Mục lục
Tiểu mođun 1: Vẽ theo mẫu (8tiết)
STT Tên chủ đề Số tiết Trang Số
1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 1
2 Thực hành 4
3 PPDH vẽ theo mẫu 1
4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2
Tiểu môdun 2 : Vẽ trang trí (8 tiết)
STT Tên chủ đề Số tiết Trang số
1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 2
2 Thực hành 3
3 PPDH vẽ trang trí 1
4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2
Tiểu môdun 3 : Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng (11 tiết)
STT Tên chủ đề Số tiết Trang số
1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản vẽ tranh 2
2 Thực hành 3
3 PPDH vẽ tranh 1
4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2
5 Một số kiến thức cơ bản về tập nặn và tạo dáng 1
6 Thực hành 1
7 PPDH tập nặn và tạo dáng 1
Tiểu môdun 4 :Thường thức mĩ thuật và phương pháp giới thiệu tranh
thiếu nhi (3 tiết)
STT Tên chủ đề Số tiết số trang
1 Một số đặc điểm và vẻ đẹp trong tranh vẽ thiếu nhi 1
2 Thực hành phân tích tranh 1
3 PP hướng dẫn HS xem tranh 1
57 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy - Học Mĩ thuật ở Tiểu học (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa súng , hoa rau muống ...
b, Chọn hướng để chép
Trước khi chép cần quan sát các hướng để tìm hướng đẹp nhất mang đặc điểm,
hình dáng đặc trưng của loại hoa lá đó.Ví dụ: lá sắn có thể chọn hướng vẽ chính
diện sẽ đẹp hơn là nhìn nghiêng.
c, Cách chép
- Vẽ khung hình
Quan sát hoa lá quy chúng vào khung hình chung và vẽ khung hình lên giấy
giống như vẽ theo mẫu .Ví dụ: lá sắn , lá gấc nằm trong khung hình chữ nhật hoặc
đa giác, hoa bìm bìm nằn trong khung hình tròn hoặc ôvan...
- Phác hình
Trên cơ sở khung hình, tìm những đường hướng chính, vị trí tỉ lệ các bộ phận lớn
rồi phác hình các bộ phận chính bằng các nét thẳng. Hình vẽ không nên quá to hoặc
quá nhỏ, chú ý đến bố cục hình vẽ trên giấy.
- Chỉnh hình
Quan sát hoa lá điều chỉnh hình dáng các bộ phận của hoa lá cho đúng với đặc
điểm của chúng, vẽ các nét cong, các chi tiết chính, bỏ qua các chi tiết vụn vặt
như răng cưa của lá, lược bớt các đường gân lá...Nhấn đậm, tẩy sáng một số nét
tạo cho cánh hoa, chiếc lá có chỗ đậm chỗ nhạt. Nét vẽ viền đều nhau sẽ làm
cho hình vẽ khô cứng.
15
Hình 15: Cách chép hoa lá
2. Đơn giản và cách điệu hoa, lá
a, Đơn giản hoa lá
Hoa lá sau khi được ghi chép, tiến hành đơn giản bằng cách lược bớt các chi tiết
không cần thiết sắp xếp lại các bộ phận cho cân đối .
b, Cách điệu hoa lá
Hoa lá sau khi đã đơn giản, tiến hành cách điệu bằng cách thêm vào hoặc bớt đi,
sắp xếp lại các chi tiết chính cho đẹp hơn nhưng không quá rườm rà phức tạp
làm mất đi đặc điểm cơ bản của chúng.
16
Hình16: Đơn giản và cách điệu hoa lá
3. Trang trí các hình cơ bản
Trang trí đường diềm, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật được gọi là trang trí
các hình cơ bản trong đó có vận dụng các kiến thức cơ bản của trang trí như:
các thể thức trang trí, bố cục, hoạ tiết, màu sắc...giúp người học nắm được kiến
thức, kĩ năng cơ bản của nghệ thuật trang trí.
a, Trang trí đường diềm
Trang trí đường diềm có thể áp dụng các thể thức nhắc laị, xen kẽ trong sắp xếp
hình mảng , hoạ tiết, màu sắc
17
Hình 17: Trang trí đường diềm
b, Trang trí hình vuông, hình tròn , hình chữ nhật
Đặc điểm của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật có sự khác nhau cơ bản vì vậy
sắp xếp bố cục hình mảng, hoạ tiết, màu sắc phải dựa trên các đặc điểm đó để sắp
xếp, vận dụng các thể thức đăng đối, xen kẽ, nhắc lại...cho phù hợp, không làm phá
vỡ khuôn hình.
Hình 18: Trang trí hình vuông
18
Hình 19: Trang trí hình tròn
c, Cách tiến hành
- Nghiên cứu nội dung chủ đề
Trước khi tiến hành trang trí cần nghiên cứu nội dung chủ đề để lựa chọn hoạ tiết
màu sắc và sắp xếp cho phù hợp.
-Tìm bố cục
Tìm bố cục là khâu quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả của bài trang trí.
Nếu bố cục không đẹp thì không thể có bài trang trí đẹp
+ Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt: Sắp xếp hình mảng đậm nhạt cho phù hợp với đặc
điểm của hình trang trí
+ Tìm hoạ tiết cho phù hợp với nội dung chủ đề trang trí và hình mảng đã xác định.
- Tìm màu
Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề và đậm nhạt trong các hình mảng
hoạ tiết.
-Thể hiện
+Xác định khuôn khổ trên giấy;
+Vẽ hình
Kẻ các đường trục, đường chéo, phác hình mảng cho cân xứng đúng vị trí,đúng tỉ
lệ. Vẽ hoạ tiết vào hình mảng.
+Vẽ màu
Vẽ màu vào các hoạ tiết, hình mảng cho sạch gọn
4. Trang trí ứng dụng
Từ các bài trang trí cơ bản có thể ứng dụng các kiến thức của trang trí vào trang trí
các vật dụng hằng ngày như trang trí bát đĩa , nhà cửa, lớp học , quần áo...có thể vận
dụng các thể thức trang trí một cách linh hoạt sáng tạo theo sở thích của mỗi người.
Cách tiến hành
19
- Nghiên cứu nội dung chủ đề
Trước khi tiến hành trang trí cần nghiên cứu nội dung chủ đề để lựa chọn hoạ tiết
màu sắc và sắp xếp cho phù hợp.
-Tìm bố cục
+ Sắp xếp hình mảng , đậm nhạt
Sắp xếp hình mảng đậm nhạt cho phù hợp với đặc điểm của hình trang trí
+ Tìm hoạ tiết cho phù hợp với nội dung chủ đề trang trí và hình mảng đã xác định
- Tìm màu
Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề và đậm nhạt trong các hình mảng
hoạ tiết.
-Thể hiện
+Xác định khuôn khổ trên giấy
+Vẽ hình: Phác hình mảng cho cân đối đúng vị trí,đúng tỉ lệ . Vẽ hoạ tiết vào hình
mảng.
+Vẽ màu:Vẽ màu vào các hoạ tiết, hình mảng cho sạch, gọn.
20
Hình 20: Gợi ý cách trang trí đường diềm
Hình 21: Gợi ý cách trang trí hình vuông , hình chữ nhật
Đánh giá hoạt động 2
- Chép một bông hoa hoặc chiếc lá?
- Đơn giản và cách điệu bông hoa lá vừa chép?
- Trang trí các hình cơ bản và trang trí ứng dụng có gì
giống và khác nhau?
21
Chủ đề 2: Thực hành (4 tiết)
Hoạt động 1: Thực hành trang trí một hình cơ bản
Nhiệm vụ:
Có thể chọn: trang trí một đoạn đường diềm hoặc hình vuông hay hình tròn,
hình chữ nhật.
1. Nghiên cứu nội dung chủ đề
2. Tìm bố cục
+ Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt
+ Tìm hoạ tiết
3. Tìm màu
4.Thể hiện
+ Xác địmh khuôn khổ trên giấy
+ Vẽ hình
+ Vẽ màu
Thông tin cho hoạt động 1
1.Nghiên cứu nội dung chủ đề
Chọn hình để trang trí theo ý thích, định hướng các thể thức trang trí, loại hoạ tiết
trang trí sẽ sử dụng như: hoa lá, hay hình mảng, con vật, hình dáng người và gam
màu sẽ thể hiện.
2.Tìm bố cục
+ Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt:Tìm hình mảng theo các thể thức trang trí và phù
hợp với hình trang trí
+ Tìm hoạ tiết: Tìm hoạ tiết cho phù hợp với nội dung chủ đề, hình mảng đã xác
định và ý đồ định thể hiện.
3. Tìm màu
Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề và đậm nhạt trong các hình mảng
hoạ tiết.
Có thể tìm bố cục, tìm màu trên phác thảo nhỏ để lựa chọn
4.Thể hiện
+Xác định khuôn khổ trên giấy:Vẽ khuôn hình trên giấy theo tỉ lệ định vẽ sao cho
cân đối với tờ giấy vẽ. Khi vẽ khuôn hình chú ý vẽ nét mờ để khi cần điều chỉnh dễ
tẩy xoá, bài vẽ không bị bẩn.
+Vẽ hình
Vẽ phác các đường trục, phân chia tỉ lệ, xác định vị trí các hoạ tiết
Phác hình mảng cho cân đối đúng vị trí,đúng tỉ lệ .
Vẽ hoạ tiết vào hình mảng.
22
+Vẽ màu
Vẽ màu theo ý thích đã xác định vào các hoạ tiết, hình mảng cho sạch, gọn.
Chú ý:
Có thể dùng các chất liệu màu sắc theo ý thích. Cần quan tâm đến đặc điểm của các
chất liệu màu để vẽ cho đẹp.
*Vẽ màu nước, khi vẽ màu đậm phải kiên trì đợi cho màu vừa vẽ gần khô mới
chồng màu tiếp. Không pha trộn các màu bổ túc với nhau. Pha trộn như vậy màu sẽ
bị bẩn, xỉn. Khi vẽ bút và nước rửa bút phải luôn sạch để đảm bảo độ trong sáng của
màu.
*Vẽ màu bột, trước khi vẽ bột màu cần nghiền kĩ trên bảng pha màu với lượng kết
dính vừa phải. Lượng kết dính loãng hoặc ít quá khi khô màu xẽ dễ bị bong, đặc
quá màu dễ bị xỉn.
Đánh giá hoạt động 1
Sau khi hoàn thành bài vẽ bạn hãy chuyển bài cho đồng nghiệp nhận xét trước
khi giáo viên đánh giá.
+ Bài vẽ đã thể hiện được đặc điểm tính chất của hình trang trí chưa?
+ Hình mảng, hoạ tiết được sắp xếp cân đối hay chưa cân đối?
+ Đậm nhạt, màu sắc như thế nào, đẹp hay chưa đẹp?
Đánh giá bài vẽ theo 4 loại :
Tốt , khá, trung bình , chưa đạt
Hoạt động 2: Trang trí ứng dụng
Nhiệm vụ
Chọn một đồ vật theo ý thích để trang trí: cái bát, đĩa, ca cốc, viên gạch hoa,
khăn trải bàn, nhãn chai, hộp hoặc quạt giấy,...
1.Nghiên cứu nội dung chủ đề
2.Tìm bố cục
+ Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt
+ Tìm hoạ tiết
+ Tìm màu
3.Thể hiện
+ Xác địmh khuôn khổ trên giấy
+ Vẽ hình
+ Vẽ màu
Thông tin cho hoạt động 2
1.Nghiên cứu nội dung chủ đề
Chọn đồ vật để trang trí theo ý thích, định hướng cách thức trang trí, loại hoạ tiết
trang trí sẽ sử dụng như: hoa, lá, hay hình mảng, con vật, hình dáng người và gam
màu sẽ thể hiện.
23
2.Tìm bố cục
+ Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt:Tìm hình mảng, đậm nhạt cho phù hợp với hình
trang trí, có thể vận dụng thể thức nhắc lại, xen kẽ, đăng đối, đối xứng hoặc thể tự
do ...
+ Tìm hoạ tiết:Tìm hoạ tiết cho phù hợp với nội dung chủ đề, hình mảng đã xác
định và ý đồ định thể hiện, có thể sử dụng hoạ tiết dân tộc, hoặc hoa lá , con vật ,
hình người, hình mảng, chữ... để trang trí
3. Tìm màu
Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề và đậm nhạt trong các hình mảng
hoạ tiết.
Có thể tìm bố cục, tìm màu trên phác thảo nhỏ để lựa chọn.
4.Thể hiện
+Vẽ hình đồ vật hoặc cắt dán hình đồ vật bằng giấy. Ví dụ : cái bát, đĩa, khay, ca
cốc,.. có thể dùng giấy trắng hoặc giấy màu tuỳ thích rồi gấp đôi, vẽ phác một nửa
hình dáng của đồ vật, cắt theo nét vẽ, mở ra ta có hình của đồ vật. Vẽ trang trí lên
hình đồ vật, vẽ xong dán lên giấy nền hoặc ngược lại dán hình đồ vật vừa cắt lên
giấy nền rồi vẽ trang trí.
Nếu vẽ hình đồ vật trên giấy nên vẽ nét mờ để dễ tẩy xoá. Hình vẽ cân đối với tờ
giấy.
+Vẽ hình
Phác hình mảng cho cân đối đúng vị trí,đúng tỉ lệ định vẽ.
Vẽ hoạ tiết vào hình mảng.
+Vẽ màu
Vẽ màu theo ý thích.
Đánh giá hoạt động 2
Sau khi hoàn thành bài vẽ bạn hãy chuyển bài cho đồng nghiệp nhận xét chéo bài
của nhau trước khi giáo viên đánh giá. Cụ thể là:
- Hình dáng đồ vật đẹp hay chưa đẹp ?
- Hình mảng, hoạ tiết được sắp xếp cân đối hay chưa cân đối?
- Đậm nhạt, màu sắc như thế nào, đẹp hay chưa đẹp?
Đánh giá bài vẽ theo 4 loại :
Tốt , khá, trung bình , chưa đạt.
Chủ đề 3:Phương pháp dạy học vẽ trang trí (1 tiết)
Hoạt động 1: Vận dụng Các phương pháp dạy học tích cực
trong DH vẽ trang trí
24
Nhiệm vụ
Suy nghĩ, nhớ lại, viết ra giấy:
1. Những PPDH thường vận dụng trong DH vẽ trang trí?
2. Liên hệ thực tế giảng dạy các PPDH đó được thực hiện như thế nào?
3. Hãy suy nghĩ cần đổi mới PPDH như thế nào để tích cực hoá học sinh trong
vẽ trang trí góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho HS?
4. Dạy- học vẽ trang trí có các hình thức tổ chức dạy học như thế nào?
Thông tin cho hoạt động 1
1.Phương pháp quan sát, PPtrực quan, PP giải thích minh hoạ, PPthực
hành luyện tập
2. Các phương pháp trên đã được gíao viên thực hiện trong các gìơ dạy
vẽ trang trí tuy nhiên không phải tất cả giáo viên đều thực hiện một cách nghiêm
túc. Nhiều giáo viên do khả năng chuyên môn hạn chế hoặc thiếu nhiệt tình nên chỉ
yêu cầu học sinh nhìn bài trang trí mẫu gợi ý trong sách rồi vẽ lại, không có phần
hướng dẫn cụ thể cách vẽ, cách lựa chọn hoạ tiết hình mảng...Cách dạy này thường
dẫn đến học sinh không thích vẽ, không hứng thú kết quả bài vẽ không cao .
3. Phương pháp dạy-học tích cực hoá HS trong vẽ trang trí
a, Phương pháp trực quan
Đồ dùng trực quan trong vẽ trang trí là: Đồ vật thực, các bài vẽ minh hoạ, biểu
bảng minh hoạ các bước tiến hành. Sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào cho có
hiệu quả đó chính là phương pháp trực quan. Sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ phát
huy được hiệu quả và ngược lại. Trong vẽ trang trí đồ dùng trực quan nên có bài vẽ
minh hoạ đẹp và chưa đẹp để HS so sánh nhận xét, là bài vẽ của học sinh các năm
trước.Các ví dụ: minh hoạ cho các bước thực hiện bài vẽ hoặc cách sắp xếp hình
mảng hoạ tiết nên đa dạng phong phú để gợi ý cho học sinh sáng tạo. .. Ví dụ: bài
trang trí đường diềm nên có hình minh hoạ sắp xếp hoạ tiết hình mảng theo thể thức
xen kẽ, nhắc lại. Hoạ tiết là hình mảng , hoa lá , con vật,...
b, Phươn pháp quan sát
Trong vẽ trang trí PPQS là hướng dẫn học sinh quan sát bài minh hoạ để nắm được
cách vẽ. Cách thể hiện theo yêu cầu của hình trang trí. Các kiến thức cơ bản của
trang trí học sinh nắm được hay không là thông qua việc giảng giải minh hoạ và kết
hợp với quan sát của học. Vì vậy khi cho HS quan sát GV cần sử dụng kết hợp
PPVấn đáp, đặt câu hỏi hướng HS quan sát nắm được đặc điểm cơ bản của bài vẽ,
so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá để phân biệt được bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
Phân biệt được bài vẽ đẹp và chưa đẹp là HS đã hiểu nhiệm vụ và yêu cầu của bài.
c, Phương pháp vấn đáp
Khi đặt câu hỏi: câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, câu hỏi
phải rõ ràng dễ hiểu . Vận dụng cách đặt câu hỏi theo các cấp độ của Bloom. Ví dụ:
25
Câu hỏi cấp thấp:
- Hoạ tiết trong bài vẽ này là những hình gì? ( biết).
- Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? ( hiểu).
- Đường diềm thường được trang trí trên các đồ vật nào? ( áp dụng)
Câu hỏi cấp cao:
- Vì sao các bông hoa trên đường diềm được vẽ màu giống
nhau?(phân tích)
- Muốn trang trí một đoạn đường diềm ta phải tiến hành như thế nào?
(tổng hợp)
- So sánh hai bài trang trí này, bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp ? Vì sao?
( đánh giá)
Sau khi hỏi nên dừng vài giây(3-5 giây) để HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Nếu HS trả
lời sai có thể hỏi lại bằng câu hỏi khác hoặc giải thích bằng câu hỏi gợi mở để tạo
cơ hội cho HS trả lời đúng hoặc có thể nhờ các HS khác trả lời giúp bạn ... Cách
khuyến khích này làm cho HS cảm thấy thoải mái, an toàn, tích cực trong câu trả lời
sau.
Khi chỉ định HS trả lời không nên chỉ tập trung vào những HS tích cực mà cần
quan tâm đến HS thụ động ít tham gia phát biểu ý kiến nhằm tăng cường sự tham
gia của HS trong quá trình học tập, tạo sự công bằng trong lớp học.
+Phương pháp giảng giải minh hoạ
Trong vẽ trang trí lời giảng giải của giáo viên cầm ngắn gọn, dễ hiểu chủ yếu gợi
mở để học sinh quan sát và chốt lại những vấn đề chính, những kiến thức, kĩ năng
cơ bản học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong quá trình thực hành. Phân tích nhận xét
kết quả bài học để học sinh học hỏi lẫn nhau và rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau. Khi
phân tích giảng giải luôn kèm theo các hình ảnh minh hoạ cho lời nói. Ví dụ: Khi
phân tích cho HS thấy có thể sử dụng các hoạ tiết khác nhau để trang trí đường
diềm giáo viên vừa nói vừa chỉ vào các bài minh hoạ có các hoạ tiết khác nhau,
cách sắp xếp khác nhau. Phương pháp dạy học này giúp cho học sinh không những
hiểu mà còn nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong khi tiến hành bài vẽ. Khi nhận xét bài
vẽ đẹp và chưa đẹp của HS năm trước HS tránh được những nhược điểm làm cho
bài vẽ chưa đẹp và học tập các bài vẽ đẹp . Trên cơ sở đó HS có khả năng đánh giá
kết quả bài học của mình và của bạn không hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá của
giáo viên. Với vẽ trang trí cũng như vẽ theo mẫu GV, không nên nói nhiều, nên dẫn
dắt, tổ chức, định hướng cho HS tự khám phá, chủ động, tích cực phát hiện vấn đề
và tìm cách giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc lứa tuổi.
+ Phương pháp thực hành luyện tập
Thực hành trong vẽ trang trí giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức của trang
trí vào bài cụ thể trên cơ sở đó củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng .Từ đó HS
có khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng trang trí vào cuộc sống hàng ngày như
trang trí góc học tập, sắp xếp đồ dùng học tập. Có ý thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ
cái đẹp trong gia đình.
Thực hành trong vẽ trang trí còn giúp cho HS nhận ra vẻ đẹp của đồ vật, ý nghĩa
của trang trí đối với đời sống con người.Trong các giờ học vẽ trang trí cần dành
nhiều thời gian cho HS thực hành. Trong quá trình HS thực hành giáo viên đến với
từng nhóm, từng HS để hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ.Ví
dụ: gợi ý để HS sửa lại bố cục cho cân đối, sửa lại hoạ tiết cho đẹp hơn hoặc điều
chỉnh cách sắp xếp hình mảng, hoạ tiết cho đẹp hơn, tăng thêm độ đậm nhạt làm
26
cho bài vẽ đẹp hơn...Đối với những học sinh yếu cần có sự quan tâm giúp đỡ nhiều
hơn tạo điều kiện để HS hoàn thành bài vẽ. Những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ
tại lớp GV cần khuyến khích các em về nhà tiếp tục hoàn thành.
+ Phương pháp trò chơi
Đối với vẽ trang trí cũng có thể tổ chức một số trò chơi đơn giản như thi vẽ tiếp sức
để củng cố cách vẽ,...Trò hơi có thể tổ chức vào đầu gìơ học để tạo hứng thú và
kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến bài học mới. Hoặc có thể tổ chức vào cuối
giờ học để củng cố và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đối chiếu với mục
mục tiêu của bài học. Trò chơi chỉ nên tổ chức trong 2-3 phút, không nên kéo dài
làm mất thời gian của giờ học. Ví dụ: cuối giờ học trang trí đường diềm, GV yêu
cầu mỗi nhóm cử hai HS tham gia trò chơi trên bản. Trên bảng GV vẽ sẵn cho mỗi
nhóm một khung hình đường diềm, HS sẽ vẽ hoạ tiết và tô màu vào đường diềm
của nhóm mình. Các nhóm tự phân công người vẽ hoạ tiết, người tô màu. Nhóm
nào vẽ nhanh đẹp nhóm đó thắng. Nhóm vẽ chậm, hình vẽ chưa đẹp nhóm đó thua.
Khi tổ chức trò chơi cần chú ý thời điểm xuất phát và kết thúc phải rõ ràng. Ví dụ:
khi GV hô bắt đầu thì cả 3 nhóm đều tiến hành và kết thúc cũng như vậy. Tổ chức
trò chơi tạo không khí ganh đua giữa các nhóm và khuyến khích HS tích cực học
tập.
+ Phương pháp hợp tác nhóm
Đối với vẽ trang trí có thể tổ chức cho học sinh ngồi theo nhóm cùng sử dụng các
chất liệu thể hiện như vẽ hoặc xé dán hoặc thực hiện các trò chơi, nhóm có thể trao
đổi bàn luận phân công người tham gia trò chơi... Kết thúc giờ học nhóm tự đánh
giá nhận xét bài của nhau. Giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, giám sát và điều khiển.
Đánh giá hoạt động 1
- PPDH vẽ theo mẫu và vẽ trang trí có gì giống và khác nhau ?
- Theo bạn trong các PPDH đó, PPDH nào khó vận dụng trong dạy vẽ trang trí ?
- Theo bạn cần phải làm như thế nào để dạy vẽ trang trí có hiệu quả?
Hoạt động 2: Xem băng và phản hồi
Nhiệm vụ
Xem băng hình, ghi chép các hoạt động dạy -học trong băng hình và trả lời
các câu hỏi:
1.Trong đoạn băng hình GV đã sử dụng các PPDH nào ?
2.Theo bạn các PPDH đó đã tích cực hoá được HS chưa? Vì sao?
3.Nếu dạy bài học đó bạn sẽ thực hiện như thế nào? cho ví dụ ?
4. Trước khi xem băng bạn hãy đọc hướng dẫn sau:
27
Thông tin cho hoạt động 2
Hướng dẫn học theo băng hình
Tên băng hình: “ Dạy và học tích cực trong vẽ trang trí”
Minh hoạ qua bài: Vẽ trang trí Cái bát, lớp 3
1.Mục đích trích đoạn băng
Giúp người học biết vận dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
của HS trong học vẽ trang trí.
Trích đoạn băng hình giờ dạy vẽ trang trí các con vật yêu thích, giáo viên đã sử
dụng kết hợp nhiều PPDH nhằm tích cực hoá học sinh. Tạo hứng thú cho học sinh
tham gia các hoạt động học tập. Bạn hãy xem băng hình và tìm ra cái mới trong
cách tổ chức các hoạt động học tập.
2. Điều kiện học tập của người học
- Đoạn băng minh hoạ cho phần hướng dẫn dạy học vẽ trang trí, giáo viên tổ chức
các hoạt động học tập nhằm phát huy cao độ tính tích cực của học sinh.
- Để học tốt người học cần nắm vứng mục tiêu của bài học, nội dung bài học và
phương pháp dạy - học vẽ trang trí.
3. Yêu cầu cần đạt trong trích đoạn băng
Đối với giáo viên:
- Vận dụng linh hoạt PPDHTC trong dạy - học vẽ trang trí
- Phối hợp các hình thức dạy- học: hoạt động cá nhân, nhóm, trò chơi....
Đối với học sinh:
- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như: thảo luận nhóm tìm cách sắp
xếp các hoạ tiết trên hình cái bát trong trò chơ thi đua giữa các nhóm.
- Tích cực quan sát để phân biệt, nhận ra cách sắp xếp hoạ tiết đẹp và chưa đẹp
trên cơ sở đó vận dụng vào bài trang trí của mình.
4. Những nét chính trong băng
- Đoạn băng minh hoạ phần đầu của tiết dạy vẽ trang trí. Học sinh tham gia trò
chơi sắp xếp hoạ tiết có sẵn lên hình cái bát. Các nhóm thi đua, nhóm nào sắp
xếp nhanh và đẹp nhóm đó thắng. Thông qua trò chơi định hướng, tạo hứng thú
cho học sinh tới nội dung của bài học.
28
- Giáo viên giới thiệu cái bát, đặc điểm của bát và cách sắp các hoạ tiét để trang
trí bát. Thông qua phần này học sinh nắm được cách sắp xếp hoạ tiêt để trang trí
cái bát.
- Giáo viên giới thiệu cách lựa chọn, sắp xếp hoạ tiết màu sắc để trang trí cái bát,
thông qua đồ dùng dạy học , một số bài mẫu của học sinh năm trước. Học sinh
so sánh nhận ra các bài trang trí đẹp và chưa đẹp.
5. Hướng dẫn sử dụng băng hình
a. Yêu cầu đối với học viên ttrước khi xem băng
- Xem lại mục tiêu bài học, xem lại các hình thức và PPDH vẽ trang trí ở lớp 3.
- Nghiên cứu bài học này trong sách giáo khoa và sách giáo viên
- Tự xác định nếu dạy bài học này sẽ dạy như thế nào.
b.Những yêu cầu đối với học viên trong khi xem băng
- Theo dõi thời gian dành cho các hoạt động : hợp lý hay không hợp lý?
- Các hoạt động phù hợp hay chưa phù hợp ?
- Đồ dùng dạy học được sử dụng như thế nào ?
- Ghi lại và đánh giá toàn bộ nội dung của trích đoạn băng vào phiếu quan sát
dưới đây.
Phiếu quan sát ( băng hình 2)
Tên bài học:
Lớp:
Tên giáo viên:
Tên trường:
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
29
Nhận xét
- Mức độ tích cực của HS
- Các PPDH được sử dụng
30
- Nhận xét về GV
c. Yêu cầu đối với học viên sau khi xem băng
- Trong đoạn băng hình giáo viên đã sử dụng các phương pháp :
+ Trò chơi
+ Hợp tác nhóm
+ Trực quan
+ Quan sát
+ Giải thích minh hoạ
- Các phương pháp dạy học đã tích cực hoá HS : học sinh được hoạt động trong
nhóm của mình, được tạo hứng thú thông qua một trò chơi định hướng trang trí cái
bát có sự
thi đua giữa các nhóm.
- Với bài học này, bạn sẽ dạy như thế nào để tích cực hoá HS? Bạn sẽ sử dụng các
PPDH nào?
- Bạn sẽ tổ chức các hoạt động dạy - học như thế nào ? Bạn sẽ làm gì?, học sinh sẽ
làm gì? bạn hãy nêu một ví dụ cụ thể.
Đánh giá hoạt động 2
- Qua xem đoạn băng hình minh hoạ cho phần tổ
chức hướng dẫn của giáo viên trong vẽ trang trí bạn
đã học được gì trong đoạn băng này?
- Theo bạn các PPDH được giáo viên sử dụng trong
băng có ưu, nhược điểm gì .Vì sao?
- Trong đoạn băng đó,theo bạn nên bổ sung thêm
hoặc bớt gì .Ví dụ cụ thể?
31
- ở địa phương của bạn có thể tổ chức một giờ học
như vậy không. Vì sao?
Chủ đề 4: Thực hành thiết kế bài học và dạy thử ( 2
tiết)
Hoạt động 1: Thiết kế kế hoạch dạy học vẽ trang trí
Nhiệm vụ:
Suy nghĩ, nhớ lại, viết ra giấy:
1.Cách thiết kế kế hoạch dạy- học vẽ trang trí
2.Sử dụng sách giáo viên trong thiết kế kế hoạch dạy- học
Thông tin cho hoạt động 1
1. Cách thiết kế kế hoạch dạy - học vẽ trang trí
a. Cách xác định mục tiêu bài học
- Căn cứ vào mục tiêu của Mĩ thuật ở Tiểu học, căn cứ vào nội dung của bài học
trang trí và đối tượng học sinh để xác định mục tiêu của bài học, gồm:
• Kiến thức : Học sinh biết, hiểu gì sau bài học ?
• Kĩ năng: Học sinh có thể làm được gì sau bài học ?
• Thái độ: Biểu hiện thái độ của học sinh sau bài học ?.
b.Chuẩn bị đồ dùng dạy học
• Chuẩn bị đồ dùng của giáo viên là: vật thực hình minh hoạ cho các bước
tiến hành,bài vẽ của học sinh năm trước. Các phương tiện dạy học như máy
chiếu qua đầu, giấy trong, máy chiếu vật thể hoặc ti vi đầu video...
• Đồ dùng của học sinh là sách giáo khoa, bút chì, tẩy , màu vẽ hay giấy màu,
hồ dán... tuỳ theo nội dung của bài học.
c.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
- Quan sát, nhận xét
- Tìm hiểu cách vẽ trang trí
- Thực hành
Có thể tổ chức trò chơi để khuyến khích học sinh tích cực sáng tạo...
- Tổ chức đánh giá
Tổ chức cho học sing tham giá đánh giá bài học. Bài học được dán bằng băng
dính lên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả bài học của mình và
của bạn. Sau đó giáo viên đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét kết quả của từng học
32
sinh, cách nhận xét mang tính tích cực, khuyến khích học sinh cố gắng cho bài
học sau đạt kết quả tốt hơn, không nên phê bình gay gắt làm mất hứng thú học
tập của các em. Hoặc có thể cho các nhóm tự đánh giá chọn bài vẽ tốt nhất dán
lên bảng để cả lớp cùng nhận xét... Sau khi nhận xét bài của các nhóm giáo viên
tuyên dương nhóm có nhiều bài vẽ tốt. Động viên những HS vẽ chưa tốt, để bài
sau cần cố gắng hơn.Cuối mỗi bài học nên dặn dò học sinh làm bài tập về nhà
và chuẩn bị cho bài học sau.
2.Sử dụng sách hướng dẫn giáo viên trong thiết kế kế hoạch dạy- học
• Sách giáo viên là những gợi ý tham khảo để giúp giáo viên có chỗ dựa khi
thấy cần thiết trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học. Không nên nghĩ
rằng sách giáo viên có thể sử dụng thay cho kế hoạch bài học. Mục tiêu
được xác định trong sách giáo viên cũng có tính chất gợi ý tham khảo không
nên sử dụng hoàn toàn vào kế hoạch bài học của mình. Cần căn cứ vào nội
dung của bài học và khả năng học tập của học sinh để xác định mục tiêu.
Đánh giá hoạt động 1
+ Vì sao phải xác định mục tiêu bài học?
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho vẽ trang trí gồm có những gì?
+ Các hoạt động dạy học trong Vẽ trang trí có gì khác với Vẽ theo mẫu?
+ Bạn sẽ tổ chức đánh giá kết quả bài học của học sinh như thế nào?
Hoạt động 2: Thực hành thiết kế một kế hoạch bài học vẽ
trang trí
Nhiệm vụ
1. Chọn bài vẽ trang trí trong chương trình Mĩ thuật ở tiểu học
2. Thiết kế kế hoạch dạy học cho bài học đó
3. Trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài học
4. Dạy thử.
Thông tin cho hoạt động 2
33
1. Bạn hãy chọn một bài vẽ trang trí trong chương trình mĩ thuật ở
tiểu học để thực hành thiết kế kế hoạch bài học
2. Bạn hãy thiết kế kế hoạch bài học, Khi xác định mục tiêu bạn có thể
dựa vào sách giáo viên và trên cơ sở thực tế đối tượng học sinh của bạn để
xác định mục tiêu cho phù hợp, mang tính khả thi. Bạn nên sử dụng PPDH
tích cực trong bài học. Bạn hãy suy nghĩ có thể tổ chức một trò chơi nào đó
để tạo hứng thú cho học sinh hoặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mi_thuat_va_phuong_phap_day_hoc_mi_thuat_o_tieu_h.pdf