong trị liệu này,
người ta phải tìm hiểu xem người ta giải thích các sự kiện như thế nào,
người ta nhận thức các sự kiện như thế nào để có hành vi sai lệch. Từ đó,
người ta nhận thức lại trên cơ sở giải thích lại sự kiện để thay đổi hành vi.
Làm việc chung quanh ý nghĩa của kinh nghiệm, cách nhìn và các thuộc tính
của nó để thay đổi nhận thức
100 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lý thuyết công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy mùi thức ăn ngon, v.v. Phạn xạ có điều kiện khi bỏ quên lâu
ngày không được lặp đi lập lại sẽ bi mất sự gắn kết giưa kích thích và phản
xạ; hiện tượng này gọi là tắt phản xã (extinction)
-Thay đổi phản xạ có điều kiện (operant conditioning): Khái niệm này là một
dạng thực hành của hành vi tập trung vào việc thay đổi các yếu tố có thể
(contingencies) ảnh hưởng đến hành vi. Thí dụ A là một sự kiện xẩy ra trước
dẫn đến một hành vi B để đáp ứng với sự kiện và do hành vi này dẫn đến
43
hậu quả C. Người ta có thể tác động vào các yếu tố có thể (contingencies) để
tăng cường hay giảm thiểu hành vi này bằng thưởng phạt.
Lý thuyết nhận thức hành vi
Nhận thức và hành vi là hai khái niệm về cơ bản là ngược nhau. Lý
thuyết hành vi đôi khi khồn chấp nhận một số mô hình nhận thức dẫn đến
hành vi vì cho rằng những mô hình này không thể kiểm định được. Một sô
chuyên gia về lý thuyết hành vi còn cho rằng đưa những khái niệm về nhận
thức vào còn có thể phương hại cho tính khoa học của lý thuyết và thực hành
“hành vi”. Song, lý thuyết nhận thức như trên trình bầy không hoàn toàn là
những điều xẩy ra bên trong không thể kiểm định được; nó là cảm nhận và
giải thích có thể mô tả và có thể trải nghiệm được.
Tuy có một số người muốn tách lý thuyết và thực hành lý thuyết hành
vi và lý thuyết nhận thức, tôi lại đồng tình với những người kết hợp lý thuyết
nhân thức với lý thuyết hành vi vì việc kết hợp này có thể kiểm định cả
những mô hình nhận thức với kết quả thực hành kỹ thuật hành vi. Xuất phát
từ ý tưởng này, người ta có thể chia trị liệu nhận thức hành vi ra thành các
nhóm như sau:
-Sao chép kỹ năng (copying skills): trị liệu này bao gồm hai quá trình là quá
trình “tự phát biểu” (self verbalization) và hành vi mà quá trình tạo ra. Quá
trình tự phát biểu chính là quá trình người ta mô tả sự kiện mà người ta quan
sát được với người ta để người ta đưa nhận thức về sự kiện này vào trí nhớ
bên trong của con người ta.
-Giải quyết vấn đề (problem solving): trị liệu này khác với giải quyết vấn đề
trong tâm lý động hoc. Nếu tâm lý động học coi cuộc sống của con người là
một quá trình giải quyết các vấn đề của cuộc sống thì nhận thức hành vi coi
là hoạt động dựa trên thực hiện nhiệm vụ bao gồm xác định vấn đề, đưa ra
các lời giải cho vấn đề, lựa chọn lời giải tốt nhất để lập kế hoạch thực hiện
-Tái cấu trúc nhận thức (cognitive restructuring): Trị liệu này là trị liệu
tương đối phổ biến liên quan đến nhận thức hành vi. Trong trị liệu này,
người ta phải tìm hiểu xem người ta giải thích các sự kiện như thế nào,
người ta nhận thức các sự kiện như thế nào để có hành vi sai lệch. Từ đó,
người ta nhận thức lại trên cơ sở giải thích lại sự kiện để thay đổi hành vi.
Làm việc chung quanh ý nghĩa của kinh nghiệm, cách nhìn và các thuộc tính
của nó để thay đổi nhận thức
-Trị liệu cấu trúc nhận thức (structural cognitive behavior): Trị liệu này gồm
có 3 cấu trúc về lòng tin là “cấu trúc gốc” (core belief) ta giả định về bản
thân ta, “cấu trúc trung gian” (intermediate belief) ta mô tả về chung quanh
44
về thế giới và “cấu trúc ngoại biên” (peripheral belief) bao gồm chương trình
hành động và chiến lược giải quyết vấn đề hàng ngày..
Thực hành
Trị liệu nhận thức hành vi (Sheldon)
Trị liệu nhận thức hành vi bao gồm những nội dung hay các giai đoạn:
1. Thiết lập hành vi mới: Trị liệu này trước hết nhằm thiết lập một hành vi
mong muốn với một trong những trị liệu được phân loại nói trên. Việc lựa
chọn trị liệu nào cho đối tượng nào cũng chưa có nhận xét nào thỏa đáng.
Trong trị liệu nào người ta cũng phải tìm hiểu hành vi không mong muốn
cần loại bỏ và hành vi mong muốn cần thiết lập (thường là để thay thế). Sau
khi xác định hành vi cần thiết lập, nhân viên CTXH thảo luận với thân chủ
và lựa chọn ký thuật thiết lập hành vi trên cơ sở lựa chọn và quyết định của
thân chủ. Nhân viên CTXQ khong thể âp đặt ý kiên ý kiến của minhg trong
qua trình này. Những thay đổi hành vi tương đối lớn cần được chia nhỏ ra
thành các giai đoạn với những thay đổi nhỏ để cuối cùng có được sự thay đổi
lớn. Trong quá trình này, người ta cũng có thể sử dụng sự kết hợp giữa các
phương pháp thiết lập và thay đổi hành vi như các mô tả nói trên.
2. Củng cố hành vi mới: -Liên tục củng cố hành vi mới để hành vi mơi có
thể được duy trì, -Củng cố từng bước để hành vi mới dần dần đạt đến mức
độ mong muốn (để hành vi mới thể hiện rõ ràng hơn), -Bỏ dần những hoạt
động củng cố mà vẫn duy trì được hành vi mới để hành vi mới được thiết lập
trong một bối cảnh khác không bị phụ thuộc vào các hoạt động thiết lập, -
Củng cố từng thời gian (củng cố ngắt đoạn) cần thiết để hành vi mới được
nhắc lại và duy trì theo yêu cầu, -Củng cố từng phần của củng cố ngắt đoạn,
-Củng cố theo lịch
3. Đánh giá được thực hiện theo các bước sau: -Mô tả vấn đề từ các cách
nhìn khác nhau, -Đưa ra các ví dụ, ai bị ảnh hưởng va bi ảnh hưởng như thế
nào, -Mô tả lại vấn đề từ khi bắt đầu đến từng giai đoạn thay đổi, ai làm thay
đổi, ai thay đổi và thay đổi như thế nào, -Xác định các bộ phận của vấn đề
(chia vấn đề ra thành từng phần) và mô tả sự nối kết của từng phần này trong
vấn đề, -Đánh giá động cơ của sự thay đổi, -Xác định các loại hình tư duy và
cảm giác trước, trong và sau các sự kiện của vấn đề hành vi, -Xác định các
dòng sức mạnh trong và chung quanh thân chủ
45
Ký thuật nhóm và hành vi cộng đồng
Lý thuyết nhận thức hành vi có thể được sử dụng trong CTXH với
nhóm. Trong trường hợp này, nhóm có thể như các nhóm thông thường vừa
có tính hỗ trợ, vừa có tính củng cố cho những thân chủ tham gia vào cùng
một chương trình thay đổi hành vi cũ và thiết lập hành vi mới
Trong hoạt động nhóm có 3 kỹ thuật thường được sử dụng là: - Dạy
các kỹ năng thí dụ kỹ năng ứng sử (lời lẽ, cử chỉ, v.v.), - Dạy cách biện hộ ý
kiến của mình (phát biểu quan điểm không làm người khác bực mình, trình
bầy những mối quan tâm của mình không ảnh hưởng đến người khác), -
Đóng vai nêu lên được các chi tiết phức tạp
46
Xuân Thùy
Bài 9: Lý thuyết hệ thống và sinh thái
Lý thuyết
Lý thuyết hệ thống
Quan niệm hệ thống được đưa vào quản lý và tâm lý từ những năm
1940, 1950 và được đưa vào CTXH vào những năm 1970. Lý thuyết sinh
học coi các cơ thể (organisms) là các hệ thống; chúng nằm trong hệ thống
lớn hơn và bao gồm các hệ thống nhỏ hơn.
Hệ thống có thể được quan niệm từ góc độ cấu trúc, góc độ quá trình,
góc độ trạng thái, góc độ chuyển dịch hay từ góc độ bản chất.
-Từ góc độ cấu trúc, hệ thống được quan niệm là có một ranh giới trong đó
các năng lượng vật lý hay tâm thần có thể trao đổi. Hề thống có thể là một
hệ thống đóng nghĩa là hệ thống này không có sự trao đổi năng lượng qua
ranh giới. Hệ thống cũng có thể là một hệ thống mở nghĩa là có sự trao đổi
năng lượng qua ranh giới
-Từ góc độ quá trình, hệ thống có: -Đầu vào (input) là năng lượng được đưa
vào hệ thống qua ranh giới của nó, -Chuyển vận (throughput) là năng lượng
được chuyển vận đẻ sử dụng bên trong hệ thống, -Đầu ra (output) là hiệu
quả đối với môi trường sau khi năng lượng được chuyển vân qua hệ thống;
có thể được coi là hiệu quả của năng lượng đầu vào đã được chuyển vận qua
hệ thống, -Phản hồi (feedback loop) là thông tin và năng lượng chuyển đến
hệ thống từ tác động của đầu ra ảnh hưởng vào môi trường; có thể được coi
như kết quả của đầu ra, -Nội vận (entropy) là hệ thống tự sử dụng năng
lượng của bản thân nó đề vận động
-Từ góc độ trạng thái, hệ thống có: -Trạng thái ổn định (steady state) là trạng
thái hệ thống nhận đầu vào và tiêu thụ nó; khái niệm này nói lên hệ thống có
thể thay đổi nhúng không mất đi bản sắc (identity), -Trạng thái cân bằng
(homeostasis hay equilibrum) là trạng thái mà hệ thống có thể giữ được bản
chất của nó (nature); con người có thể ăn rau nhưng không trở thành rau mà
47
rau bi tiêu hóa và một phần được đào thải ra., -Biết hóa (differentiation) là
hiện tượng hệ thống có thể phát triển lên phức tạp có thêm nhiều bộ phận với
thởi gian, -Siêu tổng (non-summativity) là ý tưởng tổng thể nhiều hơn là
tổng cộng, -Tác động qua lại (reciprocity) là khi một bộ phận của hệ thống
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác và chúng cũng thay đổi theo
-Nhìn từ góc độ chuyển dịch có hai hướng là “cùng đích” (equifinality) từ
nhiều cách khác nhau có thể đi tới cùng đích và “đa dích” (multifinality) từ
các điều kiện hoàn cảnh như nhau có thể đi tới các đích khác nhau
-Từ góc độ bản chất có: -Hệ thống không chính thức hay hệ thống tự nhiên
(informal hay natural) thí dụ gia đình hay bạn bè, -Hệ thống chính thức
(formal) thí dụ như cộng đồng, nhóm, công đoàn, -Hệ thống xã hội (societal)
thí dụ bệnh viện, trường học
Lý thuyết hệ thống sinh thái
Hệ thống sinh thái cho rằng con người ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh
hưởng tới môi trường. Ngược lại môi trường cũng ảnh hưởng đến con người.
Nguyên tắc cơ bản của sinh thái là mỗi cơ thể sống có quan hệ qua lại
liên túc với các thành phần khác tạo nên môi trường của chúng (những hệ
thống sinh thái là một khoa học khác với khoa học môi trường). Hệ thống
sinh thái là tổng các tác động tương tác giưax các cơ thể sống (biocoenosis)
và môi trường không sống (biotope) trong một không gian nhất định. Nghiên
cứu về hệ thống sinh thái thường tập trung vào sự dịch chuyênt của năng
lượng chạy qua các hệ thống.
Tất cả các hệ thống sinh thái đều lấy năng lượng từ mặt trời thông qua
quang hợp (nhà sản xuất ban đầu “primary producers”). Năng lượng này
chảy qua chuỗi thực phảm cho những nhà tiêu thụ ban đầu (primary
consumers) từ thí dụ của loài ăn cỏ ăn và tiêu hóa cỏ để đến những nhà tiêu
thụ thứ hai thứ ba ăn các loài ăn cỏ này. Năng lượng được mất đi khi cơ thể
hoạt động và mất đi trong chất thải hay thải ra nhiệt.
Cây lưu giứ C từ CO2 và N từ không khí để tạo ra a-xit a-min. Phần
lớn a-xit a-min đều do cây cối tạo ra được tiêu thụ bởi những nhà tiêu thụ
thứ cấp, tam cấp. Sau đó C và N lại trở về thiên nhiên thông qua sự phân hủy
chất (decomposition). Toàn bộ vận động của các chất hóa học trong hệ thống
sinh thái được goi là chu trình sinh học địa lý hóa học (biogeochemical
cycle) bao gồm chu trình C và chu trình N.
48
Hệ thống sinh thái có thể ở bất cứ mức nào; sự phát triển của đời sống
phiến đá hay cái cây đều là hệ thống sinh thái. Nguơi ta chia hệ thống sinh
thái ra thành hệ thống sinh thái mặt đất (terrestial), hệ thống sinh thái nước
ngọi, hệ thống sinh thái biển tùy theo biotop trôi của nó là biotop nào.
Khái niệm về hệ thống sinh thái dẫn đến lý thuyết về mô hình sống
(life model)
Thực hành
Thực hành CTXH dựa trên lý thuyết hệ thốngd
Nhân viên CTXH thường làm việ vói 4 hệ thống liên quan như sau
Hệ thống Mô tả Thông tin kem theo
Hệ thống nhân viên
(agent system)
Bao gồm nhân viên
CTXH và các tổ chức
họ làm việc
Hệ thống khách hành
(thân chủ) (client
system)
Nhân dân, nhóm, gia
đình, cộng đồng tìm sự
giúp đỡ và sãn sàng làm
việc với hệ thống nhân
viên
Những khách hàng hiện
nay nhận sự giúp đỡ và
tự nguyện tham gia;
Những người có khả
năng là khách hàng mà
nhân viên CTXH thấy
cần phải tham gia giúp
đỡ
Hệ thống nhằm vào
mục đích (target
system)
Những người mà khi
thay đổi hệ thống nhân
viên tìm cách thay đổi
để đạt được mục đích
Khách hàng và hệ thống
đích có thể là một cũng
có thể không phải là
một
Hệ thống hành động
(action system)
Những người mà khi hệ
thống nhân viên thay
đổi hành động để đạt
được mục đích
Khách hàng, hệ thống
đích và hành động có
thể là một cũng có thể
không phải là một
Ý tưởng hệ thống có thể giúp duy trì sự nhất quan trong thực hành. Ý
tưởng này yêu cầu người ta phải bắt đầu từ bối cảnh (context). Chính bối
cảnh sẽ quyết định mục đích và đáp ứng. Lý thuyết này cũng yêu cầu sử
dụng tiếp cận dương tính (positive) xuất phát từ yêu cầu của tính nhất quán
và của bối cảnh. Xác định mẫu hình hành vi pattern) cho phép thấy được
49
những khả năng dương tính , vad hành vi được thiết trong một hệ thống này
có thể được sử dụng cho một hệ thống khác; Nó cũng có thể cho biết nơi nào
cần được thay đổi. Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh đến đặc tính quá trình
(process) nói lên các mối liên quan và tương tác xẩy ra như thế nào, cũng
như nội dung và đầu ra như thế nào. Công tác với những người khác
(workng ưith others)là một phần thưởng của lý thuyết hệ thống; điều này nói
lên nếu làm việc một cách gián tiếp với các gia đình hay với những cơ quan
khác, tổ chứa khác sẽ giúp ảnh hưởng đến thân chủ nhiều hơn. Cùng nhau
làm việc (jointly work)cũng là mọt sản phẩm của lý thuyết hệ thống, nhân
viên CTXH sẽ cùng với hệ thống để làm việc có hiệu quả với thân chủ, bạn
đồng nghiệp và cơ quan. Hệ thóng với các ranh giới của nó có thể làm hạn
chế sự phức tạp. Hệ thống cũng có thể tạo ra điểm tập trung trong giao tiếp
giữa các đối tượng cùng ngụ cư. Vấn đề mọi người cùng sống trong một
ranh giới có thể làm cho hệ thống dễ dàng tự điều chỉnh.
Mô hình cuốc sống (life model)
Mô hình này chủ yếu được xây dựng trên lý thuyết sinh thái. Mô hình
này còn có tên gọi là “con người trong môi trường” (Person In Environment
– PIE), trong đó người ta tác động lẫn nhau và tác động vào môi trường
sống. Mục tiêu của CTXH là làm thế nào để con người phù hợp với môi
trường sống của họ.
Mô hình đời sống được xem như sự chuyển dịch của con người ta đi
qua dòng đời của mỗi người, Trong sự chuyển dịch này, người ta trải
nghiệm những tác nhân gây căng thẳng cho cuộc sống (life stressors), sự
chuyển tiếp (transition), các sự kiện (events) và các vấn đề có thể làm rối
loạn sự phù hợp của con người với môi trường sống của nó. Cũng phải nhắc
lại ở đây là môi trường sinh thái (hệ thống sinh thái) khác với lý thuyết môi
trương nói chung. Điều này khiến khả năng của con người thích nghi với
môi trường bị giảm đi làm cho con người thất mình không đủ sức đương đầu
với vấn đề. Từ đây, con người ta trải nghiệm 2 quá trình đánh giá tác nhân
gây căng thẳng và bản thân sự căng thẳng. Trước hết, người ta phải đánh giá
tác nhân gây căng thẳng và sự căng thẳng nghiêm trọng đến mức nào; nó có
thể gây nguy hại, gây mất mát hay là một thử thách. Thứ hai, người ta phải
xem xét các nguồn lực để có phương án xử lý thích hợp. Việc sử lý (coping)
của người ta tác động vào môi trường và môi trường có phản hồi (feedback)
giúp người ta biết sự thích nghi tốt sâu hơn kém, nhiều ít như thế nào.
Nguồn lực mà người ta có để đương đầu với vấn đề bao gồm:
50
-Quan hệ thân tình (relateness) là khả năng có thể gắn bó với người thân
-Hiệu xuất (efficacy) sự tin tưởng khả năng đương đầu
-Năng lực (competence) là cảm giác có kỹ năng thích hợp
-Tự quan niệm (self-concept) là sự đánh giá tổng quát về bản thân mình
-Tự hiểu mình (self esteem) là sự tự cảm thấy mình có ý nghĩa và có giá trị
-Tự định hướng (self direction) là cảm thất tự mình có thể kiểm soát được
cuộc đời mình
Một số yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn
lực liên các nhân (interpersonal) là:
-Quyền lực sức mạnh (coercive power) là tình hình nhóm trôi từ bỏ quyền
lực giúp đỡ của mình do vấn đề văn hóa cá nhân của thân chủ
-Quyên lực khai thác (explorative power) tạo ra các kỹ thuật làm tổn hại sức
khỏe và phúc lợi của thân chủ
-Nơi ở (habitat) bối cảnh xã hội và vật thể của thân chủ
-Vai trò (niche) là một vị trí xã hội của thân chue
-Dòng đời (life course) là con đường không định trước cho sự phát triển của
thân chủ
-Thời gian lịch sử (historical time) là bối cảnh lịch sử của dòng đời được trải
nghiệm
-Thời gian cá thể (individual time) là ý nghĩa mà con người gắn cho dòng
đời của mình
-Thời gian xã hội (social time) là sự kiện tác động vào gia đình, nhóm và
cộng đồng mà người ta là một thành viên
Công tác xã hội theo lý thuyết hệ thống và hệ thống sinh thái nhằm
giúp cho người ta phù hợp hơn với xã hội (môi trương) bằng cách giảm bơys
tác nhân gây căng thẳng, tăng cường các nguồn lức cá nhân và xã hội và sử
dụng các nguồn lực này tốt hơn để có những chiến lược đương đầu tốt hơn
với môi trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người.
CTXH hệ thống và hệ thống sinh thái có 3 giai đoạn thực hành, hành
động và kỹ năng:
Giai đoạn Qua trình giúp
đỡ
Hành động
Khởi động Tạo một môi
trường dịch vụ
hỗ trợ và được
chấp nhận
Chứng tỏ tình cảm chia xẻ với thân chủ;
khuyến khích thân chủ phát biểu mong
muốn và lựa chọn. Mô tả rõ ràng dịch vụ,
cơ quan dịch vụ và vai trò của nhân viên
51
Giai đoạn Qua trình giúp
đỡ
Hành động
CTXH. Đáp ứng lại tác động kinh
nghiệm bị đè nén của các nhóm thân chủ
Hình mẫu Lựa chonhj CTXH cá nhân, nhóm, gia
đình hay cộng đồng tùy theo lụa chọn của
thân chủ và tùy theo loại tác nhân gây
căng thẳng tâm lý
Phương pháp Lựa chọn các dịch vụ hoặc giai đoạn,
hoặc khẩn cấp, hoặc giới hạn thời gian ,
hoặc để ngỏ
Kỹ năng Đánh giá sự gắn kết giữa con người và
môi trường:
-Số liệu cơ bản về cá nhân và gia đình
-Xác định tác nhân gây căng thẳng tâm lý
trong cuộc đời
-Xác định mong muốn của thân chủ, của
nhân viên CTXH và của cơ quan dịch vụ
-Điểm mạnh và điểm hạn chế của thân
chủ
-Môi trường vật lý
Thống nhất kế hoạch
Triển khai Hỗ trợ những
giai đoan
chuyển tiếp
căng thăng tâm
lý của cuộc
đời, và các sự
kiên gây sang
chấn
-Làm cho cho hoạt động có thể thực hiện
bằng cách chứng tỏ sự hiên diện bên cạnh
thân chủ
-Khám phá và làm rõ các vấn đề bằng
cách đưa ra các trọng tâm, phương và các
vấn đề có tính chuyên biệt, nhìn nhận các
loại hình, đưa ra các giả thuyết, khuyến
khích suy nghĩ và phản hồi.
-Huy động sức mạnh bằng cách xác định
năng lực, làm cho yên tâm, đem lại hy
vọng
-Dẫn dắt bằng cách cung ứng và chỉnh
sửa thông tin, cho lời khuyên và thảo
luận, xác định nhiệm vụ
-Tạo thuận lợi bằng cách xác định các loại
hình cần tránh, thử thách cam kết không
đúng, đưa ra các vấn đề không gắn kết
Hỗ trợ khi -Xác định vai trò và cấu trúc của các cơ
52
Giai đoạn Qua trình giúp
đỡ
Hành động
trong môi
trương có tác
nhân gây căng
thẳng tâm lý
quan phúc lợi xã hội thích hợp
-Xác định các hệ thống hỗ trợ xã hội
-Khai thác hiệu quả của môi trường vật
lý: Khoảng (space) cá nhân thích hợp,
khoảng thay đổi bán cố định (vật di
động), giảm thiểu hiệu quả của khoảng cố
định (thiết kế xây dựng)
-Phối hơp và kết nối thân chủ với các tổ
chức nguôn lực, cộng tác với thân chủ,
liên kết với các tổ chức
-Hỗ trợ giới thiệu với các tổ chức
Hỗ trợ quá
trình gia đình
-Xác định chức năng của gia đình: xã hội
hóa của trẻ em tai gia đình, bảo vệ các
thành viên trong gia đình, kết nối với thế
giới bên ngoài, nuôi dạy sự chấp nhận và
sự tự lập
-Kết nối nhóm gia đình: khảng định
những điều tốt (positive), theo vết các lịch
sử các cuộc đời trong gia đình, tạo dựng
bối cảnh trị liệu trong đó vai trò gia đình
có thể giúp tiến triển, theo rõi diễn biến
(nhãn quan và cấu trúc)
-Phản ứng qua lại với gia đình: cho bài
tập về nhà, làm việc với các nghi lễ gia
tộc và loại hình hành vi, giúp phản ảnh
Hỗ trợ quá
trình nhóm
-Xác định nhóm chuyên đề: giáo dục, giải
quyết vấn đề, thay đổi hành vi, thực hiện
nhiêm vụ, mục tiêu xã hội
-Xác định những tác nhân gây căng thẳng
bên trong gia đình: vấn đề hình thành các
nhóm riêng, những vấn đề cấu trúc và giá
trị
-Hình thành nhóm: tạo dựng tổ chức hỗ
trợ, xác định thành phần cấu trúc, thu nạp
thành viên
-Cung ứng hỗ trợ, xác định nhu cầu,
Giảm căng
thẳng tâm lý
Xác định nguồn gốc của căng thẳng tâm
lý; quyền lực và phạm vi của cơ quan
53
Giai đoạn Qua trình giúp
đỡ
Hành động
trong quan hệ
giữa nhân ming
viên CTXH và
thân chủ
dịch vụ, quyền lực và phạm vi của nhân
viên, những khác biệt về văn hóa và hiểu
biết
Kết thúc Yếu tố liên
quan đến thời
gian và phương
pháp của tổ
chức cứu trợ
Xác định những yếu tố dẫn đến việc
ngừng sử dụng dịch vụ của cơ quan
Yếu tố quan hệ Thay đổi mối quan hệ giứa nhân viên và
thân chủ, vấn đề thời gian và cách sử
dụng những phương pháp CTXH
Các giai đoạn -Xác định và phản ứng với cảm tưởng âm
tính về việc ngừng dịch vụ; cảnh báo về
những gì có thể xẩy ra không tốt
Tiếp cận sinh thái xã hội (sinh thái phê phán) – Ecosocial Ecocritical
Việc sử dụng lý thuyết sinh thái trong CTXH tập trung vào “môi
trường xã hội” và ở chừng mực nào đó chấp nhận mâu thuẫn (sự đối nghịch
giữa con người và môi trường. CTXH đưa ra tranh luận giữa con người và
môi trường sống, môi trường xã hội của con người. Việc sử dụng lý thuyết
này còn giúp cho khái niệm phát triển bền vững và khái niệm bảo vệ duy trì
môi trường. Ý tưởng cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH là:
-Lồng ghép và kết nối
-Sự vật tự nhiên
-Quan tâm đến những cái sẽ xẩy ra hơn là những cái dã có
-Duy trì đa dạng
-Quan hệ cộng đồng
CTXH sinh thái tậptrung vào:
-Phát triển chăm sóc cộng đồng
-Xác định và phát triển các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng
-Động viên sự hợp tác tích cực
-Xây dựng năng lực cho cá nhân và cộng đồng
-Động viên sự phi tập trung hóa, khuyến khích việc ra quyết định tại địa
phương, giúp cho công tác thuận lợi
-Nâng cao sức khỏe cộng đồng và tinh thần xã hội
54
-Nâng cao tinh thần môi trường và công bằng xã hội
-Giảm thiểu sự căng thăng cho con người và sinh thái, đặc biệt là những
công việc có thể gây ra buồn phiền và mất mát
-Tập trung vào những phương pháp tự nhiên để hàn gắn và tâm linh
Những tiếp cận chính của CTXH sinh thái là
-Phân tích tổng thể (holistic analysis): Dựa trên nhu cầu của môi trường
quốc tế bao gồm phân tích tác động môi trường của xã hội tại chỗ nơi nhân
viên CTXH hành nghề; có sự tham gia của nhân dân đia phương trong việc
lập kế hoạch và hành động xã hội thích hợp cho quyền lợi và nhu cầu của họ
-Động viên việc sử dụng tốt những nguồn lực tự nhiên: Nhấn mạnh sự tự
nhận thức về phong cách sống tự trọng của họ với các nguồn lực của môi
trường
-Môi trường xã hội và mạng lưới hợp tác: Trong đó dịch vụ được cung ứng,
đặc biệt là trường học, bệnh viện và các cơ quan chăm sóc xã hội
-Sự phạm phươu lưu (adventure pedagogy): Đông viên các mạng lưới, động
viên các cơ hội cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, nhưng cũng quan tâm
đến người già, người tàn tật và người bị tâm thần
Mạng lưới và các hệ thống xã hội hỗ trợ
Hỗ trợ xã hội hiệu quả cần có cả hai yếu tố là: (1) những nhóm hỗ trợ
chính thức trong kế hoạch, và (3) Hỗ trợ không chính thức, không có trong
kế hoạch như việc chăm sóc bạn bè, hàng xóm hay người thân trong gia đình
khi cần thiết
Mạng lưới được định nghĩa là một hệ thống hay một loại hình của các
điểm liên kết mang theo những ý nghĩa nhát định đối với những người tham
gia. CTXH quan tâm đến mạng lưới thân chủ (khách hàng) và liên kết các cơ
quan CTXH tạo ra một loại hình thân chủ hàng ngày.
.
55
Ngọc
Bài 10: Tâm lý xã hội và kết cấu xã hội
Lý thuyết
Lý thuyết tâm lý xã hội (social psychology)
Tâm lý xã hội là nghiên cứu hệ quả tương tác giữa các nhóm để tạo ra
và duy trì bản sắc xã hội. Nó bao gồm cả ý tưởng về con người ta ứng xử
như thế nào đối với những vấn đề liên quan, và từ đó dẫn đến các ảnh hưởng
của các yếu tố xã hội như việc kỳ thị, quan niệm lý tưởng, hành vi nhóm.
Cùng với những vấn đề này, lý thuyết tâm lý xã hội còn quan tâm đến những
vấn đề liên quan (nàm giữa xã hội học và tâm lý học) như vấn đề giao tiếp
và vấn đề vai trò. Lý thuyết giao tiếp (communication theory) có thể coi là
một bộ phận của tâm lý xã hội bởi lẽ ngôn ngữ , tiếng nói và biểu tượng giúp
cho xã hội có thẻ tương tác với nhau, nhất là trong các tổ chức và trong các
cộng đồng. Những hiểu biết về giao tiếp trong tâm lý xã hội giúp người ta có
thể trao đổi với nhau để dẫn đến có được một ý nghĩa chung cho quan niệm
của một nhóm về thế giới quanh ta (vũ trụ quan). Mối quan hệ quyền lực
thông qua phương tiện ngôn ngữ cũng dẫn đến sự thống nhất về quan niệm
này.Mối tương tác giữa các nhóm, giữa các cá nhân còn gắn với một khái
niệm nữa, đó là Lý thuyết vai trò (role theory) . Lý thuyết vai trò cho rằng
một cá nhân trong xã hội có một vị trí nhất định và từ đó có một vai trò nhất
định gắn với vị trí đó. Sự tương tác giữa các nhóm và giữa các cá nhân bao
gồm cả sự tương tác giữa các vi trí, giữa các vai trò này. Mỗi người có một
khoảng cho cá nhân của mình, khoảng này gắn với vị trí, với vai trò và có
những tương tác với nhau để dẫn đến bản sắc xã hội nhất định, Trong tương
tác này, mỗi người có một kết cấu cá nhân, mỗi người có ý tưởng riêng của
mình về một sự vật, sự kiện nhất định và họ trao đổi nhau, tương tác với
nhau tự nhứng kết cấu này.
56
Lý thuyết kết cấu xá hội (social construction)
Kết cấu xã hội khác với kết cấu cá nhân nói
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ly_thuyet_cong_tac_xa_hoi.pdf